hãy tìm 1 số bài ca dao được làm theo thể thơ lục bát nhưng hiệp vần có thay đổi và nhận xét
a) Cặp thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng? Vì sao lại gọi là lục bát?
b) Điền các kí hiệu B, T, V ứng với mỗi tiếng của bài ca dao trong SGK trang 155. Các tiếng có thanh huyền và thanh ngang (không dấu) gọi là tiếng bằng, kí hiệu là B. Các tiếng có thanh sắc, hỏi, ngã, nặng là tiếng trắc, kí hiệu là T. Vần kí hiệu là V.
c) Hãy nhận xét tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ sau và tiếng thứ tám trong câu 8.
d) Nêu nhận xét về luật thơ lục bát (về số câu, số tiếng trong mỗi câu, số vần, vị trí vần, sự đổi thay các tiếng bằng, trắc, bổng, trầm và cách ngắt nhịp trong câu).
a. Cặp câu thơ lục bát:
- Dòng đầu : 6 tiếng
- Dòng sau : 8 tiếng
b. Cặp lục bát được sắp xếp theo mô hình dưới:
c. Nhận xét: nếu tiếng thứ 6 là thanh trắc thì tiếng thứ 8 phải là thanh bằng, và ngược lại
d. Luật thơ lục bát:
Số câu: tối thiểu là câu lục bát, không giới hạn về số câu
- Các tiếng chẵn : 2,4,6,8 bắt buộc phải đúng luật :
+ Câu lục : B – T – B
+ Câu bát : B – T – B – B
- Các tiếng lẻ : 1,3,5,7 không bắt buộc phải đúng luật.
- Vần :
+ Tiếng thứ 6 câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát.
+ Tiếng thứ 8 câu bát mở ra một vần mới, vần này vần với tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 câu bát tiếp theo. Các vần này thường là thanh bằng.
- Nhịp :
+ Câu lục : nhịp 2/2/2 ; 2/4 ; 3/3
+ Câu bát : 2/2/2 ; 4/4 ; 3/5 ; 2/6.
Qua những bài ca dao và thơ làm theo thể lục bát được học trong bài, em đã nắm được những đặc điểm cơ bản của thể thơ này. Dựa trên những hiểu biết đó, hãy làm thử một bài thơ lục bát về đề tài mà em yêu thích.
3. So với hai bài ca dao đầu, bài ca dao 3 là bài lục bát biến thể. Hãy chỉ ra tính chất biến thể của thơ lục bát trong bài ca dao này trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu,...
Tính chất biến thể của thơ lục bát trong bài ca dao số 3 trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu,…
– Số tiếng trong mỗi dòng: Bài thơ có tất cả 4 dòng. Số tiếng trong mỗi dòng lần lượt là: 8/8/6/8.
– Cách gieo vần: tiếng “Ba” vần với tiếng “Đá”; tiếng “Dạ” vần với tiếng “ba”.
– Cách phối hợp thanh điệu: Tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám: “qua”, “Sình”, “chênh”. “tình” là thanh bằng; tiếng “Dạ”, “ngả”, “vọng” là thanh trắc, tuy nhiên tiếng “Ba” lại là thanh ngang.
So với hai bài ca dao đầu, bài ca dao 3 là bài lục bát biến thể. Hãy chỉ ra tính chất biến thể của thơ lục bát trong bài ca dao này trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu,...
- Ở bài ca dao 3, tính chất biến thể thể hiện ở hai dòng đầu:
“Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá,
Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sinh.”
+ Về số tiếng: Cả hai dòng đều tám tiếng chứ không phải là một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng.
+ Về thanh: tiếng thứ tám của dòng đầu tiên (đá) và tiếng thứ sáu của dòng thứ hai (ngã) không phải là thanh bằng như quy luật mà thanh trắc.
Em hãy dựa vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ lục bát ở chú thích (*) để nhận dạng thể thơ của đoạn thơ được trích dịch trong Bài ca Côn Sơn về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần.
Bài ca Côn Sơn được viết theo thể thơ lục bát, thể thơ dân tộc.
- Những câu sáu, tám liên kết với nhau
- Tiếng cuối của câu sáu vần với thứ sáu của câu tám (rầm vần với cầm)
- Tiếng cuối của vần tám hiệp vần với tiếng cuối của câu sáu tiếp theo
Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể song thất lục bát ở chú thích (*), hãy nhận dạng thể thơ của đoạn thơ dịch được trích về số câu, số chữ trong các câu, cách hiệp vần trong một khổ thơ.
Thể thơ song thất lục bát là sự sáng tạo của người Việt.
- Bốn câu hợp thành một khổ: hai câu 7 chữ (song thất), hai câu 6- 8 (lục bát)
- Không hạn định về độ dài bài thơ
Hiệp vần: chữ cuối của câu 7 trên vần dưới với chữ thứ 5 câu 7 phía dưới
+ Chữ cuối của câu 6 hiệp vần với chữ thứ 6 của câu 8
+ Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 khổ tiếp theo
2. Dựa vào hiểu biết về thể thơ lục bát, em hãy chỉ ra sự hiệp vần, và sự phối hợp thanh điệu của bài thơ trên bằng cách điền vào bảng sau ( làm vào vở):
Sự hiệp vần: đồng – đông, nhiều – diều – chiều.
Tiếng Dòng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Lục | B | B | T | T | B | B | ||
Bát | T | B | B | T | T | B | B | B |
Lục | T | B | T | T | B | B | ||
Bát | T | B | T | T | T | B | B | B |
Bài thơ làm theo thể 5 tiếng, nhưng có những chỗ biến đổi khá linh hoạt. Em có nhận xét gì về cách gieo vần, về số câu (dòng) thơ trong mỗi khổ? Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài ở những vị trí nào và có tác dụng ra sao?
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ 5 chữ, sáng tạo và linh hoạt
+ Mỗi khổ thơ có 4 câu nhưng có những khổ thơ có 5 tới 6 câu, khổ 1: 7 câu
+ Cách gieo vần không theo cách thức thông thường: chủ yếu là vần cách, không đúng vần nhưng nghe rất hài hòa
+ Việc bắt đầu các khổ thơ 5 chữ bằng những câu thơ 3 tiếng khiến câu thơ được nhấn mạnh cảm xúc
- Sau mỗi tiếng gà trưa những kỉ niệm lại ùa về mạnh mẽ, gợi lên những cảm xúc của tuổi thơ, những tình cảm bà cháu ấm áp, thân thương.
Dựa vào hiểu biết về thể thơ lục bát, em hãy chỉ ra sự hiệp vần và sự phối hợp thanh điệu của bài thơ trên bằng cách điền vào bảng sau: