Văn mẫu lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đăng chu quang

Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Rằm tháng giêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

trần châu
16 tháng 11 2016 lúc 21:52
Nhắc đến thiên nhiên trong thơ Bác, không chỉ người đọc là đến các nhà nghiên cứu văn học, các nhà thơ cũng phải trầm trồ thán phục. Chỉ có những người có tài và có tình với thiên nhiên sâu sắc mới có thể cảm nhận hết vẻ đẹp tiềm ẩn của thiên nhiên. Trong thơ Bác mỗi chiếc lá, mỗi ngọn cây, dòng sông, ngọn núi đều hiện lên với vẻ đẹp huyền ảo, trong đó có cảnh trăng trong Rằm tháng giêng cũng làm mê hoặc lòng người.

Đối với Bác con người và vạn vật trên trái đất đều rất đáng quý trọng, đáng yêu. Trăng cũng là cảnh khiến Bác say đắm lòng mình. Bác rất yêu trăng và có những bài thơ tuyệt bút về trăng, trong đó có bài thơ “Rằm tháng Giêng”. Bài thơ chẳng những truyền vào tâm hồn người đọc một tấm lòng yêu thiên nhiên vô bờ mà còn gợi niềm cảm phục, trân trọng tấm lòng hết mình vì dân vì nước của Bác Hồ.

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

Bài thơ được ra đời vào mùa xuân năm 1947, đang trong thời kỳ nước sôi lửa bỏng của cuộc chiến tranh, được viết bằng chữ Hán có tên là “Nguyên Tiêu”, trên đây là bản dịch của nhà thơ Xuân Thủy. Không gian được miêu tả trong bài Rằm tháng Giêng la một không gian rộng lớn của trời mây sông nước:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi”.

Hai từ “lồng lộng” được đảo lên trước để nhận mạnh cái rộng lớn, trong lành của ánh sáng đêm rằm. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát. Câu thơ thứ hai, trong nguyên văn chữ Hán Bác viết:

“Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên”.

Câu thơ khá đặc biệt trong cách tả: cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp lên cao cùng với sự lặp lại tới ba lần chữ xuân khiến cho câu thơ thất ngôn như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đượm lên cảnh vật.

Câu thơ thứ ba vô tình nói đến hoàn cảnh ngắm trăng và vị trí ngắm trăng của Bác:

“Giữa dòng bàn bạc việc quân”.

Vậy ra, Bác đang chơi vơi giữa dòng sông để bàn việc quân cơ mật. Nhắc đến đây, ta lại trào lên niềm cảm phục về tấm lòng luôn đau đáu vì dân vì nước của Bác. Chẳng những thế, câu thơ còn gợi những ngạc nhiên về tấm lòng của Bác dành cho thiên nhiên: tại sao vào giờ khắc bận rộn bộn bề việc nước như thế, Bác vẫn dành thời gian cho thiên nhiên cảnh vật. Điều đó thể hiện tư thế lạc quan yêu đời của Bác, đó là tư thế ung dung tự tại, không ngại khó khăn gian khổ. Điều này thể hiện nhân cách đạo đức cao đẹp trong con người của Bác, đó là tấm gương để con cháu chúng ta noi theo.

Câu thơ cuối bài lại gợi thêm một hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng về đêm trăng:

“Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

Câu thơ như một lời gợi ý sâu sắc về tương lai sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Con thuyền giữ dòng sông kia giống như con thuyền cách mạng và đã trở thành con thuyền chở trăng, con thuyền chở ánh sáng. Và như thế cũng có nghĩa con thuyền ấy đang đi về miền sáng, miền của thành công, con thuyền sẽ mang những điều tốt đẹp đến cho dân cho nước.

Câu thơ thể hiện một cảm quan cách mạng tươi sáng và lạc quan vô cùng. Câu thơ thứ tư cũng gợi nhớ đến câu thơ: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế. Câu cuối của bài Nguyên tiêu và câu thơ này của Trương Kế đều nói về lúc đêm khuya (dạ bán) và đều nói về hình ảnh con thuyền trên sông nước. Tuy vậy, điểm khác là ở chỗ, một bên “người khách” đến thăm tác giả là tiếng chuông chùa (Hàn Sơn), còn bên kia “người khách” ấy chính là trăng xuân chứa chan bát ngát, đượm tình.

“Rằm tháng Giêng” được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ. Thế nhưng, ở trong thơ, ta vẫn gặp một chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc, vẫn chan hòa cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, không vì việc quân bận rộn mà Người đành hờ hững, từ chối vẻ đẹp thiên nhiên. Điều này nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.

Bài thơ vừa thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước con người của nhà thơ, vừa thể hiện tư thế lạc quan yêu đời trong điều kiện khắc nghiệt của cuộc chiến tranh và nó trở thành một món ăn tinh thần tạo nên sức mạnh vô biên cho toàn thể nhân dân đứng lên đấu tranh chiến thắng kẻ thù một cách hào hùng.

 

Linh Phương
17 tháng 11 2016 lúc 19:18

Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người đã sáng tạo ra rất nhiều những tác phẩm văn học có giá trị cho tới tận bây giờ. Từ những tác phẩm thơ văn bằng tiếng Hán, Nôm hay chữ Quốc ngữ. những tác phẩm của Bác để lại đều là những tác phẩm mang giá trị nhân văn sâu sắc và có tầm ảnh hưởng tới sự nhân thức của những người thưởng thức. Có thể nói, Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân có khả năng làm ra những tác phẩm hay nhất, xuất sắc nhất. Và trong những tác phẩm để lại của Người, em thích nhất là bài thơ “ Nguyên Tiêu” ( Rằm tháng giêng) được Người sáng tác một cách ngẫu hứng khi đang bàn việc quân và đã trở thành một trong những bài thơ rất nổi tiếng của người.

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Mở đầu bài thơ là hình ảnh đầy ngẫu hứng của tác giả khi Người đang bất chợt nhìn về phía xa xa. Và thật bất ngờ, hình ảnh trước mắt Người à hình ảnh của cả một bầu trời sông nước Ánh trăng đẹp nhất chính là ánh trăng của ngày rằm, là lại là ngày rằm tháng giêng, ánh trăng lộng lẫy như chiếu sáng cả không gian, như soi vào lòng người những xúc cảm mà ngày thường mọi người ít ai có thể cảm nhận được. Một điều đáng chú ý là bài thơ được sáng tác vào năm 1975- lúc đó đang là thời kì cam go, và đầy những khó khăn thế nhưng Bác giữa cảnh thiên nhiên choáng ngợp như thế tâm hồn người nghệ sĩ yêu thơ văn của Bác đã không thể kìm chế lại giữa cảnh trời như vậy. Từ “ lồng lộng” là một từ láy tượng hình đã thể hiện được cảm giác thiên nhiên hiện lên như bao la, như sống trong lòng người những tình cảm hạnh phúc. Cả bầu trời và mặt nước, dòng sông như được nối liền trở thành một bầu trời mây sông nước. . hững dòng thơ chữ Hán như trong nguyên văn Bác viết:

“xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên” câu thơ như có sắc xuân và khí xuân bao trùm lên toàn cảnh vật.

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

 

Hình ảnh tất cả mọi thứ cùng nhau được hòa quyện tạo nên những giá trị sâu sắc. . vào khoảnh khắc kì diệu, màu xuân như tưới đẫm lên vạn vật, tạo cho mọi thứ một không gian tươi mới, đầy thi vị mà không phải lúc nào giữa cuộc sống này chúng ta cũng có cơ hội để chiêm ngưỡng và cảm nhận

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Thì ra Bác đang bàn bạc việc quân cơ mật. tới đây chúng ta lại tự hỏi bản thân mình là tại sao giữa lúc việc quân đang nước sôi lửa bỏng như vậy mà Bác lại có cả tâm hồn nhà thơ. Đúng vậy chỉ có trong những tình huống nhau thế này, chúng ta mới thấy được phong thái ung dung và tự tại của Bác, không ngại những khó khăn và gian khổ. Điều này đã thể hiện nhân cách cao đẹp của Bác, đó xứng đáng là tấm gương để con cháu chúng ta noi theo.

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Câu thơ như một lời gợi ý và cũng là một lời tự hứa của Bác về sự nghiệp của dân tộc. Con thuyên ở đây về nghĩa bóng chính là nơi mà Bác và những cán bộ chủ chốt của Đảng đang họp bàn về những quyết định cho chiến dịch mùa xuân 1975 nếu xét về khoảng thời gian đó. Thế nhưng nó cũng có nghĩa bóng chính là chỉ con thuyền cách mạng, của sụ nghiệp dân tộc sẽ trở thành con thuyền chở lí tưởng, chở ánh sáng cho những người con của dân tộc, đưa dân tộc đi tới những thành công và thắng lợi. “ trăng ngân đầy thuyền”. . Câu thơ cũng đã thể hiện một cách lạc quan và tươi sáng về tình hình của đất nước trong tương lai gần. và người khách cảu những kế hoạch và những dự kiến về chiến dịch của Bác chính là ánh trăng của nhân dân, ánh trăng đã đưa những con người gần nhau hơn.

“rằm tháng giêng” tuy được Bác Hồ viết trong thời kì kháng chiến chông pháp, cụ thể hơn là khi mà cuộc chiến của nhân dan ta đang diễn ra trong thời kì cam go quyết liệt. Thế những ở trong thơ, ta vẫn gặp chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, dù đang làm việc nhưng Bác vẫn luôn sống một cách chan hòa với ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, không chỉ vì sự bận rộn việc quân mà Người hờ hững với thiên nhiên tươi đẹp, từ chối những điều mà tạo hóa đã ban cho. Điều này đã nói lên được phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.

Bài thơ vừa thể hiện được tâm hồn yêu thiên nhiên, của đất nước và con người trong nhà thơ, dù cho đó là điều kiện rất khắc nghiệt của cuộc sống bởi chiến tranh và những cuộc xung đột những khó khăn chồng chất. Điều đó đã tạo nên những sức mạnh vô biên cho nhan dan đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù một cách hào hùng.

Thảo Phương
18 tháng 11 2016 lúc 9:53

Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người đã sáng tạo ra rất nhiều những tác phẩm văn học có giá trị cho tới tận bây giờ. Từ những tác phẩm thơ văn bằng tiếng Hán, Nôm hay chữ Quốc ngữ. những tác phẩm của Bác để lại đều là những tác phẩm mang giá trị nhân văn sâu sắc và có tầm ảnh hưởng tới sự nhân thức của những người thưởng thức. Có thể nói, Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân có khả năng làm ra những tác phẩm hay nhất, xuất sắc nhất. Và trong những tác phẩm để lại của Người, em thích nhất là bài thơ “ Nguyên Tiêu” ( Rằm tháng giêng) được Người sáng tác một cách ngẫu hứng khi đang bàn việc quân và đã trở thành một trong những bài thơ rất nổi tiếng của người.

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Mở đầu bài thơ là hình ảnh đầy ngẫu hứng của tác giả khi Người đang bất chợt nhìn về phía xa xa. Và thật bất ngờ, hình ảnh trước mắt Người à hình ảnh của cả một bầu trời sông nước Ánh trăng đẹp nhất chính là ánh trăng của ngày rằm, là lại là ngày rằm tháng giêng, ánh trăng lộng lẫy như chiếu sáng cả không gian, như soi vào lòng người những xúc cảm mà ngày thường mọi người ít ai có thể cảm nhận được. Một điều đáng chú ý là bài thơ được sáng tác vào năm 1975- lúc đó đang là thời kì cam go, và đầy những khó khăn thế nhưng Bác giữa cảnh thiên nhiên choáng ngợp như thế tâm hồn người nghệ sĩ yêu thơ văn của Bác đã không thể kìm chế lại giữa cảnh trời như vậy. Từ “ lồng lộng” là một từ láy tượng hình đã thể hiện được cảm giác thiên nhiên hiện lên như bao la, như sống trong lòng người những tình cảm hạnh phúc. Cả bầu trời và mặt nước, dòng sông như được nối liền trở thành một bầu trời mây sông nước. . hững dòng thơ chữ Hán như trong nguyên văn Bác viết:

“xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên” câu thơ như có sắc xuân và khí xuân bao trùm lên toàn cảnh vật.

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Hình ảnh tất cả mọi thứ cùng nhau được hòa quyện tạo nên những giá trị sâu sắc. . vào khoảnh khắc kì diệu, màu xuân như tưới đẫm lên vạn vật, tạo cho mọi thứ một không gian tươi mới, đầy thi vị mà không phải lúc nào giữa cuộc sống này chúng ta cũng có cơ hội để chiêm ngưỡng và cảm nhận

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Thì ra Bác đang bàn bạc việc quân cơ mật. tới đây chúng ta lại tự hỏi bản thân mình là tại sao giữa lúc việc quân đang nước sôi lửa bỏng như vậy mà Bác lại có cả tâm hồn nhà thơ. Đúng vậy chỉ có trong những tình huống nhau thế này, chúng ta mới thấy được phong thái ung dung và tự tại của Bác, không ngại những khó khăn và gian khổ. Điều này đã thể hiện nhân cách cao đẹp của Bác, đó xứng đáng là tấm gương để con cháu chúng ta noi theo.

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Câu thơ như một lời gợi ý và cũng là một lời tự hứa của Bác về sự nghiệp của dân tộc. Con thuyên ở đây về nghĩa bóng chính là nơi mà Bác và những cán bộ chủ chốt của Đảng đang họp bàn về những quyết định cho chiến dịch mùa xuân 1975 nếu xét về khoảng thời gian đó. Thế nhưng nó cũng có nghĩa bóng chính là chỉ con thuyền cách mạng, của sụ nghiệp dân tộc sẽ trở thành con thuyền chở lí tưởng, chở ánh sáng cho những người con của dân tộc, đưa dân tộc đi tới những thành công và thắng lợi. “ trăng ngân đầy thuyền”. . Câu thơ cũng đã thể hiện một cách lạc quan và tươi sáng về tình hình của đất nước trong tương lai gần. và người khách cảu những kế hoạch và những dự kiến về chiến dịch của Bác chính là ánh trăng của nhân dân, ánh trăng đã đưa những con người gần nhau hơn.

“rằm tháng giêng” tuy được Bác Hồ viết trong thời kì kháng chiến chông pháp, cụ thể hơn là khi mà cuộc chiến của nhân dan ta đang diễn ra trong thời kì cam go quyết liệt. Thế những ở trong thơ, ta vẫn gặp chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, dù đang làm việc nhưng Bác vẫn luôn sống một cách chan hòa với ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, không chỉ vì sự bận rộn việc quân mà Người hờ hững với thiên nhiên tươi đẹp, từ chối những điều mà tạo hóa đã ban cho. Điều này đã nói lên được phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.

Bài thơ vừa thể hiện được tâm hồn yêu thiên nhiên, của đất nước và con người trong nhà thơ, dù cho đó là điều kiện rất khắc nghiệt của cuộc sống bởi chiến tranh và những cuộc xung đột những khó khăn chồng chất. Điều đó đã tạo nên những sức mạnh vô biên cho nhan dan đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù một cách hào hùng.


Các câu hỏi tương tự
Đăng chu quang
Xem chi tiết
Đỗ Thuỳ Linh
Xem chi tiết
Descendants “Trúc Trần”...
Xem chi tiết
Trần Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
gtrutykyu
Xem chi tiết
☘-P❣N❣T-❀Huyền❀-☘
Xem chi tiết
♥Jungkookie♥
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Trần Minh Anh
Xem chi tiết