bài 8 bảo vệ và khai thác rừng b hoạt động hình thành kiến thức các biện pháp bảo vệ rừng
Trong các biện pháp dưới đây, theo em, biện pháp nào góp phần bảo vệ mồi trường ?
(1) Giữ gìn vệ sinh xung quanh trường học và nơi ở ;
(2) Xây dựng các quy định về bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước và bảo vệ động vật quý, hiếm ;
(3) Khai thác nước ngầm bừa bãi ;
(4) Sử dụng phân hoá học và các hoá chất bảo vệ thực vật vượt quá mức quy định ;
(5) Nghiên cứu, xây dựng các phương pháp xử lí rác, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt.
Biện pháp góp phần bảo vệ môi trường là: (1); (2); (5)
Những cách khai thác rừng, biện pháp bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
- Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng, mua bán lâm sản, săn giết động vật trái phép.
- Chính quyền, cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoạch: định canh, định cư, phòng chống cháy rừng, …
- Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng, sản xuất khi được cơ quan lâm nghiệp cấp phép và phải thực hiện đúng quy định về bảo vệ và phát triển rừng.
Biện pháp khoanh nuôi
Bảo vệ, cấm chăn thả gia súc. Chống chặt phá cây gieo giống và cây con tái sinh.
Phát dọn dây leo, bụi bặm, cuốc xới đất tơi xốp quanh gốc cây gieo giống và bổ sung.
Tra hạt hay trồng cây vào khoảnh đất lớn.
#Tham khảo!
Đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng còn khả năng phục hồi thành rừng:
- Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng.
- Đồng cỏ cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30cm.
Bảo vệ, cấm chăn thả gia súc. Chống chặt phá cây gieo giống và cây con tái sinh.
Phát dọn dây leo, bụi bặm, cuốc xới đất tơi xốp quanh gốc cây gieo giống và bổ sung.
Tra hạt hay trồng cây vào khoảnh đất lớn.
Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.
B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
C. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
D. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
Biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái rừng là
A. xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
B. trồng rừng, phòng cháy rừng.
C. khai thác nguồn tài nguyên rừng một cách hợp lí.
D. tất cả các biện pháp trên.
Biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái rừng là
A. xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
B. trồng rừng, phòng cháy rừng.
C. khai thác nguồn tài nguyên rừng một cách hợp lí.
D. tất cả các biện pháp trên.
Có bao nhiêu biện pháp dưới đây giúp bảo vệ các hệ sinh thái rừng?
1. Trồng cây gây rừng.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ rừng.
3. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,...
4. Phòng cháy rừng.
5. Xây dựng khai thác nguồn tài nguyên rừng một cách hợp lí.
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án A
Những biện pháp giúp bảo vệ hệ sinh thái rừng là: 1, 2, 3, 4, 5.
Trong các biện pháp dưới đây, theo em, biện pháp nào góp phần bảo vệ môi trường?
(1) Giữ gìn vệ sinh xung quanh trường học và nơi ở;
(2) Xây dựng các quy định về bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước và bảo vệ động vật quý, hiếm;
(3) Khai thác nước ngầm bừa bãi;
(4) Sử dụng phân hoá học và các hoá chất bảo vệ thực vật vượt quá mức quy định;
(5) Nghiên cứu, xây dựng các phương pháp xử lí rác, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt.
Biện pháp góp phần bảo vệ môi trường là: (1); (2); (5)
Biện pháp góp phần bảo vệ môi trường là 1 ; 2 ; 5
Rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất, do vậy cần được bảo vệ. Cho các hoạt động của con người:
(1) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.
(2) Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ nguyên liệu, vật liệu, dược liệu,... cho đời sống và công nghiệp.
(3) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên rừng để phát triển kinh tế xã hội.
(4) Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn.
(5) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
Có bao nhiêu hoạt động nhằm phát triển bền vững hệ sinh thái rừng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Các hoạt đông nhằm phát triển bền vững hệ sinh thái là (1) (2) (4)
Đáp án B
Biện pháp nào sau đây giúp bảo vệ sự đa dạng của thực vật ?
1. Ngăn chặn phá rừng, hạn chế việc khai thác bừa bãi thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
2. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm đặc biệt.
3. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn Quốc gia,… để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm.
4. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
A. 1, 2, 3
B. 1, 2, 4
C. 2, 3, 4
D. 1, 2, 3, 4
Đáp án: D
các biện pháp giúp bảo vệ sự đa dạng của thực vật: Ngăn chặn phá rừng, hạn chế việc khai thác bừa bãi thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm đặc biệt. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn Quốc gia,… để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng. – SGK 158+159