nêu và giải thích bản chất nền dân chủ cổ đại ở phương tây .
Bản chất nền dân chủ cổ đại phương Tây là
A. Dân chủ chủ nô
B. Dân chủ tư sản
C. Dân chủ nhân dân
D. Dân chủ quý tộc
Bản chất của nền dân chủ cổ đại là gì?
Bản chất của nền dân chủ cổ đại là:
Nền dân chủ cổ đại được biểu hiện rõ nét nhất trong chế độ dân chủ ở A-ten của Hy lạp.
- Chế độ dân chủ ở A-ten có Đại hội đồng công dân, dân tự do là nam từ 18 tuổi trở lên được tham dự Đại hội, bầu cử bằng bỏ phiếu, chế độ trợ cấp xã hội.
- Bản chất của nền dân chủ này là một bước tiến lớn so với chế độ chuyên chế của các quốc gia cổ đại phương Đông. Thể chế này mang tính chất dân chủ rộng rãi.
- Tuy nhiên, đây là một thể chế chính trị, dựa trên cơ sở bóc lột nô lệ. Những người lao động chủ yếu trong xã hội thì không có quyền công dân. Đối với đông đảo quần chúng nô lệ và kiều dân thì thể chế dân chủ đó cũng là nền chuyên chính của giai cấp chủ nô.
Bản chất của nền dân chủ cổ đại là gì?
Thể chế dân chủ cổ đại mang tính chất dân chủ rộng rãi. Tuy nhiên đây là một thế chế chính trị dựa trên sự bóc lột nô lệ, Những người lao động chủ yếu trong xã hội Địa Trung Hải là nô lệ thì không có quyền công dân. Đối với đông đảo quân chúng nô lệ và kiểu dân thì đó cũng là nền chuyên chính của giai cấp chủ nô.
Bản chất của nền dân chủ cổ đại là gì?
- Bản chất của nền dân chủ cổ đại phương Tây là chế độ dân chủ chủ nô.
- Chế độ dân chủ chủ nô chủ yếu đưa lại quyền lợi cho tầng lớp quý tộc chủ nô, một bộ phận nhỏ trong xã hội, trong khi đó kiều dân không có quyền công dân, và đặc biệt là hàng trăm nghìn nô lệ không hề có quyền làm người, bị áp bức, bóc lột và coi như là những "công cụ biết nói".
A-ten (Hy Lạp) là một trong những thành phố lớn và lâu đời nhất châu Âu và thế giới. Thời cổ đại, A-ten được coi là “cái nôi” của văn minh phương Tây, cũng là nơi sản sinh ra nền dân chủ. Vậy A-ten và những đô thị phương Tây cổ đại đã hình thành như thế nào? Có điều gì khác biệt so với các đô thị cổ đại phương Đông? Những đô thị cổ đại có mối quan hệ ra sao đối với các nền văn minh ở các khu vực? Giới thương nhân đã có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của đô thị châu Âu thời trung đại?
* Sự hình thành của các đô thị cổ đại ở phương Tây
- Ở Hy Lạp và La Mã, do có: nhiều mỏ khoáng sản; đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh... nên thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Kinh tế phát triển đã thúc đẩy quá trình quần tụ dân cư và chuyên môn hóa sản xuất diễn ra sớm, dẫn đến sự hình thành của các đô thị ở Hy Lạp và La Mã.
* Sự khác biệt giữa các đô thị cổ đại ở phương Đông và phương Tây
| Đô thị ở phương Đông | Đô thị ở phương Tây |
Địa bàn hình thành | - Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Âu | - Đô thị được hình thành gắn liền với các hải cảng ở châu Âu |
Điều kiện tự nhiên | - Các con sông lớn đã bồi tụ nên những đồng bằng phù sa màu mỡ, phì nhiêu; khí hậu thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật | - Đất đai cằn cối - Nhiều mỏ khoáng sản - Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh kín gió. |
Cơ sở kinh tế | - Sản xuất nông nghiệp phát triển | - Sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển. |
* Mối liên hệ giữa các đô thị cổ đại với các nền văn minh ở khu vực
- Vai trò của các đô thị ở phương Đông cổ đại:
+ Là trung tâm hành chính, quân sự, đầu mối kinh tế, giao thông của các quốc gia cổ đại.
+ Các đô thị gắn liền với sự hưng thịnh và suy tàn của các nền văn minh đầu tiên ở phương Đông.
- Vai trò của các đô thị ở phương tây cổ đại:
+ Là trung tâm kinh tế, chính trị của nhà nước
+ Đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển của các nền văn minh
+ Không khí dân chủ tại các đô thị đã tạo điều kiện cho những sáng tạo văn hóa.
Nêu các tác phẩm nghệ thuật và công trình kiến trúc của cư dân Phương Tây cổ đại?Đặc điểm của nghệ thuật Phương Tây cổ đại
các công trình kiến trúc : kim tự tháp ,tượng thánh thần,đấutrường la mã
nghệ thuật :Tác phẩm nghệ thuật thực hiện trong những giai đoạn 1850 – 1945 đều tìm đến cách biểu hiện mới nhằm thoát khỏi truyền thống. Thử nghiệm những chất liệu tạo hình và đưa nghệ thuật ra khỏi sự miêu tả thông thường hướng tới tư duy trừu tượng. Biểu đạt tự do, mang tính cách mạng của tư tưởng từ bên trong người nghệ sỹ.
Thể chế dân chủ của các thị quốc địa trung hải được biểu hiện như thế nào? bản chất nền dân chủ cổ đại là gì?
em cảm ơn ạɔː
Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở chỗ nào?
– Hơn 3 vạn công nhân hợp thành đại hội công dân, bầu và cử ra cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc của nhà nước.
– Người ta khong chấp nhận có vua. Có 50 phường, mỗi phường cử 10 người làm thành Hội đồng 500 có vai trò như “quốc hội” thay mặt dân quyết định mọi việc. Hằng năm mọi công dân đều họp một lần ở quảng trường có quyền phát biểu và biểu quyết các vấn đề lớn của cả nước.
– Thế chế dân chủ cổ địa phát triển nhất ở Aten.
Bản chất của nền dân chủ cổ đại là gì?
Thể chế dân chủ cổ đại mang tính chất dân chủ rộng rãi. Tuy nhiên đây là một thế chế chính trị dựa trên sự bóc lột nô lệ, Những người lao động chủ yếu trong xã hội Địa Trung Hải là nô lệ thì không có quyền công dân. Đối với đông đảo quân chúng nô lệ và kiểu dân thì đó cũng là nền chuyên chính của giai cấp chủ nô.
Câu 17: Thể chế chính trị ở các quốc gia cổ đại phương Tây là
A. dân chủ cổ đại. B. quân chủ lập hiến.
C. quân chủ chuyên chế. D. dân chủ tư sản.
Câu 18: Tại sao dưới thời nhà Đường kinh tế nông nghiệp phát triển?
A. Do xác định đúng thời vụ B. Do thực hiện chính sách quân điền
C. Do giảm tô thuế, sưu dịch D. Do áp dụng kỹ thuật canh tác mới
Câu 19: Chức quan mới được đặt dưới thời nhà Đường là
A. Tể tướng. B. Thái úy. C. Tiết độ sứ. D. Thượng thư.
Câu 20: Khi người Giec-man tràn vào đế quốc Rô-ma họ đã từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy và tiếp thu tôn giáo nào?
A. Hồi giáo B. Hin đu giáo C. Ki tô giáo D. Phật giáo
Câu 21: Ở các quốc gia cổ đại phương Tây, quyền lực xã hội nằm trong tay tầng lớp nào?
A. Quý tộc, tăng lữ B. Quan lại, quý tộc
C. Vua chuyên chế, quan lại D. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn
Câu 22: Thiên văn học và Lịch pháp ra đời sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông do
A. nhu cầu trị thủy B. nhu cầu đo đạc ruộng đất
C. nhu cầu xây dựng D. nhu cầu sản xuất nông nghiệp
Câu 23: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á khi mới hình thành trong khoảng thế kỉ VII đến thế kỉ X có đặc trưng là
A. nhỏ hẹp thường gọi là các thị quốc.
B. lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt, là quốc gia phong kiến “dân tộc”.
C. hình thành ở khu vực ven biển, có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế hàng hóa.
D. rộng lớn, bao gồm nhiều tộc người.
Câu 24: Nông nô trong xã hội phong kiến Tây Âu có nguồn gốc là
A. nông dân và nô lệ. B. thợ thủ công và nông dân.
C. nô lệ và thợ thủ công. D. bình dân và nô lệ.
Câu 25: Vị vua nào được nhân dân Ấn Độ coi là “Đấng chí tôn”?
A. A-sô-ca B. Bim-bi-sa-ra C. Gia-han-ghi-a D. A-cơ-ba
Câu 26: Khi nhận ruộng đất dưới thời Đường người nông dân phải thực hiện nghĩa vụ thuế “dung”. Đó là thuế gì?
A. Thuế thân B. Thuế hộ khẩu C. Thuế muối D. Thuế ruộng
Câu 27: Nhân tố quyết định ở các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành thị quốc là
A. địa hình chia cắt. B. kinh tế chủ yếu là nghề buôn và nghề thủ công.
C. lãnh thổ không rộng. D. dân cư tập trung không đông đúc.
Câu 28: Điểm giống nhau của vương triều Hồi giáo Mô-gôn và vương triều Hồi giáo Đê-li là
A. xây dựng một chính quyền mạnh mẽ.
B. khuyến khích phát triển văn hóa, nghệ thuật.
C. thống nhất hệ thống đo lường.
D. do người Hồi giáo gốc Trung Á lập ra.
Câu 29: Thách thức to lớn nhất đối với Ấn Độ dưới thời kỳ Vương triều Mô-gôn là
A. tình trạng chia rẽ, cát cứ.
B. sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
C. mâu thuẫn xã hội gay gắt.
D. kinh tế khủng hoảng.
Nêu bản chất của nền dân chủ cổ đại Hi Lạp Roma. so sánh nền dân chủ cổ đại Hi Lạp Roma và chế độ chuyên chế Phương Đông