Những câu hỏi liên quan
uchihaitachi
Xem chi tiết
Quỳnh
16 tháng 3 2017 lúc 20:09

Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật có dấu hiệu:

Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân

Bình luận (0)
Chu Vân Anh
16 tháng 3 2017 lúc 20:10

-Bàn tay khô ráp , chai sạn đã nuôi nấng , bao bọc và che cho tôi từ lúc lọt lòng.

-Đội bóng chuyền đang sở hữu một tiềm năng sáng giá.

Bình luận (0)
Quỳnh
16 tháng 3 2017 lúc 20:11

Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng:

Vì sao trái đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên Người :Hồ Chí Minh

Bình luận (0)
Phạm Lê Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Đinh Tuấn Việt
13 tháng 3 2016 lúc 16:30

hai câu thơ này nói về tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước 
Chỉ cần trong xe có một trái tim 
-Giọng thơ mộc mạc như lời nói bình thường, hình ảnh, ngôn ngữ thơ rất đẹp, rất thơ, cảm hứng suy tưởng vừa bay bổng vừa sâu sắc, nó hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn mưa bom bão đạn. 
-Những chiếc xe mang trên mình đầy thương tích, đó là những chiến sĩ kiên cường, vượt lên bom đạn, hăm hở lao ra tiền tuyến. Phía trước ấy là miền nam thân yêu, sức mạnh để chiếc xe ra trận chính là sức mạnh của trái tim người lính, một trái tim nồng nàn tình yêu nước và sôi trào tính chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 
-Nghệ thuât: hoán dụ “trái tim”, điệp ngữ “không có”, kết cấu câu “vẫn”, “chỉ cần”, “có” → làm cho 
giọng thơ, ý thơ trở nên mạnh mẽ, hào hùng. 
-Hình ảnh “trái tim” là nhãn tự của bài thơ, thể hiện sức mạnh chiến đấu, ý chí thống nhất đất nước, trái tim gan góc kiên cường, giàu bản lĩnh, chứa chan tình yêu thương → Trái tim cần lái 
→ Tình yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, đồng chí ở miền Nam đã khích lệ, động viên người chiến sĩ luôn lạc quan, bình tĩnh, cầm chắc tay lái để đưa đoàn xe mau tới đích. 
-Vẫn cách nói bình thản, ngang tàng nhưng câu thơ đỗi lắng sâu một tinh thần trách nhiệm và có ý 
nghĩa như một lời tâm huyết. 
→ Ý chí quyết tâm chiến đấu và khí phách anh hùng của người chiến sĩ không có bom đạn nào của kẻ thù có thể làm lay chuyển được.

Bình luận (0)
lemailinh
Xem chi tiết
Lê Diệu Linh
19 tháng 3 2018 lúc 20:26

Nhà em rất hòa thuận (nhà em chỉ người trong nhà) 

Em lớn lên nhờ bàn tay của mẹ( bàn tay chỉ mẹ )

Bình luận (0)
Vũ Minh Phương
19 tháng 3 2018 lúc 20:30

Một người bán hoa quả lần thứ 1 bán ba phần năm số vải lần thứ 2 bán số quả ba phần năm lần thứ 1 .Tìm phân số chỉ số quả con lại

Bình luận (0)
mo chi mo ni
19 tháng 3 2018 lúc 20:32

cái này tra google có lẽ nhanh hơn bạn ạ?

Bình luận (0)
HOC24
Xem chi tiết
Dora Là Tớ
26 tháng 5 2016 lúc 18:03

Phân biệt: 

Ẩn dụ là gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác dựa trên nét tương đồng ( nó còn được gọi là so sánh ngầm chỉ có 1 vế ko có từ so sánh và vế 2) 
VD : Người cha mái tóc bạc 
Đốt lửa cho anh nằm 
Người cha ở đây là Bác Hồ (đã có sự so sánh ngầm Vế A là Bác Hồ, vế B là người cha) 
Hoán dụ là gọi tên sự vật này bằng tên sự vật kia dựa trên : 
- Lấy bộ phận chỉ toàn thể : Cậu ấy là một chân sút trong đội bóng của trường. 
( Chân chỉ một bộ phận cơ thể ) 
-Lấy các cụ thể chỉ cái trừu tượng : 
Nhà em cách 4 quả đồi 
Cách 3 ngọn núi cách đôi cánh rừng 
(những điều trên là cái cụ thể cái trừu tượng là sự khó khăn) 
-Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng : 
Lớp 9D học rất giỏi 
( Lớp 9D là vật chứa đựng học sinh lớp 9D là vật bị chứa đựng) 
-Lấy dấu hiệu của sự vật chỉ sự vật 
Ngày Huế đổ máu 
(đổ máu là dấu hiệu của chiến tranh vì vậy Ngày Huế đổ máu tương đương với ngày Huế xảy ra chiến tranh)

Bình luận (0)
Quốc Đạt
26 tháng 5 2016 lúc 18:05

Ẩn dụ là gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác dựa trên nét tương đồng ( nó còn được gọi là so sánh ngầm chỉ có 1 vế ko có từ so sánh và vế 2) 
VD : Người cha mái tóc bạc 
Đốt lửa cho anh nằm 
Người cha ở đây là Bác Hồ (đã có sự so sánh ngầm Vế A là Bác Hồ, vế B là người cha) 
Hoán dụ là gọi tên sự vật này bằng tên sự vật kia dựa trên : 
- Lấy bộ phận chỉ toàn thể : Cậu ấy là một chân sút trong đội bóng của trường.
( Chân chỉ một bộ phận cơ thể ) 
-Lấy các cụ thể chỉ cái trừu tượng : 
Nhà em cách 4 quả đồi 
Cách 3 ngọn núi cách đôi cánh rừng 
(những điều trên là cái cụ thể cái trừu tượng là sự khó khăn) 
-Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng : 
Lớp 9D học rất giỏi 
( Lớp 9D là vật chứa đựng học sinh lớp 9D là vật bị chứa đựng) 
-Lấy dấu hiệu của sự vật chỉ sự vật 
Ngày Huế đổ máu 
(đổ máu là dấu hiệu của chiến tranh vì vậy Ngày Huế đổ máu tương đương với ngày Huế xảy ra chiến tranh)

Bình luận (0)
Quốc Đạt
26 tháng 5 2016 lúc 18:07

Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương đồng, tức giống nhau về phương diện nào đó.(hình thức; cách thức thực hiện; phẩm chất; cảm giác).

Ẩn dụ lâm thời biểu hiện mối quan hệ giống nhau giữa hai sự vật.

Cơ sở của ẩn dụ dựa trên sự liên tư­ởng giống nhau của hai đối tượng bằng so sánh ngầm.

Về mặt nội dung(cấu tạo bên trong), ẩn dụ phải rút ra nét cá biệt giống nhau giữa hai đối tượng vốn là khác loại, không cùng bản chất. Nét giống nhau là cơ sở để hình thành ẩn dụ, đồng thời cũng là hạt nhân nội dung của ẩn dụ.

Chức năng chủ yếu của ẩn dụ là biểu cảm. Hiện nay ẩn dụ được dùng rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau, không những trong văn xuôi nghệ thuật mà còn trong phong cách chính luận nhưng nhiều nhất vẫn là trong thơ ca.

Bình luận (0)
Bùi Như Quỳnh
Xem chi tiết
Bùi Ngọc Anh
7 tháng 3 2016 lúc 13:53

xe được hoán dụ với con người. tác dụng: làm cho câu thơ hay và diễn đạt các ý được chọn lọc hơn. Mình nghĩ thế

Bình luận (0)
Đỗ Hoàng Ngọc
7 tháng 3 2016 lúc 14:48

Sự gian khổ nơi chiến trường ngày càng nâng lên gấp bội lần nhưng không thể làm chùn bước những đoàn xe nối đuôi nhau ngày đêm tiến về phía trước.
- Nguyên nhân nào mà những chiếc xe tàn dạng ấy vẫn băng băng chạy như vũ bão? Nhà thơ đã lí giải: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
+ Câu thơ dồn dập cứng cáp hẳn lên như nhịp chạy của những chiếc xe không kính. Từ hàng loạt những cái “không có” ở trên, nhà thơ khẳng định một cái có, đó là “một trái tim”.
+ “Trái tim” là một hoán dụ nghệ thuật tu từ chỉ người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa. Trái tim của họ đau xót trước cảnh nhân dân miền Nam sống trong khói bom thuốc súng, đất nước bị chia cắt thành hai miền.
+ Trái tim ấy dào dạt tình yêu Tổ quốc như máu thịt, như mẹ cha, như vợ như chồng… Trái tim ấy luôn luôn sục sôi căm thù giặc Mỹ bạo tàn.
=> Yêu thương, căm thù chính là động lực thôi thúc những người chiến sĩ lái xe khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để ước mơ này trở thành hiện thực,chỉ có một cách duy nhất: vững vàng tay lái, cầm chắc vô lăng. Vì thế thử thách ngày càng tăng nhưng tốc độ và hướng đi không hề thay đổi.
=> Đằng sau những ý nghĩa ấy, câu thơ còn muốn hướng con người về chân lý thời đại của chúng ta: sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng.
=> Có thể coi câu thơ cuối là câu thơ hay nhất của bài thơ. Nó là nhãn tự, là con mắt thơ, bật sáng chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe thời chống Mỹ:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai” ( Tố Hữu ).

Bình luận (1)
Phương Thảo
4 tháng 10 2016 lúc 19:58

Hình ảnh "trái tim" trong câu thơ: "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước - Chỉ cần trong xe có một trái tim" là HOÁN DỤ.

- Lấy bộ phận để gọi toàn thể: "trái tim" chỉ người lính lái xe ở tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ.
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: "trái tim" chỉ tình yêu Tổ quốc lớn lao, như máu thịt, như mẹ cha, như vợ, như chồng...; chỉ khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của người lính.

=> Nói hình ảnh "trái tim" trong câu thơ này là ẩn dụ -> không đúng. Mà nói vừa là ẩn, vừa là hoán -> lại càng sai.

Bình luận (2)
Phan Thị Ánh Ngọc
Xem chi tiết
Song Minguk
18 tháng 4 2017 lúc 21:34

1) Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm .
_ Từ so sánh : chưa bằng .
_ Kiểu so sánh : không ngang bằng .

Việc so sánh không ngang bằng đã làm lộ rõ tình yêu thương của anh chiến sĩ với người mẹ kính yêu. Dù có đi xa mãi, đến chân trời góc bể thì anh vẫn luôn nhớ tới người mẹ kính yêu với nỗi lòng tái tê

2)Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để có thể học tập tốt hơn.
+ trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

Bình luận (0)
Thảo Phương
18 tháng 4 2017 lúc 21:41

1)* Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm .
_ Từ so sánh : chưa bằng .
_ Kiểu so sánh : không ngang bằng .

=> Tác dụng: Việc so sánh không ngang bằng đã làm lộ rõ tình yêu thương của anh chiến sĩ với người mẹ kính yêu. Dù có đi xa mãi, đến chân trời góc bể thì anh vẫn luôn nhớ tới người mẹ kính yêu với nỗi lòng tái tê, với sự khó nhọc của tuổi sáu mươi...

2)

Bình luận (0)
Linh Phương
18 tháng 4 2017 lúc 21:54

1) Câu hỏi của Christina - Ngữ văn lớp 6 | Học trực tuyến

2) Mỗi buổi sáng với tôi nó vẽ ra bao nhiêu điều kì diệu tuyệt đẹp. Khung cảnh khi những cơn mưa rào ngang qua sau một đêm dài, giờ là những cơn gió se se những hạt mưa ướt đẫm ánh nắng của buổi sớm. Tôi yêu cái cảm giác mỗi sớm mai được ngắm nhìn những bông hoa còn đọng lại những giọt sương sớm. Được ngắm cảnh xung quanh nơi mình sống, bỗng dưng những cảm xúc bỗng trào ra , không phải là khóc mà là cảm xúc yêu con người, yêu phong cảnh nơi đây. Thích tiếng ồn ào của thành phố vào buổi sáng và tối...

Bình luận (0)
🎈bLUe BaLloON💙
Xem chi tiết
Trần Thị Hương Giang
13 tháng 4 2018 lúc 12:59

a) Từ ngữ chỉ hoán dụ:trái đất(trái đất chỉ những người sống trong trái đất)

=>thuộc kiểu Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

b)  TN chỉ HD : cả lang quê(chỉ nhg ng sống trong làng quê)

=>thuộc kiểu (như câu a)

c)TN chỉ Hd: BẮP CHÂN ĐÀU GỐI (chỉ tinh thần kháng chiến bền bỉ dẻo dai)

=>lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng

d)TN chỉ HD : đầu xanh (chỉ tuổi trẻ)

=>lấy dấu hiệu của svat để gọi svat

100 phần trăm đúng đấy k mình nha (bài nài mình học rùi) câu d bạn chép sai rùi má hồng đến quá lủa thì chưa thôi mới đúng HD : má hồng nhé

Bình luận (0)
Khanh Kevin
Xem chi tiết
Hà Như Thuỷ
18 tháng 3 2016 lúc 18:16

- Câu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Ánh nắng chảy đầy vai.

Câu hoán dụ nêu đặc điểm của sự vật để gọi sự vật: Mùa phượng nở, sân trường tràn ngập một màu đỏ

Bình luận (0)
Khanh Kevin
18 tháng 3 2016 lúc 18:20

cảm ơn bạn. mình cũng mới ra một câu hỏi ở phần ngoại ngữ lớp 6, bạn ra trả lời nhé

 

Bình luận (0)
Lê Anh Tú
Xem chi tiết
Mỹ Châu
30 tháng 7 2021 lúc 16:03

so sánh

1. So sánh sự vật này với sự vật khác.

Ví dụ:

– Cây gạo to lớn như một tháp đèn khổng lồ.

2. So sánh sự vật với con người hoặc ngược lại.

Ví dụ:

– Trẻ em như búp trên cành.

3. So sánh âm thanh với âm thanh

Ví dụ:

– Tiếng chim hót líu lo như tiếng sáo du dương.

nhân hóa

Ví dụ: “Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm”

Thân, tay, núi, bọc là những từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của con người nhưng lại được sử dụng để chỉ tính chất, hoạt động, bộ phận của bão và tre.

Ví dụ: “Có chú chim sẻ nhỏ bay tới gần”

Dùng từ ngữ gọi con người “chú” để gọi tên con chim

Ví dụ: “Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta”.

Cách xưng hô “Trâu ơi” tương tự như với con người.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Hoàng Minh +™( ✎﹏TΣΔ...
30 tháng 7 2021 lúc 16:09

 Sưu tầm 3 ví dụ về phép so sánh

  trên trời mây trắng như bông 

  đen như mực 

  đỏ như son 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa