Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 11 2019 lúc 11:32

Ý nghĩa nhan đề “Buổi học cuối cùng”:

- Kết thúc những ngày sống trong độc lập tự do

- Báo hiệu những ngày đen tối dưới ách phát xít Đức

- Sự tiếc nuối đối với việc không được học tiếng mẹ đẻ

Bình luận (0)
Hien Thanh
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
6 tháng 3 2018 lúc 12:28

thể loại văn miêu tả nha bn

Bình luận (0)
lê thị ngọc anh
6 tháng 3 2018 lúc 12:25

phương thức biểu đạt chính là miêu tả

hok tốt nha

Bình luận (0)
Le Thi Tuyet Mai
6 tháng 3 2018 lúc 12:26

thể loại văn miêu tả

mk nghĩ vậy

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Diệp
Xem chi tiết
Lê Tùng Đạt
28 tháng 2 2019 lúc 16:08
Bình luận (0)
Nhàn Meo
Xem chi tiết
Minh Nhân
16 tháng 5 2021 lúc 11:16

Em tham khảo nhé !

Trong văn bản "Buổi học cuối cùng", nhân vật cậu bé Ph-răng đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Thật vậy, nhân vật Ph-răng là một cậu bé ham chơi nay được đặt vào trong tình huống không bao giờ được học tiếng mẹ đẻ nữa, chính vì vậy, cậu đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý. Đầu tiên, Ph-răng là cậu bé ham chơi. Dường như, cậu bé thích nô đùa với thiên nhiên hơn là đi học. Cậu không thuộc bài,hay trốn học và thường xuyên bị thầy giáo Ha-men trách phạt. Thứ hai, cậu bé Ph-răng đã thức tỉnh được tình yêu tiếng Pháp của mình khi nhận ra đây là buổi học tiếng mẹ đẻ cuối cùng. Điều này được thể hiện rất rõ trong diễn biến tâm lý của cậu. Thứ nhất, cậu ngạc nhiên vì những điều khác thường khi đến trường. Khi biết được đây là buổi học cuối cùng, tâm trạng của cậu choáng váng, sững sờ, bất ngờ và xúc động và thương thầy giáo biết bao. Sau đó, cậu cảm thấy nuối tiếc vì sự lười nhác học tập và sự ham chơi đi bắt những chú chim, giờ đây muốn được học tiếng mẹ đẻ cũng chẳng thể được nữa. Bên cạnh đó, cậu cũng thấy ân hận khi không thuộc bài và không đọc được chữ Pháp. Khác với mọi khi, ở buổi học hôm ấy, khi thầy Hamen giảng, cậu đã chăm chú nghe, thấy rõ ràng, dễ hiểu khác với trước đây thấy phức tạp, rắc rối, khó hiểu và thấy yêu thầy, thương thầy biết ơn thầy, tự nhủ sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này. Ta có thể thấy, Ph-răng đã giác ngộ và hiểu ra giá trị của việc học tiếng mẹ đẻ, tha thiết muốn được học, được nói tiếng nói của dân tộc. Cậu ân hận vì những tháng ngày ham chơi của mình. Chẳng những thế, cậu còn hiểu được lời thầy Ha-men rằng, tiếng mẹ đẻ chính là chìa khóa thoát khỏi chốn lao tù. Đây chính là biểu hiện của lòng yêu nước. Tóm lại, Ph-răng là cậu bé ham chơi nhưng bên trong cậu cũng có những tình cảm cao đẹp, đó là sự kính trọng thầy giáo, lòng tự tôn dân tộc và lòng yêu nước.

Bình luận (0)
Mun Tân Yên
16 tháng 5 2021 lúc 11:27

#Tham_khảo

 Hình ảnh chú bé Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng " của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. Thật vậy, Phrăng là một chú bé vô tư và hồn nhiên. Tuy đã trễ giời đến lớp nhưng vì mải chơi, Phrăng đã có ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng cỏ. Phrăng cũng như bao đứa trẻ khác, cậu ham chơi, hiếu động và vô lo vô nghĩ. Nhưng điều đặc biệt khiến em vô cùng yêu mến Phrăng đó là tình yêu nước thiết tha ở cậu bé. Tình yêu nước ấy được thể hiện rõ trong buổi học Pháp văn cuối cùng. Khi nghe thầy Ha-men thông báo người dân vùng An-dát không còn được học tiếng Pháp nữa, Phrăng đã cảm thấy sửng sốt, choáng váng và tức giận. Tâm trạng của Phrăng đã có sự biến đổi sâu sắc, cậu cảm thấy ân hận vì đã lãng phí thời gian học tập, không nhớ các quy tắc phân từ của tiếng Pháp. Khi nghe thầy Ha-men giảng bài, Phrăng cảm thấy trân trọng thầy giáo của mình, cậu cũng chưa bao giờ thấy mình hiểu bài nhanh đến thế. Diễn biến tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng đã cho ta thấy được tình yêu nước sâu sắc và mãnh liệt ở chú bé. Em vô cùng yêu mến chú bé Phrăng.

Nguồn: selfomy.com

Bình luận (0)
Trần Nam Khánh
16 tháng 5 2021 lúc 11:31

Trong câu chuyện ''Buổi học cuối cùng'', cậu bé Phrăng đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Nhân vật Phrăng là một cậu bé tuy ham chơi nhưng nay được đặt vào tình huống không bao giờ được học tiếng mẹ đẻ nữa, cậu đã bộc lộ những phẩm chất và cảm xúc rất đáng quý. Phrăng là cậu bé ham chơi và dường như cậu bé thích nô đùa nghịch ngợm hơn là đi học. Cậu không bao giờ thuộc bài, cậu rất hay trốn học và thường xuyên bị thầy giáo Hamen trách phạt. Cậu bé Phrăng đã thức tỉnh được tình yêu tiếng Pháp, tình yêu tiếng mẹ đẻ của mình khi nhận ra đây là buổi học cuối cùng của cậu. Điều này được thể hiện rất rõ trong tâm lý của cậu bé. Phrăng ngạc nhiên vì những điều thật khác thường khi đi đến trường. Khi biết được đây là buổi học cuối cùng trong đời, tâm trạng của cậu bị biến đổi, cậu rất sững sờ và xúc động. Điều đó chứng tỏ cậu đã biết suy nghĩ để trưởng thành hơn, cậu bắt đầu làm chủ được ý nghĩ của mình.

Bình luận (0)
Thái Bảo Nguyễn
Xem chi tiết
Sunn
17 tháng 5 2021 lúc 8:30

THAM KHẢO

Hình ảnh chú bé Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng " của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. Thật vậy, Phrăng là một chú bé vô tư và hồn nhiên. Tuy đã trễ giờ đến lớp nhưng vì mải chơi, Phrăng đã có ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng cỏ. Phrăng cũng như bao đứa trẻ khác, cậu ham chơi, hiếu động và vô lo vô nghĩ. Nhưng điều đặc biệt khiến em vô cùng yêu mến Phrăng đó là tình yêu nước thiết tha ở cậu bé. Tình yêu nước ấy được thể hiện rõ trong buổi học Pháp văn cuối cùng. Khi nghe thầy Ha-men thông báo người dân vùng An-dát không còn được học tiếng Pháp nữa, Phrăng đã cảm thấy sửng sốt, choáng váng và tức giận. Tâm trạng của Phrăng đã có sự biến đổi sâu sắc, cậu cảm thấy ân hận vì đã lãng phí thời gian học tập, không nhớ các quy tắc phân từ của tiếng Pháp. Khi nghe thầy Ha-men giảng bài, Phrăng cảm thấy trân trọng thầy giáo của mình, cậu cũng chưa bao giờ thấy mình hiểu bài nhanh đến thế. Diễn biến tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng đã cho ta thấy được tình yêu nước sâu sắc và mãnh liệt ở chú bé.

Bình luận (0)
Hoàng Hương giang
Xem chi tiết
Trần Mạnh
2 tháng 2 2021 lúc 22:03

Tiếng nói là một giá trị cao quý của dân tộc. Tình yêu tiếng nói là yêu văn hóa của dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là 1 biểu hiện của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không 1 thế lực nào có thể tiêu diệt. Tự do của dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của dân tộc mình.Văn bản cho ta thấy được tác giả là người yêu nước, yêu tiếng nói của dân tộc, am hiểu sâu sắc về tiếng nói mẹ đẻ.

Bình luận (0)
Phong Thần
2 tháng 2 2021 lúc 22:03

Tiếng nói là một giá trị cao quý của dân tộc. Tình yêu tiếng nói là yêu văn hóa của dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là 1 biểu hiện của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không 1 thế lực nào có thể tiêu diệt. Tự do của dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của dân tộc mình.Văn bản cho ta thấy được tác giả là người yêu nước, yêu tiếng nói của dân tộc, am hiểu sâu sắc về tiếng nói mẹ đẻ.

Bình luận (1)
Minh Nhân
2 tháng 2 2021 lúc 22:05

 Ý nghĩa của truyện : chính là lòng yêu nước gắn liền với tình yêu tiếng mẹ đẻ. Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh chân lí: giáo dục lòng yêu nước từ những gì bình dị, nhỏ bé nhất.Tiếng mẹ đẻ gần gũi, dung dị, đó cũng chính là hồn cốt và tiếng nói của tinh thần dân tộc.

Bình luận (0)
winx  xinh đẹp
Xem chi tiết
Lương Gia Phúc
12 tháng 5 2018 lúc 9:38

chân lý được thể hiện qua bài văn buổi học cuối cùng là tình em nước, yêu văn hóa và tiếng mẹ đẻ sâu sắc. tiếng mẹ đẻ của chúng ta như một chiếc chìa khóa gắn kết mọi ngừoi chống lại quân thù, chính vì lẽ đó mà ta phải biết yêu quý, tôn trọng và làm giàu ngôn ngữ nước mình.

CHÚC BẠN HỌC TỐT ^.^

Bình luận (0)
khoi my
Xem chi tiết
Thu Phương
14 tháng 5 2018 lúc 19:19

chân lý được thể hiện qua văn bản buổi học cuối cùng là:" Khi một dân tộc rơi vào vòng tay nô lẹ, chừng nào họ còn giữ được tiếng nói của dân tộc mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.."

Bình luận (0)
Tường Vy
Xem chi tiết
Minh Nhân
15 tháng 3 2021 lúc 22:09

   + Nội dung: truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”

Bình luận (0)
minh nguyet
15 tháng 3 2021 lúc 22:09

Tham khảo:

Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Diệu Ly
15 tháng 3 2021 lúc 22:10

Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng, Phrăng hiện lên là một chú bé hiếu động, thông minh, nhạy cảm, có tình yêu chân thành với người thầy, yêu nước sâu sắc.

Bình luận (0)