Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cô bé bánh bèo

Những câu hỏi liên quan
nguyen thị thuy nga
Xem chi tiết
CÔ EM GÁI HAI MẶT
26 tháng 11 2017 lúc 20:38

Thấy chuột hay ăn vụng của người, mèo tức lắm. Nó liền nghĩ ra cách dạy cho chuột một bài học để hễ nhìn thấy mèo là phải sợ.Một hôm,nó nấp đằng sau khoanh thóc và chờ đợi.Chỉ một lúc,những tiếng chuột kêu đã lấp đầy khoảng không gian yên lặng ban đầu,nhưng mèo ta không có vội đâu!Đợi cho lũ chuột đã tới và ăn thóc một lúc no căng bụng,chú nào chú nấy ra vẻ thỏa mãn lắm!Mèo khẽ đứng dậy,rón rén lại gần lũ chuột,nhưng chuột kia chẳng sợ gì cả."Hừ,con mèo kia chắc sắp ăn thóc của ta đây!Mà thôi,dù sao ta cũng no rồi,mặc kệ nó.Cho nó ăn một chút vậy.Nhưng chắc nó phải hạnh phúc lắm vì đã được ăn thóc của đại ca chuột này.Ha ha ha."- Nói rồi lũ chuột lăn ra ngủ,chẳng quan tâm tới mèo nữa.Mèo vểnh hai đôi râu trắng,dài lên cao tỏ ý khinh thường,bộ lông lâu nay mềm mượt bỗng xù lên,đôi mắt mèo sáng quắc.Rồi nó nhảy vào,cắn xé bọn chuột  ngu ngốc suốt ngày ăn vụng.Những tiến "chít....chít......."vang lên một cách thảm thương.Lòng mèo bỗng chùng xuống,nó dừng lại,hai đôi râu và bộ lông lại  trở về trạng thái bình thường.Miệng mèo dường như nhuộm đỏ được nhuộm đỏ bằng máu.Mèo ta đã để cho chú chuột cuối cùng thoát mất,nhưng nó không quan tâm,nó chỉ nghĩ về việc nó vừa làm.Nó cũng giống như những con chuột ấy,chỉ là những loài vật nhỏ bé,nếu nó có thể giết chết loài chuột nhỏ hơn nó thì sẽ có một loài động vật lớn hơn có thể giết chết nó.Và mèo bỏ đi,để lại sau lưng một nỗi buồn vô bờ bến.Nhưng dù sao,kế hoạch của chú mèo đã thành công rực rỡ.Từ đó về sau,mỗi khi gặp mèo,lũ chuột cũng phải khiếp sợ như mèo ta từng mong ước...........

✨🔱TMT_VN🔱✨
Xem chi tiết
nguyễn thị mai hương
17 tháng 9 2018 lúc 11:11

bài 1 sao lúc thì mi mi lúc thì lucy thế 

với đề miêu tả thì mik nghĩ cả 3 đều chưa hợp lí nhé 

Nguyễn Như Quỳnh
Xem chi tiết
Cao Văn            Phong
5 tháng 4 2023 lúc 19:20

giả sử thời gian mèo gặp chuột là a giây

khi đó chuột chạy được 5a(m)

mèo chạy được 10a (m)

vì mèo cách chuột 30 m nên

10a - 5a = 30

5a = 30

a = 6 giây

khi đó chuột chạy được

5 x 6 = 30 m >18 m

vậy chuột đã chạy kịp về hang

Lê Vũ Trường An
5 tháng 4 2023 lúc 19:28

Con chuột kịp chạy vào hang. Vì:

Hiệu vận tốc của mèo và chuột là:

   10 – 5 = 5(m/s)

Thời gian cần thiết để con mèo bắt kịp con chuột là:

   20 : 5 = 4 (giây)

Thời gian cần thiết để con chuột chạy vào hang là:

   18 : 5 = 3,6 (giây)

4 > 3,6. Như vậy con chuột chạy vào hang trước khi con mèo đuổi kịp.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 4 2017 lúc 10:43

Con Mèo Hung

1. “Meo, meo” Đấy chú bạn mới của tôi lại đến chơi với tôi đấy.

2. Chà, nó có bộ lông mới đẹp làm sao ! Màu lông hung hung có sắc vằn đo đỏ, rất đúng với cái tên mà tôi đã đặt cho nó. Mèo Hung có cái đầu tròn tròn, hai tai dong dỏng dựng đứng rất thính nhạy. Đôi mắt Mèo Hung hiền lành nhưng ban đêm đôi mắt ấy sáng lên giúp mèo nhìn rõ mọi vật. Bộ ria mép vểnh lên có vẻ oai lắm ; bốn chân thì thon thon, bước đi một cách nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất. Cái đuôi dài trông thướt tha duyên dáng. Mèo Hung trông thật đáng yêu.

3. Có một hôm, tôi đang ngồi học, bỗng thấy nó rón rén bước từng bước nhẹ nhàng đến bên bồ thóc ngồi rình. A ! Con mèo này khôn thật! Chả là ngày thường chuột hay vào bồ ăn vụng thóc nên mèo mới rình ở đây. Bỗng nhiên nó chụm bốn chân lại, dặt dặt cái đuôi lấy đà rồi “phốc” một cái. Thế là một con chuột đã nằm gọn ngay trong vuốt của nó. Nhiều lúc tôi đang học bài, chú ta đến dụi dụi vào tay muốn tôi vuốt ve bộ lông mượt như nhung hoặc đùa với chú một tí.

4. Con mèo của tôi là thế đấy.

Cao Tạ Minh Châu
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Anh Minh
5 tháng 6 2020 lúc 14:22

480m/phút = 8m/giây

Thời gian chuột chạy về hang là

30:5=6 giây

Quãng đường từ chỗ mèo đến hang chuột là

30+20=50 m

Trong 6 giây mèo chạy quãng đường là

6x8=48 m

Vậy mèo không đuổi được chuột

Khách vãng lai đã xóa
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
5 tháng 10 2023 lúc 21:50

Nhận xét về cách tả tính tình, hoạt động của con vật ở hai đoạn văn dưới đây:

a,

- Tác giả tả hoạt động bắt chuột và muốn vuốt ve của con mèo.

- Các chi tiết về hoạt động của con mèo được miêu tả theo trình tự thời gian

- Hoạt động của con mèo thể hiện sự năng động của nó.

- Tác giả thể hiện tình cảm qua việc sử dụng các từ như: khôn thật

b,

- Tác giả tả hoạt động sưởi nắng và rình bắt lũ thằn lằn của con mèo.

- Các chi tiết về hoạt động của con mèo được miêu tả theo trình tự thời gian.

- Hoạt động của con mèo thể hiện sự năng động và kiên trì, không cam chịu của nó.

- Tác giả thể hiện tình cảm qua việc sử dụng các từ như: tôi thương quá

Nguyễn Lương Bích
Xem chi tiết
Asriel Dreemurr nghỉ làm...
18 tháng 7 2021 lúc 10:01

Trong Nhật kí trong tù ta luôn thấy có sự đối lập giữa một thế giới “trong tù” hà khắc, đói rét, bệnh tật, đầy sự khổ đau và một thế giới tâm hồn người tù thanh tao, lạc quan, tràn đầy hi vọng, tình yêu thương. Nó khiến hơn 100 bài thơ trong Nhật kí trong tù không hề bi luỵ mà ở đó, hình ảnh người tù hiện lên như một “tiên ông”, một khách du lãng xuống vườn trần. Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ điều này:

Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Ngắm trăng là đề tài quen thuộc của thi ca phương Đông. Đó là một thú vui tao nhã của các tao nhân mặc khách. Không biết tự bao giờ, trăng đã trở thành người bạn thơ, trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho những tâm hồn nhiều xúc cảm. Nhưng người ta chỉ ngắm trăng trong những lúc thanh nhàn, tâm hồn thư thái. Vậy mà trong những tháng ngày bị giam cầm, mất tự do, Bác Hồ của chúng ta vẫn ngắm trăng và làm thơ.

Tìm đến với trăng, Hồ Chí Minh tìm đến với vẻ đẹp vĩnh hằng của tạo hoá nhưng cũng là tìm đến với người bạn tri âm, đối ảnh của mình trong những tháng ngày gian khổ. Điều đó đã tạo nên một hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt và một giọng thơ độc đáo cho thi phẩm. Câu thơ mở đầu đã mở ra một cảnh sống trong tù: Trong tù không rượu cũng không hoa.

Câu thơ mở ra một hiện thực trần trụi. Hai từ “không” xuất hiện như một sự khẳng định tuyệt đối sự vắng mặt của “rượu” và “hoa”. Giữa bao nhiêu thiếu thốn, đắng cay của kiếp sống trong tù vậy mà nhà thơ lại đưa ra sự thiếu thốn về “rượu” và “hoa” – những đối tượng phục vụ cho đời sống tinh thần, thuộc về những thú vui tao nhã.

Đó có thể coi là những thứ xa xỉ của kiếp sống tù đày. Nhưng không phải ngẫu nhiên, nhà thơ đề cập đến rượu và hoa. Bởi tâm hồn nhà thơ đang hướng ra một thế giới khác. Thế giới đó đối lập với cuộc sống trong tù. Thế giới đó đang tràn ngập trong tâm hồn nhà thơ: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;

Câu thơ thứ hai chính là lí do của câu thơ thứ nhất, làm điểm tựa cho câu thơ đầu. Thì ra trước cảnh đẹp của buổi đêm làm Người nhớ tới rượu và hoa thấp thoáng một nỗi băn khoăn, đầy thơ mộng. Tất cả giúp người đọc nhận ra một người tù đặc biệt, với một tâm hồn thanh cao, khao khát hòa nhập với thiên nhiên, đất trời. Cụm từ “nại nhược hà” (làm thế nào bây giờ ?) nghĩa là có cái lúng túng, băn khoăn của con người trước cảnh đẹp.

Cảnh đẹp hiện ra trước mắt thi nhân trong khi bên mình chẳng có những thứ vốn thuộc thú vui thanh cao, tao nhã để cùng thưởng thức: đó là rượu và hoa. Một niềm băn khoăn rất nghệ sĩ đi bên cạnh cái trơ trụi, khốc nghiệt của nhà tù. Hai câu thơ đầu làm bộc lộ nên cái thiếu thốn của chốn lao tù nhưng câu thơ không hề có chút bi luỵ. Một giọng điệu thơ hóm hỉnh, có chút bông đùa trong cách vào đề đầy bất ngờ: Trong tù không rượu cũng không hoa.

Vẫn chưa có một từ ngữ cụ thể nào chỉ con người nhà thơ nhưng thi nhân đã hiện lên với một bản lĩnh vững vàng của một con người biết vượt lên trên những gian khổ của đời sống tù ngục để giữ nguyên vẹn một tâm hồn thanh tao, nhạy cảm, tinh tế, biết rung động trước mọi vẻ đẹp của đất trời. Đến câu thơ thứ ba, ánh trăng mới xuất hiện trực tiếp trước con mắt đắm say của người tù:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Cảnh thưởng trăng ở đây thật đặc biệt. Đặc biệt trong sự giản dị không có rượu có hoa. Đặc biệt bởi vị thế của người ngắm trăng không phải là người thanh nhàn, một tao nhân mặc khách mà là một người tù bị giam hãm, xiềng xích trong bốn bức tường với muôn nghìn khổ cực.

Nhưng tâm hồn của người tù đó đã vượt thoát khỏi bốn bức tường của nhà lao để mở rộng chào đón chân thành và tha thiết người bạn đặc biệt của mình. Tất cả thu vào một hành động ngắm, nhòm kì lạ ; nhìn nhau qua chấn song sắt của nhà tù. Hai câu thơ chữ Hán đã lột tả được đầy đủ cảnh thưởng trăng đặc biệt này:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Hai đầu của hai câu thơ là người và trăng (Nhân – nguyệt, nguyệt – thi gia) và giữa hai vế của mỗi câu, giữa trăng và người tù là song sắt nhà giam tàn bạo. Hiện thực tàn bạo của nhà tù vẫn len lỏi vào cuộc sống tinh thần của người tù. Nó như muốn ngăn cách người tù và trăng. Tất cả làm cho cuộc sống trong tù và làm cho buổi thưởng trăng thật rõ ràng, sống động. Ở đây, người tù đã một lần nữa vượt qua và chiến thắng được hiện thực tù đày.

Người tù ấy đã quên đi cuộc sống lao khổ của chốn tù đày để tâm hồn vượt thoát, bay bổng, hòa vào với vẻ đẹp của ánh trăng. Động từ “hướng” không chỉ là cử động của một cái nhìn mà là sự thức dậy của cả một tâm hồn đầy say đắm. Hình như trăng đã hiểu tâm hồn người tù, hiểu được tình cảm chân thành của người tù nên cũng có một hành động đầy tình cảm: Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Ánh trăng xuyên thấu nhà tù để nhìn lại, chia sẻ với người tù.

Ánh trăng như ánh mắt, như gương mặt con người, có tâm hồn, có tình cảm và đầy sự đồng cảm. Trăng đâu chỉ còn là đối tượng thiên nhiên, là vẻ đẹp chỉ để thưởng thức mà ở đây trăng đã trở thành kẻ tâm giao, tri kỉ của người tù. Hành động của trăng là hành động của những người bạn đã thấu hiểu tâm hồn của nhau.

Trăng nhìn người, người nhìn trăng. Và phút giao cảm thiêng liêng ấy đã khiến mọi đau thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù tan biến. Tâm hồn con người nhẹ nhõm, thăng hoa, khiến tù nhân thoắt biến thành thi nhân. Chữ “nhân” trong câu thơ thứ ba Bác dùng để chỉ người ngắm trăng, nhưng đến chữ cuối cùng của bài thơ, người ngắm trăng đã biến thành thi nhân. Có một điều kì lạ, bài thơ Ngắm trăng là một trong số ít những bài thơ Bác tự nhận mình là thi nhân.

Cuộc sống nhà tù là vô nhân đạo. Nhưng đằng sau đó, không đơn giản chỉ là một trái tim biết rung cảm trước cái đẹp vĩnh hằng của tạo hóa, mà còn là một tâm hồn mạnh mẽ, ngập tràn sức sống, dám vượt qua hiện thực trần trụi của nhà tù để giao hòa với thiên nhiên, đất trời. Nếu không phải là một tâm hồn nghệ sĩ, không phải là một bản lĩnh thép của một người chiến sĩ kiên cường thì Bác không thể vượt qua chính mình trong hoàn cảnh đó.

Ngắm trăng là một bài thơ chứa nhiều sức nặng, một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ còn là một nét đẹp của tâm hồn yêu đời và khao khát tự do.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Phương Liên
18 tháng 7 2021 lúc 15:56

Ngắm trăng là bài thơ được trích trong tập Nhật kí trong tù, đây là thời gian bác ngồi trong tù và sáng tác nên những vần thơ rất hay.

Bài thơ được Bác viết trong một đêm trăng đẹp, nhìn qua khe cửa sổ thưởng thức một đêm trắng với khung cảnh trong tù nhưng vẫn ung dung, tự tại.

Qua bài thơ vẻ đẹp tâm hồn của Bác được thể hiện rất rõ nét:

Vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn trong ngục tù Bác vẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên, thể hiện tâm hồn lãng mạn, bay bổng, thưởng thức một đêm trăng đẹp đúng nghĩa. Điều đó thể hiện tâm hồn cao đẹp, giao hòa cùng thiên nhiên của một người nghệ sĩ chân chính.

Bài thơ ngắm trăng cũng nói lên tinh thần thép của Bác, vượt qua mọi gian khổ khó khăn bị giam cầm trong ngục tù nhưng Bác vẫn yêu và hướng đến cái đẹp, hướng đến bầu trời tự do nơi có những ánh sáng lung linh của đêm trăng đẹp. Đó cũng là tinh thần vượt lên mọi khó khăn vươn đến những điều tốt đẹp hơn của những người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không khuất phục số phận.

Bài thơ Ngắm trăng được viết trong hoàn cảnh không như những bài thơ ngắm trăng thông thường khi Bác đang ở hoàn cảnh ngặt nghèo của xiềng xích kẻ thù giam cầm. So với bài thơ “Rằm tháng giêng” hay là “Tin thắng trận” hoàn cảnh sáng tác và thưởng thức đêm trăng có khác nhau nhưng đều toát lên vẻ đẹp của tâm hồn Bác, đó là vẻ đẹp chung của những người chiến sĩ cách mạng.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Lương Bích
18 tháng 7 2021 lúc 16:35

Phương liên: cái này là do bạn nghĩ hay copy mạng v?

Khách vãng lai đã xóa
doan mai chi
Xem chi tiết
Nguyễn Triệu Yến Nhi
11 tháng 4 2015 lúc 18:02

Thòi gian chuột chạy về hang là 30 : 5 = 6 giây

Mèo cách hang : 30 + 20 = 50m

Thời gian mèo chạy về hang là : 50 : 480 = 5/48 phút = 300 / 48 giây = 6, 25 giây

Rất may cho con chuột, nó chạy về hang trước khi mèo tới.

Đăng Duy CFK
12 tháng 4 2017 lúc 20:57

ahihi

Trần Văn Mạnh Tuấn
16 tháng 10 2021 lúc 11:02

ai chơi lấy hình độc vậy ta

Khách vãng lai đã xóa
Kudo Shinichi
Xem chi tiết
ST
13 tháng 3 2016 lúc 18:06

Thòi gian chuột chạy về hang là 30 : 5 = 6 giây

Mèo cách hang : 30 + 20 = 50m

Thời gian mèo chạy về hang là : 50 : 480 = 5/48 phút = 300 / 48 giây = 6, 25 giây

Rất may cho con chuột, nó chạy về hang trước khi mèo tới

khong can biet
13 tháng 3 2016 lúc 18:09

thời gian chuot về tới hàng là: 30:5=6 giay

mẹo cách hang là: 30+20=50 m

mèo đến hang mất số thời gian là:

50:480=6,25 giay

vay meo ko duoi kip

Nguyen thi tuyet ha
14 tháng 3 2016 lúc 15:47

đáp án là 6 giây , 50m , 6,25 giây