Những câu hỏi liên quan
Ánh Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Bảo
17 tháng 4 2017 lúc 17:03

Dàn bai:

1. Mở bài: Giới thiệu nhân vật miêu tả (Ông Tiên) Đặt tình huống cụ thể: Cuộc gặp gỡ trong mơ với ông tiên để qua đối thoại, qua quan sát miêu tả nhân vật.

2. Thân bài: Dựa vào truyện cổ tích để tả:

Ngoại hình:

Xuất hiện toàn thân toả ánh hào quang, huyền ảo.

Dáng vẻ ung dung, mặc bộ quần áo chùng cổ xưa, ống tay rộng.

Tay chống gậy trúc, hoặc cầm cây phất trần, hồ lô,...

Khuôn mặt hiền từ phúc hậu, đôi mắt tinh anh, vầng trán rộng,...

Râu tóc trắng phau, da dẻ hồng hào.

Việc làm và tính cách: Hiền hậu, hay giúp đỡ những người bất hạnh.

Luôn quan tâm theo dõi mọi chuyện trong dân gian.

Xuất hiện kịp thời để giúp đỡ người lương thiện và trừng trị kẻ ác.

Giọng nói ấm áp, ân cần, gần gũi với những người bất hạnh.

Ban phép lạ, gỡ bí cho người lương thiện.

Thường biến mất sau mỗi lần hoàn thành xứ mệnh.

3. Kết bài: Nêu tình cảm, suy nghĩ của em với ông Tiên: Yêu quý, kính trọng,... muốn làm nhiều việc thiện, việc tốt giống ông Tiên trong những câu chuyện dân gian.

Em đã từng gặp ông tiên trong nhũng câu chuyện cổ tích dân gian. Hãy tả hình ảnh ông tiên theo trí tưởng tượng của mình.

Bài làm:

Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.

Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tỏi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông.

Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian.

Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tồn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông.

Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội.

Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước.

Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng. Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên.

Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.

hihi

Bình luận (0)
Lê Quỳnh Trang
28 tháng 3 2017 lúc 10:25

Mỗi câu chuyện cổ tích được lưu giữ giống như người xưa giữ lửa và truyền lửa. Trong thế giới cổ tích đó, tôi thích nhất là nhân vật ông Bụt bởi ông là hiện thân của những phép thuật và là người biến mong ước trở thành hiện thực.

Ông Bụt rất ít xuất hiện nhưng ông luôn có mặt kịp thời để giúp những người nghèo khổ. Trong làn khói huyền ảo sắc màu, ông thường hiện ra nhân từ và phúc hậu. Khắp người ông toả những vầng hào quang chói loà như chiếu những tia hi vọng cho những con người bất hạnh. Dáng ông đạo mạo khoan thai. Em rất thích đôi mắt của ông. Ông có đôi mắt sáng ngời toát lẽn vẻ bao dung. Đôi mắt thần kì dẫn đường chỉ lối cho người nghèo khổ đến được giàu sang, người bất hạnh tìm được hạnh phúc. Ông có mái tóc và chòm râu bạc trắng, trắng hơn cả những áng mây mà ông cưỡi, vầng trán ông cao rộng, điểm những nếp nhăn. Nhưng đó không phải là dấu hiệu của tuổi già mà thể hiện sự trường thọ của ông. Ông khoác trên mình một chiếc áo trắng tinh óng ánh, toả ra những ánh sáng như những tia nắng mặt trời và được tô điểm bằng những hình thêu long phượng diệu kì. Ông luôn mang theo mình cây phất trần và với những câu thần chú kì diệu. Từ cây phất trần đó hiện ra váy áo rực rỡ cho cô Tấm mặc đi dự hội, cây bút thần cho Mã Lương vẽ giúp ích cho người dân nghèo,... Và với giọng nói trầm ấm, đầy hiền từ, ông đã chia sẻ những khó khăn với người nghèo khổ, bất hạnh.

Trước mắt tôi như hình dung ra hình ảnh anh Khoai trong truyện “Cây tre trăm đốt” đang ngồi khóc vì không biết làm thế nào tìm được cây tre như phú ông yêu cầu. Kia rồi, ông Bụt đã xuất hiện trong làn mây sáng và nhẹ nhàng, trầm ấm hỏi anh: “Tại sao con khóc?”. Sau khi nghe anh Khoai kể lại truyện, ông nhẹ nhàng phẩy cây phất trần thần kì của mình. Tức thì một làn gió mạnh bắt đầu thổi, cuốn phăng tất cả lá cây bên đường. Một vầng hào quang xuất hiện sau ông. Ông hô: “Khắc nhập! Khắc nhập”. Tiếng hô dõng dạc và đầy quyền năng. Kì lạ chưa, những đốt tre bỗng bị hút vào nhau tạo thành một cây tre trăm đốt. Anh Khoai chưa kịp cảm ơn thì ông Bụt đã quay người hoá thân thành làn khói trắng và dần biến mất. Ông Bụt xưa nay vẫn thế, ông giúp đỡ mọi người nhưng chẳng bao giờ đòi trả ơn.

Ông Bụt đúng là người có tấm lòng nhân hậu và bao dung xiết bao. Ông đã giúp đỡ biết bao nhiêu người nghèo khổ. Ông đã đem lại công lí cho cuộc sống. Ông đã biến những giấc mơ trong cuộc sống trở thành hiện thực.

Em mong rằng một ngày nào đó em sẽ được gặp ông Bụt thực sự, để gửi cho ông mong ước về hoà bình và sự ấm no của thế giới, giúp những người nghèo vượt lên số phận như các nhân vật cổ tích.

Bình luận (0)
Nguyễn Khánh Hà
3 tháng 7 2017 lúc 11:19

Tả ông bụt :

Vừa đọc xong tập truyện cổ tích, em ngủ khiếp đi lúc nào không hay. Trong mơ, em thấy mình bồng bềnh rồi lạc vào một sứ sở lạ kì.
Ồ, đẹp chưa kì! Trước mắt em là cảnh vật chưa từng thấy bao giờ. Mây trắng như tuyết sà thấp xuống la đà bên những phiến đá. Cạnh đó là vườn hoa đủ sắc màu rực rỡ. Hương thơm theo gió tỏa lan. Không có nắng những ánh sáng phát ra phiến đá tròn vẫn rực hồng cả khoàng không. Em đi vài bước nữa, một rừng hoa hiện lên cho em một cảm giác thật bất ngờ. Cơn gió thổi nhè nhẹ mang theo hương hoa, cỏ lạ. Chị Hồng, chị Huệ thật xinh xắn đang say sưa ngắm mình trong bầu trong khí yên tĩnh. Một tiếng nổ nhỏ làm em giật mình. Một đám mây nhỏ đang từ từ bay về phía em. Một ông lão phương phi hiện ra. Em chưa kịp cúi chào thì ông đã lên tiếng: "Chú bé đừng sợ! Ta là Bụtđây mà!" Thì ra, đây là vị tiên đã giúp anh Khoai có cây tre trăm đốt.
Trông Bụt Thật hiền từ. Dáng ông nhẹ nhàng, thanh thoát. Ông khoác lên mình chiếc áo choàng trắng với những đường viền vàng óng. Tay ông cầm chiếc gậy trúc. Mõi bước ông đi là mỗi cụm mây nhỏ vươn theo gót chân. Mái tóc ông bạc trắng. Chòm râu dài mềm mại. Em thích được nhìn vào mắt ông. Đôi mắt hiền từ mà sáng như sao. Ông đến sát bên em. Cả người ông toát lên một mùi thơm dịu nhẹ. Ông khẽ nói: "cháu bé ngoan lắm, làm được nhiều việc tốt ta thưởng cho đóa hoa này!" Ông đưa tay vẫy nhẹ. Lạ thât! Đóa hoa từ từ bay đến bên em. Đóa hoa rực rỡ đủ màu. Ông dặn em cất kỹ đóa hoa này. Mỗi lần em làm được việc tốt hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước của em sẽ thành sự thật. Ông đưa tay vuốt nhẹ lên tóc em rồi theo làn mây biến mất.
Có tiếng gọi mẹ. Em tỉnh dậy. Thì ra, đó chỉ là giấc mơ. Nhưng em cứ nghĩ mãi về đóa hoa của ông Bụt. Làm nhiều việc tốt thì hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước sẽ thành. Em sẽ nghe theo lời Bụt.

Bình luận (0)
04-10S Hân Phạm H. Bảo
Xem chi tiết
Someone Plays Somethings
24 tháng 10 2021 lúc 23:12

chắc vì ông Bụt nổi nhất

Bình luận (0)
Hoàng HUy
25 tháng 10 2021 lúc 11:02

tại vì khi đó trọng nam khinh nữ v:

 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thiên Trang
Xem chi tiết
_silverlining
29 tháng 3 2017 lúc 8:06

Mỗi lần xuất hiện bất ngờ của Ông Bụt trong các truyện cổ tích đã nóilên được nhiều điều. Nhưng thực raông Bụt là ai?

Nếu không có những truyền thuyết về ông Bụt hay những truyền thuyết khác… trong văn học dân gian Việt Nam, thì làm sao, người con Việt Nam có thể thấy được niềm tin về cuộc sống, và hiểu biết được sự tín ngưỡng và các nghi lễ của ông bà tổ tiên của chúng ta trong thời kỳ dựng nước cho tới ngày hôm nay.

Nhưng thực ra ông Bụt là ai?

Khi nói đến ông Bụt là hình như người Việt Nam mình ai cũng liền nghĩ đếnhình ảnh của một ông già hiền như tiên, râu tóc bạc phơ, luôn thường dạy người ta nên làm những việc tốt, sống đời lương thiện, hiếu thảo với gia đình, rồi khi gặp khó khăn, gọi ông thì ông sẽ hiện ra giúp đỡ.

Qua những truyện cổ tích của x Việt được biết như: chuyện Tấm Cám, Thằng Bờm, Cây Tre Trăm Đốt… Ông Bụt là một ông già hiền từ như tiên, râu tóc bạc phơ, luôn xuất hiện bất ngờ, để an ủi, giúp đỡ những trẽ con, người hiền lành đang lâm nạn, bằng một câu hỏi: “Tại sao con khóc? hay tại sao ngươi khóc ?”.

Hình ảnh ông Bụt là một nhân vật hư cấu mang tính giáo dục nói lên những lờirăn dạy luân lý, gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần, nhằm giúp cho người con Việt thấy được cái nhìn thực tiễn trong lối sống và cách đối nhân xử thế theo đạo lý sống của ông bà tổ tiên chúng ta.

Ông Bụt không phải là những nhân vật phi thường như những vị giáo chủ của các tông phái. Ông Bụt chỉ là một hình ảnh mang tính tư tưởng để nói lên đức tính tốt của người Việt. Ông Bụt là nét văn hóa dân tộc đặc sắc, phong phú,giản dị, bình thường trong cuộc sống hằng ngày của người con Việt.

Điều này có thể thấy được qua các thể loại ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích dân gian trong nền văn học Việt và nét đặc biệt hơn nữa là trong gia đình người Việt, ít khi được nghe người ta nói thờ Ông Bụt, do đó không có Đạo Bụt, nhưng người ta vẫn tin rằng, ông Bụt luôn luôn là vị cứu tinh của họ, trong lúc đang gặp bất công, đau khổ đày ải, hay không còn cách giải quyết nào khác.

Ông Bụt đã được dân tộc Việt dân gian hoá qua hình ảnh của một sứ giả mang đặc tính thuần túy dân gian của người Việt, bằng nhiều hình thức đa dạng,nằm trong một người luôn luôn mang lại hạnh phúc, niềm vui, thanh bình chonhững người nghèo khổ, hiền lành! và Nhắm mắt ông Bụt cười cho trẻ em một giấc mơ tuyệt vời.

Mỗi lần xuất hiện bất ngờ của Ông Bụt trong các truyện cổ tích đã nói lênđược nhiều điều, khi nhìn lại những gì gần gũi quen thuộc, dù chỉ qua hình thức ngắn gọn, nhưng đó là sức mạnh mầu nhiệm trong cuộc sống tối tăm gian khổ của người Việt, trong tinh thần luôn biết giúp đỡ thương nhau, mặc dù đang ở bậc tuổi già của ông bà hay cha mẹ.

Có lẽ vì Ông Bụt quá thân, quá thật thà, chất phác, quá dễ tính đối với dân gian cho nên người ta coi thường hay cố ý quên đi những lời hay ý đẹp trong lối sống sao cho trọn đạo làm người, do ông bà tổ tiên chúng ta thường hay dạy, qua những hình ảnh hiện thân khác nhau của Ông Bụt, không chịu thực hành chỉ chờ mong vào sự cưu mang của người khác.

Người con Việt đã có một nền văn hoá phong phú phù hợp cho nhiều tầng lớp trong xã hội và nền văn hoá phong phú này đã phải trải qua nhiều quá trình lưu truyền liên tục, từ hệ này sang hệ kia, được biết qua nhiều truyền thuyết. Nhưng truyền thuyết con Rồng cháu Tiên vẫn là một dấu ấn dân gian Việt quan trọng mang trong mình của mỗi người con Việt và nhờ vào đó mà nền Văn hoá dân tộc Việt phát sinh ra những phong tục, tập quán, lòng tín ngưỡng của mình, qua những hình ảnh khác nhau trong những truyền thuyết khác nhau như : Truyền Thuyết Ông Bụt….

Bình luận (0)
nguyễn thanh mai
28 tháng 3 2017 lúc 21:10

thipwnfg là gì ta?

Bình luận (1)
Nguyễn Thiên Trang
28 tháng 3 2017 lúc 21:12

Dọc truyện cổ tích ta thường bắt gặp các vị thần như ông bụt cô tiên ,hoặ các vị thần

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về các nhân vật thần tiên ấy

thường nhé

Bình luận (1)
nam phạm
Xem chi tiết
Nhã Đan 6/8_04 Đỗ Nguyễn
13 tháng 11 2021 lúc 16:54

ĐỀ KHAM KHẢO NHA BẠN                                                                                            Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.

Bình luận (0)
Nhã Đan 6/8_04 Đỗ Nguyễn
13 tháng 11 2021 lúc 17:00

KHAM KHẢO NHƯNG NGẮN HƠN NHA!!!                                                                         Từ xưa đến nay, những câu chuyện cổ tích luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với trẻ thơ vì đó là thế giới của những điều diệu kì, những giấc mơ đẹp. Truyện mà em thích nhất là Sọ Dừa. Chàng trai Sọ Dừa sinh ra đã mang một dáng hình khác lạ, xấu xí nhưng chàng lại có nhiều tài năng, phẩm chất tốt đẹp. Vì muốn giúp đỡ mẹ, chàng đã xin đến ở nhà phú ông và chăn bò rất giỏi, con nào con nấy no căng. Không những vậy, chàng còn gặp được người con gái út của phú ông có tấm lòng nhân hậu, tốt bụng và nên duyên vợ chồng. Trải qua nhiều gian nan và thử thách, cuối cùng hai vợ chồng Sọ Dừa đã có được cuộc sống hạnh phúc. Đó là một kết thúc có hậu, phần thưởng xứng đáng cho những con người hiền lành, lương thiện. Như vậy, với truyện cổ tích Sọ Dừa

Bình luận (2)
Nhã Đan 6/8_04 Đỗ Nguyễn
18 tháng 3 2023 lúc 7:42

NỮA NÈ BẠN IU^^ KHAM KHẢO NHA BẠN!!!                                                              Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em thích nhất là truyện Em bé thông minh. Truyện kể về việc một ông vua nọ muốn tìm người tài cứu nước nên đã sai viên quan đi dò la khắp nơi. Một hôm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe đến đấy thì nghĩ bụng đã tìm ra nhân tài, liền về bẩm báo với nhà vua. Vua nghe chuyện thấy mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Đến hoàng cung, cậu bé đã thuyết phục vua hiểu rõ lí do trâu đực không thể đẻ con và được vua ban thưởng hậu hĩnh. Lúc bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Những thử thách được tạo ra nhằm giúp nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất và trí thông minh của mình. Đến cuối câu chuyện, em bé được phong làm trạng nguyên, và sống ở một dinh thự cạnh hoàng cung để tiện hỏi han. Đó là phần thưởng xứng đáng mà cậu bé nhận được. Truyện đề cao trí thông minh được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế trong đời sống, giúp người đọc hiểu rõ tầm quan trọng việc tích lũy.

Bình luận (0)
♥✪BCS★Mây❀ ♥
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
11 tháng 2 2019 lúc 10:27

a. Nhân vật được nói tới trong câu ca dao là Thánh Gióng.

b. Những chi tiết thần kì trong truyện Thánh Gióng là:

- Sự sinh nở, ra đời thần kì: Bà mẹ Gióng đi làm đồng về thấy vết chân to ướm thử thì về thụ thai. Mang thai 12 tháng mới sinh (bình thường là 9 tháng 10 ngày)

- Lớn lên thần kì:

+ Gióng 3 tuổi mà chẳng nói chẳng cười nhưng tiếng nói cất lên đầu tiên là tiếng nói đòi đánh giặc.

+ Gióng đưa ra yêu cầu về sự chuẩn bị vũ khí để đánh giặc.

+ Gióng lớn nhanh như thổi: Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ. => bà con làng xóm cùng góp gạo nuôi Gióng.

+ Ngày sứ giả đưa vũ khí đến thì Gióng bỗng vươn vai đứng dậy thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng.

- Lập chiến công thần kì: Gióng đi đến đâu, giặc chết như ngả giạ đến đấy. Vết chân ngựa còn hình thành đầm lầy, ao hồ. Roi sắt gãy, Gióng còn nhổ cả búi tre đánh giặc. Giặc tan, nước sạch bóng quân thù.

- Sự hóa thánh: Gióng đánh tan quân giặc, trông về quê mẹ vái lạy, cởi giáp rồi cả người cả ngựa bay về trời.

=> Chi tiết đẹp nhất là chi tiết Gióng hóa thánh, trở thành vị thần bất tử coi sóc và bảo vệ đất nước.

c. Hình tượng Gióng thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân:

- Ước mơ: Khi đất nước gặp nguy nan, luôn có những vị anh hùng tài cao trí lớn xuất hiện trợ giúp, bảo vệ đất nước.

- Quan niệm: các vị anh hùng sinh ra từ trong nhân dân và không mất đi, mà họ hóa thánh, trở thành vị thần phù trợ và hiển linh mỗi khi đất nước gặp nguy nan. Chi tiết kì ảo tô đậm quan niệm này và khiến hình ảnh người anh hùng trở nên lung linh, kì vĩ.

Bình luận (0)
Kiệt Nguyễn
11 tháng 2 2019 lúc 22:07

a)Nhân vật trong tác phẩm truyện cổ tích mà em đã được học được nói đến trong câu ca dao trên là Thánh Gióng

b)Hình tượng nhân vật truyện cổ tích này được tạo ra bằng nhiều yếu tố thần kì.Các chi tiết thần kỳ ấy:

       + Ra đời: mẹ mang thai 12 tháng từ ngày ướm chân vào vết chân trên ruộng.

       + Trưởng thành: lên ba tuổi không biết đi, không biết nói cười.

       + Nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói. Từ đó Gióng lớn nhanh như thổi.

       + Khỏe mạnh, có thể cưỡi ngựa sắt, mặc được áo giáp sắt, vươn vai thành tráng sĩ.

       + Bay lên trời.

Với em , chi tiết thần kì Nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói. Từ đó Gióng lớn nhanh như thổi đẹp nhât vì nó ca ngợi lòng yêu nước người anh hùng, thể hiện ý thức chống giặc (trẻ con hay người già đều có ý thức chống giặc).

c)Hình tượng nhân vật trong truyện cổ tích này cho em những suy nghĩ về quan niệm và ước mơ của nhân dân ta:

+ Ca ngợi lòng yêu nước người anh hùng, thể hiện ý thức chống giặc (trẻ con hay người già đều có ý thức chống giặc).

+ Thể hiện sự kì lạ và sức mạnh, ý thức của người anh hùng.

+ Tinh thần chống giặc của nhân dân, Gióng là đứa con mang sức mạnh toàn dân.

+ Tầm vóc, sức mạnh của anh hùng dân tộc trong tình thế cấp bách.

+ Ý nghĩa khắc phục khó khăn để đánh giặc, cây tre – loại cây thân thiết của người dân Việt Nam.

+ Đề cao tinh thần chống giặc không màng danh lợi, tính chính nghĩa của đấu tranh chống giặc, anh hùng thay trời trị tội bọn xâm lược.

d) Viết đoạn văn ngắn tưởng tượng và miêu tả lại cảnh chiến đấu của nhân vật cổ tích này.

             Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua sắm roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi.

   Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ,...

Bình luận (0)
Trang Nguyễn
Xem chi tiết
iam number one
Xem chi tiết
꧁trần tiến đͥ�ͣ�ͫt꧂
26 tháng 1 2019 lúc 12:49

Bài thơ "Truyện cổ nước mình" của Lâm Thị Mỹ Dạ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau.

"Truyện cổ nước mình" là những truyện cổ, do nhân dân ta sáng tạo ra qua hàng ngàn năm lịch sử, thể hiện tâm hồn Việt Nam, bản sắc nền văn hóa Việt Nam.

Bình luận (0)
Hàn Tĩnh Chi
Xem chi tiết
Kirara Hanazono
28 tháng 9 2019 lúc 15:17

Câu 1:                                                                                                                                                                                                                 - Vì Thạch Sanh là nhân vật bất hạnh thuộc 1 trong các loại nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích.
- Câu truyện xuất hiện các thử thách, chiến công của Thạch Sanh và đó là một trong các cốt truyện phổ biến trong thể loại cổ tích.
- Câu chuyện còn nói lên ước mơ của nhân dân có một người anh hùng bảo vệ đất nước và chứng minh cái thiện luôn chiến thắng cái ác.                                                                                                                                                                                                                  Câu 2:                                                                                                                                                                                                                - Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước.                                                                                                        - Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.                                                                                                                                                                                                                

Bình luận (0)
nguyễn quốc khánh
Xem chi tiết
minh nguyet
7 tháng 10 2021 lúc 20:10

Đề như này là sao em?

Bình luận (0)