Sông lam biết khi mô cho cạn
Cũng như tinh thần đá bóng của dân choa
Cho nhận xét nào!~!
Sông Lam biết khi mô cho cạn
Cũng như tinh thần đá bóng của dân choa.
Sông Lam biết khi mô cho cạn
Cũng như tinh đá bóng dân choa
CHOA DÂN 37
Câu 1. Em hãy cho biết trong giai đoạn 1858 đến 1873 tinh thần kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta được thể hiện như thế nào?
Câu 2: Hãy cho biết thái độ của triều đình nhà Nguyễn sau khi để mất 3 tỉnh miền Đông Nam kì? Em có nhận xét gì về thái độ đó?
Câu 3. Nêu những nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau năm 1867?
Câu 4. Nhân dân Bắc Kì đã phối hợp với quân đội triều đình để kháng chiến chống Pháp như thế nào?
Câu 5. Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược?
Câu 6. So sánh thái độ, hành động của nhân dân và triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp?
Câu 1. Em hãy cho biết trong giai đoạn 1858 đến 1873 tinh thần kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta được thể hiện như thế nào?
=> dân ta anh dũng chống pháp , quyết không để bọn tiểu quỷ xâm lược đất mình
-Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.
-Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông,...
Câu 2: Hãy cho biết thái độ của triều đình nhà Nguyễn sau khi để mất 3 tỉnh miền Đông Nam kì? Em có nhận xét gì về thái độ đó?
- triều đình Huế đã không thực hiện cải cách trên quy mô lớn, rất rụt rè và mang tính thăm dò, tiến hành cải cách rời rạc, cấp thời, chiếu lệ và không triệt để. Hệ quả là cả trào lưu canh tân và công cuộc cải cách của triều đình Huế đi đến thất bại hoàn toàn.
Sự biến động về chính trị kéo theo những biến đổi về kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Thừa Thiên Huế.
-> Sự bất tài của vua Huế , thái độ thờ ơ , không quan tâm về điều đấy làm dân chúng khổ sở .
Câu 3. Nêu những nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau năm 1867?
=>
* Về chính trị:
- Thực dân Pháp xây dựng bộ máy cai trị của chúng ở Nam Kì, tiến hành bóc lột nhân dân, mở trường đào tạo tay sai, xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược sắp tới.
- Triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành những chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời:
+ Vơ vét tiền của trong nhân dân để phục vụ cho cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí cho Pháp.
+ Triều đình vẫn muốn tiếp tục thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.
* Về kinh tế:
- Các ngành kinh tế nông, công, thương nghiệp đều sa sút.
- Tài chính, quân sự đều suy yếu.
* Về xã hội: Đời sống nhân dân cơ cực. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra ở nhiều nơi.
=> Tình hình trên tạo điều kiện cho Pháp thực hiện mưu đồ mở rộng chiếm đóng Bắc Kì.
Câu 4. Nhân dân Bắc Kì đã phối hợp với quân đội triều đình để kháng chiến chống Pháp như thế nào?
=>
- Khi quân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai, nhân dân đã tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến:
+ Nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc, họ tổ chức thành đội ngũ để tham gia bảo vệ thành.
+ Việc Tổng đốc Hoàng Diệu hi sinh với thành Hà Nội đã nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất cho nhân dân.
- Sau khi thành mất, cuộc chiến đấu trong lòng địch diễn ra rất quyết liệt:
+ Nhân dân Hà Nội không bán lương thực cho Pháp, phối hợp với đồng bào các vùng xung quanh, đào hào, đắp lũy, tạo ra các đội dân dũng,…
+ Quân dân ở các địa phương sôi nổi chống giặc: đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy,... để cản giặc.
+ Ngày 19-5-1883, Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai.
Câu 5. Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược?
=>
- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): Thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn.
- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): Chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.
=> Như vậy, Việt Nam từ một quốc gia phong kiến độc lập trở thành quốc gia thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 6. So sánh thái độ, hành động của nhân dân và triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp?
=>
Nhân dân:
- Kiên quyết chống xâm lược ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta.
- Kiên quyết chống trả khi địch tấn công Gia Định và các tỉnh Nam Kỳ.
- Thái độ “bất tuân lệnh” triều đình của nhân dân và sĩ phu yêu nước.
Triều đình:
- Không kiên quyết động viên nhân dân chống Pháp.
- Bỏ lỡ thời cơ để hành động.
- Nhu nhược, ươn hèn, ích kỷ, vì quyền lợi của dòng họ bán rẻ dân tộc.
Hành động
Nhân dân:
- Anh dũng chống trả chúng tại Đà Nẵng dẫn đến làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của địch.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra quyết liệt chống sự mở rộng chiếm đóng của thực dân Pháp và chống sự nhu nhược của triều đình.
- Vì nhân dân, Trương Định ở lại kháng chiến.
Triều đình:
- Bỏ lỡ thời cơ khi địch đánh Gia Định.
- Ký Hiệp ước 1862 để mất ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ.
- Để mất ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ (1867).
- Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
Tinh thần kháng chiến chống pháp xâm lược của dân nhân ta đc thể hiện như thế nào từ 1882-1884?Em hảy nhận xét về tinh thần kháng chiên của nhân dân Bắc Kì ?
Mog mn rep
Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:
+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả. => làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.
+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:
+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,...
+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông,...
- Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.
Nhận xét về tinh thần đoàn kết chống giặc và xây dựng đất nước của nhân dân Đại Việt cũng như nhân dân ta hiện nay.
MN CỨU MIK VS! MAI MIK THI GÒI
Tham khảo
Tinh thần đoàn kết chống giặc và xây dựng đất nước là một giá trị văn hóa lớn của nhân dân Đại Việt từ xa xưa. Đó là tinh thần đoàn kết, sự đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các dân tộc, giữa các vùng miền trong việc chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Tinh thần đoàn kết này đã được thể hiện rõ nét trong các cuộc kháng chiến chống lại các thế lực xâm lược, như cuộc kháng chiến chống lại quân Nguyên Mông, quân Minh, quân Tây Sơn, quân Pháp, quân Mỹ, và đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc và phát xít Nhật Bản. Hiện nay, tinh thần đoàn kết chống giặc và xây dựng đất nước vẫn được nhân dân ta giữ gìn và phát huy. Nhân dân ta luôn tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước của mình. Tinh thần đoàn kết này được thể hiện qua việc đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các dân tộc, giữa các vùng miền trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Đồng thời, tinh thần đoàn kết này cũng được thể hiện qua việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và biển đảo của đất nước.
Thần mình rồng ,thường ở dưới nước,thỉnh thoảng lên sông trên cạn,sức khỏe vô địch,có nhiều phép lạ.Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh,Hò Tinh,Mộc Tinh-những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành.Thần thường dạy dân cách trồng trọt,chăn nuôi và cách ăn ở.Xong việc,thần thường về thủy cung với mẹ,khi có việc cần thần mới hiện lên.
Câu hỏi
a,Hãy chỉ ra các từ mượn có trong bài văn và cho biết chúng được mượn từ ngôn ngữ nào?
b,Hãy giải thích nghĩa của các từ mượn trên và cho biết nghĩa của các từ đó dã được giải thích = cách nào
tui ko bít
=)
Trong vòng thi đấu loại bóng đá,ở một bảng có 5 đội thi đấu vòng tròn(mỗi đội gặp đội khác một lần).Ba bạn A,B,C yêu bóng đá và cũng yêu toán có các nhận xét như sau:
A:Bất cứ đội nào ra sân cũng phải có hai cầu thủ mang áo có hiệu chia hết cho 10
B:Trong suốt thời gian thi đấu loại,bao giờ cũng tìm được hai đội có số trận đã đấu như nhau
C:(sau khi xem xong trân đấu có tỉ số 4-3):Nếu đây là trận duy nhất có số lần bóng vào lưới nhiều nhất(7 lần) thì khi vòng đấu loại kết thúc ,phải có 3 trận có số lần bóng vào lưới bằng nhau
Những nhận xét đúng hay sai?Vì sao?
Cho biết những thắng lợi lớn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1884 Nhận xét tinh thần kháng chiến của nhân dân ta
tinh thần yêu nước của dân dân ta cũng như của quý....... hãy viết đoạn văn cảm nhận...
giúp tớ với
Em tham khảo nhé:
Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần đó lại trở nên vô cùng mạnh mẽ. Trong quá khứ, những vị anh hùng như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… đã đứng lên lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi. Từ các cụ già đến trẻ nhỏ, từ kiều bào nước ngoài đến đồng bào bị tạm chiếm đều chung một lòng yêu nước ghét giặc. Đến hôm nay, tinh thần yêu nước lại được thể hiện qua những hành động tưởng chừng như đơn giản nhưng rất yêu nghĩ. Tuổi trẻ cố gắng học tập để thật tốt để đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. Cũng có thể đến từ sự bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của quê hương. Đặc biệt là lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập. Có thể nói tinh thần yêu nước giống như các thứ của quý. Và nhân dân ta phải có trách nhiệm làm cho tinh thần ấy đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.