Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 5 2017 lúc 2:49

- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…

- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:

   + Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…

   + Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh

Vịtt Tên Hiền
Xem chi tiết
Phạm Thu Uyên
6 tháng 12 2016 lúc 20:46

Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Khi cái giá rét lạnh lẽo của mùa đông dần dần tan biến, những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại được khoác lên mình chiếc áo xanh non quyến rũ báo hiệu một mùa xuân mới tràn đầy sức sống, tươi vui đang tràn về. Tất cả lại cùng đưa tiễn năm cũ và hân hoan, phấn khởi đón chào một năm mới đang đến với mong muốn cho mọi người, mọi nhà đều được sống trong an lành, hạnh phúc. Năm mới đến gắn liền với Tết- cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Những người con đất Việt dù đi đâu, ở đâu thì họ vẫn luôn hướng về cội nguồn. Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng trao cho nhau những lời chúc chân thành, ấm áp. Trong không khí thật nồng nàn bởi tình xuân lan tỏa, trong chương trình phát thanh hôm nay, tập thể 10A3 xin gửi đến quý thầy cô và các bạn những chia sẻ của chính các bạn trong lớp về ngày tết cổ truyền của dân tộc.
Với bạn Trần Thị Luyên - Tết gắn liền với niềm vui trong cái ngát hương của đất trời. Bạn chia sẻ: “Một năm có 4 mùa, mỗi mùa đều có một nét đẹp riêng và để lại trong lòng người một cảm xúc riêng. Mùa xuân thường nồng nàn, ấm áp, không nhẹ nhàng, lặng lẽ như mùa thu, không sôi động, rộn ràng như mùa hạ cũng không lạnh lẽo thê lương như mùa đông. Mùa xuân đến đánh thức trong ta những âm thanh vang động, những màu sắc lộng lẫy, hương vị ngọt ngào, gieo vào lòng ta những thoáng dao động mơ màng gợi cho ta những suy ngẫm sâu xa về những gì đang xảy ra trong cuộc sống”.
Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn ràng trong tiếng trống hội xuân thúc giục lòng người. Vào dịp này, bên cạnh các hoạt động lễ nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng, những hội vui, diễn xướng sân khấu và các trò chơi truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có lẽ, có một lễ hội mà không ai là không biết đến, đó là lễ hội chơi hoa. Từ đời xưa, phong tục chơi hoa là một thú vui tao nhã, tạo được không khí tưng bừng nhưng yên bình. Cứ mỗi độ xuân về là muôn hoa khoe sắc, tỏa ngát hương thơm. Từ 25 đến 30 tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa, người người đến xem đông như trẩy hội, nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm chướng, lay ơn, thược dược... muôn loài hoa đã về đây, trong thời khắc này để cùng nhau hội tụ. Gần tết, trên mỗi cành đào, những bông hoa mảnh mai nở nụ cười hông tươi sắc thắm. Mùa xuân, những rừng đào ngút ngàn, nặng trĩu trái đào thơm. Từ xua, hoa đào đã đi vào thơ ca làm say đắm, rung động lòng người. Khi những cành đào ở Hà Nội bắt đầu chớm nở, báo hiệu một ngày xuân ấm áp đã đến, thì ở Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Sài Gòn... xứ sở của mai vàng, những cánh mai dịu dàng nở hoa. Mai vàng sống được trên các vùng đất từ Bình Trị Thiên đến Cà Mau. Hoa mai có đài xanh đậm, 5 cánh vàng óng như tơ tỏa ngát hương. Người xưa quan niệm, hoa mai là biểu tượng của sự thanh cao, đẹp đẽ trong tâm hồn. Mùa xuân là mùa của năm mới với những điều tốt đẹp, an lành. Mùa xuân còn là dịp để những con người xa xứ có thể hướng về cội nguồn, về những giá trị thanh khiết và cao quý. Cuộc đời của mỗi con người được ví với mùa xuân, mùa của những bông hoa tươi thắm trên bầu trời trong xanh. Cái tết đối với Luyên thật đằm thắm và sâu sắc phải không các bạn?
Khác với bạn Luyên, với Thu Phương, ngày tết để lại trong bạn ấn tượng về những phong bao lì xì may mắn, về những câu đối đỏ đậm hồn dân tộc. Thu Phương nói rằng: “Xuân sang tết đến là lúc người ta nghĩ đến bánh chưng xanh, những cây hoa mai, hoa đào. Nhưng với riêng tôi, thứ đầu tiên tôi nghĩ đến chính là những phong bao lì xì nhỏ hay là những câu đối đỏ trang trọng.”.
Có thể nói, tết cổ truyền đã trở thành một lễ hội rất ý nghĩa và quan trọng của dân tộc Việt Nam. Khi bóng thời gian chạm cửa tháng 12 âm lịch cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị đón tết. Đặc biệt, với những người xa xứ, đây chính là những giây phút họ được đoàn tụ, đoàn viên với gia đình, được quay trở về với nơi mà mình sinh ra và lớn lên. Tết cũng là lúc, những thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau. Đó là sự tôn kính của con cháu dành cho ông bà, tổ tiên qua những nén hương trầm gợi nhớ về cội nguồn quá khứ. Là những món quà đậm tình nghĩa của những đứa con dành cho cha mẹ. Nhưng có lẽ, những đứa trẻ con là người vui sướng nhất bởi chúng nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Trong phong bao lì xì ấy là cả tình cảm yêu thương, nâng niu của người lớn dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ngày nay, những phong bao lì xì ấy không chỉ là để người lớn tặng cho trẻ em mà là để con cháu thể hiện sự hiếu kính đối với ông bà. Mọi người trao nhau những phong bì đỏ in trên đó là những họa tiết, những cụm chữ màu vàng thể hiện sự chân tình dành cho nhau. Và vòn một thứ nữa không thể thiếu được trong những ngày tết, đó là những câu đối đỏ cầu kì và trang trọng. Sở dĩ nói là cầu kì vì cần phải đặt cái Tâm vào đó, có thế người xem mới hiểu đước ý nghĩa của nó. Những câu đối thường được viết bằng cọ lông, mực Tàu, trên những tấm vải đỏ được trang trí cẩn thận. Những câu đối thật giản dị, quen thuộc: An Khang Thịnh Vượng, Cung Chúc Tân Xuân, ... nhưng thật trang trọng và có ý nghĩa. Những cụ ông, cụ bà có thể cùng nhau ngồi uống trà lại vừa ngắm những câu đối đỏ, như thế mới thật thú vị làm sao!
Một lần nữa, có thể khẳng định rằng, Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành ngày lễ chung của dân tộc Việt Nam. Tết không chỉ là dịp để nghỉ ngơi mà dịp để đoàn viên. Những đặc trưng của ngày Tết thật giản dị và gần gũi với chúng ta biết bao nhiêu. Đó là mùi thơm ngọt ngào của gạo nếp trong chiếc bánh chưng xanh, đó là hương thơm nồng nàn từ các loài hoa đang đua nhau khoe sắc, là những phong bao lì xì chứa chan tình cảm hay những câu đối đỏ thắm. Riêng đối với tôi, lúc nào cũng vậy, trong tôi lúc nào cũng là cảm giác hồi hộp xen lẫn hạnh phúc khi xuân sang tết đến. Mọi người cùng thức, đếm từng phút giây đợi khoảnh khắc giao thừa để cùng quây quần bên nhau bên vị ngọt cay của mứt gừng. Còn điều gì thú vị hơn thế, được tận hưởng những cảm giác ấm áp và cùng nguyện cầu một năm mới an lành.
Cuối cùng, để kết thúc bản tin ngày hôm nay, thay mặt tập thể lớp 10A3, kính chúc quý thầy cô và các bạn một mùa xuân tràn đầy hi vọng.Lời chúc mùa xuân này sẽ đến với tất cả mọi người vào thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới: “Chúc thành công, chúc may mắn, chúc mọi sự an lành, chúc cho những ước mơ trở thành hiện thực, chúc phú quý đại lợi, an khang thịnh vượng. Và dễ thương nhất là lời chúc: VẠN SỰ NHƯ Ý.

p có thể tham khảo nó cx đc ạ !!
Nguyễn Tuệ Minh
Xem chi tiết
minh nguyet
4 tháng 3 2021 lúc 22:18

Tham khảo:

Đề 1:

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Người đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.

Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21.6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh'' bằng đá hồng màu mận chín. Lăng được xây theo kiểu kiến trúc hiện thực - xã hội chủ nghĩa, lấy nguyên bản của Lăng Lênin.

Lăng được xây dựng trên nền cũ của toà lễ đài giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì các cuộc mít tinh lớn và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, nhà nước đã chính thức khởi công xây lăng vào 2 tháng 9 năm 1973. Cát được lấy từ suối Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình do người dân tộc Mường đem về: Đá cuội được chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương, Chiên Hoá, Ngòi Thia, Tuyên Quang...; đá chọn xây lăng từ khắp các nơi: Đá Nhồi ở Thanh Hoá, đá Hoa (Chùa Thầy), đá nhỏ núi Non Nước...; nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ quí. Các loài cây từ khắp các miền được mang về đây như: Cây chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên - Lai Châu, tre từ Cao Bằng... Thanh thiếu niên còn tổ chức buổi tham gia lao động trong việc mài đá, nhổ cỏ, trồng cây. Hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài Hồ Chí Minh do các chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm.

Trên đỉnh lăng là hàng chữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh" ghép bằng đá ngọc màu đỏ thầm. Cửa lăng làm từ các cây gỗ quý từ Tây Nguyên. Tiền sảnh có dòng chữ "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" và chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh được dát bằng vàng. Hai bên cửa là hai cây hoa đại. Phía trước và phía sau lăng trồng 79 cây hoa vạn tuế tượng trưng cho 79 năm trong cuộc đời của Hồ Chù tịch. Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam. Trước cửa lăng luôn có hai chiến sĩ canh vệ đứng gác.

Chính giữa lăng là thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trong hòm kính khung bảng gỗ quý điêu khắc hoa văn các đám mây, đặt trên một bục đá. Qua lớp kính trong suốt, thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bộ quần áo ka ki, dưới chân có đặt một đôi dép cao su.

Lăng có hình vuông, mỗi cạnh 30m, cửa quay sang phía Đông, hai phía Nam và Bắc có hai lễ đài dài 65m dành cho khách trong những dịp lễ lớn. Trước lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh, duyệt binh, và một thảm cỏ dài 380m chia thành 240 ô vuông cỏ xanh tươi suốt bốn mùa. Trước mặt lăng là cột cờ, lá Quốc kỳ được kéo lên vào lúc 6 giờ sáng và hạ xuống lúc 9 giờ tối hàng ngày. Thẳng tiếp qua sân cỏ là đường Bắc Sơn, có trồng hoa hồng đỏ và hoa đào. Tận cùng đường Bắc Sơn là tượng đài Liệt Sỹ.

Bên phía tây của quảng trường là khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại đây có Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn nơi Người từng sống và làm việc. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thường có nhiều đoàn khách ở các tỉnh thành phố và nước ngoài đến thăm viếng.

Mỗi tuần có hơn 15.000 người đến viếng thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Rất nhiều cá nhân và đoàn thể đến viếng lăng vào các ngày lễ, các ngày kỷ niệm quan trọng cửa đất nước. Chúng ta có thể cảm nhận được không khí trang nghiêm ở đây và cả sự tồn kính của nhân dân đối với Người khi vào lăng viếng Bác.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa 5 ngày một tuần, vào các buổi sáng thứ ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật. Mùa nóng từ (1 - 4 đến 31 - 10): Từ 7h30 đến 10h30; mùa lạnh (từ 1 - 11 đến 31 - 3 năm sau): Từ 8h00 đến 11h00; ngày lễ, thứ Bảy, Chủ nhật mở cửa thêm 30 phút. Hàng năm Lăng đóng cửa để làm nhiệm vụ tu bổ định kỳ vào 2 tháng: Tháng 10 và tháng 11.

Khách viếng thăm phải tuân theo những yêu cầu như ăn mặc chỉnh tề, không đem máy ảnh, tẳt máy điện thoại di động, các chất gây cháy nổ... để đảm bảo công tác an ninh và giữ trật tự trong lăng.

Vào thăm Bác trong lăng, trong lòng luôn chan chứa biết bao cảm xúc. Là con cháu Việt Nam, chúng ta hãy học tập thật tốt để mai sau gìn giữ và phát triển đất nước, xứng đáng là "Cháu ngoan Bác Hồ".

Đề 2:

Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam và có lịch sử lâu đời nhất Hà Nội. Chùa nằm trên một hòn đảo phía Nam Hồ Tây, với kiến trúc đẹp hết sức hài hòa với cảnh quan môi trường xung quanh hồ Tây, chùa không chỉ có giá trị trên nhiều mặt như kiến trúc, lịch sử, văn hóa mà còn là một địa điểm thu hút đông đảo Phật tử và khách tham quan du lịch trong và ngoài nước bậc nhất của Hà Nội.

Chùa được xây dựng đầu tiên vào thời vua Lý Nam Đế (544-548) cạnh bờ tả bãi sông Hồng, lúc đó có tên là chùa Khai Quốc. Đến triều Lê Thế Tông thế kỷ 15 đổi lại tên là An Quốc. Năm 1615 do sông Hồng bị sạt lở để tránh nguy cơ bị sụp đổ nhân dân địa phương đã dời toàn bộ ngôi chùa về đảo Kim Ngư đó chính là địa điểm như ngày hôm nay, đến thế kỷ 17 đời vua Lê Hy Tông chùa đổi tên thành Trấn Quốc.

Chùa đã được sửa chữa và mở rộng trong các năm 1624, 1628 và 1639. Đầu đời Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1821, Vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa. Năm 1842, Vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc, nhưng nhân dân vẫn quen gọi là Trấn Quốc đã có từ trước.

Kết cấu và nội thất chùa được bố trí theo một nguyên tắc hết sức chặt chẽ, có nhiều dãy nhà với 3 ngôi nhà chính là Tiền đường, nhà Thiêu hương, và Thượng điện nối thành hình chữ Công, bên trong Chính điện có nhiều tượng Phật lớn, nhỏ được làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Tiếp sau là gác chuông, bên phải có nhà thờ Tổ, bên trái là nhà Bia, hiện còn lưu giữ 14 tấm bia, phía sau vườn chùa có một số mộ tháp có niên đại vào thế kỷ 18.

Trong khuôn viên chùa còn có Bảo tháp lục độ xây 1998, gồm 11 tầng cao 15m. Mỗi tầng có những vòm cửa trong có đặt tượng Phật A Di Đà bằng đá quý, đỉnh tháp có đài sen 9 tầng cũng làm bằng đá quý. Đối diện có cây Bồ đề do tổng thống Ấn Độ tặng chùa khi đến thăm Hà Nội năm 1959. Và chùa cũng vinh dự khi đón tổng thống Ấn Độ Patil (năm 2008) đến thắp hương, tham quan và tổng thống LB Nga Medvedev (năm 2910) đến thăm nhân chuyến công du đến Việt Nam.

Giữa mây nước hồ Tây chùa Trấn Quốc hiện lên như một viên ngọc quý. Giữa những dòng chảy xô bồ của cuộc sống mỗi du khách khi bước chân vào chùa Trấn Quốc là tìm lại với thiên nhiên, tìm lại những giây phút tĩnh lặng của chốn thiền môn, là tìm lại những giá trị của lịch sử văn hóa mà cha ông đã ngàn năm xây dựng tôn tạo. Quả không sai nếu có người cho đây là danh thắng bậc nhất kinh kỳ.

Kieu Diem
4 tháng 3 2021 lúc 22:11

Đề 1 

Dàn ý bạn có thể tham khảo

1. Mở bài: Giới thiệu chung về lăng Bác.

2. Thân bài: Sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả, biện pháp so sánh...

Bài viết cần nêu được các ý cơ bản sau:

* Ý định xây dựng lăng Bác của Đảng và Nhà nước là để Bác mãi còn với nhân dân Việt Nam.

* Quá trình khởi công và xây dựng.

- Khởi công ngày 2/9/1973.

- Địa điểm: Ngay quảng trường Ba Đình nơi Người đọc Tuyên ngôn độc lập.

- Các kiến trúc sư hàng đầu của Liên Xô (cũ) và bạn bè quốc tế đã giúp đỡ nhiệt tình.

- Nhân dân trong cả nước đều hết lòng đóng góp xây dựng lăng.

- Ngày khánh thành: 21 - 8 -1976.

* Cấu tạo và kiến trúc lăng.

- Gồm 3 lớp, chiều cao 21,6 mét. Lớp dưới được tạo dáng bậc thềm tam cấp. Tiếp theo là hàng cột vuông bằng đá hoa cương. Lớp giữa có phòng đặt thi hài Bác và cầu thang lên xuống.

- Mặt chính có dòng chữ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đá hồng ngọc màu mận chín.

+ Đường vào lăng có 3 lối: Đường Hùng Vương, đường Ngọc Hà, đường Đội Cấn.

+ Cây và hoa quanh lăng Bác được đem về từ khắp các vùng miền trên cả nước.

+ Lăng Bác trong tình cảm của người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế: Người dân Việt Nam có dịp về Hà Nội đều cố gắng đến viếng lăng Bác; đã có nhiều bài thơ hay, bài hát hay viết về lăng Bác; bạn bè quốc tế đến Việt Nam vào viếng lăng Bác với lòng ngưỡng mộ.

3. Kết bài: Khẳng định tình cảm và ý thức giữ gìn lăng Bác.

Lê Bảo Anh
4 tháng 3 2021 lúc 22:05

Làm văn hả ?Nguyễn Tuệ Minh

Linh Vũ
Xem chi tiết
Dark_Hole
22 tháng 2 2022 lúc 14:57

Tham khảo: Trên sân trường em trồng rất nhiều cây cao lớn. Nhà trường trồng cây xanh vừa để tạo bóng mát cho chúng em vui chơi, sinh hoạt ngoài trời, vừa để làm tăng vẻ đẹp của sân trường. Đó là bàng, bằng lăng, sấu, thậm chí còn có cả ổi, xoài… Nhưng được các bạn học sinh yêu thích nhất vẫn là cây phượng vĩ. Bởi vào mùa hạ, cây nở hoa đẹp vô cùng.

băng
22 tháng 2 2022 lúc 15:02

Tham khảo: Trên sân trường em trồng rất nhiều cây cao lớn. Nhà trường trồng cây xanh vừa để tạo bóng mát cho chúng em vui chơi, sinh hoạt ngoài trời, vừa để làm tăng vẻ đẹp của sân trường. Đó là bàng, bằng lăng, sấu, thậm chí còn có cả ổi, xoài… Nhưng được các bạn học sinh yêu thích nhất vẫn là cây phượng vĩ. Bởi vào mùa hạ, cây nở hoa đẹp vô cùng. nhá bạn 

Trịnh Đăng Hoàng Anh
22 tháng 2 2022 lúc 15:03

Tham  khảo:

Cầm những con bướm ép màu huyết dụ, đẹp như những con bướm trong tranh vẽ mà chị Hương đưa cho, lật qua lật lại bỗng tôi reo lên: "A ! Em biết rồi ! Chị ép bằng những cánh phượng vĩ phải không?" Chị tôi cười nói: "Giỏi lắm! Em biết chị nhặt những cánh phượng này ở đâu không? Ngay trong sân trường em hôm đi đón em đấy! Cây phượng này do chính lớp chị trồng đấy. Nhặt những cánh phượng rơi mà lòng chị bồi hồi. Mới đó mà đã tám năm rồi!". Cây phượng ở sân trường em có lai lịch như vậy đó.

Trần Ngô Hạ Uyên
Xem chi tiết

Cứ vào dịp Tết Nguyên Đán, nhà nhà lại nô nức chuẩn bị bao thức vật thơm ngon, đẹp để cho dịp Tết trọng đại trong năm này. Và giữa bao nhiêu bánh trái, đồ đạc,... mới mẻ, sặc sỡ, một cành đào tươi tắn rực rỡ vẫn được chờ đợi, ngóng trông nhất.

Hoa đào là loài hoa đặc trưng cho cái Tết và mùa xuân miền Bắc Việt Nam. Hoa đào được trồng ở hầu hết các tỉnh miền Bắc: Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội,... Nhưng đẹp nhất, được yêu thích nhất vẫn là hoa đào Nhật Tân, Hà Nội. Gọi là hoa đào Nhật Tân vì giống hoa ấy được trồng ở làng Nhật Tân - một vùng đất ven sông Hồng của Hà Nội.

Hoa đào cũng có nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch,... Trong đó, đào bích phổ biến hơn cả. Đó là loại đào mau cánh, cánh màu đỏ thắm. Đào phai thì nhạt hơn, sắc đã ngả sang hồng. Riêng đào bạch thì đúng như tên gọi, cánh hoa có màu trắng; đây là loại hoa đào rất hiếm và khó trồng.

Hoa đào ưa đất phù sa ven sông và thích hợp với khí hậu ấm áp của mùa xuân. Đó là lí do để cứ mỗi khi Tết đến, xuân về hoa đào lại tưng bừng khoe sắc. Không chỉ vậy, họa còn rất kén chọn cách chăm sóc, tưới bón. Tưới nước cho hoa đào phải tưới bằng nước sạch, nếu sử dụng nước bẩn bị ô nhiễm, đào nở hoa không đều và không đẹp. Hơn nữa, muốn hoa nở đúng dịp Tết phải biết cách tuốt lá đào vào dịp cuối năm.

Tuỳ theo tuổi đời, chủng loại và cách chăm bón của người trồng đào mà một cây đào có thể rất nhỏ hoặc rất rất lớn. Loại nhỏ nhất có thể cao vài chục xen-ti-mét, loại lớn nhất có thể cao đến vài mét. Đào là giống cây rễ cọc nên có một thân chính lớn và rất nhiều cành nhỏ vươn ra từ đây. Thân và cành đào dược bao bọc bởi một lớp vỏ màu nâu xám. Từ hàng chục cành nhỏ lại nhú ra các lá đào xanh non và dưới mỗi lá là một nụ đào nhỏ xíu có một lớp lóng phân trắng phủ ngoài. Đến đúng dịp, từ mỗi nụ nhỏ xinh xắn, một bông hoa đào đỏ thắm ngơ ngác xoè cánh nhìn cuộc sống. Hoa đào có năm cánh thắm, ở giữa là nhị hoa màu vàng tươi trông rất bắt mắt; cả cánh hoa và nhị hoa lại được nâng đỡ bởi sắc xanh non của đài hoa nên một bông hoa đào là một hình ảnh hài hoà về màu sắc.

Hoa đào chỉ nở một lần trong năm vàọ dịp đầu xuân, chính đặc điểm này cùng với màu đỏ thắm của cánh hoa được con người trân trọng. Bởi màu đỏ là màu của điềm lành, của sự may mắn. Và hoa đào nở vào dịp đầu xuân giống như lời chúc cát tường, thịnh vượng cho mọi gia đình. Cùng với màu sắc của hoa, hình dáng cây hoa cũng là một đặc điểm quan trọng. Thông thường, các cành đào vươn lên khiến cây giống như một chùm đèn lồng xoay ngược hay một li rượu vang lớn. Nhưng người trồng đào hoàn toàn có thể tạo "thế" cho cây bằng cách uốn, tỉa thân, cành. Thân chính của cây được tạo dáng sao cho uốn lượn theo hướng vươn lên giống hình ảnh con rồng bay lên trời xanh. Hoặc có thể được uốn tỉa theo hình các con vật; rất phong phú đa dạng. Muốn cây đào có được vẻ xù xì, cổ kính mà không bị cổng kềnh, cao to, người trồng đào thường chọn những cây già rồi cắt gần sát gốc để từ cái gốc cổ thụ ấy lại vươn ra những thân đào khác... Thế mới biết, nghề trồng đào - chơi đào cũng lắm công phu.

Vào ngày Tết, cây đào được đặt ở vị trí trung tâm trong phòng khách, kiêu hãnh khoe cái vẻ tươi tắn rực rỡ của mình. Nhiều gia đình còn treo lên cành cây những phong bao lì xì, những vật trang trí vô cùng bắt mắt. Mỗi lần gió xuân đi qua, những vật nhỏ xinh ấy lại quay tròn ríu rít vỗ tay mừng hoa đào đã nở.

Cây hoa đào với những đặc điểm đáng quý của mình đã được con người Việt Nam trân trọng và nâng niu như thế. Và mỗi dịp Tết đến xuân về, lòng người lại háo hức với niềm vui được chờ đón hoa đào nở, được chờ đón một năm mới an lành, hạnh phúc.

Yuna Park
Xem chi tiết
Hà Thu Hằng
3 tháng 4 2020 lúc 14:59

Dàn ý nhé

1.Mở bài:

Giới thiệu khái quát về vấn đề cần thuyết minh: Cây phượng

2. Thân bài

- Giới thiệu về nguồn gốc cây phượng:
+ Quê hương của cây phượng ở Madagascar nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới
+ Có nhiều tên gọi khác nhau: phượng vĩ, xoan tây, phượng hoàng mộc, flamboyant,..

- Thuyết minh về đặc điểm cây phượng
+ Thân cây: to, cao lớn, màu nâu, vỏ nhẵn
+ Tán cây: toả rộng, cao và rậm
+ Lá: lá phức giống lông chim màu xanh
+ Hoa: 5 cánh, 4 cánh nhỏ màu đỏ, hoặc đỏ cam, 1 cánh to lốm đốm trắng đỏ
+ Quả: màu nâu, cứng, to dài và dẹt, nhiều hạt
+ Đặc điểm sinh trưởng: phát triển tốt ở khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, chịu được khô hạn và đất mặn.

- Ý nghĩa của cây phượng
+ Là cây bóng mát, tạo không gian mát mẻ
+ Là cây cảnh làm đẹp không gian trường học, công viên, đường phố
+ Là nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ
+ Là biểu tượng của học trò, tình bạn và mùa hè
3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em về cây phượng

Khách vãng lai đã xóa
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
29 tháng 9 2023 lúc 18:58

Lần đầu về quê, bạn nhỏ được bà nội giới thiệu cho biết về những cây mít, cây nhãn, cây sung, cây chuối, câu cau. 

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
23 tháng 10 2023 lúc 11:06

Nhắc đến Huế chúng ta không thể không nhắc tới dòng sông Hương đẹp say mê lòng người. Dòng sông Hương khởi nguồn từ dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, mang cái thơ mộng, thanh trong về với Thừa Thiên- Huế. Hai bên bờ sông là những hàng cây lâu năm như phượng, bằng lăng, bàng... Khi xuân tới, tất cả cùng trổ ra những búp non xanh mơn mởn, nhựa sống như tràn ra mọi ngóc ngách quanh sông. Hè về, những cây phượng nở hoa đỏ cả một góc, bằng lăng cũng tím cả một trời. Hai màu tím, đỏ kết hợp với nhau, làm nền cho nhau khiến bờ sông rực rỡ, thu hút bao nhà nhiếp ảnh. Vào chiều thu, lá vàng khẽ rơi, trên các bãi cỏ ven sông, thấp thoáng một vài người câu cá và các cụ già đang cùng nhau chơi một ván cờ tướng, sông lúc ấy trông bình dị, hiền hòa lắm. Đông về, cây cối xác xơ, làn gió hanh lướt qua khẽ rung các cành khẳng khiu, nhưng trên lối đi, các cặp đôi vẫn nắm tay nhau, ngắm mặt sông phẳng lặng như gương khiến con sông đẹp, có sức sống hơn. Bờ sông đã đẹp, mặt sông càng đẹp hơn. Nước trong sông mùa nào cũng đầy ăm ắp, trong xanh và phẳng như mặt gương soi bóng bầu trời và khung cảnh ven sông. Lòng sông rộng, thỉnh thoảng một vài làn gió nhẹ thổi qua, những gợn sóng lăn tăn xô đẩy nhau như chơi trò đuổi bắt tới tận bờ bên kia sông. Mùa đông, sông mang trên mình chiếc áo xám như bầu trời. Tới mùa xuân, chiếc áo ấy được thay bằng màu hồng thướt tha như tà áo của người thiếu nữ mới lớn, trông dịu dàng đằm thắm lắm. Khi hè về, bộ cánh của sông rực rỡ, trẻ trung như người con gái hồn nhiên, lơ đãng ngắm nhìn phố Huế thơ mộng. Thu về, chiếc áo xanh trong mà bầu trời mang tới cho sông khiến nó đẹp lạ. Dù là mùa nào đi chăng nữa, sông vẫn mềm mại như một dải lụa vắt ngang qua quê em. Sông Hương đẹp, đằm thắm như con người nơi xứ Huế mộng mơ này. Vì vậy mà mọi hoạt động của người dân ở đây đều mang nét hài hòa đặc trưng. Nhất là khi đi thuyền Rồng trên sông, nghe câu Nam Ai, Nam Bình, nghe nhịp phách tiền, đàn tranh,... Hay ngắm bầu trời vào đêm trăng sáng khi đang ngồi ven sông, và ngắm hoàng hôn trên chiếc cầu bắc qua sông... Những khi ấy tâm hồn em như hòa vào làm một với con sông. Em như nghe văng vẳng tiếng chuông chùa Thiên Mụ, tiếng lòng sông ngân nga những câu dặm, câu ca ngọt ngào,... Ngắm con sông quê trong một ngày chủ nhật, em chợt nhớ tới tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường, và các tác phẩm văn chương khác nữa viết về con sông Hương. Con sông quê đã đi vào những áng văn muôn đời bất hủ, cũng như là minh chứng cho vẻ đẹp vĩnh cửu của nó vậy.

Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
5 tháng 8 2019 lúc 12:06

-Em sẽ giới thiệu ngắn gọn về quê hương của mình: truyền thống văn hóa và lịch sử, đặc sản quê hương cũng như danh lam thắng cảnh. Đặc biệt là sự hiếu khách của mỗi con người ở quê hương em. Đó chính là điều tuyệt vời nhất mà ai cũng cảm nhận được khi đến với quê hương của em.