Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lê Phạm Nhã Quỳnh
Xem chi tiết
Cấn Minh Vy
9 tháng 10 2020 lúc 16:35

                                                               Việt Nam, ngày 10 tháng 10 năm 2020.              

 Gửi Linda,

Bên Mỹ của cậu thời tiết thế nào? Cậu cùng các thành viên khác trong gia đình cần phải chú ý để bảo vệ sức khỏe cho thật tốt trước dịch bệnh hoành hành nhé. Hôm nay, tớ viết thư này để kể cho cậu nghe về đất nước Việt Nam xinh đẹp mà tớ đang sinh sống. Ở ngoài miền Bắc, thời tiết đã thực sự trở lạnh hơn rồi. Còn ở miền Trung và miền Nam, thời tiết vẫn khá ôn hòa và dễ chịu. Nhân dân miền Trung vừa trải qua một cơn bão vô cùng kinh khủng, gây ra bao thiệt hại cho bà con. Cả nước hiện đang vô cùng cố gắng để giúp đỡ và cứu trợ cho những người dân bị thiệt hại sau cơn bão. Còn miền Nam thì đang bị xâm nhập mặn rất nặng nề. Nhưng, con người VN vẫn kiên cường như thế đấy. Nhân dân không chỉ cùng nhau đoàn kết vượt qua dịch bệnh mà còn cùng nhau mạnh mẽ chống chọi với những điều kiện khắc nghiệt trong cuộc sống thường ngày. Việt Nam có rất nhiều cảnh quan tươi đẹp, nên tớ thực sự mong cậu có thể đến đất nước của tớ một lần. Con người VN luôn chào đón và thân thiện với du khách.

Mong một ngày nào đó chúng ta có thể gặp được nhau. Cuối thư chúc bạn học tập thật tốt và chúng mình mãi là bạn của nhau.

                                                                               Thân ái chào tạm biệt

                                                                                  ..............................

Khách vãng lai đã xóa
NGUYỄN ĐẶNG QUỲNH ANH
Xem chi tiết
Linh Láu Lỉnh
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Trung
13 tháng 8 2017 lúc 14:10

Xin chào, hôm nay tôi xin giới thiệu về lịch sử 36 phố phường của Thăng Long, Hà Nội. Sách "Hà Nội ba sáu phố phường" của Thạch Lam viết: "Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Trung Quốc có Thượng Hải… Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu..."

Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố rất nhiều vẻ đẹp vì Hà Nội đẹp thật và cũng vì chúng ta mến yêu. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội . Để cho những người mong ước kinh kỳ ấy, và để cho những người ở Hà Nội, chúng ta khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ đẹp riêng của Hà Nội, khiến mọi sự đổi thay trong ba mươi sáu phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi.

Hà Nội hiện nay có 9 quận, 5 huyện gồm 128 phường, 98 xã và 6 thị trấn, nhưng đó là "phường và phố" Hà Nội hiện nay, còn ca dao cổ có câu:
Hà Nội ba sáu phố phường.
Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh.

Khu phố cổ "36 phố phường" của Hà Nội được giới hạn bởi đường Hàng Đậu ở phía Bắc, phía Tây là đường Phùng Hưng, phía Đông là đường Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải, phía Nam là đường Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng. Khu phố cổ được biết đến hiện nay được thiết kế và quy hoạch theo phong cách kiến trúc Pháp với mạng lưới đường hình bàn cờ, nhưng dấu vết lịch sử thì lại in đậm ở nhiều lớp văn hoá chồng lên nhau. Thăng Long-Hà Nội là một vùng văn hoá truyền thống đặc biệt bởi vì đến hết thế kỷ XVI Thăng Long-Đông Đô-Đông Kinh vẫn là đô thị độc nhất của nhà nước Đại Việt lúc ấy.

Dưới thời nhà Lý, nhà Trần, Phố cổ Hà Nội bao gồm nhiều phường trong tổng số 61 phường thời đó. Vào thời Lê, đầu thế kỷ XVI, Hà Nội trở thành Đông Kinh, khắp nơi đổ về buôn bán làm ăn trong 36 phường lúc bấy giờ, và dần dần, nơi đây chính là khu Phố Cổ thời nay.

Vào thời Lê, "phường" ngoài nội dung chỉ các tổ chức của những người cùng làm một nghề (phường chèo, phường thợ) thì còn một nội dung nữa, chỉ những khu vực địa lý được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long.

Sử cũ còn ghi Thăng Long đời Lê gọi là phủ Phụng Thiên. Chia ra hai huyện Vĩnh Xương (sau đổi ra Thọ Xương) và Quảng Đức (sau đổi ra Vĩnh Thuận). Mỗi huyện 18 phường. Như vậy, Thăng Long có 36 phường. Suốt ba thế kỷ, nhà Lê vẫn giữ nguyên sự phân định hành chính đó.

Khi xưa, khu 36 phố phường phát triển trong môi trường có nhiều ao hồ. Khu này được sông Tô Lịch bao bọc ở phía Bắc, sông Hồng ở phía Đông và hồ Hoàn Kiếm ở phía Nam. Khu vực chợ và nhà ở đầu tiên được đặt tại nơi sông Tô Lịch và sông Hồng gặp nhau. Cửa sông Tô Lịch là bến cảng và có thể có rất nhiều con kênh nhỏ nằm rải rác trong khu Phố Cổ.

Từ thế kỷ XV, khu Kinh Thành gọi là phủ Trung Đô gồm 2 huyện với tổng số 36 phường. Trong thời kỳ này đa phần huyện Thọ Xương, hầu hết các phố đều là nơi buôn bán, rất nhiều đền và chùa cũng được xây vào thời kỳ này.

Đến khoảng giữa thế kỷ XIX, hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận vẫn y nguyên 13 tổng nhưng con số các phường, thôn, trại rút xuống mạnh (do sáp nhập): Thọ Xương còn 113 phường, thôn, trại. Vĩnh Thuận còn 40 phường, thôn, trại. Tổng cộng là 153 phường, thôn, trại.

Như vậy, nhà Lê cho Thăng Long hưởng một quy chế riêng (gọi là Phủ, trực thuộc trung ương và suốt ba thế kỷ chỉ gồm có 36 phường). Ngược lại, nhà Nguyễn đã đánh đồng Thăng Long với các phủ khác, phải lệ thuộc vào tỉnh và cũng có tổng, có thôn, có trại như mọi nơi.

Trên thực tế không có cái gọi là "Hà Nội 36 phố phường". Chỉ có Thăng Long thời Lê có 36 phường hoặc là Hà Nội thời Minh Mạng có 239 phường, thôn, trại và Hà Nội thời Tự Đức với 153 phường.

Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ "Hàng", tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó.Và sau đây là một bài ca dao gửi đến tất cả mọi người để nhớ tới 36 phố phường của Hà nội ta:
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố mới Phúc Kiến, Hàng Ngang
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Qua đi đến phố Hàng Da
Trải xem phường phố thật là quá xinh.

Từ đời Lê (thế kỷ XV), nhiều người Trung Quốc được phép cư trú ở Thăng Long (Hà Nội), họ rủ nhau đến làm ăn buôn bán ở phố Hàng Ngang (xưa kia ở hai đầu phố có dựng hai cái cổng chắn ngang đường, tối đến đóng lại). Do đó thành tên Hàng Ngang.

Như tên gọi Hàng Đường có rất nhiều cửa hàng bán đường, mứt, bánh, kẹo. Sát với chợ Đồng Xuân là phố Hàng Mã - chuyên bán các mặt hàng truyền thống làm từ các loại giấy màu.

Từ đầu phố Hàng Mã đi thẳng sang phố Hàng Chiếu dài 276m (nơi bán nhiều loại chiếu thảm bằng cói) là đến Ô Quan Chưởng (cửa Đông Hà) di tích khá nguyên vẹn của một trong 36 phố phường Thăng Long xưa hay phố nghề rất điển hình: Hàng Thiếc.

Mỗi nghề còn giữ lại trên tên phố Hà Nội nay đã qua bao thay đổi, đến nay đã có hơn sáu mươi phố bắt đầu bằng chữ Hàng như Hàng Đào, Hàng Tre, Hàng Sắt, Hàng Mành, Hàng Bún, Hàng Bè...

Trong các phố của Hà Nội hiện nay, có những phố nguyên có chữ Hàng nhưng đã được mang tên mới như Hàng Cỏ (tức phố Trần Hưng Đạo ngày nay), Hàng Đẫy (Nguyễn Thái Học), Hàng Giò (Bà Triệu phía gần Hồ Hoàn Kiếm), Hàng Lọng (Đường Nam bộ rồi Lê Duẩn), Hàng Nâu (Trần Nhật Duật), Hàng Kèn (Quang Trung), Hàng Bột (Tôn Đức Thắng).

Khu phố cổ Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX cơ cấu đô thị trở nên dày đặc hơn. Khu phố cổ được mở rộng tập trung theo hướng trung tâm của khu phố. Các ao, hồ, đầm, dần dần bị lấp kín để lấy đất xây dựng.

Khu phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến trúc độc đáo, mang nặng bản sắc dân tộc Việt, có sắc thái đặc trưng của một khu dân cư sản xuất chủ yếu là nghề thủ công truyền thống. Nơi đây diễn ra đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hằng ngày của cư dân đô thị như sinh sống, bán hàng sản xuất, lễ hội, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tạo nên một sức sống mãnh liệt để khu phố cổ tồn tại vĩnh viễn và phát triển không ngừng.

Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, quy hoạch Hà Nội bắt đầu có sự thay đổi. Khu phố cổ có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đường phố được nắn lại, có hệ thống thoát nước, có hè phố, đường được rải nhựa và có hệ thống chiếu sáng, nhà cửa hai bên đường phố được xây gạch lợp ngói. Bên cạnh những nhà cổ mái ngói xuất hiện các ngôi nhà có mặt tiền được làm theo kiểu cách Châu Âu.

Khu phố cổ Hà Nội từ 1954-1985, dân cư có sự thay đổi, nhiều gia đình từ chiến khu trở về được bố trí vào ở khu phố cổ. Kể từ đó số hộ ở trong mỗi số nhà cứ tăng dần lên từ một hộ đến hai, ba hộ, rồi mỗi hộ gia đình lại phát triển thêm theo kiểu tam đại, tứ đại đồng đường...

Từ 1954 trở đi, do chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, chính sách phát triển sản xuất, chính sách kinh tế của thời bao cấp (Nhà nước đảm nhận việc cung cấp mọi nhu yếu phẩm cho cuộc sống của dân cư qua hệ thống các cửa hàng bách hoá và dịch vụ...).

Toàn bộ khu phố cổ nơi buôn bán sầm uất đã trở thành khu dân cư ở (1960-1983), đa số dân cư trở thành cán bộ, công nhân viên, phục vụ cho xí nghiệp, hợp tác xã các cơ quan thành phố...

Khu phố cổ từ 1986 đến nay, dưới đường lối đổi mới của Đảng đã khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân xây dựng mở mang phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội. Buôn bán ở khu phố cổ dần dần được phục hồi, phát triển và sầm uất hơn xưa. Nhiều ngôi nhà cổ được cải tạo đổi mới, nhiều nhà xuống cấp, bị hỏng được xây dựng lại với nhiều kiểu cách. Nhiều đình, đền, chùa được tu sửa.

Ngày nay, ta vẫn xem "36 phố phường" của Hà Nội là khu phố cổ. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, dẫu tên phố thay đổi ít nhiều, dẫu nghề nghiệp ở đó có còn hay mất, nhưng những nghề thủ công và các sản phẩm mà người thợ Thăng Long làm ra sẽ mãi in đậm, ăn sâu trong trái tim người Hà Nội cũng như lịch sử Việt Nam.

Eren Jeager
13 tháng 8 2017 lúc 14:45

Xin chào, hôm nay tôi xin giới thiệu về lịch sử 36 phố phường của Thăng Long, Hà Nội. Sách "Hà Nội ba sáu phố phường" của Thạch Lam viết: "Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Trung Quốc có Thượng Hải… Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu..."

Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố rất nhiều vẻ đẹp vì Hà Nội đẹp thật và cũng vì chúng ta mến yêu. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội . Để cho những người mong ước kinh kỳ ấy, và để cho những người ở Hà Nội, chúng ta khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ đẹp riêng của Hà Nội, khiến mọi sự đổi thay trong ba mươi sáu phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi.

Hà Nội hiện nay có 9 quận, 5 huyện gồm 128 phường, 98 xã và 6 thị trấn, nhưng đó là "phường và phố" Hà Nội hiện nay, còn ca dao cổ có câu:
Hà Nội ba sáu phố phường.
Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh.

Khu phố cổ "36 phố phường" của Hà Nội được giới hạn bởi đường Hàng Đậu ở phía Bắc, phía Tây là đường Phùng Hưng, phía Đông là đường Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải, phía Nam là đường Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng. Khu phố cổ được biết đến hiện nay được thiết kế và quy hoạch theo phong cách kiến trúc Pháp với mạng lưới đường hình bàn cờ, nhưng dấu vết lịch sử thì lại in đậm ở nhiều lớp văn hoá chồng lên nhau. Thăng Long-Hà Nội là một vùng văn hoá truyền thống đặc biệt bởi vì đến hết thế kỷ XVI Thăng Long-Đông Đô-Đông Kinh vẫn là đô thị độc nhất của nhà nước Đại Việt lúc ấy.

Dưới thời nhà Lý, nhà Trần, Phố cổ Hà Nội bao gồm nhiều phường trong tổng số 61 phường thời đó. Vào thời Lê, đầu thế kỷ XVI, Hà Nội trở thành Đông Kinh, khắp nơi đổ về buôn bán làm ăn trong 36 phường lúc bấy giờ, và dần dần, nơi đây chính là khu Phố Cổ thời nay.

Vào thời Lê, "phường" ngoài nội dung chỉ các tổ chức của những người cùng làm một nghề (phường chèo, phường thợ) thì còn một nội dung nữa, chỉ những khu vực địa lý được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long.

Sử cũ còn ghi Thăng Long đời Lê gọi là phủ Phụng Thiên. Chia ra hai huyện Vĩnh Xương (sau đổi ra Thọ Xương) và Quảng Đức (sau đổi ra Vĩnh Thuận). Mỗi huyện 18 phường. Như vậy, Thăng Long có 36 phường. Suốt ba thế kỷ, nhà Lê vẫn giữ nguyên sự phân định hành chính đó.

Khi xưa, khu 36 phố phường phát triển trong môi trường có nhiều ao hồ. Khu này được sông Tô Lịch bao bọc ở phía Bắc, sông Hồng ở phía Đông và hồ Hoàn Kiếm ở phía Nam. Khu vực chợ và nhà ở đầu tiên được đặt tại nơi sông Tô Lịch và sông Hồng gặp nhau. Cửa sông Tô Lịch là bến cảng và có thể có rất nhiều con kênh nhỏ nằm rải rác trong khu Phố Cổ.

Từ thế kỷ XV, khu Kinh Thành gọi là phủ Trung Đô gồm 2 huyện với tổng số 36 phường. Trong thời kỳ này đa phần huyện Thọ Xương, hầu hết các phố đều là nơi buôn bán, rất nhiều đền và chùa cũng được xây vào thời kỳ này.

Đến khoảng giữa thế kỷ XIX, hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận vẫn y nguyên 13 tổng nhưng con số các phường, thôn, trại rút xuống mạnh (do sáp nhập): Thọ Xương còn 113 phường, thôn, trại. Vĩnh Thuận còn 40 phường, thôn, trại. Tổng cộng là 153 phường, thôn, trại.

Như vậy, nhà Lê cho Thăng Long hưởng một quy chế riêng (gọi là Phủ, trực thuộc trung ương và suốt ba thế kỷ chỉ gồm có 36 phường). Ngược lại, nhà Nguyễn đã đánh đồng Thăng Long với các phủ khác, phải lệ thuộc vào tỉnh và cũng có tổng, có thôn, có trại như mọi nơi.

Trên thực tế không có cái gọi là "Hà Nội 36 phố phường". Chỉ có Thăng Long thời Lê có 36 phường hoặc là Hà Nội thời Minh Mạng có 239 phường, thôn, trại và Hà Nội thời Tự Đức với 153 phường.

Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ "Hàng", tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó.Và sau đây là một bài ca dao gửi đến tất cả mọi người để nhớ tới 36 phố phường của Hà nội ta:
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố mới Phúc Kiến, Hàng Ngang
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Qua đi đến phố Hàng Da
Trải xem phường phố thật là quá xinh.

Từ đời Lê (thế kỷ XV), nhiều người Trung Quốc được phép cư trú ở Thăng Long (Hà Nội), họ rủ nhau đến làm ăn buôn bán ở phố Hàng Ngang (xưa kia ở hai đầu phố có dựng hai cái cổng chắn ngang đường, tối đến đóng lại). Do đó thành tên Hàng Ngang.

Như tên gọi Hàng Đường có rất nhiều cửa hàng bán đường, mứt, bánh, kẹo. Sát với chợ Đồng Xuân là phố Hàng Mã - chuyên bán các mặt hàng truyền thống làm từ các loại giấy màu.

Từ đầu phố Hàng Mã đi thẳng sang phố Hàng Chiếu dài 276m (nơi bán nhiều loại chiếu thảm bằng cói) là đến Ô Quan Chưởng (cửa Đông Hà) di tích khá nguyên vẹn của một trong 36 phố phường Thăng Long xưa hay phố nghề rất điển hình: Hàng Thiếc.

Mỗi nghề còn giữ lại trên tên phố Hà Nội nay đã qua bao thay đổi, đến nay đã có hơn sáu mươi phố bắt đầu bằng chữ Hàng như Hàng Đào, Hàng Tre, Hàng Sắt, Hàng Mành, Hàng Bún, Hàng Bè...

Trong các phố của Hà Nội hiện nay, có những phố nguyên có chữ Hàng nhưng đã được mang tên mới như Hàng Cỏ (tức phố Trần Hưng Đạo ngày nay), Hàng Đẫy (Nguyễn Thái Học), Hàng Giò (Bà Triệu phía gần Hồ Hoàn Kiếm), Hàng Lọng (Đường Nam bộ rồi Lê Duẩn), Hàng Nâu (Trần Nhật Duật), Hàng Kèn (Quang Trung), Hàng Bột (Tôn Đức Thắng).

Khu phố cổ Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX cơ cấu đô thị trở nên dày đặc hơn. Khu phố cổ được mở rộng tập trung theo hướng trung tâm của khu phố. Các ao, hồ, đầm, dần dần bị lấp kín để lấy đất xây dựng.

Khu phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến trúc độc đáo, mang nặng bản sắc dân tộc Việt, có sắc thái đặc trưng của một khu dân cư sản xuất chủ yếu là nghề thủ công truyền thống. Nơi đây diễn ra đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hằng ngày của cư dân đô thị như sinh sống, bán hàng sản xuất, lễ hội, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tạo nên một sức sống mãnh liệt để khu phố cổ tồn tại vĩnh viễn và phát triển không ngừng.

Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, quy hoạch Hà Nội bắt đầu có sự thay đổi. Khu phố cổ có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đường phố được nắn lại, có hệ thống thoát nước, có hè phố, đường được rải nhựa và có hệ thống chiếu sáng, nhà cửa hai bên đường phố được xây gạch lợp ngói. Bên cạnh những nhà cổ mái ngói xuất hiện các ngôi nhà có mặt tiền được làm theo kiểu cách Châu Âu.

Khu phố cổ Hà Nội từ 1954-1985, dân cư có sự thay đổi, nhiều gia đình từ chiến khu trở về được bố trí vào ở khu phố cổ. Kể từ đó số hộ ở trong mỗi số nhà cứ tăng dần lên từ một hộ đến hai, ba hộ, rồi mỗi hộ gia đình lại phát triển thêm theo kiểu tam đại, tứ đại đồng đường...

Từ 1954 trở đi, do chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, chính sách phát triển sản xuất, chính sách kinh tế của thời bao cấp (Nhà nước đảm nhận việc cung cấp mọi nhu yếu phẩm cho cuộc sống của dân cư qua hệ thống các cửa hàng bách hoá và dịch vụ...).

Toàn bộ khu phố cổ nơi buôn bán sầm uất đã trở thành khu dân cư ở (1960-1983), đa số dân cư trở thành cán bộ, công nhân viên, phục vụ cho xí nghiệp, hợp tác xã các cơ quan thành phố...

Khu phố cổ từ 1986 đến nay, dưới đường lối đổi mới của Đảng đã khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân xây dựng mở mang phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội. Buôn bán ở khu phố cổ dần dần được phục hồi, phát triển và sầm uất hơn xưa. Nhiều ngôi nhà cổ được cải tạo đổi mới, nhiều nhà xuống cấp, bị hỏng được xây dựng lại với nhiều kiểu cách. Nhiều đình, đền, chùa được tu sửa.

Ngày nay, ta vẫn xem "36 phố phường" của Hà Nội là khu phố cổ. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, dẫu tên phố thay đổi ít nhiều, dẫu nghề nghiệp ở đó có còn hay mất, nhưng những nghề thủ công và các sản phẩm mà người thợ Thăng Long làm ra sẽ mãi in đậm, ăn sâu trong trái tim người Hà Nội cũng như lịch sử Việt Nam.

Eren Jeager
13 tháng 8 2017 lúc 14:46

Xin chào quý khách đã đến với Thủ đô Hà Nội! Chúng tôi vui mừng được đón quý khách tham gia chương trình du lịch văn hóa mang tên “Hà Nội, những dấu ấn vàng son”. Trước hết tôi xin trân trọng nói lời cảm ơn tới tất cả quý vị đã có mặt tại đây. Tôi xin tự giới thiệu, tôi là Ngọc Yến – hướng dẫn viên của công ty du lịch 13C. Như trưởng đoàn đã giới thiệu tới quý khách ở trên. Điểm du lịch đầu tiên của chúng ta ngày hôm nay là thắng cảnh Hồ Gươm! Thưa quý khách,biết đến Thủ đô thân yêu của chúng ta có thể nhắc đến Chùa Một Cột- dáng sen vươn lên từ bùn lầy nghìn năm Bắc thuộc- tiêu biểu cho ý thức tự cường của dân tộc, hay Khuê Văn Các- viên ngọc Minh châu kết tinh của một nền khoa bảng ngàn đời… Nhưng chúng ta nhắc đến Hồ Gươm nhiều hơn cả, nằm trong lòng Hà Nội, thành phố nhân văn, thành phố vì hòa bình, thành phố ngàn năm văn hiến. Tháp Rùa tượng trưng cho khát vọng hòa bình, Nghiên Bút nhắc đến nền văn vật. Chỉ với hai biểu tượng đó, Kiếm Hồ đã xứng đáng là trái tim của Thủ đô rồi! Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi chọn nơi đây là điểm đầu tiên cho chương trình vô cùng ý nghĩa này. Hồ Gươm không chỉ là thắng cảnh tô điểm thêm vẻ xinh tươi, duyên dáng của Thủ đô, mà còn là một trong những dấu ấn tiêu biểu của lịch sử ngàn năm văn hiến đất kinh kỳ Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội! Thưa quý khách, chúng ta đang ở hồ Gươm, nơi chúng ta đang đứng đây có thể nhìn bao quát hồ, ngắm tháp Rùa, đền Ngọc Sơn và những điểm nổi bật quanh bờ hồ. Trước khi giới thiệu về hồ Gươm, xin mời quý khách hướng ra mặt hồ ngay sau mình và tôi xin tặng quý khách một đoạn thơ trong bài “Lại về” của cố thi sĩ Tố Hữu: Hồ Gươm xanh thắm quanh bờ, Thiên thu hồn nước mong chờ bấy nay. Bây giờ đây lại là đây, Quốc kỳ đỉnh tháp, sao bay mặt hồ. Hồn Nước – là tâm hồn đất nước, là linh hồn của đất nước cũng có nghĩa là cái truyền thống, cốt cách của dân tộc Việt Nam. Và hồ Gươm – theo tác giả – chính là cái hình hài vật chất của cái hồn Nước từ nghìn thu xưa lưu lại, để chúng ta tự hào về lịch sử của dân tộc mình. Hồ Gươm có thể nói là một không gian thiêng của Hà Nội và của cả nước ta. Toàn bộ diện tích của hồ Gươm là 12 ha, dài 700m theo hướng Nam Bắc và rộng 200m theo hướng Đông Tây. Theo con mắt của những nhà địa chất, Hồ Gươn là nón quà của sông Hồng từ xa xưa, thủa sông Cái còn lượn sâu vào đất này từ vài ngàn năm trước. Hiện tượng sông bỏ dòng như vậy rất thường xảy ra. Thực ra tên gọi Hồ Gươm mới có khoảng một thế kỷ nay. Trước đó tên phổ biến là hồ Hoàn Kiếm. Còn trước đó nữa Hồ còn có nhiều tên gọi khác nhau. Thủa xa xưa do hồ có màu nước quanh năm xanh nên còn có tên là hồ Lục Thủy (nghĩa là Nước Xanh). Chuyện kể rằng khi vua Lê Thái Tổ khởi binh chống quân Minh xâm lược, Vua có bắt được một thanh gươm, vũ khí đó theo vua suốt cuộc trường trinh mười năm và cuối cùng Vua đánh đuổi được giặc, giành lại nền độc lập. Đóng đô ở Hà Nội khi đó gọi là Thăng Long, một hôm vua dong thuyền đi chơi trên hồ Lục Thủy thì có rùa vàng nổi lên, vua tuốt gươm chỉ vào rùa thì rùa liền ngậm cây gươm mà lặn xuống nước. Nghĩ rằng đó là khi trước Trời cho mượn gươm để dẹp giặc, nay giặc tan thì sai rùa thần đến đòi lại gươm trả lại cho Trời. Từ đó vua đổi tên hồ thành hồ Hoàn Kiếm tức hồ Trả Gươm mà ngày nay chúng ta gọi tắt là hồ Gươm. Phải chăng truyền thuyết trả gươm đó muốn nói lên khát vọng hòa bình của cả dân tộc Việt Nam. Khi dẹp xong giặc thì gác vũ khí lại để lo sản xuất làm ăn, vì một nên hòa bình lâu dài. Như đứng trên trụ cao, tượng đài vua Lê đội mũ bình thiên chỉ gươm xuống tuyên bố: “Dân tộc ta sẽ không đúc, rèn vũ khí nữa, chỉ dành công sức tạo nên cuộc sống, nhân danh trăm họ, Trẫm xin hoàn lại thanh gươm chiến thắng”. Chắc quý khách đang ngắm nhìn tháp rùa ở phía xa giữa hồ? Vâng thưa quý khách, tháp rùa đã từ lâu trở thành biểu tượng thân thiết của thủ đô Hà Nội, mặc dù tháp chỉ được xây vào nửa cuối thế kỷ 19. Gọi là tháp Rùa vì tháp được xây trên đảo rùa, là gò đất nhỏ nổi lên giữa hồ làm nơi rùa hồ Gươm thường lên phơi nắng hay ** trứng, gò đất này các cụ vẫn gọi nó là Quy Sơn tuy chỉ cao hơn mặt nước hồ 60cm (vì theo thuật phong thủy “ cao một tấc thì cũng là một ngọn núi”). Về sự tích xuất hiện tháp Rùa cũng rất lý thú, truyền thuyết kể lại rằng, trên đảo rùa có huyệt quý, nếu đem hài cốt song thân tang vào đó thì con cái đời đời vinh hiển. Năm 1884, Pháp đã làm chủ Hà Nội. Một tên tay sai của thực dân là Bá Kim xin được xây tháp trên gò rùa và lén đặt hài cốt cha mẹ mình vào đó, nhưng sự việc không thành nhưng đã hứa với mọi người là xây tháp nên hắn đành ngậm bò hòn làm ngọt xây nốt tháp rùa. Để thưởng công cho Bá Kim, thực dân Pháp đặt tên tháp là tháp Bá Kim, nhưng nhân dân Thủ đô vẫn gọi là tháp Rùa. Tuy truyền thuyết Bá Kim xây tháp rùa để tang hài cốt cha mẹ chỉ là truyền thuyết dân gian, được lưu truyền và phần nào đó tạo nên tính thiêng liêng, ly kì của tháp Rùa! Hơi xa một chút nhưng chắc quý khách cũng có thể thấy, tháp rùa được xây theo hình chữ nhật, có ba tầng và một đỉnh. Tầng một xây trên móng cao 80cm, tầng này hình chữ nhật, mỗi mặt tháp đều có những ô cửa hình vòm, mặt chiều dài có 3 cửa, mặt chiểu rộng có 2 cửa, tổng cộng bên ngoài có 10 cửa. Bên trong tháp tầng 1 còn được phân ra làm ba gian và có 4 cửa thông với nhau. Vậy tổng cộng tầng một có 14 cửa. Tầng hai cũng tương tự nhưng diện tích nhỏ hơn. Tầng ba nhỏ hơn nữa, chỉ có 1 cửa hình tròn ở mặt phía Đông. Tầng đỉnh chỉ như một vọng lâu, vuông vức. trên tường mặt phía Đông có ba chữ Quy Sơn Tháp tức Tháp Núi Rùa. Như vậy, Tháp Rùa tuổi đã dư một thế kỷ, dù lịch sử không có gì đáng kể, cũng đã là mtj bộ phận hữu cơ cảu hồ Gươm, là một phần của tâm hồn Hà Nội. Thưa quý khách, ngoài Quy Sơn có Tháp Rùa, hồ Gươm còn có một núi nữa đó là Ngọc Sơn, nói đến Hồ Gươm, nói đến Tháp Rùa thì không thể không nhắc đến Đền Ngọc Sơn. Vâng, thưa quý khách, quý khách có thể dễ dàng nhận ra rất gần bên trái trước mặt của chúng ta là hai chữ Ngọc Sơn được viết sơn màu đỏ trên tấm bình phong của Đền quay mặt phía chúng ta. Cũng thật khó khi đứng xa mà miêu tả quần thể kiến trúc vừa có ý nghĩa sâu xa, vừa có cấu tạo đẹp đẽ này! Tôi xin được giới thiệu đôi nét nổi bật nhất về quần thể đền Ngọc Sơn Đền Ngọc Sơn tọa lạc trên đảo Ngọc, giữa sóng hồ. đảo có tên là Ngọc vì theo truyền thuyết có tiên xuống tắm. sau này được gọi là Ngọc Sơn vào thời Trần. Ở đây vốn có ngôi đền thờ những liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Nguyên Mông. Đền lâu ngày tự đổ. Đến thời Lê Chiêu Thống, có nhà nho tên là Tín Trai xây ngôi chùa đặt tên là chùa Ngọc Sơn. Sau này thời Nguyễn, năm vua Thiệu Trị thứ ba chùa được nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền Tam Thánh thờ Văn Xương Đế Quân và gọi là Đền Ngọc Sơn như bây giờ. Năm Tự Đức, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền, kiến trúc ngày nay còn lại chủ yếu là từ lần trùng tu lớn này!

MinYoongiOppacute~~
Xem chi tiết
Vương Bích Toàn
7 tháng 4 2020 lúc 14:00

Vietnam is a developing country in Southeast Asia. Although this is a small country but Vietnam still has many things that attract tourists. Vietnam has tropical climate with differently complex seasons in two parts of the country. Through many wars for the past a thousand years, Vietnam has developed continuously and now, it is a beautiful country in the eyes of the foreigners. Vietnam has had a victorious history. It has 54 ethnic groups and diverse cultures. Having tropical climate, Vietnam is known for many beautiful landscapes especially mountains, beaches, caves and even rice fields. One of the most important festival in Vietnam is Tet holiday, which occurs around January or February. Cuisine is also a highlight when talking about Vietnam. My country still has many things that wait for you to explore.

Khách vãng lai đã xóa

Vietnam is a tropical country rich in beauty and hospitality. Vietnam has a tropical monsoon climate and it has given Vietnam resource rich biological diversity. Vietnam is a center of endemism in the world with 87 parks and nature conservation, including prominent representatives of 11 National Park for most types of landscapes and ecosystems. 
The establishment of the National Park not only maintained its determination to protect the biodiversity of Vietnam, but also creating eco-tourist destination attracting visitors that any love nature and want to period of time living there, but sociable, close to beautiful nature. 
Coming to the National Park, you not only look at the vast landscape that has been spectacular moments interesting and useful to understanding animal population is very diverse and rich with many kinds of precious rare and unique. 
Vietnam National Park are always waiting to discover the footsteps of visitors.

Khách vãng lai đã xóa
MinYoongiOppacute~~
8 tháng 4 2020 lúc 17:37

Cảm ơn các bạn nhé !

Khách vãng lai đã xóa
MinYoongiOppacute~~
Xem chi tiết
Nguyễn Như Quảng
9 tháng 4 2020 lúc 12:33

Dạng đề nghị luận xã hội là dạng đề kiểm tra về kỹ năng, vốn sống, mức độ hiểu biết của học sinh về xã hội để các em nêu lên những suy nghĩ về cuộc sống, về tâm tư tình cảm nói chung nhằm giáo dục, rèn luyện nhân cách cho học sinh. Nhìn chung, dạng đề văn nghị luận xã hội thường tập trung vào một số vấn đề cơ bản mang giá trị đạo lý làm người, những hiện tượng thường xảy ra trong xã hội mà qua đó trở thành kinh nghiệm sống cho mọi người.

goi-y-viet-van-nghi-luan-xa-hoi

I. CÁC DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THƯỜNG GẶP

1. Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Hiện tượng có tác động tích cực đến suy nghĩ (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo…).

- Hiện tượng có tác động tiêu cực (bạo lực học đường, tai nạn giao thông…).

- Nghị luận về một mẩu tin tức báo chí (hình thức cho một đoạn trích, mẩu tin trên báo… Rút ra vấn đề nghị luận).

2. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý

Tư tưởng mang tính nhân văn, đạo đức (lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí nghị lực…).

- Tư tưởng phản nhân văn (ích kỷ, vô cảm, thù hận, dối trá…).

- Nghị luận về hai mặt tốt xấu trong một vấn đề.

- Vấn đề có tính chất đối thoại, bàn luận, trao đổi.

- Vấn đề đặt ra trong mẩu truyện nhỏ hoặc đoạn thơ.

II. NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

1. Đọc kỹ đề

Mục đích: Hiểu rõ yêu cầu của đề, phân biệt được tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống.

- Phương pháp xác định: Đọc kỹ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng để giải thích và xác lập luận điểm cho toàn bài. Từ đó có định hướng đúng mà viết bài cho tốt.

2. Lập dàn ý

Giúp ta trình bày văn bản khoa học, có cấu trúc chặt chẽ, hợp logic.

- Kiểm soát được hệ thống ý, lập luận chặt chẽ, mạch lạc.

- Chủ động dung lượng các luận điểm phù hợp, tránh lan man, dài dòng.

3. Dẫn chứng phù hợp

Không lấy những dẫn chứng chung chung (không có người, nội dung, sự việc cụ thể) sẽ không tốt cho bài làm.

- Dẫn chứng phải có tính thực tế và thuyết phục (người thật, việc thật).

- Đưa dẫn chứng phải thật khéo léo và phù hợp (tuyệt đối không kể lể dài dòng).

3. Lập luận chặt chẽ, lời văn cô động, giàu sức thuyết phục

Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn.

- Lập luận phải chặt chẽ.

- Cảm xúc trong sáng, lành mạnh.

- Để bài văn thấu tình đạt lý thì phải thường xuyên tạo lối viết song song (đồng tình, không đồng tình; ngợi ca, phản bác…).

4. Bài học nhận thức và hành động

- Sau khi phân tích, chứng minh, bàn luận… thì phải rút ra cho mình bài học.

- Thường bài học cho bản thân bao giờ cũng gắn liền với rèn luyện nhân cách cao đẹp, đấu tranh loại bỏ những thói xấu ra khỏi bản thân, học tập lối sống…

5. Độ dài cần phù hợp với yêu cầu đề bài

Khi đọc đề cần chú ý yêu cầu đề (hình thức bài làm là đoạn văn hay bài văn, bao nhiêu câu, bao nhiêu chữ…) từ đó sắp xếp ý tạo thành bài văn hoàn chỉnh.

III. CẤU TRÚC ĐỀ VÀ CÁC DẠNG ĐỀ CỤ THỂ

1. Nghị luận về tư tưởng đạo lý

1.1 Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức; về tâm hồn nhân cách; về các quan hệ gia đình xã hội, cách ứng xử; lối sống của con người trong xã hội…).

 Cấu trúc bài văn:

a. Mở bài

Giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lý cần nghị luận.

- Nêu ý chính hoặc câu nói về tư tưởng, đạo lý mà đề bài đưa ra.

b. Thân bài

- Luận điểm 1: Giải thích yêu cầu đề

+ Cần giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý.

+ Giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có).

+ Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ…).

- Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh

+ Các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế?).

+ Dùng dẫn chứng xảy ra cuộc sống xã hội để chứng minh.

+ Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội.

- Luận điểm 3: bình luận mở rộng vấn đề

+ Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý (vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác).

+ Dẫn chứng minh họa (nên lấy những tấm gương có thật trong đời sống).

- Rút ra bài học nhận thức và hành động

Rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc.

+ Áp dụng vào thực tiễn đời sống.

c. Kết bài

Nêu khái quát đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lý đã nghị luận.

- Mở ra hướng suy nghĩ mới.

2. Dàn ý về dạng đề mang tính nhân văn

2.1 Khái niệm:

- Các tính nhân văn tốt đẹp: lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí nghị lực, tôn sư trọng đạo…

- Hình thức: thường ra dưới dạng một ý kiến, một câu nói, một hay vài câu thơ hoặc tục ngữ, ngạn ngữ…

2.2 Cấu trúc bài làm

a. Mở bài: Trong trường hợp là đề yêu cầu bàn về một câu nói, một ý kiến thì chúng ta nêu nội dung của ý kiến rồi dẫn ý kiến vào.

Ví dụ trường hợp đề là một bài văn nghị luận ngắn nêu suy nghĩ về một vấn đề nào đó như: Viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.

Ta mở bài như sau:

Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu là khó khăn và thử thách. Nếu chúng ta hèn nhát và yếu đuối chắc chắn sẽ gặp thất bại nhưng với ý chí và nghị lực vượt qua mọi gian khó thì con đường vươn đến thành công sẽ mở ra trước mắt. Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã ghi lại trong những dòng nhật ký đầy máu, nước mắt và niềm tin: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Đó là giá trị chân lý sống, là con đường vươn tới tương lai.

b. Thân bài

Trong trường hợp đề chỉ yêu cầu bàn về đức tính của con người.

Ví dụ: Cho mẩu chuyện sau: “Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Đang bò, kiến gặp phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát, đặt chiếc lá ngang qua vết nứt rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình”. Bằng một văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy thi), trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa mẩu chuyện trên.

Trước hết, ta cần tìm hiểu thông điệp câu chuyện gửi đến: Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn vượt khỏi toan tính và dự định của con người. Vì vậy, mỗi người cần phải có nghị lực, sáng tạo để vượt qua.

- Giải thích ý nghĩa truyện:

+ Chiếc lá và vết nứt: Biểu tượng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, những biến cố có thể xảy ra đến với con người bất kì lúc nào.

+ Con kiến dừng lại trong chốc lát để suy nghĩ và nó quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đó là biểu tượng cho con người biết chấp nhận thử thách, biết kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình.

- Bàn luận

+ Thực tế: những người biết chấp nhận thử thách, biết kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình sẽ vươn đế thành công.

+ Tại sao con người cần có nghị lực trong cuộc sống?

Cuộc sồng không phải lúc nào cũng êm ả, xuôi nguồn mà luôn có những biến động, những gian truân thử thách. Con người cần phải có ý chí, nghị lực, thông minh, sáng tạo và bản lĩnh mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm; học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin. Dẫn chứng: Lê Lợi mười năm nếm mật nằm gai đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đến thắng lợi.

- Phê phán những quan niệm, suy nghĩ sai trái:

+ Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những người bi quan, chán nản, than vãn, buông xuôi, ỷ lại, hèn nhát, chấp nhận, đầu hàng, đổ lỗi cho số phận…. cho dù những khó khăn ấy chưa phải là tất cả.

+ Dẫn chứng (lấy từ thực tế cuộc sống).

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Về nhận thức: Khi đứng trước thử thách cuộc đời cần bình tĩnh, linh hoạt, nhạy bén tìm ra hướng giải quyết tốt nhất (chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo).

+ Về hành động: Khó khăn, gian khổ cũng là điều kiện thử thách và tôi luyện ý chí, là cơ hội để mỗi người khẳng định mình. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống có ý nghĩa hơn.

c. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề.

- Liên hệ.

Ví dụ: Tóm lại, cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Khó khăn, thử thách, sóng gió có thể nổi lên bất cứ lúc nào. Đó là qui luật tất yếu mà con người phải đối mặt. Vì thế cần phải rèn luyện nghị lực và có niềm tin vào cuộc sống. “Đường đi trải đầy hoa hồng sẽ không bao giờ dân đến vinh quang”.

3. Dạng đề nêu những vấn đề tác động đến việc hình thành nhân cách con người

3.1 Các vấn đề thường gặp:

- Vấn đề tích cực: tình yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái, tình yêu thiên nhiên, ý chí nghị lực, hành động dũng cảm…

- Vấn đề tiêu cực: Thói dối trá, lối sống ích kỷ, phản bội, ghen tị, vụ lợi cá nhân…

3.2 Dạng đề

Đề thường ra dưới dạng một ý kiến, một câu nói, tục ngữ, ngạn ngữ, một mẩu chuyện nhỏ, một đoạn tin trên báo đài…

Ví dụ: Sài Gòn hôm nay đầy nắng. Cái nắng gắt như thiêu như đốt khiến dòng người chạy bạt mạng hơn. Ai cũng muốn chạy cho nhanh để thoát khỏi cái nóng. Một người phụ nữ độ tuổi trung niên đeo trên vai chiếc ba lô thật lớn, tay còn xách giỏ trái cây. Phía sau bà là một thiếu niên. Cứ đi được một đoạn, người phụ nữ phải dừng lại nghỉ mệt. Bà lắc lắc cánh tay, xoay xoay bờ vai cho đỡ mỏi. Chiếc ba lô nặng oằn cả lưng. Chàng thiếu niên con bà bước lững thững, nhìn trời ngó đất. Cậu chẳng mảy may để ý đến những giọt mồ hôi đang thấm ướt vai áo mẹ. Chốc chốc thấy mẹ đi chậm hơn mình, cậu còn quay lại gắt gỏng: “Nhanh lên mẹ ơi! Mẹ làm gì mà đi chậm như rùa”.

             (Những câu chuyện xót xa về sự vô cảm của con trẻ - http://vietnamnet.vn)

Viết văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về hiện tượng được nhắc đến trong câu chuyện trên.

a. Mở bài

Ta có gợi ý mở bài như sau: “Trong cuộc sống, nếu như chúng ta có sự quan tâm lẫn nhau, biết suy nghĩ về nhau thì cuộc đời sẽ đẹp biết bao. Thế nhưng, hiện nay sự thờ ơ vô cảm của giới trẻ đang xuất hiện ngày càng nhiều. Những câu chuyện xót xa về sự vô cảm của con trẻ được đăng trên vietnamnet.vn đã gợi cho chúng ta nhiều suy tư về quan niệm sống trong xã hội.

b. Thân bài

- Giải thích

+ Thế nào là thờ ơ, vô cảm?

+ Những hiện tượng vô cảm, thờ ơ trong gia đình hiện nay được biểu hiện như thế nào? (tóm tắt lại văn bản một cách ngắn gọn, rút ra vấn đề).

- Bàn luận

Thực trạng: Thờ ơ, vô tâm; quát mắng cha mẹ; đánh đập, thậm chí làm người thân tổn thương vì những hành vi bạo lực,...

+ Hậu quả: Con người trở nên lãnh cảm với mọi thứ, tình cảm thiếu thốn dễ nảy sinh tội ác, khó hình thành nhân cách tốt đẹp; gia đình thiếu hơi ấm, nguội lạnh, thiếu hạnh phúc, dễ gây bất hòa; sự vô cảm, cái ác sẽ thống trị và nhân lên trong xã hội,...

+ Nguyên nhân:

* Bản thân (thiếu ý thức chia sẻ gian khó với mọi người xung quanhchỉ biết vụ lợi…).

* Gia đình (cha mẹ quá nuông chìu con cái, thiếu giáo dục ý thức cộng đồng cho con cái…).

* Nhà trường (chỉ chăm lo dạy chữ mà coi nhẹ việc giáo dục đạo đức, bồi dưỡng tình cảm cho học sinh...).

* Xã hội (sự phát triển không ngừng của khoa học, con người trở nên xơ cứng, chỉ nghĩ đến cá nhân, thiếu ý thức cộng đồng...).

- Phê phán

+ Những biểu hiện lạnh lùng vô cảm.

+ Đề cao thái độ đồng cảm, tình người.

+ Nêu dẫn chứng.

- Bài học nhận thức và hành động

Về nhận thức: đây là một vấn đề xấu nhiều tác hại mà mỗi chúng ta cần đấu tranh và loại bỏ ra khỏi bản thân mình và xã hội.

+ Về hành động, cần học tập và rèn luyện nhân cách, sống cao đẹp, chan hòa, chia sẻ, có ý thức cộng đồng.

c. Kết bài

Quan tâm, chia sẻ với mọi người chung quanh để đầy ý nghĩa.

4. Cách thiết lập dàn ý nghị luận về hiện tượng đời sống

4.1 Khái niệm

Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người (như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và chia sẻ…).

- Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê.

- Phương pháp: Để làm tốt kiểu bài này, học sinh cần phải hiểu hiện tượng đời sống được đưa ra nghị luận có thể có ý nghĩa tích cực cũng có thể là tiêu cực, có hiện tượng vừa tích cực vừa tiêu cực… Do vậy, cần căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề để gia giảm liều lượng cho hợp lý, tránh làm bài chung chung, không phân biệt được mặt tích cực hay tiêu cực.

4.2 Thiết lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống phải nghị luận.

b. Thân bài

Luận điểm 1: giải thích sơ lược hiện tượng đời sống; làm rõ những hình ảnh, từ ngữ, khái niệm trong đề bài.

- Luận điểm 2: nêu rõ thực trạng các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống.

+ Thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào, có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống, thái độ của xã hội đối với vấn đề.

+ Chú ý liên hệ với thực tế địa phương để đưa ra những dẫn chứng sắc bén, thuyết phục từ đó làm nổi bật tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề.

- Luận điểm 3: lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống, đưa ra các nguyên nhân nảy sinh vấn đề, các nguyên nhân từ chủ quan, khách quan, do tự nhiên, do con người. Nguyên nhân nảy sinh vấn đề để đề xuất phương hướng giải quyết trước mắt, lâu dài.

- Luận điểm 4 đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống. Chú ý chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp với những lực lượng nào).

cKết bài

Khái quát lại vấn đề đang nghị luận.

- Thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị luận.

5. Cụ thể hóa cấu trúc hiện tượng đời sống có tác động đến con người

a. Mở bài:

Ví dụ 1: “Việt Nam vốn là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và có nhiều truyền thống nhân văn cao đẹp về lòng yêu thương con người, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, sự đồng cảm sẻ chia… Một trong những biểu hiện cao đẹp của truyền thống ấy đang được tuổi trẻ ngày nay phát huy. Đó chính là (…). Đây là một hiện tượng tốt có nhiều ý nghĩa nhân văn cao đẹp.”

- Ví dụ 2: “Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước thử thách bởi các vấn nạn: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, bệnh thành tích trong giáo dục… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là (…). Đây là một hiện tượng tiêu cực có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ”.

- Ví dụ 3:  Xã hội của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức như: tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, nạn tham nhũng, bệnh vô cảm… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là (…). Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.

b. Thân bài

Ví dụ: Đề bàn về tai nạn giao thông.

Trước hết ta cần hiểu “Tai nạn giao thông” là gì? Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên. Bao gồm: tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không. Trong đó nhiều nhất là tai nạn giao thông đường bộ.

Bàn luận:

- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông: (trình bày nguyên nhân):

+ Chủ quan: ý thức người tham gia giao thông. Đây là ngyên nhân cơ bản, quan trọng nhất dẫn đến tai nạn giao thông: không chấp hành luật giao thông, thiếu quan sát, phóng nhanh, giành đường, vượt ẩu, sử dụng rượu bia và các chất kích thích khi tham gia giao thông…

+ Khách quan: cơ sở hạ tầng giao thông còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu xã hội, mật độ dân số ngày càng đông…

- Phân tích những nguyên nhân, tìm ra biện pháp khắc phục: (trình bày biện pháp).

+ Xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật

+ An toàn giao thông – hạnh phúc của mọi người, mọi nhà.

+ Hãy chấp hành nghiêm luật giao thông đường bộ.

+ Hãy đội mũ bảo hiểm để bảo vệ cuộc sống của bạn.

+ Lái xe bất cẩn - Ân hận cả đời.

+ Hãy nói không với rượu, bia khi tham gia giao thông.

+ Có văn hóa giao thông là sống vì cộng đồng.

- Bài học bản thân: “An toàn là bạn, tai nạn là thù” để không trở thành nạn nhân của tai nạn giao thông. Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh…

c. Kết bài

- Tai nạn giao thông là một vấn nạn ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội cần sữ chung sức của cả cộng đồng.

- Hãy thể hiện mình là người có văn hóa khi tham gia giao thông.

Nghị luận xã hội là một vấn đề vô cùng phong phú, đa dạng, đa diện đòi hỏi kiến thức xã hội, kỹ năng sống, khả năng tiếp cận vấn đề của người học sinh. Vì thế, các em cần rèn luyện cách nghĩ, cách nhìn vấn đề thật tinh tường để đạt hiệu quả khi đánh giá nhận định vấn đề xã hội. Trên đây là một số gợi ý nhỏ giúp các bạn làm hành trang khi viết văn nghị luận xã hội. Chúc  bạn học tốt.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thu Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Huế
26 tháng 11 2017 lúc 8:08

bạn tham khảo bài này nhé



Sau một hành trình vất vả, tôi tin rằng quý vị sẽ được đền đáp bằng những điều bất ngờ và lí thú ngoài sức tưởng tượng khi tham quan động cổ Phong Nha, một hang động được mệnh danh là Đệ nhất kì quan.

Động Phong Nha nằm trong một quần thể hang động thuộc dãy núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây tỉnh Quảng Bình. Chúng ta có thể dễ dàng đến Phong Nha bằng hai con đường: đường thủy và đường bộ. Đường thủy ngược dòng sông Gianh, đến đoạn sông Gianh gặp sông Son thì cứ theo sông Son mà vào. Đường bộ theo tỉnh lộ số 2 đến bến sông Son, dài chừng 20 cây số. Từ bến sông này đi thuyền máy độ ba mươi phút là tới Phong Nha. Đoàn tham quan của chúng ta vừa đi theo đường bộ.

Thưa quý khách!

Hiện giờ, chúng ta đang đứng trước cửa động. Phong Nha gồm hai bộ phận là Động khô và Động nước, Động khô ớ độ cao 200m. Theo các nhà địa lí học thì chỗ này thuở xưa vốn là một dòng sông ngầm chảy qua dãy núi đá vôi, nay đã kiệt nước. Nước biển cùng với gió và thời tiết trải nhiều triệu năm đã xói mòn lòng núi thành hang động. Trong hang là những vòm đá trắng nổi vân như mây và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.

Trước mắt chúng ta là động chính của Phong Nha gồm mười bốn buồng, tức mười bốn hang nối với nhau bằng một hành lang đá dài hơn một ngàn năm trăm mét. Độ cao của hang từ ngoài vào trong khá chênh lệch. Ở những buồng ngoài, vòm hang chỉ cách mặt nước chừng 10 mét nhưng từ buồng thứ tư trở đi thì vòm hang cao tới 25 – 40 mét. Càng vào sâu, hang càng lớn. Chỉ mới có một vài đoàn thám hiểm với đầy đủ trang thiết bị hiện đại đặt chân tới đó.Hấp dẫn du khách nhất vẫn là Động nước. Trái với Động khô, Động nước hiện thời vẫn đang có một con sông dài chảy suốt ngày đêm. Sông khá sâu và nước rất trong.

Thú vị tuyệt vời là lúc thuyền nhẹ lướt trên sông, đưa du khách thưởng ngoạn khung cảnh hữu tình non xanh nước biếc ngay trong lòng động. Gió từ biển Đông thổi vào hòa quyện với hơi lạnh từ các dãy núi đá thoang thoảng mùi hương của hoa phong lan và các loại hoa rừng đang nở rộ khiến không khí trong lành, dễ chịu vô cùng!

Vì trong hang khá tối nên xin quý vị nào có đèn pin hãy bật lên để chúng ta có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp kì lạ có một không hai của động Phong Nha.
Du khách sẽ bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp huyền ảo, đa dạng của động. Vách động cao và thẳng đứng được bao bọc bởi những nhũ đá. Dưới ánh sáng lung linh của đèn đuốc, các khối thạch nhũ hiện lên đủ mọi hình khối và màu sắc lộng lẫy. Có khối hình con gà, con cóc, có khối xếp thành hình đốt trúc dựng đứng trên mặt nước… Lại có khối hình mâm xôi, hình cái khánh hoặc hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ, tiên nữ đang múa hát… Bàn tay tài hoa của Tạo hóa đã khéo tạo cho các khối thạch nhũ không chỉ đẹp về đường nét mà còn huyền ảo về sắc màu, một sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào tả xiết… Cửa động nhỏ hẹp được giấu kín trong lòng núi nhưng càng vào sâu, động càng mở rộng khiến cho người xem đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Dọc theo sông có nhiều bãi cát, bãi đá để cho du khách tạm dừng chân. Những con thuyền nhỏ soi mình trên mặt nước trong xanh giống như những dấu lặng trên khung nhạc, làm cho bản tình ca của thiên nhiên ngân lên những cung bậc trữ tình bâng khuâng, xao xuyến.

Chúng ta hãy men theo các ngõ ngách trong hang để thăm thú đó đây, chụp ảnh kỉ niệm hoặc thắp hương trên những bàn thờ của người Chăm, người Việt dựng nên từ thuở xưa. Bàn tay điêu khắc kì diệu của thiên nhiên đã làm cho cảnh đẹp Phong Nha phong phú và đa dạng. Khung cảnh ở đây vừa hoang sơ, bí hiểm lại vừa thanh thoát và thơ mộng. Quý vị sẽ thấy trước mắt không phải là khung cảnh thường thấy ở ngoài đời mà là cảnh thần tiên chỉ có trong thế giới thần thoại hay cổ tích.

Thưa quý khách!

Phong Nha chỉ mới đưa vào khai thác hai động là Động nước và Động khô trong quần thể 300 hang động, vậy mà danh thắng này đã cuốn hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Nếu khu động Phong Nha bí hiểm làm kính ngạc người xem và là đề tài nghiên cứu lâu dài của các nhà khảo cổ, địa chất học thì khu rừng nguyên sinh rộng 40.000 héc ta với hàng ngàn loài động, thực vật trên rừng, dưới biển là một thế giới bí mật cất giữ bao điều thú vị, hấp dẫn của thiên nhiên mà con người chưa biết đến.

Đây chỉ là mội phần của khu vườn quốc gia rộng gần 100.000 hécta nằm giữa hoang mạc đá vôi hình thành cách đây hơn 300 triệu năm, chạy dài từ đất Việt qua tận đất Lào, được coi là lớn nhất thế giới.

Trong tương lai, khi phạm vi du lịch được mở rộng thì quy mô khu du lịch Phong Nha sẽ chẳng kém gì vịnh Hạ Long, nơi đã được đánh giá là kì quan thiên nhiên của thế giới.

Theo kết quả khảo sát của các nhà thám hiểm hang động Hội Địa lí hoàng gia Anh thì hang Vòm còn kì vĩ hơn động Phong Nha và chiều sâu hang này dài tới 28 km ! Nếu du khách ngồi thuyền ngược sông Chày lên phía tây, dọc hai bên bờ sông là những hang động trổ cửa ra bờ sông mà ngắm cảnh trí ngoài hang thì thật quyến rũ chẳng kém Phong Nha. Với màu nước sông xanh đến mê hồn, hai bên vách đá dựng đứng sừng sững cao hàng trăm mét sẽ tạo cho khách cái cảm giác mạo hiểm không thể nào quên.

Ngược sông Chày; du khách sẽ gặp một vùng nước lạ sau thác Trộ Mợng, nơi dòng sông gặp núi đá vôi lặn xuống thành sông ngầm, rồi lại hiện lên sau núi đá. Tại vùng nước này, nhân dân địa phương đã phát hiện ra một loài cá chép lạ đặt tên là Quảng Bình.

Trên những vách đá dựng đứng cheo leo là những bầy voọc chuyền thoăn thoắt qua các ngọn cây. Từ động Phong Nha băng qua vách núi dựng đứng ấy (nếu đi tour mạo hiểm) hoặc chạy xe trên đường 20, du khách sẽ gặp một thung lũng rộng hàng trăm hecta, có tên Sinh Tồn. Đó là một đồng cỏ bằng phẳng giữa bốn bề núi dựng mà vây quanh nó là những cánh rừng nguyên sinh với những thân cổ thụ vút thẳng, dưới tán rừng là thảm lá khô dày, hoàn toàn không có cây bụi hay dây leo.

Theo kế hoạch phát triển, nhà nước sẽ đầu tư cho khu du lịch sinh thái tại đây với tổng kinh phí lên đến hàng trăm tỉ đồng. Một trung tâm cứu hộ động vật hoang dã sẽ được xây dựng và những loài chim thú quý hiếm sau khi được cứu sẽ thả trở lại rừng. Du khách có thể quan sát chúng từ những chòi cao. Các công trình như khách sạn, sân golf… đều được tập trung xây dựng ở vùng đệm của vườn quốc gia.

Phong Nha – Kẻ Bàng có một hệ động thực vật phong phú vào bậc nhất trong các vườn quốc gia tại Việt Nam (26/67 loài thú ở đây được ghi vào sách đỏ). Ngoài ra, Phong Nha – Kẻ Bàng còn có những địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mĩ như bến phà Xuân Sơn, sân bay Khe Cát, hang “Tám Cô”… cùng những cổ tự Chăm bí ẩn trong lòng các hang động hay huyền thoại về kho báu của vua Hàm Nghi thời cần Vương chống thực dân Pháp.
Khu du lịch Phong Nha hiện nay đã có hệ thống dịch vụ khá chu đáo như khách sạn, cửa hàng bán đồ lưu niệm, phòng hướng dẫn… Sau một ngày thăm thú hang động, du khách sẽ về Đồng Hới nghỉ đêm.

Nếu tour du lịch dài ngày thì sẽ kết hợp du lịch hang động, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm và tìm hiểu văn hóa của các dân tộc thiểu số… Phong cảnh sơn thủy hữu tình sẽ níu chân du khách trong những đêm ở vùng sơn cước này.

Du khách sẽ nghỉ đêm trên những con thuyền của ngành du lịch, đủ chỗ chọ khoảng dăm bảy chục người. Thuyền thả trôi theo sông Son để du khách được nghe những làn điệu dân ca rẻo cao hay xem các nghệ nhân làng tuồng Khương Hà biểu diễn. Trên thuyền có đủ rượu cần với cá sồng Son là những món ăn sẽ làm du khách nhớ mãi. Du khách vừa uống rượu, vừa ngắm trăng thượng huyền đổ bóng trên sông Son và nghe bài Sơn nữ ca chơi vơi trên khói sóng: Một đêm trong rừng vắng, ánh trăng chênh chếch đầu ghềnh thấp thoáng…

Sau khi tham quan Phong Nha, nhà thám hiểm Hao-ớt Lim-be, trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh đã phát biểu : “Với kinh nghiệm của mười sáu năm thám hiểm hang động ở Tổ chức nghiên cứu hang động mạnh nhất của Hoàng gia Anh, tôi khẳng định Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới”. Theo báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm nói trên thì động Phong Nha có bảy cái nhất: hang động dài nhất; cửa hang rộng nhất; bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất; có những hồ ngầm đẹp nhất; thạch nhũ tráng lệ và ki ảo nhất; sông ngầm dài nhất.
Kính thưa các quý vị du khách!

Chúng ta đã được nhìn thấy tận mắt vẻ đẹp kì thú của động Phong Nha. Động Phong Nha chỉ là một trong muôn ngàn danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam. Tôi tin rằng những chuyến du lịch bổ ích như thế này sẽ phần nào giúp cho quý vị hiểu thêm về cội nguồn lòng yêu nước thiết tha, mãnh liệt của dân tộc Việt Nam.

Chúng tôi vô cùng tự hào về giang sơn gấm vóc của mình và mong ước rằng cả nhân loại sẽ sống vui vẻ, hoà bình trong môi trường thiên nhiên tuyệt đẹp mà Tạo hóa đã hào phóng ban tặng cho loài người.
Xin cảm ơn quý vị du khách đã lắng nghe!

Nguyễn Huế
26 tháng 11 2017 lúc 8:09

Xin chào, hôm nay tôi xin giới thiệu về lịch sử 36 phố phường của Thăng Long, Hà Nội. Sách "Hà Nội ba sáu phố phường" của Thạch Lam viết: "Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Trung Quốc có Thượng Hải… Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu..."

Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố rất nhiều vẻ đẹp vì Hà Nội đẹp thật và cũng vì chúng ta mến yêu. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội . Để cho những người mong ước kinh kỳ ấy, và để cho những người ở Hà Nội, chúng ta khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ đẹp riêng của Hà Nội, khiến mọi sự đổi thay trong ba mươi sáu phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi.

Hà Nội hiện nay có 9 quận, 5 huyện gồm 128 phường, 98 xã và 6 thị trấn, nhưng đó là "phường và phố" Hà Nội hiện nay, còn ca dao cổ có câu:
Hà Nội ba sáu phố phường.
Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh.

Khu phố cổ "36 phố phường" của Hà Nội được giới hạn bởi đường Hàng Đậu ở phía Bắc, phía Tây là đường Phùng Hưng, phía Đông là đường Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải, phía Nam là đường Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng. Khu phố cổ được biết đến hiện nay được thiết kế và quy hoạch theo phong cách kiến trúc Pháp với mạng lưới đường hình bàn cờ, nhưng dấu vết lịch sử thì lại in đậm ở nhiều lớp văn hoá chồng lên nhau. Thăng Long-Hà Nội là một vùng văn hoá truyền thống đặc biệt bởi vì đến hết thế kỷ XVI Thăng Long-Đông Đô-Đông Kinh vẫn là đô thị độc nhất của nhà nước Đại Việt lúc ấy.

Dưới thời nhà Lý, nhà Trần, Phố cổ Hà Nội bao gồm nhiều phường trong tổng số 61 phường thời đó. Vào thời Lê, đầu thế kỷ XVI, Hà Nội trở thành Đông Kinh, khắp nơi đổ về buôn bán làm ăn trong 36 phường lúc bấy giờ, và dần dần, nơi đây chính là khu Phố Cổ thời nay.

Vào thời Lê, "phường" ngoài nội dung chỉ các tổ chức của những người cùng làm một nghề (phường chèo, phường thợ) thì còn một nội dung nữa, chỉ những khu vực địa lý được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long.

Sử cũ còn ghi Thăng Long đời Lê gọi là phủ Phụng Thiên. Chia ra hai huyện Vĩnh Xương (sau đổi ra Thọ Xương) và Quảng Đức (sau đổi ra Vĩnh Thuận). Mỗi huyện 18 phường. Như vậy, Thăng Long có 36 phường. Suốt ba thế kỷ, nhà Lê vẫn giữ nguyên sự phân định hành chính đó.

Khi xưa, khu 36 phố phường phát triển trong môi trường có nhiều ao hồ. Khu này được sông Tô Lịch bao bọc ở phía Bắc, sông Hồng ở phía Đông và hồ Hoàn Kiếm ở phía Nam. Khu vực chợ và nhà ở đầu tiên được đặt tại nơi sông Tô Lịch và sông Hồng gặp nhau. Cửa sông Tô Lịch là bến cảng và có thể có rất nhiều con kênh nhỏ nằm rải rác trong khu Phố Cổ.

Từ thế kỷ XV, khu Kinh Thành gọi là phủ Trung Đô gồm 2 huyện với tổng số 36 phường. Trong thời kỳ này đa phần huyện Thọ Xương, hầu hết các phố đều là nơi buôn bán, rất nhiều đền và chùa cũng được xây vào thời kỳ này.

Đến khoảng giữa thế kỷ XIX, hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận vẫn y nguyên 13 tổng nhưng con số các phường, thôn, trại rút xuống mạnh (do sáp nhập): Thọ Xương còn 113 phường, thôn, trại. Vĩnh Thuận còn 40 phường, thôn, trại. Tổng cộng là 153 phường, thôn, trại.

Như vậy, nhà Lê cho Thăng Long hưởng một quy chế riêng (gọi là Phủ, trực thuộc trung ương và suốt ba thế kỷ chỉ gồm có 36 phường). Ngược lại, nhà Nguyễn đã đánh đồng Thăng Long với các phủ khác, phải lệ thuộc vào tỉnh và cũng có tổng, có thôn, có trại như mọi nơi.

Trên thực tế không có cái gọi là "Hà Nội 36 phố phường". Chỉ có Thăng Long thời Lê có 36 phường hoặc là Hà Nội thời Minh Mạng có 239 phường, thôn, trại và Hà Nội thời Tự Đức với 153 phường.

Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ "Hàng", tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó.Và sau đây là một bài ca dao gửi đến tất cả mọi người để nhớ tới 36 phố phường của Hà nội ta:
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố mới Phúc Kiến, Hàng Ngang
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Qua đi đến phố Hàng Da
Trải xem phường phố thật là quá xinh.

Từ đời Lê (thế kỷ XV), nhiều người Trung Quốc được phép cư trú ở Thăng Long (Hà Nội), họ rủ nhau đến làm ăn buôn bán ở phố Hàng Ngang (xưa kia ở hai đầu phố có dựng hai cái cổng chắn ngang đường, tối đến đóng lại). Do đó thành tên Hàng Ngang.

Như tên gọi Hàng Đường có rất nhiều cửa hàng bán đường, mứt, bánh, kẹo. Sát với chợ Đồng Xuân là phố Hàng Mã - chuyên bán các mặt hàng truyền thống làm từ các loại giấy màu.

Từ đầu phố Hàng Mã đi thẳng sang phố Hàng Chiếu dài 276m (nơi bán nhiều loại chiếu thảm bằng cói) là đến Ô Quan Chưởng (cửa Đông Hà) di tích khá nguyên vẹn của một trong 36 phố phường Thăng Long xưa hay phố nghề rất điển hình: Hàng Thiếc.

Mỗi nghề còn giữ lại trên tên phố Hà Nội nay đã qua bao thay đổi, đến nay đã có hơn sáu mươi phố bắt đầu bằng chữ Hàng như Hàng Đào, Hàng Tre, Hàng Sắt, Hàng Mành, Hàng Bún, Hàng Bè...

Trong các phố của Hà Nội hiện nay, có những phố nguyên có chữ Hàng nhưng đã được mang tên mới như Hàng Cỏ (tức phố Trần Hưng Đạo ngày nay), Hàng Đẫy (Nguyễn Thái Học), Hàng Giò (Bà Triệu phía gần Hồ Hoàn Kiếm), Hàng Lọng (Đường Nam bộ rồi Lê Duẩn), Hàng Nâu (Trần Nhật Duật), Hàng Kèn (Quang Trung), Hàng Bột (Tôn Đức Thắng).

Khu phố cổ Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX cơ cấu đô thị trở nên dày đặc hơn. Khu phố cổ được mở rộng tập trung theo hướng trung tâm của khu phố. Các ao, hồ, đầm, dần dần bị lấp kín để lấy đất xây dựng.

Khu phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến trúc độc đáo, mang nặng bản sắc dân tộc Việt, có sắc thái đặc trưng của một khu dân cư sản xuất chủ yếu là nghề thủ công truyền thống. Nơi đây diễn ra đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hằng ngày của cư dân đô thị như sinh sống, bán hàng sản xuất, lễ hội, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tạo nên một sức sống mãnh liệt để khu phố cổ tồn tại vĩnh viễn và phát triển không ngừng.

Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, quy hoạch Hà Nội bắt đầu có sự thay đổi. Khu phố cổ có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đường phố được nắn lại, có hệ thống thoát nước, có hè phố, đường được rải nhựa và có hệ thống chiếu sáng, nhà cửa hai bên đường phố được xây gạch lợp ngói. Bên cạnh những nhà cổ mái ngói xuất hiện các ngôi nhà có mặt tiền được làm theo kiểu cách Châu Âu.

Khu phố cổ Hà Nội từ 1954-1985, dân cư có sự thay đổi, nhiều gia đình từ chiến khu trở về được bố trí vào ở khu phố cổ. Kể từ đó số hộ ở trong mỗi số nhà cứ tăng dần lên từ một hộ đến hai, ba hộ, rồi mỗi hộ gia đình lại phát triển thêm theo kiểu tam đại, tứ đại đồng đường...

Từ 1954 trở đi, do chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, chính sách phát triển sản xuất, chính sách kinh tế của thời bao cấp (Nhà nước đảm nhận việc cung cấp mọi nhu yếu phẩm cho cuộc sống của dân cư qua hệ thống các cửa hàng bách hoá và dịch vụ...).

Toàn bộ khu phố cổ nơi buôn bán sầm uất đã trở thành khu dân cư ở (1960-1983), đa số dân cư trở thành cán bộ, công nhân viên, phục vụ cho xí nghiệp, hợp tác xã các cơ quan thành phố...

Khu phố cổ từ 1986 đến nay, dưới đường lối đổi mới của Đảng đã khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân xây dựng mở mang phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội. Buôn bán ở khu phố cổ dần dần được phục hồi, phát triển và sầm uất hơn xưa. Nhiều ngôi nhà cổ được cải tạo đổi mới, nhiều nhà xuống cấp, bị hỏng được xây dựng lại với nhiều kiểu cách. Nhiều đình, đền, chùa được tu sửa.

Ngày nay, ta vẫn xem "36 phố phường" của Hà Nội là khu phố cổ. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, dẫu tên phố thay đổi ít nhiều, dẫu nghề nghiệp ở đó có còn hay mất, nhưng những nghề thủ công và các sản phẩm mà người thợ Thăng Long làm ra sẽ mãi in đậm, ăn sâu trong trái tim người Hà Nội cũng như lịch sử Việt Nam.

Phúc Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Trí Hùng
29 tháng 10 2021 lúc 21:22

chưa nhé

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Gia Bảo
29 tháng 10 2021 lúc 21:22

chưa nha 

Khách vãng lai đã xóa
Phúc Nguyễn
29 tháng 10 2021 lúc 21:23

mình tưởng là hết rồi

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
datcoder
23 tháng 10 2023 lúc 23:19

Bến nhà Rồng:

Bến nhà Rồng ban đầu là một thương cảng lớn ở Sài Gòn, được xây dựng từ năm 1864 trên sông Sài Gòn. Gọi là Bến Nhà Rồng vì ở đó có một tòa nhà mang lối kiến trúc phương Tây nhưng trên đỉnh lại được gắn hai con rồng nên được người dân gọi là Nhà Rồng. Đây cũng là công trình đầu tiên do Pháp xây dựng từ sau khi chiếm được Sài Gòn. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã cho tu bổ, sửa sang lại mái ngôi nhà và thay hai con rồng cũ thành mới với tư thế quay đầu ra sau năm 1955. Từ đó đến nay, kiến trúc của nơi đây hầu như được giữ nguyên vẹn.

Hoàng Khánh Linh
Xem chi tiết
Z2810 Thao
1 tháng 10 2021 lúc 7:17

nói về đăc sản món ăn truyền thống , danh lam thắng cảnh nổi tiếng , kể về truyền thuyết , nguồn gốc con ng việt