Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 11 2023 lúc 15:32

Tham khảo!

Đặc điểm dân cư

- Quy mô dân số: là nước đông dân. Năm 2020 số dân Nhật Bản là 126,2 triệu người, đứng thứ 11 thế giới.

- Tỉ lệ tăng dân số Nhật Bản rất thấp, dưới 0% từ năm 2008 và năm 2020 là -0,3%.

- Thành phần dân tộc của Nhật Bản về cơ bản khá đồng nhất.

- Cơ cấu dân số:

+ Nhật Bản có số nam ít hơn số nữ.

+ Nhật Bản là quốc gia có cơ cấu dân số già, tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.

- Mật độ dân số:

+ Mật độ dân số cao (khoảng 338 người/km2, năm 2020);

+ Dân cư phân bố không đồng đều giữa các đảo và giữa các khu vực trên cùng một đảo. Khoảng 60% dân cư sống trên 3% diện tích đất nước, chủ yếu ở các đồng bằng ven biển, đặc biệt là dải đồng bằng ven Thái Bình Dương trên đảo Hôn-su.

- Tỉ lệ dân thành thị cao (91,8% năm 2020); Tô-ky-ô là vùng đô thị lớn nhất thế giới (năm 2020), các thành phố lớn khác là Ô-xa-ca, Na gôi-a... Mức sống của người dân đô thị cao, cơ sở hạ tầng hiện đại, các đô thị đồng thời là các trung tâm kinh tế, văn hóa.

Nguyễn thanh
Xem chi tiết
Nguyễn thanh
31 tháng 3 2021 lúc 19:42

Giúp mk nhanh hộ cái

 

❤X༙L༙R༙8❤
31 tháng 3 2021 lúc 19:43

 Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản.

– Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế. 

– Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.

– Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành công nghiệp chủ chốt.

– Trình bày và giải thích được sự phân bố một số ngành sản xuất tại vùng kinh tế phát triển ở đảo Hôn-su và Kiu-xiu.

– Ghi nhớ một số địa danh (đảo Hôn-su, đảo Kiu-xiu, núi Phú Sĩ, thủ đô Tô-ki-ô, các thành phố: Cô-bê, Hi-rô-si-ma).

– Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày một số đặc điểm địa hình, tài nguyên khoáng sản, sự phân bố một số ngành công nghiệp, nông nghiệp của Nhật Bản.

– Nhận xét các số liệu, tư liệu về thành tựu phát triển kinh tế của Nhật Bản.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
23 tháng 9 2017 lúc 9:03

* Thuận lợi - Dân số đông, nguồn lao động dồi dào. (0,75 điểm) - Người lao động Nhật Bản cần cù, làm việc tích cực, với ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao, đầu tư cho giáo dục là động lực cho phát triển kinh tế. (1 điểm) * Khó khăn - Dân số giá gây thiếu nguồn lao động trong tương lai. (0,5 điểm) - Chi phí cho người già lớn (y tế, nuôi dưỡng, bảo hiểm xã hội và các phúc lợi công,...) (0,75 điểm)

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 22:38

Tham khảo:
- Đặc điểm

+ Nền văn hóa đặc sắc, người dân có tính tập thể, tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi,…

+ Văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc như: trà đạo, su-shi, lễ hội, trang phục…

+ Rất chú trọng đầu tư cho giáo dục (tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ đạt gần 100%).

+ Hệ thống y tế phát triển, bảo hiểm sức khỏe được áp dụng bắt buộc đối với mọi người dân.

+ HDI của Nhật Bản thuộc vào nhóm rất cao, năm 2020 là 0,923.

- Tác động

+ Các giá trị văn hóa góp phần tạo nên sự ổn định của xã hội và tạo sức hấp dẫn của Nhật Bản trong quá trình hội nhập toàn cầu.

+ Hệ thống giáo dục được xem như là chìa khóa giúp cho nền kinh tế Nhật tăng trưởng, góp phần đưa đất nước tiến tới hiện đại hóa.

+ Y tế phát triển góp phần làm cho tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp, tuổi thọ trung bình cao hàng đầu thế giới, độ tuổi lao động của dân số tăng.

Lan Hương
Xem chi tiết
Alone
Xem chi tiết
MinMin
5 tháng 10 2021 lúc 6:48

Tham khảo:

* Giống nhau:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản đều nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Vươn lên trở thành những trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

- Nền kinh tế các nước phát triển xen lẫn khủng hoảng.

* Khác:

- Mĩ: kinh tế phát triển nhất thế giới. Mĩ theo đuổi tham vọng "bá chủ thế giới".

- Tây Âu: với sự viện trợ của Mĩ, các nước Tây Âu dần phục hổi và phát triển kinh tế. Liên kết có hiệu quả trong khuôn khổ Liên minh châu Âu (EU). Các nước thực hiện chính sách đối ngoại dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.

- Nhật Bản: có nền kinh tế phát triển "thần kì", tuy nhiên lại dễ dàng lâm vào khủng hoảng. Thực hiện chính sách đối ngoại xuyên suốt là thân Mĩ.

Nguyễn Gia Huy
Xem chi tiết
Minh Nhân
28 tháng 12 2023 lúc 15:14

Sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau CTTG thứ II : 

- Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1968 đạt 183 tỉ USD, vươn lên đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ). Năm 1990, thu nhập bình quân theo đầu người đạt 23796 USD, đứng thứ hai trên thế giới (sau Thụy Sĩ).

- Về công nghiệp:

+ Trong những năm 1950 - 1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15%;

+ Những năm 1961 - 1970 là 13,5%.

- Về nông nghiệp: cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt, sữa và nghề đánh cá rất phát triển, đứng thứ hai trên thế giới (sau Pê-ru).

=> Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 22:37

Tham khảo 

+ Là nước đông dân, năm 2020 là 126,2 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm.

+ Cơ cấu dân số già, số dân ở nhóm 0-14 tuổi chiếm 12% dân số, số dân ở nhóm từ 65 tuổi trở lên chiếm 29% dân số; tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (84 tuổi năm 2020).

+ Mật độ dân số trung bình khoảng 228 người/km2, phân bố dân cư không đều.

+ Tỉ lệ dân thành thị cao và tăng nhanh, nhiều đô thị nối với nhau tạo thành dải đô thị như Ô-xa-ca, Kô-bê, Tô-ky-ô,…

+ Có các dân tộc: Ya-ma-tô (98% dân số) và Riu-kiu, Ai-nu. Tôn giáo chính là đạo Shin-tô và đạo Phật.
- Tác động

+ Cơ cấu dân số già dẫn đến thiếu nguồn lao động cho các hoạt động kinh tế.

+ Các đạo giáo có ảnh hưởng lớn đến xã hội và đời sống hàng ngày của người dân.

Anh Em Song Sinh
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 3 2021 lúc 22:36

dân số đông

tỉ lệ người già cao -> thiếu hụt người lao động-> tiền cho phúc lợi xã hội lớn-> đè nặng lên kinh tế