Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đăng chu quang
Xem chi tiết
trần châu
16 tháng 11 2016 lúc 21:51
Nhắc đến thiên nhiên trong thơ Bác, không chỉ người đọc là đến các nhà nghiên cứu văn học, các nhà thơ cũng phải trầm trồ thán phục. Chỉ có những người có tài và có tình với thiên nhiên sâu sắc mới có thể cảm nhận hết vẻ đẹp tiềm ẩn của thiên nhiên. Trong thơ Bác mỗi chiếc lá, mỗi ngọn cây, dòng sông, ngọn núi đều hiện lên với vẻ đẹp huyền ảo, trong đó có cảnh trăng trong Rằm tháng giêng cũng làm mê hoặc lòng người.

Đối với Bác con người và vạn vật trên trái đất đều rất đáng quý trọng, đáng yêu. Trăng cũng là cảnh khiến Bác say đắm lòng mình. Bác rất yêu trăng và có những bài thơ tuyệt bút về trăng, trong đó có bài thơ “Rằm tháng Giêng”. Bài thơ chẳng những truyền vào tâm hồn người đọc một tấm lòng yêu thiên nhiên vô bờ mà còn gợi niềm cảm phục, trân trọng tấm lòng hết mình vì dân vì nước của Bác Hồ.

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

Bài thơ được ra đời vào mùa xuân năm 1947, đang trong thời kỳ nước sôi lửa bỏng của cuộc chiến tranh, được viết bằng chữ Hán có tên là “Nguyên Tiêu”, trên đây là bản dịch của nhà thơ Xuân Thủy. Không gian được miêu tả trong bài Rằm tháng Giêng la một không gian rộng lớn của trời mây sông nước:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi”.

Hai từ “lồng lộng” được đảo lên trước để nhận mạnh cái rộng lớn, trong lành của ánh sáng đêm rằm. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát. Câu thơ thứ hai, trong nguyên văn chữ Hán Bác viết:

“Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên”.

Câu thơ khá đặc biệt trong cách tả: cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp lên cao cùng với sự lặp lại tới ba lần chữ xuân khiến cho câu thơ thất ngôn như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đượm lên cảnh vật.

Câu thơ thứ ba vô tình nói đến hoàn cảnh ngắm trăng và vị trí ngắm trăng của Bác:

“Giữa dòng bàn bạc việc quân”.

Vậy ra, Bác đang chơi vơi giữa dòng sông để bàn việc quân cơ mật. Nhắc đến đây, ta lại trào lên niềm cảm phục về tấm lòng luôn đau đáu vì dân vì nước của Bác. Chẳng những thế, câu thơ còn gợi những ngạc nhiên về tấm lòng của Bác dành cho thiên nhiên: tại sao vào giờ khắc bận rộn bộn bề việc nước như thế, Bác vẫn dành thời gian cho thiên nhiên cảnh vật. Điều đó thể hiện tư thế lạc quan yêu đời của Bác, đó là tư thế ung dung tự tại, không ngại khó khăn gian khổ. Điều này thể hiện nhân cách đạo đức cao đẹp trong con người của Bác, đó là tấm gương để con cháu chúng ta noi theo.

Câu thơ cuối bài lại gợi thêm một hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng về đêm trăng:

“Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

Câu thơ như một lời gợi ý sâu sắc về tương lai sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Con thuyền giữ dòng sông kia giống như con thuyền cách mạng và đã trở thành con thuyền chở trăng, con thuyền chở ánh sáng. Và như thế cũng có nghĩa con thuyền ấy đang đi về miền sáng, miền của thành công, con thuyền sẽ mang những điều tốt đẹp đến cho dân cho nước.

Câu thơ thể hiện một cảm quan cách mạng tươi sáng và lạc quan vô cùng. Câu thơ thứ tư cũng gợi nhớ đến câu thơ: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế. Câu cuối của bài Nguyên tiêu và câu thơ này của Trương Kế đều nói về lúc đêm khuya (dạ bán) và đều nói về hình ảnh con thuyền trên sông nước. Tuy vậy, điểm khác là ở chỗ, một bên “người khách” đến thăm tác giả là tiếng chuông chùa (Hàn Sơn), còn bên kia “người khách” ấy chính là trăng xuân chứa chan bát ngát, đượm tình.

“Rằm tháng Giêng” được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ. Thế nhưng, ở trong thơ, ta vẫn gặp một chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc, vẫn chan hòa cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, không vì việc quân bận rộn mà Người đành hờ hững, từ chối vẻ đẹp thiên nhiên. Điều này nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.

Bài thơ vừa thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước con người của nhà thơ, vừa thể hiện tư thế lạc quan yêu đời trong điều kiện khắc nghiệt của cuộc chiến tranh và nó trở thành một món ăn tinh thần tạo nên sức mạnh vô biên cho toàn thể nhân dân đứng lên đấu tranh chiến thắng kẻ thù một cách hào hùng.

 

Lê Ánh
16 tháng 11 2016 lúc 22:00

Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người đã sáng tạo ra rất nhiều những tác phẩm văn học có giá trị cho tới tận bây giờ. Từ những tác phẩm thơ văn bằng tiếng Hán, Nôm hay chữ Quốc ngữ. những tác phẩm của Bác để lại đều là những tác phẩm mang giá trị nhân văn sâu sắc và có tầm ảnh hưởng tới sự nhân thức của những người thưởng thức. Có thể nói, Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân có khả năng làm ra những tác phẩm hay nhất, xuất sắc nhất. Và trong những tác phẩm để lại của Người, em thích nhất là bài thơ “ Nguyên Tiêu” ( Rằm tháng giêng) được Người sáng tác một cách ngẫu hứng khi đang bàn việc quân và đã trở thành một trong những bài thơ rất nổi tiếng của người.

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Mở đầu bài thơ là hình ảnh đầy ngẫu hứng của tác giả khi Người đang bất chợt nhìn về phía xa xa. Và thật bất ngờ, hình ảnh trước mắt Người à hình ảnh của cả một bầu trời sông nước Ánh trăng đẹp nhất chính là ánh trăng của ngày rằm, là lại là ngày rằm tháng giêng, ánh trăng lộng lẫy như chiếu sáng cả không gian, như soi vào lòng người những xúc cảm mà ngày thường mọi người ít ai có thể cảm nhận được. Một điều đáng chú ý là bài thơ được sáng tác vào năm 1975- lúc đó đang là thời kì cam go, và đầy những khó khăn thế nhưng Bác giữa cảnh thiên nhiên choáng ngợp như thế tâm hồn người nghệ sĩ yêu thơ văn của Bác đã không thể kìm chế lại giữa cảnh trời như vậy. Từ “ lồng lộng” là một từ láy tượng hình đã thể hiện được cảm giác thiên nhiên hiện lên như bao la, như sống trong lòng người những tình cảm hạnh phúc. Cả bầu trời và mặt nước, dòng sông như được nối liền trở thành một bầu trời mây sông nước. . hững dòng thơ chữ Hán như trong nguyên văn Bác viết:

“xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên” câu thơ như có sắc xuân và khí xuân bao trùm lên toàn cảnh vật.

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Hình ảnh tất cả mọi thứ cùng nhau được hòa quyện tạo nên những giá trị sâu sắc. . vào khoảnh khắc kì diệu, màu xuân như tưới đẫm lên vạn vật, tạo cho mọi thứ một không gian tươi mới, đầy thi vị mà không phải lúc nào giữa cuộc sống này chúng ta cũng có cơ hội để chiêm ngưỡng và cảm nhận

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Thì ra Bác đang bàn bạc việc quân cơ mật. tới đây chúng ta lại tự hỏi bản thân mình là tại sao giữa lúc việc quân đang nước sôi lửa bỏng như vậy mà Bác lại có cả tâm hồn nhà thơ. Đúng vậy chỉ có trong những tình huống nhau thế này, chúng ta mới thấy được phong thái ung dung và tự tại của Bác, không ngại những khó khăn và gian khổ. Điều này đã thể hiện nhân cách cao đẹp của Bác, đó xứng đáng là tấm gương để con cháu chúng ta noi theo.

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Câu thơ như một lời gợi ý và cũng là một lời tự hứa của Bác về sự nghiệp của dân tộc. Con thuyên ở đây về nghĩa bóng chính là nơi mà Bác và những cán bộ chủ chốt của Đảng đang họp bàn về những quyết định cho chiến dịch mùa xuân 1975 nếu xét về khoảng thời gian đó. Thế nhưng nó cũng có nghĩa bóng chính là chỉ con thuyền cách mạng, của sụ nghiệp dân tộc sẽ trở thành con thuyền chở lí tưởng, chở ánh sáng cho những người con của dân tộc, đưa dân tộc đi tới những thành công và thắng lợi. “ trăng ngân đầy thuyền”. . Câu thơ cũng đã thể hiện một cách lạc quan và tươi sáng về tình hình của đất nước trong tương lai gần. và người khách cảu những kế hoạch và những dự kiến về chiến dịch của Bác chính là ánh trăng của nhân dân, ánh trăng đã đưa những con người gần nhau hơn.

“rằm tháng giêng” tuy được Bác Hồ viết trong thời kì kháng chiến chông pháp, cụ thể hơn là khi mà cuộc chiến của nhân dan ta đang diễn ra trong thời kì cam go quyết liệt. Thế những ở trong thơ, ta vẫn gặp chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, dù đang làm việc nhưng Bác vẫn luôn sống một cách chan hòa với ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, không chỉ vì sự bận rộn việc quân mà Người hờ hững với thiên nhiên tươi đẹp, từ chối những điều mà tạo hóa đã ban cho. Điều này đã nói lên được phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.

Bài thơ vừa thể hiện được tâm hồn yêu thiên nhiên, của đất nước và con người trong nhà thơ, dù cho đó là điều kiện rất khắc nghiệt của cuộc sống bởi chiến tranh và những cuộc xung đột những khó khăn chồng chất. Điều đó đã tạo nên những sức mạnh vô biên cho nhan dan đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù một cách hào hùng.

Phan Ngọc Cẩm Tú
17 tháng 11 2016 lúc 10:43
Rằm tháng Giêng năm 1948, trên chiếc thuyền neo đậu giữa một dòng sông ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở một cuộc họp tổng kết về tình hình quân sự của thời kì đầu kháng chiến chống Pháp (1947 – 1948). Cuộc họp tan thì đêm đã khuya. Trăng rằm tỏa sáng khắp mặt đất bao la. Cảnh sông núi trong đêm trăng càng trở nên đẹp đẽ và thơ mộng. Cảm hứng dâng cao, Bác đã ứng khẩu làm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, tựa đề là Nguyên tiêu: 

Thu dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân Thủy tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Sau đó, nhà thơ Xuân Thủy dịch bài thơ ra tiếng Việt dưới thể lục bát, với tên là Rằm tháng Giêng. Bản dịch giữ được gần hết ý thơ trong nguyên tác với nội dung thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước thiết tha của Bác Hồ. Nếu trong bài Cảnh khuya, Bác tả cảnh trăng đẹp chốn rừng sâu thì ở bài này, Bác tả cảnh trăng trên sông nước: Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng bát ngát khắp bầu trời, mặt đất trong đêm Nguyên tiêu. Khung cảnh mênh mông, tưởng như sông nước tiếp liền với bầu trời: Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Vạn vật ăm ắp sức xuân: sông xuân, nước xuân và trời xuân nối tiếp, giao hòa, tạo nên một vũ trụ căng đầy sức sống, làm náo nức lòng người. Điệp từ xuân được lặp lại nhiều lần với ý tạo vật cùng lòng người đều phơi phới khí thế tươi vui. 

Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trên một chiếc thuyền nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng (yên ba thâm xứ). Bác cùng Chính phủ và Trung ương Đảng luận bàn việc quân, việc nước. Công việc trọng đại đến chừng nào, nhất là trong hoàn cảnh buổi đầu kháng chiến đầy thiếu thôn, gian khổ. Tuy vậy, gian khổ không làm vơi đi cảm xúc, thi hứng trong lòng Bác. Buổi họp kết thúc vào lúc nửa đêm. Trăng rằm tròn vành vạnh treo giữa trời (nguyệt chính viên) đang toả sáng. Cảnh sông nước trong đêm lại càng thêm thơ mộng. Dòng sông trở thành dòng sông trăng và con thuyền cũng dường như chở đầy ắp ánh trăng (trăng ngân đầy thuyền). Trước đêm trăng đẹp, tâm hồn Bác lâng lâng. Bác thả hồn hòa nhập với thiên nhiên – mà Bác vốn coi là một người bạn tri âm, tri kỉ. Trong lòng Bác dâng trào một niềm vui, niềm tin vào thắng lợi của Cách mạng, của kháng chiến. Hình ảnh con thuyền chở đầy trăng lướt nhẹ trên dòng sông trăng là một hình ảnh lãng mạn có ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Phải có một phong thái ung dung tự tại và niềm lạc quan mãnh liệt vào tương lai thì nhà thơ mới sáng tạo ra được hình tượng nghệ thuật độc đáo trọng một hoàn cảnh đặc biệt như vậy.

 Bài thơ Rằm tháng Giêng với âm hưởng khỏe khoắn, tươi vui đã đem lại cho người đọc cảm xúc thanh cao, trong sáng. Bài thơ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh Bác Hồ vừa là một lãnh tụ cách mạng tài ba, vừa là một nghệ sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm.
shizuka
Xem chi tiết
Tập-chơi-flo
25 tháng 11 2018 lúc 20:51

“Nguyên tiêu” nằm trong chùm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh viết trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc: “Nguyên tiêu”, “Báo Tiệp”, “Thu dạ”,…Sau chiến thắng Việt Bắc, thu đông năm 1947, sang xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên đường số bốn. Niềm vui thắng trận tràn ngập tiền tuyến hậu phương. Trong không khi sôi động và phấn chấn ấy, bài thơ “Nguyên tiêu” của Bác Hồ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như một đoá hoa xuân ngào ngạt và rực rỡ sắc hương. Xuân Thuỷ đã dịch khá hay bài thơ này. Nguyên tắc bằng chữ Hán, viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:
“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền”.
Đêm nguyên tiêu trăng sáng ngời trên một không gian bao la. Bài thơ nói lên cảm xúc và niềm vui dào đạt trong tâm hồn lãnh tụ đêm nguyên tiêu lịch sử.
Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời, vầng trăng vừa tròn (nguyệt chính viên). Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp. Và trăng cũng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình. Đất nước quê hương bao la một màu xanh bát ngát. Màu xanh lấp lánh của “xuân giang”. Màu xanh ngọc bích của “xuân thuỷ” tiếp nối với màu xanh thanh thiên của “xuân thiên”. Ba từ “xuân” trong câu thơ thứ hai là những nét vẽ đặc sắc làm nổi bật cái “thần” của cảnh vật sông, nước và bầu trời.
“Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên”.
(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)
“Xuân” trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ, là vẻ đẹp xinh tươi. Nó còn gợi tả mùa xuân, của sông nước, đất trời vào xuân. Nó thể hiện vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của đất nước ta: trong lửa đạn vẫn dạt dào một sức sống trẻ trung, tiềm tàng. Ngoài giá trị miêu tả cảnh đẹp đêm nguyên tiêu, vần thơ còn biểu hiện tinh tế cảm xúc tự hào, niềm vui sướng mênh mông của một hồn thơ đang rung động giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử, đất nước đang anh dũng kháng chiến.
Với Bác Hồ, yêu vẻ đẹp đêm nguyên tiêu, yêu thiên nhiên cũng là yêu đời tha thiết. Bác yêu thiên nhiên nên sông, núi, cỏ cây, hoa lá, tạo vật trong thơ Bác rất hữu tình. Có “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Có “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” trong niềm vui thắng trận. Bác yêu hoa núi, chim rừng Việt Bắc: “Xem sách, chim rừng vào cửa đậu – Phê văn hoá núi ghé nghiên soi”; yêu ngọn núi, chim rừng báo mùa thu chợt đến… Thiên nhiên trong thơ Hồ chí Minh là một trong những yếu tố tạo nên sắc điệu trữ tình và màu sắc cổ điển.
Hai câu thơ cuối nói về dòng sông, khói sóng và con thuyền trăng:
“Yêu ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.
Ánh trăng ngày trước (1942-1943) chiếu vào ngục lạnh nơi đất khách quê người, thì đêm nguyên tiêu này là (1948), trăng lại soi xuống con thuyền trong đó Bác đang “đàm quân sự” (bàn bạc việc quân). Trăng nguyên tiêu là trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm, được nhân dân đón đợi với bao hy vọng, bao tình cảm nồng hậu. Lại nữa, trường hợp thưởng trăng không phải là trường hợp bình thường diễn ra trên sân nhà, ngõ xóm, hay “đăng lâu vọng nguyệt”, … mà là thưởng trăng trên khói sóng, nơi “yên ba thâm xứ” – cõi sâu kín, bí mật trên dòng sông, giữa núi rừng chiến khu bao la! Người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các tao nhân mặc khách ngày xưa, mà còn là con người hành động, người chiến sĩ đánh giặc, vị lãnh tụ đang “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiến, bảo vệ non sông đất nước. Quả thật, đây là một trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”. “Yên ba” là khói sóng, một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm hco bài thơ “Nguyên tiêu” mang phong vị Đường thi. Ba chữ đàm quân sự” đã khu biệt thơ Bác với thơ của người xưa, làm cho vần thơ mang màu sắc hiện đại và không khí lịch sử của thời đại.
Sau những canh dài bàn bạc việc quân căng thẳng nơi khói sóng sâu kín, trời đã về khuya. Nửa đêm (dạ bán), Bác trở về bến, tâm hồn sảng khoái vô cùng. Con thuyền của vị thống soái, con thuyền kháng chiến trở thành con thuyền trăng của thi nhân nhẹ bơi trên sông nước mênh mông, chở đầy ánh trăng vàng:
“Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền”.
(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền).
“Nguyệt mãn thuyền” là một hình ảnh rất đẹp và trữ tình, nó làm ta nhớ đến nhưng vần thơ hoa lệ:
“Bạn chơi năm ngoái nào đâu tá?
Trăng nước như xưa chín với mười”.
(Triệu Hỗ – Đường thi)
“Thuyền mấy là đông, tây lặng ngắt,
Một vầng trăng trong vắt lòng sông…”
(Bạch Cư Dị)
“Nước biếc non xanh thuyền gối bãi,
Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu”
(Nguyễn Trãi)
.v.v….
Trở lại bài thơ Hồ Chí Minh, ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, tự do, để giữ mãi những đêm nguyên tiêu trăng đầy trời của đất nước quê hương thanh bình. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.
Qua bài thơ “Nguyên tiêu”, ta có thể nói, trăng nước trong thơ Bác rất đẹp. Chính vầng trăng ấy đã thể hiện phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc mang cốt cách nghệ sĩ, nhà hiền triết phương Đông.
“Nguyên tiêu” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, man mác phong vị Đường thi. Bài thơ có đầy đủ những yếu tố của bài thơ cổ: một con thuyền, một vầng trăng, có sông xuân, nước xuân, trời xuân, có khói sóng. Điệu thơ thanh nhẹ. Không gian bao la, yên tĩnh… Chỉ khác một điều, ở giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ấy, nhà thơ không có rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đạo thi phú từ chương, mà chỉ “đàm quân sự”. Bài thơ như một đoá hoa xuân đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của Hồ Chí Minh.
Văn tức là người. Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người đến với muôn người. Thơ Bác Hồ tuy nói đến “trăng, hoa, tuyết, nguyệt…” nhưng đã phản ánh tâm tư, tình cảm, lẽ sống cao đẹp của Bác. Bác yêu nước, thương dân tha thiết nên Bác càng yêu đêm nguyên tiêu với vầng trăng xuân thơ mộng. Trong kháng chiến gian khổ, Bác đã hướng tới vầng trăng rằm tháng giêng, hướng tới bầu trời xuân với tâm hồn trong sáng và phong thái ung dung. Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Biết yêu trăng cũng là biết sống đẹp.
“Nguyên tiêu” là một bài thơ trăng tuyệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận …

 

Trương Quang Minh
24 tháng 11 2021 lúc 16:37

Khi nhắc đến dân tộc Việt Nam độc lập tự do hôm nay , không mấy ai quên được công lao của người. Người là một vị lãnh tụ vĩ đại, là một danh nhân văn hoá thế giới và còn là một nhà thơ lớn nhà thi sĩ yêu trăng. Bác đã để lại cho thơ văn Việt Nam rất nhiều tác phẩm trong đó có bài ” Rầm tháng giêng ”.

      Năm 1948 trên chiếc thuyền nhỏ neo giữa dòng sông ở chiến khu Vịêt Bắc oanh liệt. Bác đã cùng Trung ương Đảng mở cuộc họp về tình hình quân sự kháng chiến chống Pháp ( 1947 – 19448 ). Khi cuộc họp kết thúc thì đêm đã khuya. Trăng rầm toả sáng khắp mặt đất lan toả trên dòng sông bao la. Cảnh sông núi trong đêm trăng càng trở nên hùng vĩ và thơ mộng. Trước cảnh đẹp của thiên nhiên và của đêm trăng thơ mộng. Trước những cảnh đẹp tuyệt vời ấy Bác đã ứng khẩu thành thơ :

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên
Yên ba thâm sứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

      Về sau nhà thơ Xuân Thuỷ dịch bài thơ ra tiếng Việt thể lục bát với tên là ” Rầm Tháng Giêng ”. Bản dịch diễn tả gần hết ý thơ trong nguyên tác với nội dung biểu hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết và lòng yêu nước của Bác.
Ở bài ” Cảnh Khuya ” Bác tả đêm trăng rừng Việt Bắc thì bài này cảnh trăng được Bác tả trên sông nước hùng vĩ :

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lần màu trời thêm xuân

      Vầng trăng tròn toả sáng bát ngát khắp nơi bầu trời mặt đất đều trong lọng ánh trăng. Khung cảnh mênh mông tưởng dường như sông nước tiếp liền với bầu trời ” sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân”. Vạn vật đều mang sắc xuân , sông xuân , nước xuân , trời xuân giao hoà với nhau tạo nên một khung cảnh tràn đầy sức sống làm náo nức lòng người. Điệp từ xuân lập lại nhiều lần tạo nên không khí vui tươi của cảnh trăng rằm :

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

      Trên một chiếc thuyền nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng. Bác cùng các vị lãnh đạo Trung ương Đảng bàn việc quân, việc nước. buổi đầu cuộc kháng chiến đầy gian khổ biết bao? Tuy vậy Bác vẫn ung dung, thư thả. Buổi họp kết thúc vào lúc nữa đêm. Trăng tròn treo giữa trời ( nguyệt chính viên ) ánh trăng đang loà sáng khắp mọi nơi. Cảnh sông nước trong đêm càng trơ nên thơ mộng. Dòng sông nước biển trở thành dòng sông trăng và con thuyền nhỏ dường như chở dầy trăng tuyệt đẹp tâm hồn Bác lâng lâng bạn tri âm muôn đời. Hình ảnh con thuyền nhỏ chở đầy ánh trăng trên sông vô cùng lãng mạng và sâu sắc. Chắc có lẽ Bác đã có một phong thái ung dung, tự tại, lạc quan mãnh liệt nên Bác đã tạo ra đươc hình tượng nghệ thuật độc đáo trong hoàn cảnh đặc biệt.
      Bài ” Rằm tháng giêng" với âm sắc sâu lắng , cười vui đem lại cho người đọc cảm hứng thanh cao, trong sáng. Bài thơ là một dẫn chứng cho thấy Bác là vị lãnh tụ cách mạng tài ba , vừa là một thi sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm. Qua bài thơ cho chúng tôi học được tinh thần lạc quan và phong thái ung dung bình tĩnh ở Bác.

Khách vãng lai đã xóa
Đăng chu quang
Xem chi tiết
trần châu
16 tháng 11 2016 lúc 21:52
Nhắc đến thiên nhiên trong thơ Bác, không chỉ người đọc là đến các nhà nghiên cứu văn học, các nhà thơ cũng phải trầm trồ thán phục. Chỉ có những người có tài và có tình với thiên nhiên sâu sắc mới có thể cảm nhận hết vẻ đẹp tiềm ẩn của thiên nhiên. Trong thơ Bác mỗi chiếc lá, mỗi ngọn cây, dòng sông, ngọn núi đều hiện lên với vẻ đẹp huyền ảo, trong đó có cảnh trăng trong Rằm tháng giêng cũng làm mê hoặc lòng người.

Đối với Bác con người và vạn vật trên trái đất đều rất đáng quý trọng, đáng yêu. Trăng cũng là cảnh khiến Bác say đắm lòng mình. Bác rất yêu trăng và có những bài thơ tuyệt bút về trăng, trong đó có bài thơ “Rằm tháng Giêng”. Bài thơ chẳng những truyền vào tâm hồn người đọc một tấm lòng yêu thiên nhiên vô bờ mà còn gợi niềm cảm phục, trân trọng tấm lòng hết mình vì dân vì nước của Bác Hồ.

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

Bài thơ được ra đời vào mùa xuân năm 1947, đang trong thời kỳ nước sôi lửa bỏng của cuộc chiến tranh, được viết bằng chữ Hán có tên là “Nguyên Tiêu”, trên đây là bản dịch của nhà thơ Xuân Thủy. Không gian được miêu tả trong bài Rằm tháng Giêng la một không gian rộng lớn của trời mây sông nước:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi”.

Hai từ “lồng lộng” được đảo lên trước để nhận mạnh cái rộng lớn, trong lành của ánh sáng đêm rằm. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát. Câu thơ thứ hai, trong nguyên văn chữ Hán Bác viết:

“Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên”.

Câu thơ khá đặc biệt trong cách tả: cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp lên cao cùng với sự lặp lại tới ba lần chữ xuân khiến cho câu thơ thất ngôn như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đượm lên cảnh vật.

Câu thơ thứ ba vô tình nói đến hoàn cảnh ngắm trăng và vị trí ngắm trăng của Bác:

“Giữa dòng bàn bạc việc quân”.

Vậy ra, Bác đang chơi vơi giữa dòng sông để bàn việc quân cơ mật. Nhắc đến đây, ta lại trào lên niềm cảm phục về tấm lòng luôn đau đáu vì dân vì nước của Bác. Chẳng những thế, câu thơ còn gợi những ngạc nhiên về tấm lòng của Bác dành cho thiên nhiên: tại sao vào giờ khắc bận rộn bộn bề việc nước như thế, Bác vẫn dành thời gian cho thiên nhiên cảnh vật. Điều đó thể hiện tư thế lạc quan yêu đời của Bác, đó là tư thế ung dung tự tại, không ngại khó khăn gian khổ. Điều này thể hiện nhân cách đạo đức cao đẹp trong con người của Bác, đó là tấm gương để con cháu chúng ta noi theo.

Câu thơ cuối bài lại gợi thêm một hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng về đêm trăng:

“Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

Câu thơ như một lời gợi ý sâu sắc về tương lai sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Con thuyền giữ dòng sông kia giống như con thuyền cách mạng và đã trở thành con thuyền chở trăng, con thuyền chở ánh sáng. Và như thế cũng có nghĩa con thuyền ấy đang đi về miền sáng, miền của thành công, con thuyền sẽ mang những điều tốt đẹp đến cho dân cho nước.

Câu thơ thể hiện một cảm quan cách mạng tươi sáng và lạc quan vô cùng. Câu thơ thứ tư cũng gợi nhớ đến câu thơ: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế. Câu cuối của bài Nguyên tiêu và câu thơ này của Trương Kế đều nói về lúc đêm khuya (dạ bán) và đều nói về hình ảnh con thuyền trên sông nước. Tuy vậy, điểm khác là ở chỗ, một bên “người khách” đến thăm tác giả là tiếng chuông chùa (Hàn Sơn), còn bên kia “người khách” ấy chính là trăng xuân chứa chan bát ngát, đượm tình.

“Rằm tháng Giêng” được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ. Thế nhưng, ở trong thơ, ta vẫn gặp một chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc, vẫn chan hòa cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, không vì việc quân bận rộn mà Người đành hờ hững, từ chối vẻ đẹp thiên nhiên. Điều này nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.

Bài thơ vừa thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước con người của nhà thơ, vừa thể hiện tư thế lạc quan yêu đời trong điều kiện khắc nghiệt của cuộc chiến tranh và nó trở thành một món ăn tinh thần tạo nên sức mạnh vô biên cho toàn thể nhân dân đứng lên đấu tranh chiến thắng kẻ thù một cách hào hùng.

 

Linh Phương
17 tháng 11 2016 lúc 19:18

Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người đã sáng tạo ra rất nhiều những tác phẩm văn học có giá trị cho tới tận bây giờ. Từ những tác phẩm thơ văn bằng tiếng Hán, Nôm hay chữ Quốc ngữ. những tác phẩm của Bác để lại đều là những tác phẩm mang giá trị nhân văn sâu sắc và có tầm ảnh hưởng tới sự nhân thức của những người thưởng thức. Có thể nói, Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân có khả năng làm ra những tác phẩm hay nhất, xuất sắc nhất. Và trong những tác phẩm để lại của Người, em thích nhất là bài thơ “ Nguyên Tiêu” ( Rằm tháng giêng) được Người sáng tác một cách ngẫu hứng khi đang bàn việc quân và đã trở thành một trong những bài thơ rất nổi tiếng của người.

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Mở đầu bài thơ là hình ảnh đầy ngẫu hứng của tác giả khi Người đang bất chợt nhìn về phía xa xa. Và thật bất ngờ, hình ảnh trước mắt Người à hình ảnh của cả một bầu trời sông nước Ánh trăng đẹp nhất chính là ánh trăng của ngày rằm, là lại là ngày rằm tháng giêng, ánh trăng lộng lẫy như chiếu sáng cả không gian, như soi vào lòng người những xúc cảm mà ngày thường mọi người ít ai có thể cảm nhận được. Một điều đáng chú ý là bài thơ được sáng tác vào năm 1975- lúc đó đang là thời kì cam go, và đầy những khó khăn thế nhưng Bác giữa cảnh thiên nhiên choáng ngợp như thế tâm hồn người nghệ sĩ yêu thơ văn của Bác đã không thể kìm chế lại giữa cảnh trời như vậy. Từ “ lồng lộng” là một từ láy tượng hình đã thể hiện được cảm giác thiên nhiên hiện lên như bao la, như sống trong lòng người những tình cảm hạnh phúc. Cả bầu trời và mặt nước, dòng sông như được nối liền trở thành một bầu trời mây sông nước. . hững dòng thơ chữ Hán như trong nguyên văn Bác viết:

“xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên” câu thơ như có sắc xuân và khí xuân bao trùm lên toàn cảnh vật.

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

 

Hình ảnh tất cả mọi thứ cùng nhau được hòa quyện tạo nên những giá trị sâu sắc. . vào khoảnh khắc kì diệu, màu xuân như tưới đẫm lên vạn vật, tạo cho mọi thứ một không gian tươi mới, đầy thi vị mà không phải lúc nào giữa cuộc sống này chúng ta cũng có cơ hội để chiêm ngưỡng và cảm nhận

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Thì ra Bác đang bàn bạc việc quân cơ mật. tới đây chúng ta lại tự hỏi bản thân mình là tại sao giữa lúc việc quân đang nước sôi lửa bỏng như vậy mà Bác lại có cả tâm hồn nhà thơ. Đúng vậy chỉ có trong những tình huống nhau thế này, chúng ta mới thấy được phong thái ung dung và tự tại của Bác, không ngại những khó khăn và gian khổ. Điều này đã thể hiện nhân cách cao đẹp của Bác, đó xứng đáng là tấm gương để con cháu chúng ta noi theo.

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Câu thơ như một lời gợi ý và cũng là một lời tự hứa của Bác về sự nghiệp của dân tộc. Con thuyên ở đây về nghĩa bóng chính là nơi mà Bác và những cán bộ chủ chốt của Đảng đang họp bàn về những quyết định cho chiến dịch mùa xuân 1975 nếu xét về khoảng thời gian đó. Thế nhưng nó cũng có nghĩa bóng chính là chỉ con thuyền cách mạng, của sụ nghiệp dân tộc sẽ trở thành con thuyền chở lí tưởng, chở ánh sáng cho những người con của dân tộc, đưa dân tộc đi tới những thành công và thắng lợi. “ trăng ngân đầy thuyền”. . Câu thơ cũng đã thể hiện một cách lạc quan và tươi sáng về tình hình của đất nước trong tương lai gần. và người khách cảu những kế hoạch và những dự kiến về chiến dịch của Bác chính là ánh trăng của nhân dân, ánh trăng đã đưa những con người gần nhau hơn.

“rằm tháng giêng” tuy được Bác Hồ viết trong thời kì kháng chiến chông pháp, cụ thể hơn là khi mà cuộc chiến của nhân dan ta đang diễn ra trong thời kì cam go quyết liệt. Thế những ở trong thơ, ta vẫn gặp chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, dù đang làm việc nhưng Bác vẫn luôn sống một cách chan hòa với ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, không chỉ vì sự bận rộn việc quân mà Người hờ hững với thiên nhiên tươi đẹp, từ chối những điều mà tạo hóa đã ban cho. Điều này đã nói lên được phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.

Bài thơ vừa thể hiện được tâm hồn yêu thiên nhiên, của đất nước và con người trong nhà thơ, dù cho đó là điều kiện rất khắc nghiệt của cuộc sống bởi chiến tranh và những cuộc xung đột những khó khăn chồng chất. Điều đó đã tạo nên những sức mạnh vô biên cho nhan dan đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù một cách hào hùng.

Thảo Phương
18 tháng 11 2016 lúc 9:53

Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người đã sáng tạo ra rất nhiều những tác phẩm văn học có giá trị cho tới tận bây giờ. Từ những tác phẩm thơ văn bằng tiếng Hán, Nôm hay chữ Quốc ngữ. những tác phẩm của Bác để lại đều là những tác phẩm mang giá trị nhân văn sâu sắc và có tầm ảnh hưởng tới sự nhân thức của những người thưởng thức. Có thể nói, Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân có khả năng làm ra những tác phẩm hay nhất, xuất sắc nhất. Và trong những tác phẩm để lại của Người, em thích nhất là bài thơ “ Nguyên Tiêu” ( Rằm tháng giêng) được Người sáng tác một cách ngẫu hứng khi đang bàn việc quân và đã trở thành một trong những bài thơ rất nổi tiếng của người.

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Mở đầu bài thơ là hình ảnh đầy ngẫu hứng của tác giả khi Người đang bất chợt nhìn về phía xa xa. Và thật bất ngờ, hình ảnh trước mắt Người à hình ảnh của cả một bầu trời sông nước Ánh trăng đẹp nhất chính là ánh trăng của ngày rằm, là lại là ngày rằm tháng giêng, ánh trăng lộng lẫy như chiếu sáng cả không gian, như soi vào lòng người những xúc cảm mà ngày thường mọi người ít ai có thể cảm nhận được. Một điều đáng chú ý là bài thơ được sáng tác vào năm 1975- lúc đó đang là thời kì cam go, và đầy những khó khăn thế nhưng Bác giữa cảnh thiên nhiên choáng ngợp như thế tâm hồn người nghệ sĩ yêu thơ văn của Bác đã không thể kìm chế lại giữa cảnh trời như vậy. Từ “ lồng lộng” là một từ láy tượng hình đã thể hiện được cảm giác thiên nhiên hiện lên như bao la, như sống trong lòng người những tình cảm hạnh phúc. Cả bầu trời và mặt nước, dòng sông như được nối liền trở thành một bầu trời mây sông nước. . hững dòng thơ chữ Hán như trong nguyên văn Bác viết:

“xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên” câu thơ như có sắc xuân và khí xuân bao trùm lên toàn cảnh vật.

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Hình ảnh tất cả mọi thứ cùng nhau được hòa quyện tạo nên những giá trị sâu sắc. . vào khoảnh khắc kì diệu, màu xuân như tưới đẫm lên vạn vật, tạo cho mọi thứ một không gian tươi mới, đầy thi vị mà không phải lúc nào giữa cuộc sống này chúng ta cũng có cơ hội để chiêm ngưỡng và cảm nhận

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Thì ra Bác đang bàn bạc việc quân cơ mật. tới đây chúng ta lại tự hỏi bản thân mình là tại sao giữa lúc việc quân đang nước sôi lửa bỏng như vậy mà Bác lại có cả tâm hồn nhà thơ. Đúng vậy chỉ có trong những tình huống nhau thế này, chúng ta mới thấy được phong thái ung dung và tự tại của Bác, không ngại những khó khăn và gian khổ. Điều này đã thể hiện nhân cách cao đẹp của Bác, đó xứng đáng là tấm gương để con cháu chúng ta noi theo.

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Câu thơ như một lời gợi ý và cũng là một lời tự hứa của Bác về sự nghiệp của dân tộc. Con thuyên ở đây về nghĩa bóng chính là nơi mà Bác và những cán bộ chủ chốt của Đảng đang họp bàn về những quyết định cho chiến dịch mùa xuân 1975 nếu xét về khoảng thời gian đó. Thế nhưng nó cũng có nghĩa bóng chính là chỉ con thuyền cách mạng, của sụ nghiệp dân tộc sẽ trở thành con thuyền chở lí tưởng, chở ánh sáng cho những người con của dân tộc, đưa dân tộc đi tới những thành công và thắng lợi. “ trăng ngân đầy thuyền”. . Câu thơ cũng đã thể hiện một cách lạc quan và tươi sáng về tình hình của đất nước trong tương lai gần. và người khách cảu những kế hoạch và những dự kiến về chiến dịch của Bác chính là ánh trăng của nhân dân, ánh trăng đã đưa những con người gần nhau hơn.

“rằm tháng giêng” tuy được Bác Hồ viết trong thời kì kháng chiến chông pháp, cụ thể hơn là khi mà cuộc chiến của nhân dan ta đang diễn ra trong thời kì cam go quyết liệt. Thế những ở trong thơ, ta vẫn gặp chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, dù đang làm việc nhưng Bác vẫn luôn sống một cách chan hòa với ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, không chỉ vì sự bận rộn việc quân mà Người hờ hững với thiên nhiên tươi đẹp, từ chối những điều mà tạo hóa đã ban cho. Điều này đã nói lên được phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.

Bài thơ vừa thể hiện được tâm hồn yêu thiên nhiên, của đất nước và con người trong nhà thơ, dù cho đó là điều kiện rất khắc nghiệt của cuộc sống bởi chiến tranh và những cuộc xung đột những khó khăn chồng chất. Điều đó đã tạo nên những sức mạnh vô biên cho nhan dan đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù một cách hào hùng.

KHÔNG CÓ TÊNN
Xem chi tiết
Phương nhi Trần
21 tháng 12 2021 lúc 9:02

Bài thơ Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó ċó thể vượt qua. Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những giây phút thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp cua thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ – chiến sĩ là Bác.

 

 Như một họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp lạ kì của một đêm trăng rừng:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

   Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lặng chìm đi để bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho кнôиg gιαи vỗn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ ¾ ngắt ở từ trong sau đó ℓà nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến hình ảnh so sánh thật đẹp:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

 

Mở đầu bài thơ là một tiếng hát làm say mê lòng người và ngân vang khắp núi rừng. Tôi nhớ đến tiếng hát ru dịu dàng, ngọt ngào của mẹ. Hình ảnh của một người phụ nữ thân quen hát dân ca bên dòng suối quê hương…. Ta có thể thấy được tâm hồn của đại thi hào Nguyễn Trãi trong người Bác (Tiếng suối trong như tiếng đàn cầm). Nhưng ta cảm nhận được phong thái của Bác trẻ trung, ung dung và lạc quan hơn.

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Tiếp đến là một ánh trăng sáng tỏ vùng trời lung linh, huyền ảo. Ánh trăng khuất sau cây cổ thụ, rọi sắc sáng xuống hoa lá. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất. Bóng của hoa lá, cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Màu đen của bóng vật đan xen vào sắc trắng của ánh trăng tạo nên một bức tranh lấp lóa, lúc ẩn lúc hiện. Tiếng suối chảy nghe nhẹ nhàng, trong trẻo hơn dưới cảnh răng khuya. Một phong cảnh hữu tình, thơ mộng.

Ta có thể thấy được Bác Hồ và Lí Bạch đều rung động trước ánh trăng. Nhưng tình yêu thiên nhiên của Bác lại có vẻ đằm thắm và tha thiết hơn Lí Bạch. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ, như làn suối mát làm tan đi nỗi ưu phiền….Thiên nhiên cũng như hiểu được tâm sự của Bác, giúp tâm hồn Bác thanh thản, quên đi những khó khăn, vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Hai câu thơ cuối đã cho ta thấy được nỗi lòng khiến Bác Hồ không ngủ được. "Có phải Bác chưa ngủ vì cảnh trăng khuya quá đẹp? Hay thực sự Bác chỉ thao thức vì lo nỗi nước nhà?"- Theo tôi là vì cả hai. Bác rung cảm trước thiên nhiên nhưng lại không thể hưởng thụ trọn vẹn một cảnh khuya lung linh, tuyệt đẹp mà phải lo cho vận mệnh của dân tộc. Chính vì Bác quá yêu thiên nhiên nên phải đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước; để ngày ngày mọi người được sống tự do, hạnh phúc, thỏa sức ngám trăng; để những cảnh đẹp luôn tồn tại mãi mãi…. Ta có thể thấy được sự hài hòa giữa người thi sĩ và người chiến sĩ vĩ đại. Qua đó cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết hòa vào trong lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Một vị lãnh tụ cao cả và vĩ đại.

Sự hi sinh của Bác đã được đền đáp. Đất nước của chúng ta đã dược hòa bình và tự do. Chúng ta có thể thỏa sức ngắm trăng. Dòng chảy thời gian sẽ không bao giờ ngừng lại, nhưng ánh trăng ánh trăng và bài thơ Cảnh khuya sẽ luôn mang theo hình ảnh đẹp nhất của Bác đang thanh thản, mỉm cười dưới ánh trăng. "Người sẽ mãi là vị Cha già kính yêu của dân tộc."

Đế một đóa

 

Phương nhi Trần
21 tháng 12 2021 lúc 9:07

đề 2

Rằm tháng giêng” của Bác Hồ được biết đến chính là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà. Hoàn cảnh để Bác viết bài thơ này chính là trong chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 sang hè 1948 quân ta lại liên tục thắng lớn trước thực dân Pháp. Thế rồi chính trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” dường như truyền thêm cho quân và dân ta tình yêu thương vô bờ đối với quê hương đất nước và còn thấy được tấm lòng luôn luôn canh cánh vì nước vì dân.

Nguyên tác bằng chữ Hán:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền

Bản dịch:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Ngay từ phần đầu bài thơ là một không gian bao la rộng lớn:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi.

Hình ảnh ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ ngữ được Bác sử dụng rất đắt, với từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Rồi hình ảnh ánh trăng trong thơ Bác cũng giống như một người bạn tri âm, tri kỷ. Thế rồi ngay cả đến khi trong đêm Rằm thì vẫn cứ luôn luôn dõi theo và bầu bạn với Bác.

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

 

Chỉ với câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp biết bao nhiêu. Sử dụng hai từ “xuân” lặp lại dường như đã nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp như ngập tràn đầy sắc xuân cũng như sức sống nữa. Rồi hình ảnh sông, nước, ánh trăng,…cũng thật nên thơ.

Tiếp đến là câu thơ thứ ba vô tình nói vên hoàn cảnh và vị trí ngắm trăng của Bác:

Giữa dòng bàn bạc việc quân.

Không khó để cảm nhận được chỉ với hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác Hồ tinh tế miêu tả thật sự quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Trái ngược hoàn toàn với điều đó là khi Bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh vô cùng đặc thù, cứ luôn luôn chơi vơi giữa dòng nước. Nguyên do mà họp trong buổi họp này có địa điểm họp như vậy để tráng sự truy lùng của quân địch. Thế rồi cũng chính ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như đang giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc nơi đây. Khi được đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Bác Hồ dường như luôn luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Khi mà công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Chính với điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng – Hồ Chí Minh

Hình ảnh con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về chính thắng lợi của cách mạng. Thực sự hình ảnh con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Đọc câu thơ này dường như cũng đã thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng, luôn luôn tin tưởng vào cách mạng.

Tóm lại bài thơ “Rằm tháng Giêng” được xem là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Thi phẩm này cũng vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng đã nói lên được tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt như thế.


 



 

 

Phương nhi Trần
21 tháng 12 2021 lúc 9:09

Bài thơ Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó ċó thể vượt qua. Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những giây phút thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp cua thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ – chiến sĩ là Bác.

 

 Như một họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp lạ kì của một đêm trăng rừng:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

   Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lặng chìm đi để bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho кнôиg gιαи vỗn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ ¾ ngắt ở từ trong sau đó ℓà nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến hình ảnh so sánh thật đẹp:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

 

Mở đầu bài thơ là một tiếng hát làm say mê lòng người và ngân vang khắp núi rừng. Tôi nhớ đến tiếng hát ru dịu dàng, ngọt ngào của mẹ. Hình ảnh của một người phụ nữ thân quen hát dân ca bên dòng suối quê hương…. Ta có thể thấy được tâm hồn của đại thi hào Nguyễn Trãi trong người Bác (Tiếng suối trong như tiếng đàn cầm). Nhưng ta cảm nhận được phong thái của Bác trẻ trung, ung dung và lạc quan hơn.

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Tiếp đến là một ánh trăng sáng tỏ vùng trời lung linh, huyền ảo. Ánh trăng khuất sau cây cổ thụ, rọi sắc sáng xuống hoa lá. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất. Bóng của hoa lá, cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Màu đen của bóng vật đan xen vào sắc trắng của ánh trăng tạo nên một bức tranh lấp lóa, lúc ẩn lúc hiện. Tiếng suối chảy nghe nhẹ nhàng, trong trẻo hơn dưới cảnh răng khuya. Một phong cảnh hữu tình, thơ mộng.

Ta có thể thấy được Bác Hồ và Lí Bạch đều rung động trước ánh trăng. Nhưng tình yêu thiên nhiên của Bác lại có vẻ đằm thắm và tha thiết hơn Lí Bạch. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ, như làn suối mát làm tan đi nỗi ưu phiền….Thiên nhiên cũng như hiểu được tâm sự của Bác, giúp tâm hồn Bác thanh thản, quên đi những khó khăn, vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Hai câu thơ cuối đã cho ta thấy được nỗi lòng khiến Bác Hồ không ngủ được. "Có phải Bác chưa ngủ vì cảnh trăng khuya quá đẹp? Hay thực sự Bác chỉ thao thức vì lo nỗi nước nhà?"- Theo tôi là vì cả hai. Bác rung cảm trước thiên nhiên nhưng lại không thể hưởng thụ trọn vẹn một cảnh khuya lung linh, tuyệt đẹp mà phải lo cho vận mệnh của dân tộc. Chính vì Bác quá yêu thiên nhiên nên phải đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước; để ngày ngày mọi người được sống tự do, hạnh phúc, thỏa sức ngám trăng; để những cảnh đẹp luôn tồn tại mãi mãi…. Ta có thể thấy được sự hài hòa giữa người thi sĩ và người chiến sĩ vĩ đại. Qua đó cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết hòa vào trong lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Một vị lãnh tụ cao cả và vĩ đại.

Sự hi sinh của Bác đã được đền đáp. Đất nước của chúng ta đã dược hòa bình và tự do. Chúng ta có thể thỏa sức ngắm trăng. Dòng chảy thời gian sẽ không bao giờ ngừng lại, nhưng ánh trăng ánh trăng và bài thơ Cảnh khuya sẽ luôn mang theo hình ảnh đẹp nhất của Bác đang thanh thản, mỉm cười dưới ánh trăng. "Người sẽ mãi là vị Cha già kính yêu của dân tộc."

Đế một đóa

ỵyjfdfj
Xem chi tiết

Tham khảo:

Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Là người tiên phong dẫn lối cho đất nước ta bước ra khỏi tấm màn đen của đêm trường nô lệ. Đó là những điều người người nói đến khi nhắc về Hồ Chủ tịch. Thế nhưng, bên cạnh đó, Người còn là một nhà thơ, một người nghệ sĩ đích thực với tâm hồn nhạy cảm và những tác phẩm giàu giá trị. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến bài thơ Rằm tháng giêng.

Đây là một tác phẩm thơ được viết bằng chữ Hán theo thể thất ngôn tứ tuyệt đường luật quen thuộc. Ngay cả cấu tứ bài thơ cũng không có gì quá mới khi hai câu thơ đầu dành để tả cảnh, hai câu thơ sau ngụ tình, tả người. Nhưng bằng tài năng, bằng trái tim nhạy cảm nhà thơ đã vẽ nên những câu thơ với hình ảnh hấp dẫn, sống động, và những ý thơ dạt dào tình cảm, ý nghĩa.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp. Đó là vào một đêm của mùa xuân, khi mặt trăng tròn đầy viên mãn ngự trị trên trời cao. Ấy là lúc khắp đất trời sung sướng mà vẫy vùng trong bể trăng đầy ăm ắp. Cái thứ ánh sáng trắng ngọc trắng ngà ấy phủ lên những lớp vàng, bạc óng ánh. Khiến cho đất trời như đẹp hơn, tình tứ hơn. Bởi vậy, mà sắc xuân, hương xuân cũng thấm đẫm hơn trên cảnh vật. Dòng sông, con nước, bầu trời không còn là nó của ngày hôm qua nữa. Mà khoác lên mình tấm áo mới, trở thành sông xuân, trời xuân. Hình ảnh thơ khiến người đọc lâng lâng trong cảm giác khi xuân chín nục, tỏa ngát thơm hương. Bầu trời, dòng sông được mùa xuân thấm đượm, lồng vào nhau, dây dưa khó phân. Mà có lẽ cũng chẳng cần phân tách, nên chúng cứ thế mà đan vào nhau, tuy hai mà một. Cả bức tranh thiên nhiên trở nên rộng lớn và thoáng đãng khi cả đất trời ngự về trên dòng thơ. Và từng hơi thở cũng vì thế mà nhẹ nhàng, mê say hơn, khi sắc xuân đương nồng thắm, sinh động mà luân chuyển, mà chảy âm ỉ trong lòng thơ.

Trong khung cảnh mê say ngây ngất ấy, hình ảnh con người hiện lên ẩn sau hình ảnh chiếc thuyền trôi giữa con sông. Điều đặc biệt là, những con người ấy đến nơi đây không phải để thưởng nguyệt hay đọc thơ mà là để làm việc:

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Những con người trong chiếc thuyền đấy là những người chiến sĩ đang tập trung để bàn bạc việc quân sự, để bảo vệ tổ quốc. Tinh thần ấy, không chút nào bị tác động, bị lay chuyển, dù là cảnh sắc tươi đẹp ở bên ngoài thuyền. Các chiến sĩ ấy bàn bạc việc quân miệt mài đến tận đêm khuya vẫn chẳng dừng lại. Đến tận quá nửa đêm, khi ánh trăng đã tắm đẫm cả con thuyền vẫn còn miệt mài suy nghĩ.

Hình ảnh ánh trăng trải đầy thuyền là một hình ảnh vô cùng thơ mộng. Ánh trăng như một người bạn, một người đồng chí luôn ở bên quan tâm, đồng hành cùng các chiến sĩ. Hình ảnh trăng - người chiến sĩ là cặp hình ảnh song hành quen thuộc trong các tác phẩm thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó thể hiện sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên, luôn ở bên, sát cánh cùng nhau. Ngoài ra, bức tranh sáng rọi của ánh trăng, còn thể hiện một niềm tin vững chắc về tương lai tươi sáng ở phía trước của đất nước ta. Đó là một tương lai hạnh phúc, độc lập, bình yên, như khuôn trăng tròn đầy ở trên kia.

Bài thơ Rằm tháng giêng đã xây dựng nên một đêm trăng mùa xuân tươi đẹp, hấp dẫn. Cả bài thơ khắc họa nên bầu không gian rộng lớn, thoáng đãng, trong đó xuất hiện hình ảnh con người tuy nhỏ bé, nhưng khó để bỏ qua được. Từ đó, thể hiện được tài năng, tâm thế của tác giả. Đó là một trái tim tràn đầy tình yêu thiên nhiên, nhưng vẫn không quên nhiệm vụ đối với tổ quốc. Thật không sai khi gọi Hồ Chí Minh là “nhà thơ chiến sĩ”.

Nguyễn Thị Ngọc Mai
Xem chi tiết
Mai Anh
22 tháng 11 2017 lúc 20:54
Năm 1947, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trong giai đoạn khó khăn, phức tạp. Chủ tịch Hồ Chí Minh với cương vị người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến không khỏi âu lo, trằn trọc. Nỗi lòng ấy của Người đã được thể hiện tinh tế trong bài thơ Cảnh khuya mà chúng ta từng đọc. Bước sang năm 1948, tình hình đất nước và sự nghiệp kháng chiến có nhiều chuyển biến khả quan. Niềm vui đang trở lại. Do đó vào đêm rằm tháng giêng (âm lịch) năm đó, sau một cuộc họp bàn việc quốc kế quân cơ, Bác đã hứng khởi sáng tác bài thơ: Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng). Phiên âm chữ Hán : Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên ; Yên ba thâm xử đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. Xuân Thuỷ dịch : Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân ; Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. Tác phẩm thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, nguyên văn bằng chữ Hán. Nếu chúng ta dịch nghĩa của bản phiên âm thì bài thơ ấy có thể như sau : Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất, Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân ; Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân, Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền. Nhà thơ Xuân Thuỷ dịch Nguyên tiêu sang thơ tiếng Việt chuyển thành thơ lục bát, thể hiện khá tốt nội dung, ý nghĩa, nhưng đã làm hao hụt phần nào âm điệu và ngôn từ của bài thơ nguyên tác. Do đó, khi đọc bài thơ, ta cần cố gắng kết hợp bản dịch thơ với nguyên tác thì mới cảm nhận chính xác vẻ đẹp của thơ Bác. Bài Nguyên tiêu viết về đề tài tả cảnh thiên nhiên, rất gần với thơ Đường. Cả những hình ảnh, từ ngữ, âm diệu, vần điệu của bài thơ cũng vậy. Đọc bài thơ, lắng nghe âm điệu và thoáng qua các chất liệu tạo vật như trăng tròn, sông xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng, nửa đêm, đầy thuyền... ta có cảm giác thơ của Bác Hồ giống thơ của Trương Kế trong bài Phong Kiều dạ bạc (Đêm ngủ ở bến Phong Kiều), nhất là câu cuối của hai bài. Kết bài Phong Kiều dạ bạc, Trương Kế viết : "Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền". Hồ Chí Minh viết: "Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền", về vóc dáng, hai câu thơ gần giống nhau, nhưng về cốt cách, bản chất thì khác nhau một trời một vực. Nói khác đi, bài thơ Nguyên tiêu tuy sử dụng nhiều chất liệu cổ thi, nhưng vẫn là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Hồ Chí Minh, mang vẻ đẹp, sức sống và tinh thần của thời đại mới. Bác làm thơ Đường nhưng không máy móc mà đầy sáng tạo. Mỗi bài thơ của Người thể hiện tài năng và tâm hồn, trí tuệ của người chiến sĩ cách mạng hài hoà phong cách người nghệ sĩ ngày nay. Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên ; (Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân) Hai câu thơ đầu vẽ ra một bức tranh thiên nhiên đêm rằm tháng giêng sáng quá, đẹp quá. Bầu trời cao rộng, thoáng đãng. Trăng tròn đầy. Cả không gian tràn ngập sức sống, trải mênh mang tường như không có giới hạn. Tất cả đều tươi trẻ, dào dạt cảnh xuân. Dòng sông mùa xuân, nước mùa xuân nối liền với bầu trời xuân. Trong nguyên tác chữ Hán, tác giả dùng điệp từ "xuân" ba lần liền mạch, nối nhau, ngân nga như một dòng nhạc xanh êm dịu. Câu thơ có bảy tiếng thì năm tiếng có thanh không: Xuân giang, xuân..., xuân thiên mang âm hưởng bay bổng, gợi cảm giác trong trẻo, rộng lớn, thảnh thơi, thanh bình, thú vị làm sao. Nhà thơ Hồ Chí Minh vẫn dùng ngòi bút chấm phá chọn nét cảnh tiêu biểu, ấn tượng, hài hoà thống nhất với nhau, đã tạo ra một bức tranh đêm rằm tháng giêng ớ chiến khu Việt Bắc năm 1948, vừa mang vẻ đẹp của tạo vật vừa ẩn dụ cho tình hình kháng chiến đầy triển vọng lúc bấy giờ. Đằng sau bức tranh ấy, là một cái nhìn, một cảm hứng, một phong thái binh tĩnh, ung dung, thanh thản của người nghệ sĩ - chiến sĩ. Đến hai câu kết của bài thơ thì chất chiến sĩ – nghệ sĩ càng hiện rõ : Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nquyệt mãn thuyền. (Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền) Một cuộc họp bàn việc quốc kế quân cơ đã diễn ra trong đêm rằm tháng giêng ấy. Vị trí cuộc họp ở đâu ? Ở "yên ba thâm xứ" tức là ở "trên khói sóng nơi sâu thẳm", bí mật và thiêng liêng như trong huyền thoại vậy. Thế giới từng gọi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta là "cuộc kháng chiến thần thánh", có lẽ cũng căn cứ một phần vào cơ quan đầu não - những người chỉ huy kháng chiến - tài ba, huyền thoại này chăng ? Cuộc họp ấy đã bàn bạc, nhận định và quyết định những điều gì, chúng ta khống biết. Song điều chắc chắn chúng ta có thể tin được là cuộc họp ấy đã thành công rực rỡ, đem lại niềm vui, niềm tin cho mọi người. Do đó, lúc tan họp, mọi người ra về giữa đêm khuya, thấy trời như sáng ra, trăng như tròn hơn, ánh trăng ăm ắp đầy cả khoang thuyền: "Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền" (Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền). Cả câu thơ nguyên tác lẫn câu thơ dịch đều đẹp. Những chiến sĩ kháng chiến chống ngoại xâm như được ngồi trên ánh sáng, tắm trong ánh trăng. Tất cả, ánh trăng rằm trên bầu trời Tổ quốc, con thuyền trên dòng sông quê hương và những tướng lĩnh của cuộc kháng chiến, tiêu biểu nhất là Hồ Chí Minh đã hoà hợp với nhau, cùng toả sáng cho nhau trong sức sống thanh xuân, trong niềm lạc quan và niềm tin chiến thắng. Có thể nói, nếu bài Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước, mối lo âu và tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp của đất nước thì bài "Nguyên tiêu" vừa nối tiếp vữa nâng cao những cảm hứng ấy của Bác Hồ, đồng thời thê hiện rõ hơn tinh thần chủ động, phong thái ung dung, lạc quan, niêm tin vững chắc ở sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ, người chiên sĩ - người nghệ sĩ Hồ Chí Minh. Bài thơ vừa mang âm điệu cổ điển vừa thể hiện tinh thần thời đại, khoe khoắn, trẻ trung. Nhờ đó, đêm rằm tháng giêng năm 1948 ấy vốn đã sáng, càng thêm sáng vì có nhiều niềm vui toả sáng... Nguon : http://hoctotnguvan.net/phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-tho-ram-thang-gieng-cua-ho-chi-minh-23-1705.html
hội những fan của Noo
22 tháng 11 2017 lúc 20:55

Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến là vị chủ tịch đáng kính của dân tộc Việt Nam mà người còn được cả thế giới biết đến về tài văn chương của người. Tâm hồn ấy luôn nói rằng “làm thơ ta vốn không ham”. Không ham nhưng những câu thơ những bào thơ của bác để lại thật khiến cho chúng ta cảm thấy cảm phục và trân trọng con người ấy biết bao. Nhắc đến những bài thơ của bác thì có rất nhiều trong đó có bài thơ “rằm tháng giêng đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng. Bài thơ không những cho người đọc thấy cảnh vật nên thơ mà Bác đang cảm nhận mà còn cho chúng ta thấy được nỗi lòng vì dân vì nước của Bác thật khiến cho chúng ta cảm động.

Mở đầu bài thơ đưa người đọc đến một không gian vô cùng rộng lớn mênh mông sóng nước.

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Ý thơ thật đẹp và thật tự nhiên. Dường như ngay ở câu thơ đầu tiên Bác đã đưa chúng ta đến dòng sông ấy ánh trăng ấy để cùng cảm nhận thưởng thức cảnh đẹp cùng Bác. Lời thơ thật tự nhiên nhưng cũng thật tinh tế khiến cho chúng ta cảm nhận được bài thơ một cách chân thật nhất. Vào một buổi trăng rằm tháng giêng ,mùa xuân dường như đã làm tăng thêm cảnh đẹp cho cảnh vật nơi đây ánh trăng như tròn hơn cảnh vật như rộng lớn hơn qua việc Bác sử dụng từ láy “lồng lộng” được đảo lên nhằm thể hiện cái rộng lớn không gian bao la của đất trời của sông nước nơi đây. Có thể nói con người ấy con người của đất nước ấy không bao giờ cưỡng lại được trước vẻ đẹp lung linh huyền ảo của cảnh vật. Tâm hồn ấy dường như lúc nào cũng hướng về thiên nhiên để cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, tâm hồn ấy thật đáng để chúng ta trân trọng và ngợi ca. Đến câu thơ thứ hai Bác miêu tả cho chúng ta cảnh vật nơi đây với một phong cách rất riêng.

“Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên”Câu thơ khá đặc biệt trong cách tả Bác tả từ xa đến gần từ cao đến thấp cùng với sự xuất hiện ba lần của từ xuân khiến câu thơ tràn ngập sắc xuân tràn ngập không khí rộn ràng của mùa xuân. Chữ xuân ấy chính là vẻ đẹp là sự trong trẻo là sức sống là tuổi trẻ. Câu thơ thứ ba cho thấy hoàn cảnh ngắm trăng của Bác.

“giữa dòng bàn bạc việc quân”

Thì ta người thi nhân không ngắm trăng một cách đơn giản chìm đắm như bao người khác mà người đó đang mang nặng một nỗi lòng đất nước. Giữa dòng nước đang mênh mang giữa đất trời đang đẹp tươi đang tràn ngập không khí mùa xuân thì bác cùng những người chiến sĩ đang bàn việc nước. Chẳng những thế, câu thơ còn gợi những ngạc nhiên về tấm lòng của Bác dành cho thiên nhiên: tại sao vào giờ khắc bận rộn bộn bề việc nước như thế, Bác vẫn dành thời gian cho thiên nhiên cảnh vật. Điều đó thể hiện tư thế lạc quan yêu đời của Bác, đó là tư thế ung dung tự tại, không ngại khó khăn gian khổ. Điều này thể hiện nhân cách đạo đức cao đẹp trong con người của Bác, đó là tấm gương để con cháu chúng ta noi theo. 
 Câu thơ cuối bài lại gợi thêm một hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng về đêm trăng:

“Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

Câu thơ như một lời gợi ý sâu sắc về tương lai sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Con thuyền giữ dòng sông kia giống như con thuyền cách mạng và đã trở thành con thuyền chở trăng, con thuyền chở ánh sáng. Và như thế cũng có nghĩa con thuyền ấy đang đi về miền sáng, miền của thành công, con thuyền sẽ mang những điều tốt đẹp đến cho dân cho nước. Câu thơ như một mong muốn và cũng là một khẳng định rằng kháng chiến nhất địng sẽ thắng lợi.

Bài thơ thật đẹp gợi cho chúng ta thật nhiều ấn tượng. Bác đã hy sinh tất cả cuộc đời mình để phục vụ cho đất nước cho dân tộc ta. Con người ấy không một giây một phút nào trong cuộc đời không lo cho dân tộc không lo cho đất nước kể cả khi cảnh vật đang gọi lòng người thưởng thức. Hiểu được lòng Bác như thế chúng ta càng phải học tập thật giỏi để có thể báo đáp những suy tư trăn trở của người.

Pikachu
22 tháng 11 2017 lúc 20:56

Năm 1947, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trong giai đoạn khó khăn, phức tạp. Chủ tịch Hồ Chí Minh với cương vị người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến không khỏi âu lo, trằn trọc. Nỗi lòng ấy của Người đã được thể hiện tinh tế trong bài thơ Cảnh khuya mà chúng ta từng đọc. Bước sang năm 1948, tình hình đất nước và sự nghiệp kháng chiến có nhiều chuyển biến khả quan. Niềm vui đang trở lại. Do đó vào đêm rằm tháng giêng (âm lịch) năm đó, sau một cuộc họp bàn việc quốc kế quân cơ, Bác đã hứng khởi sáng tác bài thơ: Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng). 

       Tác phẩm thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, nguyên văn bằng chữ Hán. Nếu chúng ta dịch nghĩa của bản phiên âm thì bài thơ ấy có thể như sau :              Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất,              Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân ;              Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân,              Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền. Nhà thơ Xuân Thuỷ dịch Nguyên tiêu sang thơ tiếng Việt chuyển thành thơ lục bát, thể hiện khá tốt nội dung, ý nghĩa, nhưng đã làm hao hụt phần nào âm điệu và ngôn từ của bài thơ nguyên tác. Do đó, khi đọc bài thơ, ta cần cố gắng kết hợp bản dịch thơ với nguyên tác thì mới cảm nhận chính xác vẻ đẹp của thơ Bác. Bài Nguyên tiêu viết về đề tài tả cảnh thiên nhiên, rất gần với thơ Đường. Cả những hình ảnh, từ ngữ, âm diệu, vần điệu của bài thơ cũng vậy. Đọc bài thơ, lắng nghe âm điệu và thoáng qua các chất liệu tạo vật như trăng tròn, sông xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng, nửa đêm, đầy thuyền... ta có cảm giác thơ của Bác Hồ giống thơ của Trương Kế trong bài Phong Kiều dạ bạc (Đêm ngủ ở bến Phong Kiều), nhất là câu cuối của hai bài. Kết bài Phong Kiều dạ bạc, Trương Kế viết : "Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền". Hồ Chí Minh viết: "Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền", về vóc dáng, hai câu thơ gần giống nhau, nhưng về cốt cách, bản chất thì khác nhau một trời một vực. Nói khác đi, bài thơ Nguyên tiêu tuy sử dụng nhiều chất liệu cổ thi, nhưng vẫn là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Hồ Chí Minh, mang vẻ đẹp, sức sống và tinh thần của thời đại mới. Bác làm thơ Đường nhưng không máy móc mà đầy sáng tạo. Mỗi bài thơ của Người thể hiện tài năng và tâm hồn, trí tuệ của người chiến sĩ cách mạng hài hoà phong cách người nghệ sĩ ngày nay.                             Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,                             Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên ;                             (Rằm xuân lồng lộng trăng soi,                             Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân) Hai câu thơ đầu vẽ ra một bức tranh thiên nhiên đêm rằm tháng giêng sáng quá, đẹp quá. Bầu trời cao rộng, thoáng đãng. Trăng tròn đầy. Cả không gian tràn ngập sức sống, trải mênh mang tường như không có giới hạn. Tất cả đều tươi trẻ, dào dạt cảnh xuân. Dòng sông mùa xuân, nước mùa xuân nối liền với bầu trời xuân. Trong nguyên tác chữ Hán, tác giả dùng điệp từ "xuân" ba lần liền mạch, nối nhau, ngân nga như một dòng nhạc xanh êm dịu. Câu thơ có bảy tiếng thì năm tiếng có thanh không: Xuân giang, xuân..., xuân thiên mang âm hưởng bay bổng, gợi cảm giác trong trẻo, rộng lớn, thảnh thơi, thanh bình, thú vị làm sao. Nhà thơ Hồ Chí Minh vẫn dùng ngòi bút chấm phá chọn nét cảnh tiêu biểu, ấn tượng, hài hoà thống nhất với nhau, đã tạo ra một bức tranh đêm rằm tháng giêng ớ chiến khu Việt Bắc năm 1948, vừa mang vẻ đẹp của tạo vật vừa ẩn dụ cho tình hình kháng chiến đầy triển vọng lúc bấy giờ. Đằng sau bức tranh ấy, là một cái nhìn, một cảm hứng, một phong thái binh tĩnh, ung dung, thanh thản của người nghệ sĩ - chiến sĩ. Đến hai câu kết của bài thơ thì chất chiến sĩ – nghệ sĩ càng hiện rõ : Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nquyệt mãn thuyền. (Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền) Một cuộc họp bàn việc quốc kế quân cơ đã diễn ra trong đêm rằm tháng giêng ấy. Vị trí cuộc họp ở đâu ? Ở "yên ba thâm xứ" tức là ở "trên khói sóng nơi sâu thẳm", bí mật và thiêng liêng như trong huyền thoại vậy. Thế giới từng gọi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta là "cuộc kháng chiến thần thánh", có lẽ cũng căn cứ một phần vào cơ quan đầu não - những người chỉ huy kháng chiến - tài ba, huyền thoại này chăng ? Cuộc họp ấy đã bàn bạc, nhận định và quyết định những điều gì, chúng ta khống biết. Song điều chắc chắn chúng ta có thể tin được là cuộc họp ấy đã thành công rực rỡ, đem lại niềm vui, niềm tin cho mọi người. Do đó, lúc tan họp, mọi người ra về giữa đêm khuya, thấy trời như sáng ra, trăng như tròn hơn, ánh trăng ăm ắp đầy cả khoang thuyền: "Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền" (Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền). Cả câu thơ nguyên tác lẫn câu thơ dịch đều đẹp. Những chiến sĩ kháng chiến chống ngoại xâm như được ngồi trên ánh sáng, tắm trong ánh trăng. Tất cả, ánh trăng rằm trên bầu trời Tổ quốc, con thuyền trên dòng sông quê hương và những tướng lĩnh của cuộc kháng chiến, tiêu biểu nhất là Hồ Chí Minh đã hoà hợp với nhau, cùng toả sáng cho nhau trong sức sống thanh xuân, trong niềm lạc quan và niềm tin chiến thắng. Có thể nói, nếu bài Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước, mối lo âu và tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp của đất nước thì bài "Nguyên tiêu" vừa nối tiếp vữa nâng cao những cảm hứng ấy của Bác Hồ, đồng thời thê hiện rõ hơn tinh thần chủ động, phong thái ung dung, lạc quan, niêm tin vững chắc ở sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ, người chiên sĩ - người nghệ sĩ Hồ Chí Minh. Bài thơ vừa mang âm điệu cổ điển vừa thể hiện tinh thần thời đại, khoe khoắn, trẻ trung. Nhờ đó, đêm rằm tháng giêng năm 1948 ấy vốn đã sáng, càng thêm sáng vì có nhiều niềm vui toả sáng... 
 

Nguyễn Lam Giang
Xem chi tiết
Ý Mai
15 tháng 12 2019 lúc 14:09

trên mạng có bạn 

Khách vãng lai đã xóa
Võ Thị Linh
Xem chi tiết
Lê Thị Mỹ Duyên
25 tháng 12 2018 lúc 21:02

           Rằm tháng Giêng năm 1948, trên chiếc thuyền neo đậu giữa một dòng sông ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở cuộc họp tổng kết về tình hình quân sự thời kì đầu kháng chiến chống Pháp (1947 - 1948). Cuộc họp tan thì đêm đã khuya. Trăng rằm tỏa sáng khắp mặt đất bao la. Cảnh sông núi trong đêm càng trở nên đẹp đẽ và thơ mộng. Cảm hứng dâng cao, Bác đã ứng khẩu làm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, tựa là "Nguyên Tiêu":

                                                       Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

                                                       Xuân sang xuân thủy tiếp xuân thiên.

                                                       Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

                                                       Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

                 Sau đó, nhà thơ Xuân Thủy dịch bài thơ ra tiếng Việt dưới thể lục bát, với tên là Rằm tháng Giêng. Bản dịch giữ được gần hết ý thơ trong nguyên tác với nội dung thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước thiết tha của Bác Hồ.

                   Nếu trong bài Cảnh khuya, Bác tả cảnh trăng đẹp chốn rừng sâu thì ở bài này, Bác tả cảnh trăng trên sông nước:

                                                             Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

                                                    Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

                     Vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng bát ngát khắp bầu trời, mặt đất trong đêm Nguyên tiêu. Khung cảnh mênh mông, tưởng như sông nước tiếp liền với bầu trời: Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Vạn vật ăm ắp sức xuân: sông xuân, nước xuân và trời xuân nối tiếp, giao hòa, tạo nên một vũ trụ căng đầy sức sống, làm náo nức lòng người. Điệp từ "xuân" được lặp lại nhiều lần với ý tạo vật cùng lòng người đều phơi phới khí thế tươi vui.

                                                               Giữa dòng bàn bạc việc quân,

                                                      Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

                Trên một chiếc thuyền thu nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng (yên ba thâm xứ), Bác cùng Chính phủ và Trung ương Đảng luận bàn việc quân, việc nước. Công việc trọng đại đến chừng nào, nhất là trong hoàn cảnh buổi đầu kháng chiến đầy thiếu thốn, gian khổ. Tuy vậy, gian khổ không làm vơi đi cảm xúc, thi hứng trong lòng Bác. Buổi họp kết thúc vào lúc nửa đêm. Trăng tròn vành vạnh treo giữa trời (nguyệt chính viên) đang tỏa sáng. Cảnh sông nước trong đêm lại càng thêm thơ mộng. Dòng sông trở thành dòng sông tẳng và con thuyền cũng dường như trở đầy ắp ánh tẳng (trăng ngân đầy thuyền). Trước đêm trăng đẹp, tâm hồn Bác lâng lâng. Bác thả hồn hòa nhập với thiên nhiên mà Bác vốn coi là một người bạn tri âm, tri kỉ. Trong lòng Bác dâng trào một niềm vui, niềm tin vào thắng lợi của Cách mạng, của kháng chiến. Hình ảnh con thuyền trở đầy ánh trăng lướt nhẹ trên dòng sông trăng là một hình ảnh lãng mạn có ya nghĩa tượng trưng sâu sắc. Phải có một phong thái ung dung tự tại vfa niềm lạc quan mãnh liệt vào tương lai thì nhà thơ mới sáng tạo ra được hình tượng nghệ thuật độc đáo trong một hoàn cảnh đặc biệt như vậy.

                   Bài thơ Rằm tháng Giêng với âm hưởng khỏe khoắn, tươi vui đã đem lại cho người đọc cảm xúc thanh cao, trong sáng. Bài thơ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh BácHồ vừa là một lãnh tụ cách mạng tài ba, vừa là một nghệ sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm.

Lê Thị Mỹ Duyên
25 tháng 12 2018 lúc 21:06

                "Nguyên tiêu" nằm trong chùm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh viết trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc: "Nguyên tiêu", "Báo Tiệp", "Thu dạ",...Sau chiến thắng Việt Bắc, thu đông năm 1947, sang xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên đường số bốn. Niềm vui thắng trận tràn ngập tiền tuyến hậu phương. Trong không khi sôi động và phấn chấn ấy, bài thơ "Nguyên tiêu" của Bác Hồ xuất hiện trên báo "Cứu quốc" như một đoá hoa xuân ngào ngạt và rực rỡ sắc hương. Xuân Thuỷ đã dịch khá hay bài thơ này. Nguyên tắc bằng chữ Hán, viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:

                                                    "Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

                                                     Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

                                                     Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

                                                     Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền".

              Đêm nguyên tiêu trăng sáng ngời trên một không gian bao la. Bài thơ nói lên cảm xúc và niềm vui dào đạt trong tâm hồn lãnh tụ đêm nguyên tiêu lịch sử.

             Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời, vầng trăng vừa tròn (nguyệt chính viên). Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp. Và trăng cũng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình. Đất nước quê hương bao la một màu xanh bát ngát. Màu xanh lấp lánh của "xuân giang". Màu xanh ngọc bích của "xuân thuỷ" tiếp nối với màu xanh thanh thiên của "xuân thiên". Ba từ "xuân" trong câu thơ thứ hai là những nét vẽ đặc sắc làm nổi bật cái "thần" của cảnh vật sông, nước và bầu trời.

                                                      "Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên".

                                                   (Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)

            "Xuân" trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ, là vẻ đẹp xinh tươi. Nó còn gợi tả mùa xuân, của sông nước, đất trời vào xuân. Nó thể hiện vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của đất nước ta: trong lửa đạn vẫn dạt dào một sức sống trẻ trung, tiềm tàng. Ngoài giá trị miêu tả cảnh đẹp đêm nguyên tiêu, vần thơ còn biểu hiện tinh tế cảm xúc tự hào, niềm vui sướng mênh mông của một hồn thơ đang rung động giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử, đất nước đang anh dũng kháng chiến.

                Với Bác Hồ, yêu vẻ đẹp đêm nguyên tiêu, yêu thiên nhiên cũng là yêu đời tha thiết. Bác yêu thiên nhiên nên sông, núi, cỏ cây, hoa lá, tạo vật trong thơ Bác rất hữu tình. Có "Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa". Có "Trăng vào cửa sổ đòi thơ" trong niềm vui thắng trận. Bác yêu hoa núi, chim rừng Việt Bắc: "Xem sách, chim rừng vào cửa đậu - Phê văn hoá núi ghé nghiên soi"; yêu ngọn núi, chim rừng báo mùa thu chợt đến... Thiên nhiên trong thơ Hồ chí Minh là một trong những yếu tố tạo nên sắc điệu trữ tình và màu sắc cổ điển.

                  Hai câu thơ cuối nói về dòng sông, khói sóng và con thuyền trăng:

                                                              "Yêu ba thâm xứ đàm quân sự,

                                                            Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền".

               Ánh trăng ngày trước (1942-1943) chiếu vào ngục lạnh nơi đất khách quê người, thì đêm nguyên tiêu này là (1948), trăng lại soi xuống con thuyền trong đó Bác đang "đàm quân sự" (bàn bạc việc quân). Trăng nguyên tiêu là trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm, được nhân dân đón đợi với bao hy vọng, bao tình cảm nồng hậu. Lại nữa, trường hợp thưởng trăng không phải là trường hợp bình thường diễn ra trên sân nhà, ngõ xóm, hay "đăng lâu vọng nguyệt", ... mà là thưởng trăng trên khói sóng, nơi "yên ba thâm xứ" - cõi sâu kín, bí mật trên dòng sông, giữa núi rừng chiến khu bao la! Người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các tao nhân mặc khách ngày xưa, mà còn là con người hành động, người chiến sĩ đánh giặc, vị lãnh tụ đang "bàn bạc việc quân" để lãnh đạo nhân dân kháng chiến, bảo vệ non sông đất nước. Quả thật, đây là một trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt: "Yên ba thâm xứ đàm quân sự". "Yên ba" là khói sóng, một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm hco bài thơ "Nguyên tiêu" mang phong vị Đường thi. Ba chữ đàm quân sự" đã khu biệt thơ Bác với thơ của người xưa, làm cho vần thơ mang màu sắc hiện đại và không khí lịch sử của thời đại.

               Sau những canh dài bàn bạc việc quân căng thẳng nơi khói sóng sâu kín, trời đã về khuya. Nửa đêm (dạ bán), Bác trở về bến, tâm hồn sảng khoái vô cùng. Con thuyền của vị thống soái, con thuyền kháng chiến trở thành con thuyền trăng của thi nhân nhẹ bơi trên sông nước mênh mông, chở đầy ánh trăng vàng:

                                                    "Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền".

                                              (Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền).

               "Nguyệt mãn thuyền" là một hình ảnh rất đẹp và trữ tình, nó làm ta nhớ đến nhưng vần thơ hoa lệ:

                                                    "Bạn chơi năm ngoái nào đâu tá?

                                                   Trăng nước như xưa chín với mười".

                                                                                                (Triệu Hỗ - Đường thi)

                                                   "Thuyền mấy là đông, tây lặng ngắt,

                                                   Một vầng trăng trong vắt lòng sông..."

                                                                                                            (Bạch Cư Dị)

                                                   "Nước biếc non xanh thuyền gối bãi,

                                                  Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu"

                                                                                               (Nguyễn Trãi)

                                                                      .v.v....

               Trở lại bài thơ Hồ Chí Minh, ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, tự do, để giữ mãi những đêm nguyên tiêu trăng đầy trời của đất nước quê hương thanh bình. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.

               Qua bài thơ "Nguyên tiêu", ta có thể nói, trăng nước trong thơ Bác rất đẹp. Chính vầng trăng ấy đã thể hiện phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc mang cốt cách nghệ sĩ, nhà hiền triết phương Đông.

               "Nguyên tiêu" được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, man mác phong vị Đường thi. Bài thơ có đầy đủ những yếu tố của bài thơ cổ: một con thuyền, một vầng trăng, có sông xuân, nước xuân, trời xuân, có khói sóng. Điệu thơ thanh nhẹ. Không gian bao la, yên tĩnh... Chỉ khác một điều, ở giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ấy, nhà thơ không có rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đạo thi phú từ chương, mà chỉ "đàm quân sự". Bài thơ như một đoá hoa xuân đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của Hồ Chí Minh.

               Văn tức là người. Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người đến với muôn người. Thơ Bác Hồ tuy nói đến "trăng, hoa, tuyết, nguyệt..." nhưng đã phản ánh tâm tư, tình cảm, lẽ sống cao đẹp của Bác. Bác yêu nước, thương dân tha thiết nên Bác càng yêu đêm nguyên tiêu với vầng trăng xuân thơ mộng. Trong kháng chiến gian khổ, Bác đã hướng tới vầng trăng rằm tháng giêng, hướng tới bầu trời xuân với tâm hồn trong sáng và phong thái ung dung. Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Biết yêu trăng cũng là biết sống đẹp.

             "Nguyên tiêu" là một bài thơ trăng tuyệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận...

Lê Thị Mỹ Duyên
25 tháng 12 2018 lúc 21:08

            Bác Hồ kính yêu của chúng ta không chỉ là một vị lãnh tụ tuyệt vời, không chỉ là nhà quân sự tài ba, không chỉ là vị cha già của dân tộc. Mà Bác còn là một người nghệ sĩ tài năng. Một tâm hồn yêu văn chương nghệ thuật, mặc dù Bác từng nói: "Ngâm thơ ta vốn không ham". Đó là một hồn thơ yêu thiên nhiên, yêu đát trời vạn vật. Qua bài "Nguyên tiêu" - "Rằm tháng giêng" ta sẽ hiểu rõ hơn điều ấy.

               Bài thơ nguyên âm được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt đường luật chữ Hán, được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1948. Bài thơ là những cảm nhận của nhân vật trữ tình về thiên nhiên đất trời ngày rằm tháng giêng, đúng như những gì mà nhan đề tác giả đặt

                Mở đầu bài thơ là hai câu thiên miêu tả bức tranh cảnh đêm rằm tháng giêng.

                                                        "Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

                                                         Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên"

                Dịch:

                                                          " Rằm xuân lồng lộng ánh trăng soi

                                                       Sông xuân tiếp lẫn màu trời thêm xuân"

               Một khung cảnh đêm xuân thi vị mở ra trước mắt. Trên cao là bầu trời đêm xuân, cao và trong với ánh trăng vàng "lồng lộng", thu tầm mắt nhìn xuống là dòng sông xuân trong vắt in bóng bầu trời. Đảo lát từ tượng hình "lồng lộng" nhấn mạnh vẻ đẹp rạng rỡ của ánh trăng vàng lung linh huyền diệu. Dường như ánh trăng ấy là đường nối giữa mặt sông và bầu trời. Chỉ một từ "tiếp" mà làm sáng bừng cả câu thơ. Câu thơ như sống động hẳn, có hồn hơn. Mùa xuân và ánh trăng bao trùm lên cả bầu trời và dòng sông. Dòng sông và bầu trời như nối liền với nhau. Tác giả có sự liên tưởng thật độc đáo từ một sự thực, tác giả có những tưởng tượng thật đẹp đẽ về thiên nhiên. Không gian dài hơn, rộng hơn, cao hơn và tràn đầy sức sống. Từ đó ta cảm nhận được tâm hồn của thi nhân đang hoà cùng cảnh sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nàn.

            Trên nền bức tranh thiên nhiên đêm rằm tháng giêng, con người xuất hiện thật thi vị.

                                                           "Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

                                                         Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền."

             Dịch:

                                                       "Giữa dòng bàn bạc việc quân,

                                                Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền."

            Một hình ảnh con người đầy lãng mạn. "Bàn việc quân" giữa dòng sông xuân. Một khung cảnh hữu tình và một công việc liên quan đến vận mệnh của đất nước. Ở hai câu thơ, cái thực và cái ảo đan xen, hài hòa: "Yên ba thâm xứ" là ảo, "đàm quân sự" là thực, "nguyện chính viên" là thực; nhưng "nguyệt mãn thuyền" là ảo. Song cái ảo đó chính là chất lãng mạn, chất trữ tình trong thơ Bác. Sau hội nghị quan trọng, quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh của Đảng, của đất nước; con thuyền, con người hòa quyện với thiên nhiên, thấm đẫm, tràn trề lai láng. Con thuyền lướt nhẹ nhàng thư thái trên dòng sông sương khói phủ mờ, thể hiện như hư ảo của không gian thời gian và cảnh vật thiên nhiên. Tác giả đã vẽ lên một bức tranh hữu tình thể hình sự thi sĩ, một chiến sĩ sau khi bàn bạc việc quân việc nước đã trở về trên dòng sông thơ mộng với tâm trạng thư thái, hy vọng về tương lai tươi đẹp, độc lập tự do. Ánh trăng tràn vào mạn thuyền đó không chỉ là ánh trăng thực trên cao mà đó còn là ánh trăng Cách mạng, ánh trăng của niềm tin tưởng vào tương lai hoà bình. Từ ấy ta không chỉ thấy một tâm hồn lãng mạn, trữ tình mà còn thấy cả một trái tim nhiệt huyết, tin tưởng vào Cách mạng vào chiến thắng gần kề.

               Bằng biện pháp điệp từ; với những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, ngôn từ giàu nhạc điệu, gợi cảm cùng phong cách thơ vừa cổ điển vừa hiện đại, kết hợp miêu tả và biểu cảm, Hồ Chí Minh đã khắc hoạ lại bức tranh trăng trên sông nước bát ngát, tràn đầy sắc xuân. Qua đó ta thấy được tâm hồn rộng mở trước thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ, người thi sĩ để chất chiến sĩ hoà vào chất thi sĩ.

Tonu
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
25 tháng 12 2021 lúc 19:55

Tham khảo ạ :

Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Là người tiên phong dẫn lối cho đất nước ta bước ra khỏi tấm màn đen của đêm trường nô lệ. Đó là những điều người người nói đến khi nhắc về Hồ Chủ tịch. Thế nhưng, bên cạnh đó, Người còn là một nhà thơ, một người nghệ sĩ đích thực với tâm hồn nhạy cảm và những tác phẩm giàu giá trị. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến bài thơ Rằm tháng giêng.

Đây là một tác phẩm thơ được viết bằng chữ Hán theo thể thất ngôn tứ tuyệt đường luật quen thuộc. Ngay cả cấu tứ bài thơ cũng không có gì quá mới khi hai câu thơ đầu dành để tả cảnh, hai câu thơ sau ngụ tình, tả người. Nhưng bằng tài năng, bằng trái tim nhạy cảm nhà thơ đã vẽ nên những câu thơ với hình ảnh hấp dẫn, sống động, và những ý thơ dạt dào tình cảm, ý nghĩa.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp. Đó là vào một đêm của mùa xuân, khi mặt trăng tròn đầy viên mãn ngự trị trên trời cao. Ấy là lúc khắp đất trời sung sướng mà vẫy vùng trong bể trăng đầy ăm ắp. Cái thứ ánh sáng trắng ngọc trắng ngà ấy phủ lên những lớp vàng, bạc óng ánh. Khiến cho đất trời như đẹp hơn, tình tứ hơn. Bởi vậy, mà sắc xuân, hương xuân cũng thấm đẫm hơn trên cảnh vật. Dòng sông, con nước, bầu trời không còn là nó của ngày hôm qua nữa. Mà khoác lên mình tấm áo mới, trở thành sông xuân, trời xuân. Hình ảnh thơ khiến người đọc lâng lâng trong cảm giác khi xuân chín nục, tỏa ngát thơm hương. Bầu trời, dòng sông được mùa xuân thấm đượm, lồng vào nhau, dây dưa khó phân. Mà có lẽ cũng chẳng cần phân tách, nên chúng cứ thế mà đan vào nhau, tuy hai mà một. Cả bức tranh thiên nhiên trở nên rộng lớn và thoáng đãng khi cả đất trời ngự về trên dòng thơ. Và từng hơi thở cũng vì thế mà nhẹ nhàng, mê say hơn, khi sắc xuân đương nồng thắm, sinh động mà luân chuyển, mà chảy âm ỉ trong lòng thơ.

Trong khung cảnh mê say ngây ngất ấy, hình ảnh con người hiện lên ẩn sau hình ảnh chiếc thuyền trôi giữa con sông. Điều đặc biệt là, những con người ấy đến nơi đây không phải để thưởng nguyệt hay đọc thơ mà là để làm việc:

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Những con người trong chiếc thuyền đấy là những người chiến sĩ đang tập trung để bàn bạc việc quân sự, để bảo vệ tổ quốc. Tinh thần ấy, không chút nào bị tác động, bị lay chuyển, dù là cảnh sắc tươi đẹp ở bên ngoài thuyền. Các chiến sĩ ấy bàn bạc việc quân miệt mài đến tận đêm khuya vẫn chẳng dừng lại. Đến tận quá nửa đêm, khi ánh trăng đã tắm đẫm cả con thuyền vẫn còn miệt mài suy nghĩ.

Hình ảnh ánh trăng trải đầy thuyền là một hình ảnh vô cùng thơ mộng. Ánh trăng như một người bạn, một người đồng chí luôn ở bên quan tâm, đồng hành cùng các chiến sĩ. Hình ảnh trăng - người chiến sĩ là cặp hình ảnh song hành quen thuộc trong các tác phẩm thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó thể hiện sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên, luôn ở bên, sát cánh cùng nhau. Ngoài ra, bức tranh sáng rọi của ánh trăng, còn thể hiện một niềm tin vững chắc về tương lai tươi sáng ở phía trước của đất nước ta. Đó là một tương lai hạnh phúc, độc lập, bình yên, như khuôn trăng tròn đầy ở trên kia.

Bài thơ Rằm tháng giêng đã xây dựng nên một đêm trăng mùa xuân tươi đẹp, hấp dẫn. Cả bài thơ khắc họa nên bầu không gian rộng lớn, thoáng đãng, trong đó xuất hiện hình ảnh con người tuy nhỏ bé, nhưng khó để bỏ qua được. Từ đó, thể hiện được tài năng, tâm thế của tác giả. Đó là một trái tim tràn đầy tình yêu thiên nhiên, nhưng vẫn không quên nhiệm vụ đối với tổ quốc. Thật không sai khi gọi Hồ Chí Minh là “nhà thơ chiến sĩ”.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Văn Khang
25 tháng 12 2021 lúc 20:00

124356

Khách vãng lai đã xóa
Trần Dương Khánh
25 tháng 12 2021 lúc 20:01

zui nè rùi hả hay nữa

Khách vãng lai đã xóa