Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Khánh Huyền
Xem chi tiết
Sa sa
Xem chi tiết
MinMin
6 tháng 10 2021 lúc 6:42

Tham khảo:

Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.

Chu Bảo Ngọc
1 tháng 1 2022 lúc 13:16

Càng suy ngẫm, ta càng hiểu rõ quả thực lão Hạc không còn giải pháp nào khác ngoài việc phải lựa chọn cái chết. Cái chết ấy làm ngời lên bao phẩm chất của một con người đáng kính. Tưởng như không còn cần bàn thêm gì cái chết của lão Hạc. Nhưng chúng ta cũng nên đặt thêm một câu hỏi nhỏ: Tại sao lão Hạc không chọn cái chết nhẹ nhàng hơn, lặng lẽ hơn? Phải chăng lão muốn chọn một cái chết đau đớn và dữ dội để tự trừng phạt mình vì đã trót lừa một con chó? Rất có thể như vậy. Thêm một lần nữa ta hiểu thêm về tấm lòng nhân hậu của lão Hạc. Lão Hạc đã chết! Một cuộc đời đã kết thúc, khép lại bao lo buồn, đau khổ! Nhưng trang văn của Nam Cao chẳng bao giờ khép lại, mà cứ mở ra trong tâm hồn bạn đọc bao trăn trở, suy ngẫm về con người, về cuộc đời.hihi

phạm hương trà
Xem chi tiết
Linh Phương
18 tháng 9 2016 lúc 11:11

Bạn tham khảo nhé . Câu2

Nam Cao là nhà văn có biệt tài viết về đề tài nông dân, nông thôn Việt Nam. Chính sự am hiểu, gắn bó với cuộc sống của con người, những người nông dân mà mỗi hình ảnh Nam Cao khắc họ trong tác phẩm của mình đều rất chân thực, sống động, mang lại cho người đọc những cảm xúc thực nhất, rõ nét nhất. Viết về bi kịch đói nghèo của người nông dân, truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao đã thể hiện được một cách chân thực và cảm động về số phận của người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ. Cụ thể ở đây là cuộc sống và số phận của nhân vật Lão Hạc.

Truyện ngắn “Lão Hạc” là một thiên truyện vô cùng xúc động về Lão Hạc, một người nông dân nghèo trong xã hội Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám. Truyện ngắn xoay quanh câu chuyện Lão Hạc bán con chó Vàng và bao nhiêu giằng xé, đau khổ sau đó của Lão. Đọc truyện ngắn ta có thể thấy trước khi bán cậu Vàng, Lão Hạc cũng đã có một hoàn cảnh vô cùng đáng thương, bi đát: vợ mất sớm, con trai yêu một cô gái trong làng nhưng vì không có tiền cưới vợ, cô gái thì lại đi lấy con trai của ông phó lí trong làng nên cũng phẫn chí mà bỏ đi tha phương, làm công nhân ở một đồn điền cao su. Lão Hạc chỉ còn lại cậu Vàng – con chó mà con trai Lão để lại. Như vậy, trước hết ta thấy con chó Vàng không phả là một vật nuôi mà với Lão Hạc nó là một người bạn thân thiết. Hiểu như vậy ta sẽ có căn cứ để hiểu về diễn biến tâm lí đầy phức tạp của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.

Vì đột nhiên đổ bệnh nặng, Lão Hạc không thể đi làm, nhà lại hết tiền mà cậu Vàng lại ăn rất khỏe. Vì không muốn tiêu tiền mà mình để dành cho con trai, Lão Hạc đã phải suy nghĩ rất nhiều khi quyết định bán cậu Vàng, lão đã nhiều lần sang nhà ông Giáo để hỏi ý kiến về việc bán chó. Điều đó chứng tỏ đây là một quyết định vô cùng khó khăn với ông. Bởi cậu vàng là người bạn thân thiết, cũng là kỉ vật của anh con trai để lại trước lúc đi xa. Do đó, bao nhiêu tình thương dành cho, có bao nhiêu nỗi niềm ông đều dành hết cho cậu Vàng. Ông coi nó như người bạn, như người con, người cháu của mình.

Lưu Hiền
18 tháng 9 2016 lúc 19:30

1. Kể theo ngôi thứ nhất, nhìn từ tác giả, tức là ông giáo. Như thế sẽ cho câu chuyện gần gũi hơn, chân thực hơn và người dọc có thể nhập cuộc, chia sẻ cảm giác cùng các nhân vật người đọc có cảm giác như mình đang được nghe ông giáo ngồi ngay bên cạnh kể lại câu chuyện cũng như hiểu rõ được tất cả cảm giác của ông giáo. câu chuyện dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt, ko cần tuân theo trật tự thời gian, ko gian, có thể kết hợp tự sự và trữ tình, phản ánh và bộc lộ cảm xúc...

câu 2 có ng làm rồi nhé, mình có thể làm ngắn hơn nưng lười :)

3. Lúc đầu thì băn khoăn, day dứt trong việc bán cậu Vàng

Sau đó thì buồn bã, nức nở khi bán cậu Vàng đi

Cuối cùng tự tử = bả chó để giữ lại toàn bộ số tiền cho con trai

4. chắc để mình làm đã, chứ giờ chưa có chữ nào tron đầu ca :)

 

Nguyễn Thị Thu Hiền
Xem chi tiết
Lovers
6 tháng 11 2016 lúc 20:15

(Did by myself banh-Tự làm)

Lão Hạc có thể coi là nhân vật đẹp nhất trong cuộc đời viết văn của Nam Cao, bởi lão là một lão già còm cõi, chịu nhiều đau thương nhưng không vì hoàn cảnh mà tha hóa hay thay đổi phẩm chất. Dường như trong cái khổ, nhân cách của lão càng đẹp hơn, sáng hơn khiến người ta phải trân trọng, cảm phục. Cuộc đời lão là một chuối dài những đau khổ, bất hạnh, lão bị cuốn vào vòng xoáy của khổ cực, nghèo khó. Cô đơn tuổi già, lão chỉ có ***** làm bạn. Nó là điểm tựa của tuối già, là kỷ vật của con trai, là tri kỷ của lão. Dường như ranh giới phân định giữa người và vật được xóa bỏ, lão coi ***** như một thành viên trong gia đình .Nhưng rồi lão lâm vào bước đường cùng, với một trong hai sự lựa chọn : một là sống mà đụng đến tiền của con trai, hai là chết và để lại cho con. Tình phụ tử thiêng liêng buộc lão buộc phải tự phá hủy niềm tin , bán đi ***** mình yêu thương nhất, và chết. Những giọt nước mắt của lão, những giọt nước mắt chân thành như trẻ nhỏ, chỉ tồn tại ở một con người trong sáng. Lão gửi lại tiền cho ông giáo, còn lão tự tử bằng cách ăn bả chó. Cái chết như tự giải thoát cho chính mình. Một nhân vật chưa từng tội nghiệp hơn, chết gần hết trong linh hồn, chết vật chất ( nghèo ), chết tinh thần ( bán chó ), chết thể xác ( tự tử ) ( phần ngoặc đơn mình phụ chú thôi đừng tham khảo nhầm :v ), nhưng... không mất đi chính mình. Lão là một người có đức hy sinh cao cả, chết trong tình yêu của một người cha! Có thể nói, lão Hạc, vẻ đẹp tâm hồn của lão mãi mãi sáng rực, sáng kiêu hãnh tự hào đại diện cho người nông dân xã hội cũ trong văn học Việt Nam!

Huỳnh Hoa Tâm Anh
Xem chi tiết
huỳnh
Xem chi tiết
Minh Hồng
25 tháng 11 2021 lúc 12:40

A

Hquynh
25 tháng 11 2021 lúc 12:40

A

lê thanh tình
25 tháng 11 2021 lúc 12:40

câu A 

ai mà bt
Xem chi tiết
Lê Thị Kim Ánh
Xem chi tiết
minh nguyet
9 tháng 10 2021 lúc 20:17

3 nhân vật trong 1 đoạn văn á em?

Hye Jin
Xem chi tiết
Linh Phương
13 tháng 11 2016 lúc 20:28

Lão Hạc cũng như bao người nông dân Việt Nam khác phải đối mặt với cái nghèo, cái đói của cuộc sống cơ cực, tăm tối trước Cách mạng. Nhưng lão còn có những hoàn cảnh riêng vô cùng bất hạnh. Rồi cuộc đời cực khổ, dồn lão đến mức hết đường sinh sống. Lão phải dứt ruột bán đi ***** Vàng mà lão yêu thương nhất. Lão bán ***** trong niềm khổ đau tột cùng: “Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu hu khóc”,...Đói nghèo như thế, khổ đau như thế nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Binh Tư đã tưởng lão xin bả chó để ăn trộm. Ông giáo cũng nghi ngờ lão. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình.

Thảo Phương
13 tháng 11 2016 lúc 20:32

Con chó vốn là loài vật trung thành với chủ, những cũng thường bị coi thường, xem rẻ. Thế nhưng lão Hạc lại rất quý con Vàng. Lão gọi nó là " cậu Vàng", cho nó ăn trong bát ***** của nhà giàu. Lão bắt rận, tắm rửa, ăn gì lão cũng gắp cho nó. Lão âu yếm trò chuyện, khi dấu dí, khi sừng sộ nạt nộ, nhưng rõ ràng là lão coi nó như một đứa cháu. Con Vàng không chỉ là con là cháu mà còn là người bạn để lão vợi bớt nỗi buồn, cô đơn trống trải. Hơn thế, con Vàng còn là kỉ vật của anh con trai. Lão nuôi con Vàng với nguồn hi vọng mai kia con trở về làm cỗ cưới vợ. Chính vì thế mà khi phải bán con Vàng, lão đã đau đớn, kể chuyện cho ông giáo nghe, lão không kìm đc, bật "khóc hu hu" như con nít.Cả đời lão sống bằng đôi bàn tay lao động của mình. Khi còn khoẻ, lão làm thuê cuốc mướn. Khi ốm đau, kông làm thuê đc nữa thì lão kiếm con trai con ốc, củ khoai củ ráy. Khi không còn tự kiếm sống đc nữa thì lão tự kết liễu đời mình bằng bả chó chứ không đi ăn trộm, ăn cắp như Binh Tư. Lão dã chọn cái chết trong còn hơn sống đục. Quen sống lượng thiện, lão khổ đau dằn vặt khi nghĩ rằng mình đánh lừa con chó:"thì ra tôi gìa bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa con chó". Ánh mắt con Vàng xoáy sâu vào lão nỗi oán trách giận hờn khiến lão thấy ân hận, xót xa. Xử sự không phải với ***** lão dằn vặt, day dứt đến vậy thì hẳn lão không thể làm điều ác với ai bao giờ. Lão sống hiền lành, chân chất, nhân hậu quá, đáng trân trọng biết bao.