Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Hà Phan Hoàng	Phúc
13 tháng 12 2021 lúc 21:07

đại phương em có Vịnh Hạ Long là một vịnh bao gồm các hòn đảo nhỏ. Đó là ở tỉnh Quảng Ninh. Nó có nhiều hòn đảo và hang động. Các hòn đảo được đặt tên theo những thứ xung quanh chúng ta! Trong vịnh bạn có thể tìm thấy rất nhiều thứ tuyệt vời. Tôi nghĩ rằng bạn phải đi thuyền để bay và bạn phải đi với gia đình của bạn. Tuần Châu là hòn đảo lớn nhất ở vịnh Hạ Long. Ở đó bạn có thể thưởng thức các món ăn tuyệt vời ở vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long ở Việt Nam là kỳ quan tự nhiên đẹp nhất.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Việt Hà
13 tháng 12 2021 lúc 21:05

Nới bạn sống ở đâu vậy

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 10 2019 lúc 9:32

Dàn ý:

1. Mở bài : Giới thiệu về đối tượng thuyết minh (đặc sản cốm làng Vòng ở Hà Nội).

2. Thân bài :

- Vị trí, vai trò của cốm trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam, đặc biệt hơn là ở Hà Nội xưa.

- Nguồn gốc hình thành cái tên nổi tiếng đất Bắc từ xưa – Cốm làng Vòng.

- Quá trình tạo nên những hạt cốm : từ những hạt lúa non còn thơm mùi sữa, những người nông dân thu hạt và rang lên …

- Đặc điểm của sản phẩm : cốm hạt màu xanh lá non, mềm, có đặc trưng riêng của vùng miền.

- Vị trí của cốm trong thời hiện đại và văn hóa ẩm thực người Việt.

3. Kết bài : Suy nghĩ bản thân về hạt cốm thơm mùi lúa non với tuổi thơ, với văn hóa.

Nguyễn Thị Huyền Trân
Xem chi tiết
nguyễn minh hằng
23 tháng 3 2022 lúc 21:26

tham khảo :

undefined

Thành phố Hồ Chí Minh là một điểm đến thu hút rất nhiều khách du lịch, không chỉ bởi vẻ đẹp hiện đại, sang trọng và mới mẻ của thời đại mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử cổ truyền của dân tộc, một thời vang bóng hào hùng, thiêng liêng của dân tộc. Hẳn trong trái tim mỗi người dân Việt Nam ta thì Dinh Độc Lập là một kiến trúc, độc đáo hấp dẫn, tráng lệ phải không nào? Hôm nay mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu về dinh Độc Lập nhé.

Dinh Độc Lập là một trong những công trình kiến trúc độc đáo, nổi tiếng ở Sài Gòn được xây dựng bề thế vào năm 1863. Năm 2007 dinh Độc Lập được xếp hạng là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của các nước. Có thể nói, đây là một trong những điểm đến thú vị thu hút nhiều khách du lịch trong thành phố Hồ Chí Minh, hàng ngày đón tiếp nhiều khách du lịch đến thăm quan, đặc biệt đáng trọng hơn cả là đón tiếp các vị nguyên thủ quốc gia, quan chức cấp cao trên thế giới đến để đón tiếp và thăm quan.

Công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ-người Việt Nam đầu tiên và duy nhất đạt giải thưởng Khôi Nguyên La Mã về thể loại kiến trúc. Tất cả những gì tài hoa tinh túy bậc nhất của nghệ thuật kiến trúc cổ đại phương Đông và phương Tây hiện đại đều được kiến tọa một cách tinh tế và chọn lọc ở đây, làm nên vẻ đẹp hài hòa, vừa trang nghiêm, cổ kính vừa hiện đại và văn minh của dinh Độc Lập. Công trình được xây dựng trong khuôn viên rộng 12 ha, diện tích sử dụng là 20.000 m2, gồm 3 tầng chính, hai gác lửng, một sân thượng và tầng hầm. Dinh có khoảng 100 phòng được trang trí theo phong cách khác nhau tùy vào công năng sử dụng. Phía trước Dinh là những thảm cỏ xanh non hình oval, chính giữa là đài phun nước, tạo nên vẻ đẹp thơ mộng cho khối công trình và màu xanh của cỏ tạo ra một cảm giác sảng khoái êm dịu cho du khách ngay khi bước vào cổng chính. Bước qua thảm cỏ là hồ nước hình bán nguyệt chạy dài theo mặt trước của đại sảnh. Trong hồ được trồng hoa súng, hoa sen gợi nên hình ảnh yên ả, tĩnh lặng như ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính của Việt Nam.

Mọi thiết kế kiến trúc, các họa tiết và cách bày trí, phối hợp đều mang vẻ đẹp truyền thống đằm thắm, ý nhị và tinh tế rất riêng của văn hóa Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung. Có thể kể đến là những bức phù điêu và bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao trọn mặt tiền lầu hai. Bước vào bên trong, dinh vòn gây choáng ngợp bởi thiết kế hài hào, trang nhã, trong mỗi phòng đều trưng bày các bức tranh vẽ về non sông, đất nước, con người Việt Nam, các bức tranh phù điêu tạc dựng lại những trận đánh hào hùng hoặc những sự kiện lịch sử nổi tiếng của dân tộc.

Nhưng không chỉ mang lại những giá trị về lịch sử, mà tại đây còn có những khuôn viên xanh, cao rộng thoáng mát gần gũi với thiên nhiên để phù hợp với tâm lí của khách du lịch muốn thưởng ngoạn cảnh trí non sông, du khách sẽ được dạo chơi trong một khuôn viên đầy ắp những mảng xanh mát lành, chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo và tìm hiểu thêm những giá trị lịch sử của dinh trong thời kỳ trước và sau 1975. Những món quà lưu niệm giá trị đều có thể tìm thấy tại đây.

 

Đến với dinh Độc Lập là tìm về nguồn cội của thành phố với những bước thăng trầm, Dinh Độc Lập mang dáng dấp của một Bảo Tàng – Chứng Nhân Lịch Sử cực kỳ sống động., có một không hai ở nước ta. Nơi sống dậy niềm tự hào và lòng xúc động thiêng liêng về một thời kì vang bóng hào hùng, vàng son của dân tộc. Có thể nói “Đến Sài Gòn mà bỏ qua Dinh Độc Lập coi như chưa đến Thành phố Hồ Chí Minh”, sẽ thật thiếu sót nếu bạn là công dân Thành phố Hồ Chí Minh mà chưa một lần đến đây. Bao điều kỳ thú, hấp dẫn đang chờ bạn tìm hiểu, để yêu và tự hào thêm Thành phố Hồ Chí Minh, để giới thiệu với bạn bè gần xa.

Hồ Hoàng Khánh Linh
23 tháng 3 2022 lúc 21:34

Tham khảo:

Thành phố Hồ Chí Minh là một điểm đến thu hút rất nhiều khách du lịch, không chỉ bởi vẻ đẹp hiện đại, sang trọng và mới mẻ của thời đại mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử cổ truyền của dân tộc, một thời vang bóng hào hùng, thiêng liêng của dân tộc. Hẳn trong trái tim mỗi người dân Việt Nam ta thì Dinh Độc Lập là một kiến trúc, độc đáo hấp dẫn, tráng lệ phải không nào? Hôm nay mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu về dinh Độc Lập nhé.

Dinh Độc Lập là một trong những công trình kiến trúc độc đáo, nổi tiếng ở Sài Gòn được xây dựng bề thế vào năm 1863. Năm 2007 dinh Độc Lập được xếp hạng là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của các nước. Có thể nói, đây là một trong những điểm đến thú vị thu hút nhiều khách du lịch trong thành phố Hồ Chí Minh, hàng ngày đón tiếp nhiều khách du lịch đến thăm quan, đặc biệt đáng trọng hơn cả là đón tiếp các vị nguyên thủ quốc gia, quan chức cấp cao trên thế giới đến để đón tiếp và thăm quan.

Công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ-người Việt Nam đầu tiên và duy nhất đạt giải thưởng Khôi Nguyên La Mã về thể loại kiến trúc. Tất cả những gì tài hoa tinh túy bậc nhất của nghệ thuật kiến trúc cổ đại phương Đông và phương Tây hiện đại đều được kiến tọa một cách tinh tế và chọn lọc ở đây, làm nên vẻ đẹp hài hòa, vừa trang nghiêm, cổ kính vừa hiện đại và văn minh của dinh Độc Lập. Công trình được xây dựng trong khuôn viên rộng 12 ha, diện tích sử dụng là 20.000 m2, gồm 3 tầng chính, hai gác lửng, một sân thượng và tầng hầm. Dinh có khoảng 100 phòng được trang trí theo phong cách khác nhau tùy vào công năng sử dụng. Phía trước Dinh là những thảm cỏ xanh non hình oval, chính giữa là đài phun nước, tạo nên vẻ đẹp thơ mộng cho khối công trình và màu xanh của cỏ tạo ra một cảm giác sảng khoái êm dịu cho du khách ngay khi bước vào cổng chính. Bước qua thảm cỏ là hồ nước hình bán nguyệt chạy dài theo mặt trước của đại sảnh. Trong hồ được trồng hoa súng, hoa sen gợi nên hình ảnh yên ả, tĩnh lặng như ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính của Việt Nam.

Mọi thiết kế kiến trúc, các họa tiết và cách bày trí, phối hợp đều mang vẻ đẹp truyền thống đằm thắm, ý nhị và tinh tế rất riêng của văn hóa Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung. Có thể kể đến là những bức phù điêu và bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao trọn mặt tiền lầu hai. Bước vào bên trong, dinh vòn gây choáng ngợp bởi thiết kế hài hào, trang nhã, trong mỗi phòng đều trưng bày các bức tranh vẽ về non sông, đất nước, con người Việt Nam, các bức tranh phù điêu tạc dựng lại những trận đánh hào hùng hoặc những sự kiện lịch sử nổi tiếng của dân tộc.

Nhưng không chỉ mang lại những giá trị về lịch sử, mà tại đây còn có những khuôn viên xanh, cao rộng thoáng mát gần gũi với thiên nhiên để phù hợp với tâm lí của khách du lịch muốn thưởng ngoạn cảnh trí non sông, du khách sẽ được dạo chơi trong một khuôn viên đầy ắp những mảng xanh mát lành, chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo và tìm hiểu thêm những giá trị lịch sử của dinh trong thời kỳ trước và sau 1975. Những món quà lưu niệm giá trị đều có thể tìm thấy tại đây.

 

Đến với dinh Độc Lập là tìm về nguồn cội của thành phố với những bước thăng trầm, Dinh Độc Lập mang dáng dấp của một Bảo Tàng – Chứng Nhân Lịch Sử cực kỳ sống động., có một không hai ở nước ta. Nơi sống dậy niềm tự hào và lòng xúc động thiêng liêng về một thời kì vang bóng hào hùng, vàng son của dân tộc. Có thể nói “Đến Sài Gòn mà bỏ qua Dinh Độc Lập coi như chưa đến Thành phố Hồ Chí Minh”, sẽ thật thiếu sót nếu bạn là công dân Thành phố Hồ Chí Minh mà chưa một lần đến đây. Bao điều kỳ thú, hấp dẫn đang chờ bạn tìm hiểu, để yêu và tự hào thêm Thành phố Hồ Chí Minh, để giới thiệu với bạn bè gần xa.

Nguyễn Phan Linh Đan
Xem chi tiết
Phạm Thị Mai Anh
12 tháng 5 2020 lúc 19:26

1. Mở bài

- Mỗi vùng quê trên đất nước ta đều có đặc sản của quê mình. Ví dụ: Huế có mè xửng, cơm hến. Quảng Nam có mì Quảng, Hà Nội có phở.

- Hiện nay, phở được bán ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

- Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, em xin được giới thiệu về món Phở ngon nổi tiếng trong và ngoài nước của đất Hà Thành.

2. Thân bài

a) Nguồn gốc

- Không ai biết chính xác phở có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên làm ra phở?

- Có giả thiết cho rằng, phở có nguồn gốc từ một món ăn của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).

- Có giả thiết cho rằng, phở có nguồn gốc từ Nam Định.

- Có một số ý kiến lại cho rằng, phở có nguồn gốc từ miền Bắc nước ta khoảng những năm 1950. Năm 1954, phở theo dòng người di cư từ Bắc vào Nam. Đây là ý kiến được nhiều người đồng ý.

b) Cách chế biến phở

- Cách chế biến nước dùng

- Đây là công đoạn quan trọng nhất.

- Nước dùng của món phở truyền thông được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị.

- Lúc đầu cho lửa thật to. Khi nước sôi bùng lên thì giảm nhỏ lửa, vớt hết bọt ra. Cứ làm như vậy cho đến khi nước trong. Cho vào nồi nước dùng một ít gừng và hành tím nướng để vừa khử hết mùi của xương bò vừa làm nước có mùi thơm dễ chịu.

- Bánh phở: Được làm từ bột gạo tẻ, cán mỏng và cắt thành sợi. ơ miền Bắc sợi bánh phở to hơn hơn ở miền Nam.

Thịt để làm phở

- Chủ yếu là thịt bò và thịt gà.

+ Nếu là phở bò thì thịt bò xắt lát thật mỏng. Khi ăn, người ta nhúng nước sôi cho chín hoặc cho tái (tùy theo ý thích của người ăn), xếp thịt vào tô phở xong, rắc một số rau thơm đã cắt nhỏ sẵn và rắc các gia vị cần thiết. Xong múc nước dùng đổ vào tô, ta được tô phở thơm ngon.

+ Nêu làm phở gà, người ta luộc sẵn gà, treo trong tủ kính dùng để bán phở. Khi ăn, người ta xé thịt gà ra xếp lên bánh phở đã bỏ sẵn trong tô, bỏ các loại rau thơm và gia vị cần thiết, múc nước dùng đồ vào tô là xong.

Các loại rau thơm và gia vị

- Chủ yếu là rau mùi (ngò gai), rau mùi tàu, hành.

- Tiêu bắc, bột ngọt.

3. Kết bài

- Phở được xem là món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam.

- Phở là món ăn ngon, dễ làm, giá thành rẻ, có thể ăn vào các thời điểm sáng, trưa, chiều, tối trong ngày.

- Ngày nay, theo bước chân của người Việt Nam, phở có mặt ở nhiều nước trên thế giới.

- Ngày nay, phở Việt Nam càng được bạn bè trên thế giới công nhận là món ăn ngon.

Khách vãng lai đã xóa
HỒ NGỌC HÀ
15 tháng 5 2020 lúc 21:09

1. Mở bài

- Giới thiệu về món ăn em định thuyết minh: Bánh chưng

- Đây là món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong mâm cỗ Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

2. Thân bài

a) Nguồn gốc lịch sử

- Không rõ thời gian cụ thể, theo truyền thuyết kể lại vào đời vua Hùng thứ sáu, khi đất nước thanh bình, sạch bóng quân thù, vua muốn truyền ngôi nên ban lệnh cho các hoàng tử đi tìm món ăn vừa ý vua cha nhất để cúng Tiên vương, sẽ được nối ngôi. Trong khi các hoàng tử khác sai kẻ hầu người hạ đi tìm sản vật trên rừng xuống biển, hoàng tử thứ 18 tên là Lang Liêu vì nghèo không có tiền, trong nhà chỉ có ngô, khoai, lúa... đã được thần báo mộng làm ra hai loại bánh chưng, bánh giày ngon và ý nghĩa tượng trưng cho trời, cho đất. Bánh chưng ra đời từ đó và tục gói bánh chưng trở thành tục lệ không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về.

b) Chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng:

- Gạo nếp hạt tròn, trắng, sạch sẽ được ngâm qua đêm từ 3 - 4 tiếng, sau đó để cho ráo nước, trộn đều với 1 ít muối trắng.

- Đậu xanh đã bóc vỏ, cũng ngâm trong nước khoảng 4 tiếng, có thể để đỗ sống hoặc đồ chín (tùy thích), trộn tiếp với 1 ít muối.

- Thịt lợn vừa nạc vừa mỡ ướp với gia vị cho thịt ngấm đều

- Lá dong (có thể thay bằng lá chuối), lạt mềm

- Gia vị: Hạt tiêu, muối, thảo quả,...

c) Công đoạn gói bánh chưng

- Có thể gói bánh chưng bằng khuôn hoặc gói vo (không cần khuôn)

- Cắt lá dong cho vừa với khuôn, xếp 4 góc và lót ở phía dưới sao cho vuông vức, lá thẳng.

- Đổ 1 lớp gạo nếp xuống phía dưới, sau đó đến 1 lớp đỗ xanh, 2 - 3 miếng thịt, đổ tiếp 1 lớp đỗ và cuối cùng là một lớp gạo phía trên cùng.

- Đặt một lớp lá cho phẳng phiu, sau đó gói chặt tay, cột chặt lại bằng lạt mềm cho chiếc bánh vuông vức.

- Xếp những chiếc bánh đã được gói gọn gàng vào xoong đã lót 1 lớp lá dưới đáy nồi, đổ nước lạnh hoặc nước nóng ngập mặt bánh, đun củi hoặc than lửa cháy vừa đủ.

- Nấu bánh chưng trong vòng 9 - 10 tiếng hoặc ít hơn, tùy vào kích thước bánh.

- Liên tục thêm nước để nồi bánh không bị cạn/ cháy.

- Sau khi luộc chín bánh, vớt ra ngoài, cho vào nước lạnh ngâm khoảng 15 - 20 phút, để ráo nước sau đó ép bánh cho nước ra hết

d) Yêu cầu thành phẩm

- Chiếc bánh vừa chín tới, vuông vức, gói không bị chặt quá, không bị lỏng quá.

- Bánh giữ được màu xanh của lá, gạo chín mềm dẻo, thơm.

- Có thể ăn kèm bánh chưng với dưa hành, củ kiệu, giò,..., ngoài ra có thể rán bánh chưng ăn cũng rất ngon.

e) Ý nghĩa của chiếc bánh chưng

- Món ăn không thể thiếu trong mâm cúng Tết, mang hương vị Tết cổ truyền của Việt Nam.

- Giá trị văn hóa tinh thần: Đề cao nền văn minh lúa nước của dân tộc, tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, những người thân đã khuất; là nét văn hóa độc đáo chỉ ở mảnh đất hình chữ S mới có.

3. Kết bài

- Khẳng định là giá trị của món ăn độc đáo: Bánh chưng

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về món ăn đó.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Phan Linh Đan
16 tháng 5 2020 lúc 21:31

thanks mấy bạn nhen

Khách vãng lai đã xóa
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
5 tháng 10 2023 lúc 20:16

Mảnh đất thủ đô nghìn năm văn hiến - Hà Nội không chỉ có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Mà còn có rất nhiều làng nghề truyền thống. Một trong số đó là gốm Bát Tràng.

Làng gốm Bát Tràng bao gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Làng gốm Bát Tràng cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng chừng 30km về phía Đông Nam. Đầu tiên về tên gọi của làng gốm Bát Tràng có thể hiểu theo nghĩa Hán Việt, “bát” là từ dùng để chỉ đồ gốm, chén bát nói chung còn “tràng” chính là chỗ đất dành riêng cho một lĩnh vực, một chuyên môn nào đó.

Làng gốm Bát Tràng có lịch sử hình thành khá lâu đời, song vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu nào cho biết chính xác thời gian ra đời. Theo như “Đại Việt sử ký toàn thư”, làng gốm Bát Tràng bắt đầu ra đời vào dưới thời đại nhà Lý (khoảng từ những năm 1010 đến 1225). Khi vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư của Ninh Bình về Thăng Long (Hà Nội) thì năm dòng họ lớn của xã Bồ Bát thuộc vùng đất Ninh Bình là Trần, Nguyễn, Lê, Phạm Vương đã đưa những nghệ nhân làm gốm giỏi di cư theo và tìm nơi lập nghiệp. Những người dân đó đã chọn Bát Tràng - nơi có đất sét trắng, nguyên liệu chính để làm gốm làm nơi lập nghiệp. Và chính năm dòng họ này đã kết hợp với dòng họ Nguyễn để hình thành nên làng gốm Bát Tràng. Bên cạnh đó cũng có tài liệu khác ghi lại rằng sự ra đời của làng gốm Bát Tràng nhờ vào ba người là Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú, Hứa Vinh Kiều. Sau khi được cử đi sứ, ba người đã ghé thăm vùng gốm nổi tiếng của Trung Quốc và sau đó học hỏi một số kĩ thuật mang về và truyền lại cho nhân dân. Dù có rất nhiều những giai thoại khác nhau xoay quanh nguồn gốc của làng gốm Bát Tràng thì đây vẫn là một làng nghề có truyền thống lâu đời của đất nước ta.

Làng gốm Bát Tràng là một làng nghề truyền thống nổi tiếng về sản xuất gốm. Bởi vậy nên quá trình sản xuất gốm ở làng gốm Bát Tràng luôn có những điểm độc đáo, đặc sắc riêng. Điều quan trọng đầu tiên để tạo nên một sản phẩm gốm chất lượng đó chính là việc lựa chọn đất. Nguồn nguyên liệu chủ yếu để làm gốm đó chính là đất sét trắng. Ngày nay, đất sét trắng để làm gốm Bát Tràng có thể được lấy từ trong làng hoặc từ các vùng khác như Hồ Lao, Trúc Thôn... Sau khi đã lựa chọn được đất sét trắng làm nguyên liệu, các nghệ nhân làm gốm sẽ bắt tay vào việc xử lý, pha chế đất bởi lẽ trong đất sét có lẫn tạp chất và đồng thời việc xử lý đất sẽ tạo ra những nguyên liệu phù hợp đối với từng loại sản phẩm. Ở làng gốm Bát Tràng vẫn tuân theo quy luật xử lý đất truyền thống là thông qua việc ngâm nước ở hệ thống bốn bể nước với các độ cao khác nhau. Đất sét trắng sau khi được xử lý sẽ được đem đi tạo dáng và ở nơi đây người ta tạo dáng bằng tay trên bàn xoay - đây là phương pháp tạo dáng truyền thống từ ngàn đời nay. Bằng đôi bàn tay khéo léo, sử tỉ mỉ, cẩn trọng, những nghệ nhân làng gốm đã tạo ra nhiều loại đồ gốm với những hình dáng, mẫu mã và chủng loại khác nhau. Tạo dáng xong, các sản phẩm sẽ được đem đi phơi sấy và sửa lại theo mong muốn của người làm.

Ở làng gốm Bát Tràng, việc phơi sấy thường được sử dụng là hong khô trên giá và để ở nơi thoáng mát. Nhưng ngày nay, một số người lựa chọn sấy sản phẩm ở trong các lò sấy và tăng nhiệt độ từ từ. Sau khi đã tạo ra được sản phẩm gốm như mong muốn, những nghệ nhân làm gốm sẽ tiến hành trang trí, quét men lên sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng. Cuối cùng, đó chính là nung gốm trong các lò. Và như vậy, trải qua nhiều công đoạn khác nhau, những nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đã có thể tạo ra được những sản phẩm gốm độc đáo.

Làng gốm Bát Tràng là một trong số những làng nghề nổi tiếng của nước ta từ ngàn đời nay. Những sản phẩm của làng gốm Bát Tràng luôn nhận được sự ưa chuộng, yêu mến của mọi người không chỉ bởi mẫu mã đa dạng mà còn bởi sự tuyệt vời về chất lượng. Hiện nay, đồ gốm Bát Tràng không chỉ có mặt ở khắp nơi trên đất nước ta mà còn được xuất khẩu ra nhiều thị trường lớn trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc... Thêm vào đó, nơi đây còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước về tham quan và tự mình nhào nặn nên những sản phẩm đồ gốm tuyệt diệu.

Làng gốm Bát Tràng - một làng nghề nổi tiếng ở Việt Nam. Nơi đây đã góp phần lưu giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Tuấn Vũ Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Phương Nguyên
Xem chi tiết
hdoi
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
28 tháng 3 2022 lúc 19:11

tham khảo

Việt Nam được biết đến là đất nước có nền văn hóa ẩm thực khá phong phú. Chúng ta có thể kể tên các món ăn đặc sản của dân tộc như bánh chưng, bánh cốm, phở, bún bò,... và đặc biệt là món nem rán. Đây là món ăn vừa cao quý lại vừa dân dã, bình dị để lại một mùi vị khó phai mờ trong mỗi chúng ta.

Nem rán có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc nhóm các món Dimsum. Món ăn này đã theo chân những người Hoa khi di cư sang nước ta và được biến đổi thành món ăn phù hợp với khẩu vị người Việt. Nem rán không chỉ phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà nó còn góp mặt trong ẩm thực của đất nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Ba Lan và nhiều nước Trung, Nam Mĩ,... với các tên gọi khác nhau như Harumaki, Chungwon, Rouleau de printemps, Sajgonki,...Ở Việt Nam, tùy theo vùng miền mà món ăn này có những tên gọi riêng. Nem rán là cách gọi của người dân miền Bắc, người miền Trung gọi là chả cuốn và chả giò là cách gọi của người dân miền Nam.

Nguyên liệu chế biến món nem rán khá đa dạng nhưng cũng hết sức dễ tìm. Để món ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng chúng ta cần chuẩn bị thịt băm, trứng gà hoặc trứng vịt, hành tây, hành lá, cà rốt, su hào, giá đỗ, rau mùi, rau thơm, mộc nhĩ, mì hoặc miến,...và một số loại gia vị như mì chính, bột canh, hạt tiêu, nước mắm,...Những gia vị này sẽ giúp món ăn thêm phần đậm đà, hấp dẫn. Một thứ không thể thiếu đó chính là bánh đa nem. Bánh đa nem được làm từ gạo và khi chọn ta cần lựa những lá bánh mềm, dẻo để khi gói không bị vỡ.

Để có được món nem rán thơm phức hoàn hảo, trước hết chúng ta cần sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị. Chúng ta ngâm nấm và mộc nhĩ cho đến khi chúng nở ra rồi rửa sạch, thái nhỏ. Đồng thời các loại rau củ cũng gọt vỏ, rửa sạch và thái. Mì hoặc miến ngâm nước ấm trong khoảng năm phút rồi cũng cắt thành từng đoạn ngắn. Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu vào âu hoặc bát to, đập thêm trứng, nêm thêm gia vị rồi trộn đều.

Số trứng dùng để làm nem không nên quá nhiều vì như thế sẽ khiến nhân nem ướt rất khó cuộn và cũng không nên quá ít vì nem sẽ bị khô. Vì vậy, khi đập trứng ta nên đập lần lượt từng quả để ước lượng lượng trứng phù hợp. Màu cam của những sợi cà rốt, màu trắng của mì, màu xanh của rau, màu vàng của trứng,... tất cả hòa quyện với nhau trông thật hài hòa. Chúng ta sẽ ướp phần nhân nem từ 5 đến 10 phút để các gia vị ngấm đều.

Tiếp theo, chúng ta trải bánh đa nem trên một mặt phẳng rồi cho nhân nem vào cuộn tròn. Bánh đa nem có loại hình tròn, hình vuông, cũng có loại hình chữ nhật, tùy theo sở thích mà mỗi người lại lựa chọn những loại bánh đa nem khác nhau. Nếu muốn bánh đa nem mềm và giòn thì trước khi cuốn nem nên phết lên bánh đa nem một chút nước giấm pha loãng với đường và nước lọc.

Chúng ta nên gấp hai mép bánh đa nem lại để phần nhân nem không bị chảy ra ngoài. Sau đó, đun sôi dầu ăn rồi cho nem vào rán. Khi rán nên để nhỏ lửa và lật qua lật lại để nem được chín vàng đều rồi vớt ra giấy thấm để nó hút bớt dầu mỡ, tránh cảm giác bị ngấy khi thưởng thức.

Nước chấm là thứ không thể thiếu để món nem trở nên đậm đà. Muốn có nước chấm ngon, chúng ta cần chuẩn bị một chút đường, tỏi, giấm, ớt, chanh và nước mắm. Đầu tiên, ta hòa tan đường bằng nước ấm rồi cho thêm tỏi, ớt đã băm nhỏ. Sau đó đổ từ từ giấm và nước mắm vào rồi khuấy đều cho các gia vị ngấm đều. Ta có thể thay giấm bằng chanh hoặc quất. Tùy khẩu vị của mỗi người mà nước chấm có độ mặn ngọt khác nhau.

Cuối cùng, bày nem ra đĩa, trang trí thêm rau sống, cà chua hay dưa chuột thái lát để đĩa nem trông thật đẹp mắt. Những bông hồng được làm từ cà chua, những bông hoa được tỉa từ dưa chuột sẽ khiến món ăn vô cùng hấp dẫn. Nem rán chấm với nước chấm tỏi ớt sẽ mang lại cảm giác rất thú vị. Bánh đa nem vàng giòn cùng nhân nem thơm phức quyện hòa với nhau cùng vị cay cay của ớt, chua chua của giấm, ngòn ngọt của đường sẽ khiến những ai thưởng thức nó không bao giờ có thể quên được mùi vị đặc biệt này.

Nem rán đã trở thành một món ăn phổ biến trên khắp đất nước Việt Nam. Nó không chỉ có mặt trong những bữa cơm bình dị thường nhật mà còn xuất hiện trong mâm cơm thờ cúng tổ tiên. Đây là món ăn mang ý nghĩa trang trọng, cao quý. Ngoài ra nem rán còn dùng để ăn kèm với bún đậu và các món ăn khác. Giữa tiết trời se lạnh như thế này còn gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức món em rán nóng hổi. Sự kết hợp các nguyên liệu làm nên nhân nem như mang một ý nghĩa biểu tượng về sự đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của người dân đất Việt.

Nem rán không chỉ là món ăn giàu chất dinh dưỡng mà còn là món ăn góp phần tạo nên nền ẩm thực Việt với những đặc trưng và sự độc đáo riêng biệt. Món ăn này tuy dễ thực hiện nhưng lại đòi hỏi sự kì công và khéo léo nên người chế biến cần có sự tập trung nhất định. Đây còn là một trong những món ăn thu hút khách quốc tế khi đến thăm Việt Nam. Có thể nói, món nem rán nói riêng và ẩm thực Việt nói chung đang ngày càng khẳng định được giá trị trên thế giới.