Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Văn Thanh
Xem chi tiết
︵✰Ah
5 tháng 2 2021 lúc 16:36

 

+) Không tốn công sức

+) Không có nhiều lỗi sai

+) Thuận tiện khi làm việc

+) Có thể thay đổi hình ảnh,phông chữ,kiểu chữ tùy theo ý thích.

Ice Tea
Xem chi tiết
minh nguyet
28 tháng 2 2021 lúc 15:43

Em tham khảo nhé:

Thêm trạng ngữ (Tiếp theo):

I. Công dụng của trạng ngữ

1. Trạng ngữ trong câu

a. – Vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng

 

- Thường thường vào khoảng đó

- Sáng

- ở trên trời

- trên giàn hoa lí

- chỉ độ tám chín giờ sáng trên nền trời trong

b. về mùa đông

* Trạng ngữ không có mặt thì câu vẫn có thể hiểu được tuy nhiên ta không nên bỏ trạng ngữ vì nó giúp nội dung, các điều nêu trong câu được đầy đủ chính xác hơn. Thêm vào đó nhờ trạng ngữ mà câu văn được kết nối giúp cho đoạn văn mạch lạc hơn

 

2. Trong môt bài văn nghị luận luận cứ phải được sắp xếp theo trình tự nhất định trong khi thực hiện trình tự lập luận ấy trạng ngữ có vai trò tạo sự liên kết rành mạch rõ ý cho bài văn

II. Tách trạng ngữ thành câu riêng

1. Câu in đậm là trạng ngữ chỉ mục đích đứng cuối câu bị tách thành câu riêng biệt

2. Việc tách câu có tác dụng nhấn mạnh ý , biểu thị cảm xúc tự hào tin tưởng tự hào về tương lai của tiếng Việt

 

Luyện tập lập luận chứng minh:

Chuẩn bị ở nhà

   Đề bài : Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

   - Vấn đề cần chứng minh : Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả – một đạo lí sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam.

 

   - Cách lập luận : đưa ra lí lẽ và dẫn chứng.

2. Lập dàn ý

   a. Mở bài : Câu tục ngữ thể hiện một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta – Lòng biết ơn.

   b. Thân bài :

   - Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ : Về nghĩa đen và nghĩa bóng.

   + Nghĩa đen : ý tự lời hay.

   + Nghĩa bóng (luận điểm chính) : Mọi giá trị vật chất tinh thần mà ta đang có đều từ thành quả lao động của người khác. Cần phải ghi nhớ biết ơn.

   Lí lẽ và dẫn chứng :

   - Đạo lí tốt đẹp đó tồn tại trong dân tộc ta từ xưa đến nay :

 

   + Các lễ hội (hội Thánh Gióng, giỗ Tổ Hùng Vương 10/3, lễ Tết, …)

   + Tục lệ truyền thống về lòng biết ơn : tục thờ cúng tổ tiên, ông bà…

   + Các bảo tàng lịch sử ghi nhớ công lao các vị anh hùng dân tộc, môn học lịch sử trong nền giáo dục vẫn được duy trì, các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng …

   - Phê phán, đáng trách những người không góp phần giữ gìn đạo lí đẹp ấy.

   c. Kết bài :

   Cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp trong xã hội.

3. Viết bài

   Mở bài : Nước Việt ta với hơn 4000 năm lịch sử dựng nước, giữ nước đã lưu giữ và sống theo hàng ngàn đạo lí nhân sinh. Trong số đó không thể không kể đến đạo lí về lòng biết ơn – một đạo lí sống đẹp đẽ được truyền lại qua nhiều câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.

  

   Kết bài : Đạo lí về lòng biết ơn đã trở thành một cách sống đẹp, một nếp sống đẹp mang đậm bản sắc dân tộc. Mỗi chúng ta, những con người Việt Nam đều có quyền tự hào và trách nhiệm phát huy truyền thống ấy.

Thực hành trên lớp

bạn lên web loigiaihay.com nha xong rùi vào phần soạn văn lớp 7 ý nó có lời giải cho bạn lun nhưng nhớ chỉ tham khảo thui nhé

nguyenkhanhan
Xem chi tiết
 ๛๖ۣۜMĭη²ƙ⁸࿐
10 tháng 1 2020 lúc 19:44

Lời giải chi tiết

I. VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả

Đoàn Giỏi (1925-1989) là tên khai sinh, ngoài ra nhà văn còn có các bút danh: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư; quê quán: Châu Thành, Tiền Giang.

Trong những năm chống thực dân Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh rồi làm công tác thông tin, văn nghệ. Tập kết ra Bắc, từ năm 1955 ông chuyển sang làm công tác sáng tác và biên tập sách báo. Đoàn Giỏi là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khoá I, II, III.

Tác phẩm đã xuất bản: Người Nam thà chết không hàng (kịch thơ, 1947), Khí hùng đất nước (kí, 1948),Những dòng chữ máu Nam Kì 1940 (kí, 1948), Đường về gia hương (truyện, 1948), Chiến sĩ Tháp Mười(kịch thơ, 1949), Giữ vững niềm tin (thơ, 1954), Trần Văn Ơn (truyện kí, 1955), Cá bống mú (truyện, 1956), Ngọn tầm vông (truyện kí, 1956), Đất rừng phương Nam (truyện, 1957), Hoa hướng dương (truyện ngắn, 1960), Cuộc truy tìm kho vũ khí (truyện, 1962), Những chuyện lạ về cá (biên khảo, 1981), Tê giác giữa ngàn xanh (biên khảo, 1982).

2. Tóm tắt tác phẩm Sông nước Cà Mau

Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Bài văn sông nước Cà Mau miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự ấy em hãy tìm bố cục của bài văn.

Em hãy hình dung vị trí quan sát của người miêu tả. Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc quan sát và miêu tả.

Trả lời:

a) Bài văn miêu tả về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực Nam Tổ quốc. Trình tự miêu tả trong bài đi từ những ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà Mau, rồi tập trung miêu tả, thuyết minh về các kênh rạch, sông ngòi với cảnh vật hai bên bờ, cuối cùng là cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên mặt sông.

b) Bài văn chia thành ba đoạn:

-  Đoạn 1 : từ đầu đến “ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu" - Những ấn tượng chung ban đầu về thiên nhiên Cà Mau.

-  Đoạn 2: tiếp theo đến “ khói sóng ban mai" - Nói về các kênh rạch ở vùng Cà Mau và tập trung miêu tả con sông Năm Căn rộng lớn.

- Đoạn 3: còn lại: cảnh chợ Năm Căn đông vui, trù phú và nhiều màu sắc độc đáo.

c) Vị trí quan sát của người miêu tả là ở trên thuyền. Vị trí ấy giúp người miêu tả có thể miêu tả lần lượt về các con sông, kênh rạch và cảnh vật hai bên bờ, có thể dừng lại miêu tả kĩ hoặc lướt qua.

2. Trong đoạn văn (từ đầu đến lặng lẽ một màu xanh đơn điệu) tác giả diễn tả ấn tượng ban đầu bao trùm về sông nước vùng Cà Mau. Ấn tượng ấy như thế nào và được cảm nhận qua những giác quan nào?

Trả lời:

Những ấn tượng ban đầu của tác giả:

    + Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện

    + Tất cả đều màu xanh

    + Âm thanh rì rào bất tận

    + Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu

⟹ Cảm nhận bằng mọi giác quan, đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh, về sự bất tận của rừng qua những câu kể và tả.

⟹ Sự choáng ngợp, thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên “lặng lẽ một màu xanh” của Cà Mau.

3. Qua đoạn văn nói về cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh ở vùng Cà Mau, em có nhận xét gì về các địa danh ấy? Những địa danh này gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên vùng Cà Mau?

Trả lời:

Cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà tạo thành tên: Chà Là, Cái Keo, Bảy Háp, Múi Giầm, Ba Khía ... góp phần làm nên màu sắc địa phương không thể trộn lẫn với các vùng sông nước khác.

Cách đặt tên như vậy đã cho thấy thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã, phong phú; con người sống rất gần với thiên nhiên.

4. Đọc đoạn văn từ “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua" đến "sương mù và khói sóng ban mai" và trả lời các câu hỏi:

a) Tìm những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước.

b) Trong câu “ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông cửa lớn, xuôi về Năm Căn ” có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của con thuyền? Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy trong câu thì có ảnh hưởng gì đến nội dung được diễn đạt không? Nhận xét về sự chính xác và tinh tế trong cách dùng từ của tác giả ở câu này?

c) Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét về cách miêu tả màu sắc của tác giả.

Trả lời:

a) Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông, rừng đước:

-  Con sông rộng hơn ngàn thước;

-  Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác;

-   Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng bạc trắng;

-  Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

b) Các động từ có trong câu: thoát, qua, đổ ra, xuôi về. Không thể thay đổi trình tự các động từ trong câu vì như thế sẽ làm sai lạc nội dung, đặc biệt là sự diễn tả trạng thái hoạt động của con thuyền trong mỗi khung cảnh.

+ Thoát qua: con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm;

+ Đổ ra: con thuyền từ con kênh nhỏ ra dòng sông lớn;

+ Xuôi về: con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước ở nơi dòng sống êm ả.

c) Những từ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Những từ ngữ ấy chỉ cùng một màu xanh đã miêu tả các lớp cây đước từ non đến già.

5. Những chi tiết, hình ảnh nào về chợ Năm Căn thể hiện được sự tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau?

Trả lời:

Những chi tiết thể hiện sự đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn.

- Chợ chủ yếu họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nổi và những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thể mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền.

- Sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang...

6. Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực Nam của Tổ quốc?

Trả lời:

Qua cách miêu tả của tác giả, với việc sử dụng các từ ngữ tinh tế, gợi cảm, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là vùng đất hoang dã, hùng vĩ với không gian sông nước mênh mông, những rừng đước bạt ngàn và có cảnh con người sinh sống tấp nập, đông vui, chân chất.

LUYỆN TẬP

1. Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau đã học.

Đất rừng Phương Nam là một tác phẩm rất hay viết cho thiếu nhi của nhà văn Đoàn Giỏi. Đọc đoạn trích Sông nước Cà Mau trích trong tác phẩm này ta bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp, nét riêng đặc biệt của kênh rạch, sông ngòi “bủa giăng chi chit như mạng nhện”, của một điệu xanh như thế. Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng Cà Mau hiện lên thật là sinh động, cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá. Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, làớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hiền hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, ngược lại, bước lên những ngôi nhà bè xem và mua một vài món quà lưu niệm. Đọc đoạn trích Sông nước Cà Mau hẳn trong mỗi chúng ta thêm hiểu, thêm yêu đất và người nơi đây. Và bạn, cũng như tôi ấp ủ một ước muốn: được đặt chân lên mảnh đất ấy, được theo thuyền xuôi dòng Năm Căn và chắc hẳn sẽ ghé chợ Năm Căn để tự mình cảm nhận một nét rất riêng trong sinh hoạt của vùng sòng nước.

2. Kể tên một vài con sông ở quê hương em hoặc địa phương mà em đang ở, giới thiệu vắn tắt về một trong những con sông ấy.

Sông Hồng

Con sông Hồng chảy qua quê hương em, giữa các bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông thường đỏ như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. 

Loigiaihay.com

Bạn tham khảo thôi nhé chứ đừng chép vào y nguyên , kẻo cô phạt đấy !

Khách vãng lai đã xóa
Quỳnh Chi
10 tháng 1 2020 lúc 19:46

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Bài văn miêu tả cảnh sông nước Cà Mau ở cực nam của tổ quốc

- Trình tự miêu tả của tác phẩm đi từ việc miêu tả chung, khái quát cảnh sông nước Cà Mau đến việc miêu tả chi tiết cảnh kênh rạch, sông ngòi tới cảnh chợ Năm Căn.

- Bố cục:

    + Đoạn 1 (từ đầu … lặng lẽ một màu xanh đơn điệu): Cảm nhận chung về cảnh thiên nhiên, đất trời Cà Mau

    + Đoạn 2 (tiếp theo … khói sóng ban mai): Đặc điểm về kênh rạch ở Cà Mau

    + Đoạn 3 (còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn

- Người kể ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” quan sát mọi người từ vị trí người ngồi trên thuyền vì vậy mọi cảnh vật hiện ra chân thật, sinh động

- Vị trí quan sát của người trên thuyền là vị trí thuận lợi vì thế các hình ảnh miêu tả hiện ra trong bài văn như những bức tranh hài hòa màu sắc.

Câu 2 ( trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Những ấn tượng ban đầu của tác giả:

    + Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện

    + Tất cả đều màu xanh

    + Âm thanh rì rào bất tận

    + Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu

=> Cảm nhận bằng mọi giác quan, đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh, về sự bất tận của rừng qua những câu kể và tả.

=> Sự choáng ngợp, thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên “lặng lẽ một màu xanh” của Cà Mau.

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Qua cách đặt tên cho những vùng đất, những con sông, những con rạch vùng Cà Mau cho thấy tên gọi được đặt gần gũi, giản dị, xác thực với đặc điểm tự nhiên.

Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

a, Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của con sông và rừng đước:

    + Nước đổ ra biển đêm ngày như thác

    + Con sông rộng hơn ngàn thước

    + Cây đước dựng cao ngất như hai dãi trường thành

    + Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống

b, Trong đoạn “ Thuyền chúng tôi chèo thoát khỏi kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn, có những động từ: thoát qua, đổ ra, xuôi về lần lượt chỉ hoạt động của con thuyền

    + Không nên thay đổi trật tự những từ đó trong câu bởi nó sẽ phá vỡ hành trình từ kênh ra sông rồi đổ ra dòng Năm Căn.

    + Thoát ra: diễn tả sự khó khăn mà con thuyền vượt qua phải vượt qua

    + Đổ ra: trạng thái con thuyền được dòng nước đưa ra sông lớn

    + Xuôi về: diễn rả trạng thái nhẹ nhàng, thư thái của con thuyền xuôi theo dòng nước.

c, Những từ ngữ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ

Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Những chi tiết thể hiện sự đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Năm Căn:

- Túp lều lá thô sơ, những ngôi nhà gạch hai tầng, những đống gỗ cao như núi, những cột đáy thuyền chài, những bến vận hà nhộn nhịp, những ngôi nhà ánh đèn măng sông chiếu rực…

- Sự độc đáo của chợ Năm Căn: chợ họp ngay trên sông, chỉ cần cập thuyền có thể mua bán được đủ thứ tiêu dùng và ẩm thực. Đây còn là sự đông vui của người bán vải, bán rượu đến từ nhiều vùng, có nhiều giọng nói, trang phục khác nhau…

Câu 6 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Qua cách miêu tả của tác giả, với việc sử dụng các từ ngữ tinh tế, gợi cảm, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là vùng đất hoang dã, hùng vĩ với không gian sông nước mênh mông, những rừng đước bạt ngàn và có cảnh con người sinh sống tấp nập, đông vui, chân chất.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 23 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Cà Mau là mảnh đất rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống hoang dã qua lăng kính của Đoàn Giỏi vùng sông nước ấy như gần ngay trước mắt người đọc bức tranh sống động mà gam màu chủ đạo là “màu xanh lặng lẽ”. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con kênh, con rạch chằng chịt còn nguyên vẻ hoang sơ, huyền bí. Theo chân tác giả xuôi dòng kênh Bọ Mắt đổ ra kênh Cửa Lớn và ra sông Năm Căn, con nước nhiệt thành “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, cũng vì thế mà tôm cá trù phú và đời sống của con người cũng vì thế mà ồn ào hơn. Bên cạnh vẻ đẹp hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên là cảnh cuộc sống đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn, nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước. Tất cả được nhà văn kể và tả bằng một giọng văn lôi cuốn, hấp dẫn vừa khái quát, vừa tỉ mỉ.

Bài 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Những con sông: sông Hồng, sông Đáy, sông Cả, sông Vạc… Sông Đáy là một trong những con sông dài ở miền Bắc, nó chảy qua các tỉnh như Hà Nội, Hà Nam, Nam Đinh, Ninh Bình.

Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km với dân số trên lưu vực sông Nhuệ- sông Đáy ước tính lên tới 8200 nghìn người, mật độ trung bình đạt 1003 người/ km2. Nơi đây là khu vực có dân cư, kinh tế xã hội phát triển liên tục từ lâu đời, cho tới nay vẫn là vùng kinh tế- xã hội phát triển nhất châu thổ đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, môi trường đất nước, không khí đang rơi vào tình trạng ô nhiễm làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái, cần có những biện pháp khắc phục.

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Thị Linh Trang
10 tháng 1 2020 lúc 19:50

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Bài văn miêu tả cảnh sông nước Cà Mau ở cực nam của tổ quốc

- Trình tự miêu tả của tác phẩm đi từ việc miêu tả chung, khái quát cảnh sông nước Cà Mau đến việc miêu tả chi tiết cảnh kênh rạch, sông ngòi tới cảnh chợ Năm Căn.

- Bố cục:

    + Đoạn 1 (từ đầu … lặng lẽ một màu xanh đơn điệu): Cảm nhận chung về cảnh thiên nhiên, đất trời Cà Mau

 + Đoạn 2 (tiếp theo … khói sóng ban mai): Đặc điểm về kênh rạch ở Cà Mau

    + Đoạn 3 (còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn

- Người kể ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” quan sát mọi người từ vị trí người ngồi trên thuyền vì vậy mọi cảnh vật hiện ra chân thật, sinh động

 Vị trí quan sát của người trên thuyền là vị trí thuận lợi vì thế các hình ảnh miêu tả hiện ra trong bài văn như những bức tranh hài hòa màu sắc.

Câu 2 ( trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Những ấn tượng ban đầu của tác giả:

    + Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện

    + Tất cả đều màu xanh

    + Âm thanh rì rào bất tận

    + Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu

=> Cảm nhận bằng mọi giác quan, đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh, về sự bất tận của rừng qua những câu kể và tả.

=> Sự choáng ngợp, thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên “lặng lẽ một màu xanh” của Cà Mau.

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Qua cách đặt tên cho những vùng đất, những con sông, những con rạch vùng Cà Mau cho thấy tên gọi được đặt gần gũi, giản dị, xác thực với đặc điểm tự nhiên.

Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

a, Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của con sông và rừng đước:

    + Nước đổ ra biển đêm ngày như thác

    + Con sông rộng hơn ngàn thước

    + Cây đước dựng cao ngất như hai dãi trường thành

    + Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống

b, Trong đoạn “ Thuyền chúng tôi chèo thoát khỏi kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn, có những động từ: thoát qua, đổ ra, xuôi về lần lượt chỉ hoạt động của con thuyền

    + Không nên thay đổi trật tự những từ đó trong câu bởi nó sẽ phá vỡ hành trình từ kênh ra sông rồi đổ ra dòng Năm Căn.

    + Thoát ra: diễn tả sự khó khăn mà con thuyền vượt qua phải vượt qua

    + Đổ ra: trạng thái con thuyền được dòng nước đưa ra sông lớn

    + Xuôi về: diễn rả trạng thái nhẹ nhàng, thư thái của con thuyền xuôi theo dòng nước.

c, Những từ ngữ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ

Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Những chi tiết thể hiện sự đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Năm Căn:

- Túp lều lá thô sơ, những ngôi nhà gạch hai tầng, những đống gỗ cao như núi, những cột đáy thuyền chài, những bến vận hà nhộn nhịp, những ngôi nhà ánh đèn măng sông chiếu rực…

- Sự độc đáo của chợ Năm Căn: chợ họp ngay trên sông, chỉ cần cập thuyền có thể mua bán được đủ thứ tiêu dùng và ẩm thực. Đây còn là sự đông vui của người bán vải, bán rượu đến từ nhiều vùng, có nhiều giọng nói, trang phục khác nhau…

Câu 6 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Qua cách miêu tả của tác giả, với việc sử dụng các từ ngữ tinh tế, gợi cảm, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là vùng đất hoang dã, hùng vĩ với không gian sông nước mênh mông, những rừng đước bạt ngàn và có cảnh con người sinh sống tấp nập, đông vui, chân chất.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 23 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Cà Mau là mảnh đất rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống hoang dã qua lăng kính của Đoàn Giỏi vùng sông nước ấy như gần ngay trước mắt người đọc bức tranh sống động mà gam màu chủ đạo là “màu xanh lặng lẽ”. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con kênh, con rạch chằng chịt còn nguyên vẻ hoang sơ, huyền bí. Theo chân tác giả xuôi dòng kênh Bọ Mắt đổ ra kênh Cửa Lớn và ra sông Năm Căn, con nước nhiệt thành “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, cũng vì thế mà tôm cá trù phú và đời sống của con người cũng vì thế mà ồn ào hơn. Bên cạnh vẻ đẹp hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên là cảnh cuộc sống đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn, nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước. Tất cả được nhà văn kể và tả bằng một giọng văn lôi cuốn, hấp dẫn vừa khái quát, vừa tỉ mỉ.

Bài 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Những con sông: sông Hồng, sông Đáy, sông Cả, sông Vạc… Sông Đáy là một trong những con sông dài ở miền Bắc, nó chảy qua các tỉnh như Hà Nội, Hà Nam, Nam Đinh, Ninh Bình.

Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km với dân số trên lưu vực sông Nhuệ- sông Đáy ước tính lên tới 8200 nghìn người, mật độ trung bình đạt 1003 người/ km2. Nơi đây là khu vực có dân cư, kinh tế xã hội phát triển liên tục từ lâu đời, cho tới nay vẫn là vùng kinh tế- xã hội phát triển nhất châu thổ đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, môi trường đất nước, không khí đang rơi vào tình trạng ô nhiễm làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái, cần có những biện pháp khắc phục.

Khách vãng lai đã xóa
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Bác
26 tháng 8 2019 lúc 19:19

Bố cục:

   - Phần 1 (Từ đầu ... Long Trang): giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ.

   - Phần 2 (tiếp ... lên đường): việc sinh con và chia con.

   - Phần 3 (còn lại): việc lập nước Văn Lang và nguồn gốc dân tộc Việt.

Tóm tắt:

Lạc Long Quân là thần thuộc nòi rồng, một lần lên cạn diệt yêu quái đã gặp và kết duyên cùng Âu Cơ họ Thần Nông. Sau đó, Âu Cơ đẻ một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con trai. Lạc Long Quân vốn quen dưới nước, đành chia cách Âu Cơ. Năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi theo cha xuống biển, hẹn khó khăn giúp đỡ. Người con trưởng theo Âu Cơ làm vua, hiệu Hùng Vương, lập nước Văn Lang. Đó là nguồn gốc nước Việt bây giờ.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Về nguồn gốc, hình dạng Lạc Long Quân và Âu Cơ:

- Lạc Long Quân nòi rồng, con trai thần Long Nữ. Thân mình rồng, thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, diệt yêu trừ ma.

- Âu Cơ dòng họ Thần Nông, xinh đẹp.

Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Kết duyên và đẻ bọc trứng: nước – cạn là hai môi trường sống tách biệt; bọc trăm trứng nở ra trăm con không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi.

- Lạc Long quân và Âu Cơ chia con để khi có việc giúp đỡ lẫn nhau, đây là sự phát triển của cộng đồng mở mang đất nước.

- Theo truyện, người Việt Nam là con cháu vua Hùng, nguồn gốc rồng tiên.

Câu 3 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Chi tiết tưởng tượng kì ảo là chi tiết hư cấu hoang đường, được sáng tạo có mục đích. Chúng tạo sự hấp dẫn, màu sắc thần thoại, tô đậm tính kì lạ, cao quý của nhân vật, suy rộng ra nguồn gốc Rồng Tiên của người Việt.

Câu 4 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Ý nghĩa câu chuyện : giải thích, tôn vinh nguồn gốc cao đẹp của dân tộc, đồng thời thể hiện ước nguyện đoàn kết dân tộc anh em mọi miền đất nước.

Luyện tập

Câu 1* (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Một số truyện các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự truyện Con Rồng cháu Tiên:

- Quả trứng to nở ra con người của dân tộc Mường.

- Quả bầu mẹ của dân tộc Khơ Mú.

Sự giống nhau ấy cho thấy sự tương đồng cách giải thích nguồn gốc và sự giao thoa văn hóa các tộc người trên nước ta.

Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

#Yêu bé!!!

Bác
26 tháng 8 2019 lúc 20:32

.

e là bé à cj bông

Phan Đào Gia Hân
Xem chi tiết
Thư Phan
14 tháng 2 2022 lúc 17:51

Tham khảo:

Tác giả: 

- Hồ Chí Minh (1890-1969), quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

- Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tran và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dụng chủ nghĩa xã hội

- Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới

- Sự nghiệp sáng tác: Hồ Chí minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn

   + Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…

   + Truyện, kí: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

   + Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh…

  + - Phần 1 (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước"): Khẳng định tinh thần yêu nước và truyền thống quý báu của dân tộc.

   + - Phần 2 (tiếp theo đến "lòng nống nàn yêu nước"): Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ và hiện tại.

   + - Phần 3 (đoạn còn lại): Phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ quan trọng.

Vũ Dương Quỳnh Chi
14 tháng 2 2022 lúc 17:50

.

Miko
Xem chi tiết
Phương Thảo
24 tháng 10 2016 lúc 5:13

Bài 1 : _ bài ca dao là lời của cha mẹ , ông bà , chú bác ,...ru con .

_ diễn tả công lao to lớn của cha mẹ đối vs con cái .

+ công cha như núi ngất trời

+ công mẹ như biển Đông.

=> bổn phận , trách nhiệm với cha mẹ

_ Biện pháp nghệ thuật : cách ns đối xứng , từ láy , biện pháp tu từ so sánh .

_ Ca ngợi công lao của cha mẹ là ko gì sánh nổi .

Bài 2: _ Bài ca dao là lời của ông bà , cha mẹ , anh chị ns vs con cháu về tình cảm anh em trong gđ.

_ Cùng chung 1 nhà

BPNT : so sánh để ns lên sự gắn bó bền chặt ko tách rời của anh chị em trong gđ.

<=> Nhắc nhở anh em phải biết nương tựa vào nhau , sống hòa thuận , đoàn kết thì cha mẹ mới vui lòng.

<=> Đó là những câu hát về tình cảm gđ

Phương Thảo
24 tháng 10 2016 lúc 5:21

Bài 3 : _ Bài ca dao có 2 phần hỏi đáp

+ Hỏi ( chàng trai )

+ Đáp ( cô gái )

_ Tìm hiểu hỏi và đáp về kiến thức địa lý , lịch sử.

_ Đó là niềm tự hào tình yêu đối vs quê hương đất nước .

_ BPNT : thơ đối đáp

Bài 4 : _ Hai câu đầu là niềm tự hào về cánh đồng lúa rộng mênh mông của quê hương.

_ Tác giả sử dụng từ " ngó " thể hiện sự say mê chăm chú khác vs " trông".

_ Sử dụng từ đối xứng , đảo ngữ ns lên khung cảnh cánh đồng lúa ko chỉ rộng mà rất đẹp.

_ Hai câu sau là hình ảnh cô gái trẻ trung xinh tươi tràn đầy sức sống .

<=> Hai bài ca dao 3 và 4 là ns về tình yêu quê hương đất nc vs con ng .

 

Phương Thảo
24 tháng 10 2016 lúc 5:21

(*) Ca dao dân ca là những bài ca của ng dân lao động thể hiện tâm tư , tình cảm vs ng trong nhà , tình yêu quê hương đất nc

Vũ Văn Việt Anh
Xem chi tiết
Trà Ngô
12 tháng 11 2019 lúc 20:47

bn ơi vào vietjack ý

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng hôn  ( Cool Team )
12 tháng 11 2019 lúc 20:49

I. Thế nào là thành ngữ

1. Cụm từ lên thác xuống ghềnh có cấu tạo gồm 4 từ, trong đó có cặp từ trái nghĩa ( lên – xuống)

- Chúng ta không thể thay thế bất cứ từ ngữ nào trong cụm từ này, cũng không thể thêm từ, thay đổi vị trí từ trong cụm từ.

→ Cụm từ có cấu tạo cố định tạo thành một khối hoàn chỉnh, nó sẽ thay đổi, trở nên mất cân bằng khi thay đổi

b, Kết luận

- Cấu tạo cố định

- Biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh

2. Nghĩa đen: (lên – xuống) chỉ hành động di chuyển ngược chiều, thể hiện sự khó khăn, nguy hiểm

- Nghĩa bóng: vượt qua những nơi có nhiều gian nan, hiểm nguy

- Ý nghĩa của thành ngữ “nhanh như chớp”: chỉ tốc độ, nhanh tới mức chưa nhìn thấy đã biến mất.

+ Nói nhanh như chớp: ý nói nói nhanh tới mức không ai nghe được điều gì

II. Sử dụng thành ngữ

1. Bảy nổi ba chìm: làm thành ngữ

- Tắt lửa tối đèn: làm bổ ngữ “phòng”

2. Cái hay của hai câu thành ngữ trên

- Ngắn gọn, súc tích

- Tính hình tượng cao, nhiều ấn tượng sinh động

III. Luyện tập

Bài 1 (trang 145 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Sơn hào hải vị: ý chỉ những món ăn quý hiếm, món ăn lấy từ trên rừng, dưới biển rất hiếm và sang.

- Nem công chả phượng (nem làm từ thịt công, chả làm từ chim phượng): món ăn quý hiếm

- Tứ cố vô thân: chỉ sự đơn độc, không có người thân, nơi nương tựa

Bài 2 (Trang 145 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Thành ngữ Con rồng cháu Tiên: ý nghĩa nhấn mạnh nguồn gốc xuất thân cao quý của người Việt

- Ếch ngồi đáy giếng: chỉ những người có hiểu biết hạn hẹp, lại huênh hoang, tự phụ

- Thầy bói xem voi: Chỉ những người phiến diện, chỉ xem xét sự việc theo 1 hướng, 1 chiều

Bài 3 (trang 145 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Lời ăn tiếng nói

- Một nắng hai sương

- Ngày lành tháng tốt

- No cơm ấm áo

- Bách chiến bách thắng

- Sinh cơ lập nghiệp

Khách vãng lai đã xóa
༒ღTrọnggღ༒
Xem chi tiết
Cao Cát Hoàng Minh
16 tháng 11 2021 lúc 16:29

mời bạn tham khảo:

Gió nhè nhẹ thổi, ánh nắng ửng hồng, mang theo sự ấm áp mỗi khi xuân về. Em bước ra vườn khoan khoái hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai. Trên những chậu kiểng trước sân, những giọt sương long lanh như hạt kim cương đọng trên những chiếc lá xanh mướt. Mưa xuân như rắc bụi, cây cỏ hoa lá hân hoan rạo rực đón mừng. Nhìn lên ngọn đồi trước mặt, em thấy cỏ non tua tủa mọc lên, chồi non trong vườn hé mắt khoe màu xanh nõn. Hoa hồng, hoa mẫu đơn, hoa thược dược thi nhau khoe sắc thắm. Trên những luống hoa có nhiều bướm vàng và chuồn chuồn bay lượn chập chờn. Đâu đâu cũng ngửi thấy hương hoa, hương của đất trời, thơm đến xao xuyến lòng. Trên các dòng sông, dòng kênh, lòng máng, nước trong vắt, dâng đầy như cùng mùa xuân đem phù sa tưới tắm cho những cánh đồng thêm xanh. Lúa, ngô, khoai xanh một màu trải rộng đón tận chân trời. Trên bầu trời xanh, én bay lượn từng đàn như dệt nắng xuân hồng. Cuối chân trời xa, những dãy núi xanh thẳm nhô lên như bức tường thành trập trùng tiến bước. Thôn xóm đông vui như ngày hội, tiếng hát, tiếng hò của các cô thôn nữ vọng lên sau luỹ tre làng; ngọt ngào sắc xuân.

Khách vãng lai đã xóa
༒ღTrọnggღ༒
16 tháng 11 2021 lúc 16:30

TL 

tui còn 1 câu hỏi nữa ai rảnh làm  hộ k to 

Khách vãng lai đã xóa
Cao Cát Hoàng Minh
16 tháng 11 2021 lúc 16:30

ok bạn nha

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Duy Anh
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
15 tháng 10 2016 lúc 11:49

tui có đi, cx dc bầu mà k nhận lm vì k thích.