Viết đoạn bày tỏ cảm xúc của em khi đợt gió lạnh đầu tiên tràn về ( văn biểu cảm )
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
a. Đoạn văn nêu cảm xúc về nhân vật nào?
b. Người viết đã bày tỏ cảm xúc về những đặc điểm nào của nhân vật đó?
c. Câu văn đầu tiên và câu văn cuối cùng có tác dụng gì?
a. Đoạn văn nêu cảm xúc về nhân vật Dế còm.
b. Là một cư dân tốt bụng, có tài sáng tác thơ.
c. Câu đầu tiên: giới thiệu nhân vật để nêu cảm xúc.
Câu cuối cùng: ca ngợi trí tưởng tượng phong phú của tác giả và vai trò phép nhân hóa.
viết một đoạn văn ngắn bày tỏ cảm xúc về những ngày đầu tiên đến trường THCS 5 đến 7 câu
Với mỗi chúng ta, ngày đầu tiên đi học có lẽ là khoảnh khắc chẳng thể nào quên trong kí ức tuổi thơ. Với em ngày đó vừa trang trọng, đánh dấu sự trưởng thành của mỗi người nhưng cũng đầy háo hức, thú vị khi có thêm bạn mới, thầy cô mới. Buổi sáng hôm đó, em thay bộ quần áo mới tinh tươm có gắn phù hiệu của trường đầy trang nghiêm bên cánh tay trái, điều đó như nhắc nhở em phải luôn cố gắng học tập để xứng đáng với ngôi trường thân yêu. Theo bước chân mẹ, em tới trường trong niềm hân hoan, ngôi trường hôm nay nay rực rỡ cờ hoa. Xung quanh em là rất nhiều bạn nhỏ đang ríu rít hỏi nhau về tên gọi hay tên lớp để cùng nhau làm quen. Trên các lớp học, những dãy bàn được xếp ngay ngắn cùng với bảng đen sạch sẽ, sẵn sàng chào đón chúng em trong một năm học mới. Tiếng trống trường dồn dập, thúc giục chúng em về đứng theo hàng của lớp mình và buổi lễ khai giảng diễn ra trong không khí trang nghiêm. Sau đó, chúng em vào lớp và cô giáo chủ nhiệm chào đón chúng em từ khung cửa gắn biển chữ trang trọng: lớp 1A2. Nụ cười hiền hòa, ấm áp của cô và sự gần gũi của bạn bè khiến em cảm thấy thêm yêu ngôi nhà thứ hai thân thiết sẽ cùng em gắn bó . Những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên mãi là những kỉ niệm ngọt ngào và đáng nhớ trong em
Em hãy viết 1 đoạn văn từ 10 đến 12 câu bày tỏ cảm xúc của mình trong ngày đầu tiên đi học
Giờ đây tôi đã lớn, đã là một học sinh lớp 8 của trường trung học phổ thông. Nhưng chưa bao giờ, tôi quên được những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên vào lớp Một. Nhất là khi mùa thu đang đến, lòng tôi lại nao nức, xốn xang, những kỉ niệm nhẹ nhàng, mà đậm đà, sâu sắc.
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai trời đẹp. Những đám mây trôi hững hờ khé đùa nghịch trên không trung. Những cơn gió nhẹ nhàng thổi quanh những cây bên đường. Những chiếc lá vàng lượn vài vòng ở trên không, rồi nhẹ nhàng theo cơn gió chạm mặt đất... Xào xạc... Như mọi hôm của năm trước thôi, mẹ vẫn đưa tôi đi học mẫu giáo bằng chiếc xe đẹp cũ này. Nhưng, hôm nay thì khác. Tất cả đều thay đổi một cách ngỡ ngàng. Từ bầu trời, đến cái cây hay ngôi nhà ven đường, dường như đều thay đổi. Tôi cảm thấy như vậy. Và bỗng nhận ra rằng, trong lòng tôi dường như có một cảm giác nào đó, khó tả. Cảm giác như mình đang thay đổi, để bước vào một thế giới màu nhiệm khác, to lớn hơn, đẹp đẽ hơn nhưng cũng xa lạ hơn. Cuối cùng cánh cổng trường cấp 1 cũng hiện ra trước mắt tôi. Nó to lớn quá! Tôi ngạc nhiên nhìn cánh cổng. Bê trong kia, mọi người đang tụ tập rất đông, nói cười rộn rã. Và cũng thoáng lác đác vài cô cậu trạc tuổi tôi, nắm chặt tay người thân và chỉ rụt rè nhìn ra quanh mình. Tôi nắm chặt tay mẹ, đi từng bước, từ từ. Sau đó, một cô giáo có mái tóc đen, dài, mặc chiếc áo dài thướt tha, hiền dịu bước đến bên chúng tôi và nói:" Hôm nay là ngày vào lớp 1 đầu tiên của các em, các em hãy cố gắng học tập nhé. Xin cảm ơn các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ!" Các phụ huynh vỗ tay rồi thì thầm điều gì đó với con mình. Các bạn xếp hàng trước cửa rồi chuẩn bị đi vào lớp. Tôi ngỡ ngàng. Một bàn tay dịu dàng nắm lấy vai tôi và đẩy tôi về phía các bạn đang đứng. Tôi không hiểu gì vẫn ngơ ngác và sợ hãi, tôi phải xa mẹ... Tôi bật khóc, ngay giữa đám đông. Cô giáo bước xuống nắm tay tôi, dắt vào lớp đưa tôi đến chỗ ngồi của mình. Tôi ngừng khóc, nhìn cô và các bạn nhỏ quanh mình. Rồi tự nhiên tôi thấy mình không còn sợ sệt gì nữa. Một cảm giác mới mẻ tràn đến bên tôi. Tôi thấy mình như chững chạc, lớn hẳn lên vậy. Tôi khoanh tay lên bàn, mở quyển vở và lấy chiếc bút chì chuẩn bị viết bài...
Những ngày đầu tiên ấy, rồi cũng qua, nhưng nó để lại trong lòng tôi 1 kỉ niệm đẹp mà dường như suốt đời không quên. Những cảm xúc trong sáng, hồn nhiên thưở ấy, tôi luôn để nó trong một góc của trái tim mình, để luôn nhớ về nó. Ngày đầu tiên đi học...
Tích tắc! Tích tắc! Không gian thật vắng lặng! Ngày mai là ngày khai trường của tôi và cũng là ngày khai trường của tất cả lũ trẻ sắp bước vào lớp một. Lòng tôi lại xao xuyến bâng khuâng, một cảm giác khó tả khi nhớ lại ngày khai trường trong đời.
Hồi ấy, đối với tôi, ngày khai trường không có gì khác lạ như hồi học mẫu giáo. Tâm trạng vẫn thế, không có gì thay đổi, vì dù sao mẹ tôi cũng chuẩn bị chu đáo cho tôi từ cái bút, cái thước kẻ… hay cả đến quần áo, trang phục đi học. Lúc đó, tôi chỉ biết một điều rằng: ngày mai là ngày khai trường. Chắc hẳn không chỉ riêng tôi mà nhiều người khác cùng lứa tuổi cũng có tâm trạng như vậy.
Một đứa trẻ mẫu giáo như tôi thuở ấy cũng không thể hiểu hết được thế nào là ngày khai trường. Và đến bây giờ tôi hiểu ra rằng: ngày khai trường là một ngày trọng đại đối với học sinh và nó như một động lực thúc đẩy học sinh cố gắng trong năm học mới. Năm học cũ dù mình có kém đến đâu, có dốt đến thế nào chăng nữa thì nhờ không khí của ngày khai trường mình vẫn hồ hởi bắt đầu một năm học mới.
Làm sao có thể quên cảnh mẹ tôi dẫn tôi đi trên con đường đầy quen thuộc. Quen lắm, thân lắm, nhưng tôi vẫn cảm thấy nao nao trong lòng và có một điều gì thật khác lạ hơn ngày thường. Chợt tôi hiểu ra một điều: hôm nay là ngày khai trường đầu tiên của tôi. Ôi! Thế là phải xa rời mái trường mầm non, xa rời những chú thỏ trắng và những chú gấu mi-sa tinh nghịch vẫn theo tôi hàng ngày. Nhưng tôi không buồn vì tôi biết, con người là phải học và nếu học giỏi có thể dễ dàng đạt được ước mơ của mình sau này. Có thể đối với một đứa trẻ như tôi nghĩ như vây là quá nhiều, nhưng tôi vẫn vui vì mình đã bắt đầu lớn và mình sẽ luôn luôn có bạn cùng chia sẻ, vui chơi với mình như hồi mẫu giáo. Thật lạ thoắt đi thoắt lại tôi đã đến trường.
Mẹ đưa tôi đến tận cửa lớp, đưa tay tôi cho cô giáo, hôn tôi vào má rồi từ từ ra về. Tôi chạy theo, mắt rơm rớm, ôm lấy mẹ. Mẹ tôi xoa đầu ân cần nói: "Con ngoan lắm! Con đi vào lớp học đi, chiều về mẹ sẽ đón con! Học ngoan mẹ sẽ thưởng kẹo". Những lời của mẹ tôi có vẻ làm tôi thấy vui hơn, nhưng tôi hơi buồn vì không có mẹ ở bên. Mẹ chăm sóc tôi từ nhỏ, tôi được ở trong vòng tay yêu thương của mẹ, nay dần dần mất cảm giác đó, tôi cảm thấy hẫng hụt như quên mất một cái gì đó. Xung quanh tôi toàn người xa lạ, vậy mà sau đó, tôi lại cảm thấy một hơi ấm kỳ diệu như hơi ấm của mẹ. Phải chăng chính cô giáo đã đem lại luồng hơi ấm đó, mà tôi cảm nhận nó sâu sắc đến lạ.
Đó là ngày khai trường đầu tiên của tôi, có tiếng trống khai trường, có cờ hoa, hay cả thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhưng tôi không nhớ kĩ lắm. Tôi chỉ nhớ nhất cảm giác hồi hộp, sung sướng khi lần đầu tiên bước chân vào lớp học.
2. Sử dụng các phép miêu tả, so sánh, nhân hóa… để viết lại đoạn văn sao cho giàu sức biểu cảm hơn:
Mùa đông đã về. Những cơn gió lạnh cũng tràn về. Nhìn lên trời, em không thấy chim én nữa. Mẹ giục em lấy áo ấm ra mặc. Em rất phấn khởi và xúc động khi mặc chiếc áo len mà mẹ mới đan cho em.
tham khảo
Mùa đông đã về trên cành hoa cải trắng . Từng đợt gió lạnh tràn về trên cánh đồng dài đằng đẵng tít tận chân trời . Vạn vật như đã ngủ đông để tránh cái giá rét lạnh thấu xương . Nhìn lên trời , em không thấy đàn chim én đâu nữa . Chỉ thấy một vài tia nắng yếu ớt còn le lói trên mảng trời đông . Chắc lũ chim én đã bay về phương Nam để tránh rét . Mẹ bảo em mặc áo ấm . Em bỗng thấy là lạ. Thì ra là mẹ đã đan áo mới cho em . Em vui sướng nhảy cẫng lên giũa cái lạnh của mùa đông .
chú ý ; ở văn bản gió lạnh đầu mùa
Tìm hiểu về bối cảnh của truyện | ||
Thiên nhiên cảnh vật: 1. Tìm những chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên khi gió lạnh tràn về. 2. Cảm xúc của Sơn như thế nào về thiên nhiên và cảnh vật? | Con người và cuộc sống được miêu tả | |
Cuộc sống nhà chị em Sơn: 1. Sơn được mọi người trong gia đình chăm sóc như thế nào? 2. Chi tiết khắc họa tính cách nhân vật Sơn. Nhận xét về cuộc sống của gia đình Sơn lúc đó ? | Cuộc sống của các bạn nhỏ xóm chợ: 1. Cách ăn mặc,bộ dạng, thái độ? 2. Người bạn nhỏ nào được chú ý hơn cả, vì sao? |
a, Những chi tiết miêu tả thiên nhiên khi gió lạnh tràn về:
+Đất khô trắng
+Cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo
+Trời không u ám, toàn một màu trắng đục
+Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét
- Cảm xúc của nhân vật Sơn về thiên nhiên và cảnh vật :
+ "Tung chăn tỉnh dậy, nhưng không bước xuống giường ngay như mọi khi"
+ "Sơn cũng thấy lạnh, vội vơ lấy cái chăn trùm lên đầu rồi cất tiếng gọi chị"
- Sơn được mọi người trong gia đình yêu thương, quan tâm chăm sóc
- Chi tiết khắc họa tính cách nhân vật Sơn:
+ "Sơn vẫn thân mật chơi đùa"
+ "không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn"
=> Cuộc sống ra đình Sơn khá giả, 1 cuộc sống viễn mãn
- Cuộc sống của các bạn nhỏ xóm chợ :
+ Cách ăn mặc : Vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ, qua những chỗ rách, da thịt thâm đi
+ Bộ dạng : Ăn mặc không khác ngày thường, mỗi cơn gió đến, chúng nó run lên, hàm răng đập vào nhau
+ Thái độ : Tỏ thái độ vui mừng khi thấy chị em Sơn nhưng vẫn đứng xa, không dám vồ vập
- Hiên là bạn nhỏ được chú ý nhất. Vì Hiên là đứa con gái hàng xóm bạn chơi với Lan và Duyên. Và cách ăn mặc của cô bé giống những đứa trẻ hàng xóm kia; đứng co ro bên cột quán, mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay
Sau khi học xong Truyện ngắn "Gió lạnh đầu mùa" em thấy nhân vật Hiên có hoàn cảnh giống nhân vật nào mà em đã học trong chương trình Ngữ Văn 6. Viết đoạn văn ngắn 10-12 câu trình bày cảm nhận của em về 2 nhân vật.
- Gió lạnh đầu mùa thể hiện tình thương giữa con người với nhau trong hoàn cảnh khổ cực, khắc nghiệt.
1.2. Nghệ thuật- Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả tâm lí xuất sắc.
- Ngôn ngữ mang tính biểu cảm cao.
2. Soạn bài Gió lạnh đầu mùa2.1. Chuẩn bị đọcCâu 1. Dựa vào nhan đề, em đoán xem văn bản này viết về điều gì?
Trả lời:
- Dựa vào nhan đề, em đoán văn bản này viết về những cơn gió lạnh giá của mùa đông bắt đầu tràn về và đem lại bài học nào đó cho chúng ta.
Câu 2. Em đã bao giờ làm một việc tốt nhưng bị người khác hiểu lầm và chê trách hay chưa?
Trả lời:
- Em đã từng làm một việc tốt nhưng bị hiểu lầm và chê trách. Trong một lần học về, có em bé đi lạc, em dẫn em bé đến đồn công an để tìm bố mẹ nhưng khi về lại bị mẹ hiểu lầm là la cà học xong không chịu về.
2.2. Trải nghiệm cùng văn bảnCâu 1. Hình ảnh Cúc, Xuân, Tý, Túc gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống của những đứa trẻ nghèo?
Trả lời:
- Hình ảnh Cúc, Xuân, Tý gợi về cuộc sống thiếu thốn của những đứa trẻ nghèo. Vào mùa đông lạnh giá, chúng không có được một chiếc áo lành lặn để mặc. Những cơn gió lạnh khiến “ môi chúng nó tím lại và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau”.
Câu 2. Việc Sơn và chị quyết định cho Hiên cái áo thể hiện tính cách gì của hai chị em?
Trả lời:
- Hai chị em Sơn giàu lòng yêu thương, sự tốt bụng và biết chia sẻ đối với mọi người xung quanh.
Câu 3. Theo em, trong đoạn tiếp theo, chị em Sơn sẽ gặp chuyện gì?
Trả lời:
- Theo em, trong đoạn tiếp theo, chị em Sơn có thể sẽ bị mẹ mắng vì tự ý mang áo của em cho cái Hiên.
2.3. Suy ngẫm và phản hồiCâu 1. Chỉ ra một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn dưới đây:
Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, (...).
Trả lời:
- Một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn: Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, (...).
Câu 2. Các sự việc chính trong Gió lạnh đầu mùa có thể tóm tắt thành chuỗi như sau:
a. Những cơn gió lạnh đầu mùa thổi đến phố chợ.
b. Chị em Lan, Sơn xúng xính trong những chiếc áo ấm đắt tiền; những đứa trẻ nghèo hàng xóm vẫn mặc những chiếc áo mong manh thường ngày; riêng Hiên vẫn mặc chiếc áo rách tơi tả, đang co ro vì lạnh.
c. Ái ngại về hoàn cảnh của Hiên, Sơn và Lan quyết định về nhà lấy áo bông của Duyên (đứa em xấu số), giấu mẹ, mang sang cho Hiên.
d. Chuyện đến tai người nhà, Sơn và Lan sợ bị mẹ mắng. Đi đòi lại áo không được, không dám về nhà.
đ. Mẹ Hiên mang áo bông sang nhà trả lại, may mắn được mẹ Sơn và Lan cho vay tiền mua áo ấm cho Hiên.
Em hãy cho biết:
- Các sự việc trên liên quan với nhau như thế nào?
- Nếu không có sự việc (c) thì có xảy ra sự việc (đ) hay không?
Trả lời:
- Các sự việc trên liên quan chặt chẽ với nhau, sự việc này dẫn đến sự việc kia, tạo thành chuỗi liền mạch cho văn bản.
- Nếu không có sự kiện (c) thì sẽ không có sự kiện (đ) vì có hành động cho áo Hiên của hai chị em thì mẹ Hiên mới mang áo đến trả lại.
Câu 3. Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách gì của Sơn và Lan? Hành động ấy có ý nghĩa gì với Hiên?
Trả lời:
- Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách tốt bụng, biết yêu thương đùm bọc những người có hoàn cảnh khó khăn của chị em Sơn. Hàng động đó của hai đứa trẻ có ý nghĩa vô cùng to lớn với Hiên vì Hiên được nhận được sự quan tâm, chia sẻ của người khác trong cơn gió lạnh đầu mùa.
Câu 4. Vì sao người mẹ không trách mắng Sơn và Lan? Hành động của hai đứa trẻ đã tác động thế nào đến cách ứng xử của hai người mẹ ở cuối truyện?
Trả lời:
- Người mẹ không trách mắng Sơn và Lan vì hành động của hai đứa đã bộc lộ được tính cách tốt bụng, quan tâm và sẻ chia. Mặt khác cũng thể hiện được sự giáo dục tốt từ người mẹ.
- Hành động đẹp của hai đứa trẻ đã tác động không nhỏ tới cách ứng xử của hai người mẹ ở cuối chuyện bởi lẽ chúng không có gì đáng chê trách về hành động ấy, hai người mẹ lấy làm tự hào hơn vì chúng biết quan tâm đến người khác.
Câu 5. Theo em, việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên là đáng khen hay đáng trách? Vì sao?
Trả lời:
Đây là câu hỏi mở, các em trả lời theo quan điểm của bản thân. Tham khảo câu trả lời dưới đây:
- Theo em, việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên là hành động đáng khen. Đáng khen ở chỗ hai đứa trẻ tốt bụng, sẻ chia và quan tâm những người có hoàn cảnh khó khăn. Chiếc áo của em Duyên nhưng em Duyên đã không còn và không dùng đến nữa, mình nên tặng lại cho người có hoàn cảnh khó khăn.
Câu 6. Văn bản này viết về đề tài gì?
Trả lời:
- Đề tài: Tình yêu thương của con người.
Câu 7. Nêu chủ đề của câu chuyện.
Trả lời:
- Chủ đề: Truyện Gió lạnh đầu mùa cho thấy sự khác biệt giữa những đứa trẻ sống trong gia đình khá giả và nghèo khó. Đồng thời, truyện còn ca ngợi tình yêu thương, tấm lòng nhân ái của con người.
Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng dẫn đọc - hiểu văn bản mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Gió lạnh đầu mùa. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm bài giảng Gió lạnh đầu mùa.
3. Hướng dẫn luyện tậpCâu hỏi: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về văn bản Gió lạnh đầu mùa.
Trả lời:
Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc và gợi ra nhiều suy ngẫm cho mỗi người về tình yêu thương trong cuộc sống. Với giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, nhà văn đã khắc họa một cách rõ nét hình ảnh các nhân vật xuất hiện xuyên suốt truyện ngắn với chân dung đẹp đẽ, sống động. Hai chị em Lan và Sơn vì thương đám trẻ nghèo mà mang áo của em gái mình ra cho cô bạn nhỏ. Để rồi sợ mẹ mắng mà khép nép không dám nhìn mẹ. Cũng vì hành động của con trẻ, mà người mẹ ngỡ ra được bao điều và cho người mẹ nghèo vay tiền mua áo cho con. Đó chính là khoảnh khắc đẹp đẽ của cả người lớn và trẻ em – khoảnh khắc chứa chan tình người khiến cho người đọc chúng ta cũng rưng rưng xúc động. Con người thường chỉ nghĩ đến mình mà khó nghĩ được cho người khác, và người mà có cuộc sống đủ đầy lại càng khó nghĩ cho những người khốn khó hơn mình vì họ không hiểu được những gánh nặng của những người khó khăn. Thế nhưng, những em bé trong câu chuyện dù sống trong nhung lụa vẫn hiểu và thương những mảnh đời khó khăn thì đó thực sự là vẻ đẹp quý giá của tình người. Có thể thấy, bức tranh đầu mùa đông được nhà văn Thạch Lam miêu tả rất chính xác, tinh tế. Cảnh vật như nổi hình, nổi khối trước mắt người đọc. Còn bức tranh tình người hiện lên vừa ấm áp, vừa đơn sơ, vừa quen thuộc nhưng rộn ràng, hạnh phúc, dạt dào tình cảm, cảm xúc. Có thể nói rằng, với ngòi bút tài hoa của nhà văn Thạch Lam, truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả trong suốt mấy mươi năm qua vì vẻ đẹp tình người.
4. Một số bài văn mẫu về văn bản Gió lạnh đầu mùaTrong tác phẩm Gió lạnh đầu mùa nhà văn Thạch Lam đã xây dựng thành công hình ảnh chị em Sơn mang trong mình tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương. Qua đó, giáo dục các em cần có thái độ sống biết yêu thương và chia sẻ với người bất hạnh khác trong cuộc sống. Để cảm nhận được sâu sắc hơn về truyện này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu về bài Gió lạnh đầu mùa.
--- Đang cập nhật ---
5. Hỏi đáp về bài Gió lạnh đầu mùa Ngữ văn 6Trong quá trình tìm hiểu bài soạn này, nếu có bất cứ khó khăn gì các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
ĐỀ ÔN TẬP 1:
Viết đoạn văn khoảng (10 – 15 dòng) bày tỏ cảm xúc của em về mẹ. (Sử dụng ít nhất một từ tượng hình, một biện pháp tu từ nói giảm nói tránh)
ĐỀ ÔN TẬP 2:
Viết đoạn văn khoảng (10 – 15 dòng) bày tỏ cảm xúc của em về những phẩm chất đáng kính của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn ‘‘Lão Hạc’’ của nhà văn Nam Cao. (sử dụng một trợ từ, một tình thái từ)
ĐỀ ÔN TẬP 1:
Viết đoạn văn khoảng (10 – 15 dòng) bày tỏ cảm xúc của em về mẹ. (Sử dụng ít nhất một từ tượng hình, một biện pháp tu từ nói giảm nói tránh)
ĐỀ ÔN TẬP 2:
Viết đoạn văn khoảng (10 – 15 dòng) bày tỏ cảm xúc của em về những phẩm chất đáng kính của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn ‘‘Lão Hạc’’ của nhà văn Nam Cao. (sử dụng một trợ từ, một tình thái từ)
Lớp 8Ngữ văn