Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
3 tháng 3 2018 lúc 1:56

Cũng như các quốc gia cổ đại khác trên thế giới, xã hội cổ đại phương Đông có sự phân hóa giai cấp thành giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Song, do đặc điểm về điều kiện tự nhiên và nền tảng kinh tế quy định, cơ cấu xã hội ở đây có những nét riêng.

   - Giai cấp thống trị:

      + Vua chuyên chế nắm mọi quyền hành.

      + Quý tộc gồm các quan lại, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi, tôn giáo. Tầng lớp này sống sung sướng, dựa trên sự bóc lột nông dân.

   - Giai cấp bị trị:

      + Nông dân công xã, sống theo gia đình, có tài sản tư hữu nhưng vẫn duy trì và gắn bó với công xã. Họ là thành phần sản xuất chính trong xã hội; tự tiến hành sản xuất trên phần ruộng đất được giao và hợp tác với nhau trong việc đảm bảo thủy lợi và thu hoạch; tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp một phần sản phẩm cho quý tộc dưới dạng thuế. Họ còn phải làm một số nghĩa vụ khác như lao động phục vụ các công trình xây dựng, đi lính.

      + Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, là những tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ không trả được hoặc bị phạm tội. Vai trò của họ là làm các việc nặng, khó, và hầu hạ quý tộc.

* Nhận xét:

   - Sự phân hóa này dựa trên cơ sở của nền kinh tế nông nghiệp.

   - Trong các quốc gia cổ đại Phương đông, sự phân hóa xã hội này đã dẫn tới quan hệ bóc lột chính ở đây là quan hệ giữa vua – quý tộc với nông dân công xã.

Trang Thị Nguyễn
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
27 tháng 7 2019 lúc 17:10

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

- Nói nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sau sắc vì:

   + Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động do giai cấp công nhân thông qua chính đảng của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

   + Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, do nhân dân lập nên và nhân dân tham gia quản lí; nhà ước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.

   + Trong tổ chức và thực hiện, nhà nước ta kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc, Nhà nước có chính sách dân tộc đúng đắn, chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và thực hiện đại đoàn kết dân tộc, coi đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân là đường lối chiến lược và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Nguyen TrongPhuc
Xem chi tiết
Sunn
6 tháng 11 2021 lúc 8:21

Làm cho xã hội có sự phân hóa giàu – nghèo.

khanh le
Xem chi tiết
lạc lạc
13 tháng 12 2021 lúc 13:41

tham khảo

undefined

Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
7 tháng 10 2019 lúc 4:15

Chọn A

Nguyễn Thu Hà
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Huyền Trang
31 tháng 3 2017 lúc 20:16

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

- Nói nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sau sắc vì:

+ Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động do giai cấp công nhân thông qua chính đảng của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

+ Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, do nhân dân lập nên và nhân dân tham gia quản lí; nhà ước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.

+ Trong tổ chức và thực hiện, nhà nước ta kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc, Nhà nước có chính sách dân tộc đúng đắn, chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và thực hiện đại đoàn kết dân tộc, coi đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân là đường lối chiến lược và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.



Trần Thị Bích Trâm
12 tháng 4 2017 lúc 21:03

nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam - là nhà nước nữa nhà nước vì vẫn có người đứng đầu, cá nhân lãnh đạo, có pháp luật, pháp chế. nhưng không nửa nhà nước vì nhà nước do nhân dân bầu ra, nhà nước của dân và phục vụ lợi ích nhân dân.

Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Việt Nam là một nhà nước vừa phải thể hiện được các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền đã được xác định trong lý luận và thực tiễn của một chế độ dân chủ hiện đại, vừa khẳng định được bản sắc, đặc điểm của riêng mình
Sự khác nhau cơ bản giữa nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền XHCN nói chung, trong đó có Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam nói riêng, đã được khái quát trên các mặt chính sau đây:

Một là, cơ sở kinh tế của nhà nước pháp quyền XHCN là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tính định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường không phủ nhận quy luật khách quan của thị trường mà là cơ sở để xác định sự khác nhau giữa kinh tế thị trường trong CNTB và kinh tế thị trường trong CNXH. Do vậy, đặc tính của nền kinh tế thị trường XHCN tạo ra sự khác nhau giữa nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền XHCN.

Hai là, cơ sở chính trị của nhà nước pháp quyền XHCN là chế độ dân chủ nhất nguyên. Tính nhất nguyên chính trị được thể hiện trong việc khẳng định vai trò lãnh đạo của một đảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam. Bản chất của một nền dân chủ không lệ thuộc vào chế độ đa đảng hay chế độ một đảng, mà lệ thuộc vào chỗ đảng cầm quyền đại diện cho lợi ích của ai, sử dụng quyền lực nhà nước vào những mục đích gì trên thực tế. Vì vậy, điều kiện để xây dựng nhà nước pháp quyền không thể là chế độ đa đảng hay chế độ một đảng và không thể coi đó là căn cứ để đánh giá tính chất và trình độ của một nền dân chủ. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản – đảng duy nhất cầm quyền đối với đời sống xã hội và đời sống nhà nước không những không trái với bản chất nhà nước pháp quyền nói chung mà còn là điều kiện có ý nghĩa tiên quyết đối với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân của nước ta.

Ba là, cơ sở xã hội của nhà nước pháp quyền XHCN là khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Với khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhà nước pháp quyền có được cơ sở xã hội rộng lớn và khả năng to lớn trong việc tập hợp, tổ chức các tầng lớp nhân dân thực hành và phát huy dân chủ. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tuy không loại bỏ được sự phân tầng xã hội theo hướng phân hoá giàu nghèo, nhưng có khả năng xử lý tốt hơn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Những mâu thuẫn xã hội phát sinh trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường do được điều tiết thông qua pháp luật, chính sách và các công cụ khác của nhà nước nên ít có nguy cơ trở thành các mâu thuẫn đối kháng và tạo ra các xung đột có tính chất chia rẽ xã hội. Đây là một trong những điều kiện để bảo đảm ổn định chính trị, đoàn kết các lực lượng xã hội vì mục tiêu chung của sự phát triển. Nhờ vậy, nhà nước pháp quyền XHCN có được sự ủng hộ rộng rãi từ phía xã hội, nguồn sức mạnh từ sự đoàn kết toàn dân, phát huy được sức sáng tạo của các tầng lớp dân cư trong việc thực hiện dân chủ