Giúp nk bài 49
Ai có sánh giáo khoa toán lớp 5 giải giúp mình bài trang 49, 80 nhé
Trả lời :
Bn phải đăng từng bài một, bn nói thế là ko ai trả lời cho đâu.
- Hok tốt !
^_^
trang 49
Bài 2
Chọn b, c, d
bài 3
a) 4m 85cm = 4,85m
b) 72 ha = 0,72 km2
bài 4
Mua 1 hộp đồ dùng học toán hết số tiền là:
180 000 : 12 = 15 000 (đồng)
Mua 36 hộp đồ dùng học toán hết số tiền là:
15 000 x 36 = 540 000 (đồng)
các bạn mik hỏi nè bài tập làm văn số 1 sgk ngữ văn 6 trang 49 nghi cô giáo cho đề j giúp mik
Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.
Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.
Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.
Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở :
-Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!
Lạc Long Quân ân cần giải thích:
-Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.
Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Các bạn có biết vì sao nhân dân ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên hay không? Điều đó có liên quan đến câu chuyện sau đây:
“Ngày xửa, ngày xưa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân giệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh… Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.
Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:
- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.
Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?
Lạc Long Quân bèn giải thích:
- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.
Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.
Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương.”
Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.
Em hãy kể câu chuyện em thích bằng lời văn của em, cái này hình như cũng kiểm tra 1 tiết bài viết số 1 luôn bạn. Mình cũng không rõ.
4/9-7/8*x=-2/3
Bài tìm x phần f, sách giáo khoa toán 6 vnen trang 49
Ai trả lời mình tick cho luôn!!
e, \(\frac{4}{9}-\frac{7}{8}.x=\frac{-2}{3}\)
\(\frac{7}{8}.x=\frac{4}{9}-\frac{-2}{3}\)
\(\frac{7}{8}.x=\frac{-10}{9}\)
\(x=\frac{-10}{9}:\frac{7}{8}\)
\(x=\frac{-80}{63}\)
Giúp mình soạn bài: văn bản: Bài ca Côn Sơn. Thật ngắn nhé!!! Giúp với!!!
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Côn sơn ca được làm bằng thể thơ lục bát, đặc điểm:
- Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có hai câu, một câu 6 đứng trước và một câu 8 đứng sau.
- Số chữ: một cặp lục bát (6 – 8) có 14 chữ.
- Hiệp vần: vần chân và vần lưng.
+ Chữ thứ 6 của câu sáu hiệp với chữ thứ 6 của câu 8 (vần lưng).
+ Chữ thứ 8 của câu tám hiệp với chữ thứ 6 của câu 6 (vần chân).
- Tất cả những hiệp vần đều thanh bằng.
Câu 2.
- Nhân vật ta là ai? Chính là tác giả Nguyễn Trãi.
Trong đoạn thơ có 5 từ ‘ta’ và trải đều trong mỗi cặp lục – bát ; cứ sau mỗi cảnh đẹp được giới thiệu ở câu 6 thì chữ ta lại có mặt ở vị trí câu 8 tiếp chủ thể thưởng thức cái đẹp.
- Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta :
+ Hình ảnh nhân vật ta xuất hiện mỗi lần một tâm thế khác nhau : lúc lắng nghe tiếng suối, lúc ngồi trên đá êm, lúc nằm dưới bóng thông xanh, lúc ngâm thơ giữa rừng trúc.
+ Qua những hình ảnh đó thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết của thi nhân, nhà thơ như đang đắm mình, đang thả hồn vào trong thiên nhiên hữu tình thơ mộng.
- Nhận xét về sự so sánh.
Tiếng “suối rì rầm” được ví với “tiếng đàn cầm”, “đá rêu phong” được ví với “chiếu êm”. Cách ví đó thể hiện sự tinh tế, sự liên tưởng độc đáo lãng mạn tài hoa của nhà thơ.
Em có thể tham khảo đoạn văn sau của Vũ Dương Quỹ:
“Trí tưởng tượng và nghệ thuật so sánh của Nguyễn Trãi thật lãng mạn, tài hoa. Tạo vật thiên nhiên bỗng hóa thành những vât dụng của con người, gần gũi thân thương với con người. Đôi tai nhạy cảm của thi sĩ đã thổi hồn vào tiếng suối, khiến cho nó vốn đơn điệu trở thành cây đàn đa thanh, cuốn hút, xúc giác tinh tế của nhà thơ đã hóa thân cho mặt đá vốn khô rắn thành mặt chiều dịu êm”.
Câu 3.
Cảnh tượng Côn Sơn: Có tiếng suối rì rầm, có đá rêu phơi, có thông vi vút, có trúc bóng râm.
Nhận xét: Cảnh Côn Sơn đẹp tựa như tranh, rất nên thơ, hữu tình và khoáng đạt. Cảnh như bao bọc lấy của con người trong sự êm đềm thanh tĩnh của nó.
Câu 4.
- Hình ảnh “ta ngâm thơ nhàn”:
+ Qua câu thơ ta hình dung Nguyễn Trãi đang nằm giữa rừng trúc xanh mát bóng râm cất tiếng thơ ngâm để ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, để cùng thiên nhiên chia sẻ tâm tình của mình = > con người và thiên nhiên gắn bó hòa hợp với nhau. Thiên nhiên là người bạn tâm giao, người bạn tri kỉ của nhà thơ.
+ Không chỉ ở bài thơ này, mà ở nhiều bài thơ khác của Nguyễn Trãi, chúng ta cũng bắt gặp sự gắn bó và giao hòa như thế giữa thiên nhiên và nhà thơ:
“Núi láng giềng, chim bầu bạn
Mây khách khứa, nguyệt anh em”.
“Có nằm hạc lặn nên bầu bạn
Ấp ủ cùng ta làm cái con”.
- Con người nhà thơ : Qua đoạn thơ có thể hình dung Nguyễn Trãi là con người có tình yêu thiên nhiên say đắm, có phong thái ung dung, nhân cách cao nhã. Ông không màng danh lợi, xa lánh chốn bụi trần đua chen sống hòa mình với thiên nhiên.
Câu 5.
- Điệp từ trong đoạn thơ : Côn Sơn : điệp 2 lần ; ta : điệp 5 lần ; trong : điệp 3 lần ; có : điệp 2 lần.
- Tác dụng :
+ Thể hiện sự phong phú đa dạng của cảnh.
+ Niềm say đắm của người ngắm cảnh.
+ Tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ.
II. Luyện tập
Đề : Cách ví von tiếng suối củ Nguyễn Trãi trong hai câu thơ ‘Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai’ và Hồ Chí Minh trong câu thơ ‘Tiếng suối trong như tiếng hát xa’ có gì giống và khác nhau ?
- Giống nhau :
+ Cả hai đều thể hiện tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên.
+ Cả hai đều giống nhau ở sự so sánh, liên tưởng : nhạc của thiên nhiên với nhạc của con người => Sự tinh tế tài hoa của hai thi nhân.
- Khác nhau :
+ Nguyễn Trãi so sánh tiếng suối với tiếng đàn.
+ Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối với tiếng hát.
1 . Cảnh Côn Sơn
suối : rì rầm
đá : rêu phơi
rừng thông : mọc như nêm
trúc : bóng râm
=> tg đã gợi lại những âm thanh , sự vật , cây cối để ns lên thiên nhiên lâu đời , nguyên thủy
Gợi ko gian thoáng mát tạo nên sự thanh tịnh , thanh cao trong lành.Cảnh đẹp nên thơ , tạo khung cảnh cho thi nhân ngâm thơ.
<=> Cảnh đẹp của Côn Sơn là vẻ đẹp ngàn xưa , thanh cao và yên tĩnh.
Qua đây chứng tỏ tg là ng yêu thiên nhiên
2. Con người giữa cảnh vật thiên nhiên
Ta: _ nghe như tiếng đàn cầm bên tai
_ ngồi chiếu êm tìm bống mát -> nằm
_ ta ngâm thơ
=> Điệp từ : "ta" đc điệp lại 5 từ .
=> Khẳng định thế lm chủ của con ng trước thiên nhiên
<=> Nhấn mạnh sự có mặt của tg ở mọi nơi đẹp ở Côn Sơn
Đây là sở thích tinh thần và tìm kiếm những cảm giác thư thái cho tâm hồn .
Vì vậy tg mong muốn đc hòa hợp vs thiên nhiên . Muốn tìm kiếm sự tươi mát cho tâm hồn.
<=> Tổng kết : Vs hình ảnh nhân vật "ta" giữa cảnh vật Côn Soqn nên thơ hấp dẫn , đoạn thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn.
Giúp mình bài giúp mình bài 1 với
1. There are many kinds of models at the village fair
2. You should learn to play a musical instrument such as the guitar
3. A magazine organizations shows that many teenagers like pop music
4. My brother likes making survey of things such as cars or planes
5. Teenagers can attend youth entertainment such as scouts or guides
6. Many young people are doing community service
1. There are many kinds of models at the village fair.
2. You should learn to play a misical instrument such as the guitar.
3. Amagazine organizations shows that many teenagerrs like pop music.
4. My brother likes making survey of things such as cars or planes.
5.Teenagers can attend youth entertainment such as scouts or guides.
6. Many young people are doing community service.
mn giúp mik bài 9 vs bài 11 nha mik đg cần gấp
Bài 11:
a) Số mol phân tử khí O2:
\(n_{O2}=\dfrac{3,01.10^{24}}{6,02.10^{23}}=5\left(mol\right)\)
b) Khối lượng khí O2 là:
\(m_{O2}=32.5=160\left(g\right)\)
c) Thể tích khí O2 ở đktc:
\(V_{O2\left(đktc\right)}=5.22,4=112\left(l\right)\)
Bài 9:
nO2= 48/32=1,5(mol)
a) PTHH: C + O2 -to-> CO2
Ta có: nC=nCO2=nO2=1,5(mol)
=>mC=1,5.12=18(g)
b) PTHH: S+ O2 -to-> SO2
Ta có: nS= nSO2=nO2= 1,5(mol)
=>mS=1,5.32=48(g)
c) PTHH: 4 P + 5 O2 -to-> 2 P2O5
Ta có: nP= 4/5. nO2= 4/5. 1,5=1,2(mol)
=>mP= 1,2.31=37,2(g)
giúp được bài nào giúp em với ạ (đây là đề cương ôn )
Bài 1:
\(A=3-\sqrt{5}+\sqrt{5}=3\)
giúp được bài nào giúp em với ạ (đây là đề cương ôn )
Câu 1:
\(a,=4\sqrt{3}-10\sqrt{3}+8\sqrt{3}=2\sqrt{3}\\ b,=3-\sqrt{5}+\sqrt{5}-1=2\)
Câu 2:
\(a,ĐK:x\ge-2\\ PT\Leftrightarrow4\sqrt{x+2}-3\sqrt{x+2}+\sqrt{x+2}=6\\ \Leftrightarrow\sqrt{x+2}=3\Leftrightarrow x+2=9\Leftrightarrow x=7\left(tm\right)\\ b,\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x+2y=1\\5y=15\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=-5\\y=3\end{matrix}\right.\)
Câu 3:
\(b,PTHDGD:2x-3=-x+3\Leftrightarrow x=2\Leftrightarrow y=1\Leftrightarrow A\left(2;1\right)\\ c,\Leftrightarrow A\left(2;1\right)\in\left(d_3\right)\Leftrightarrow2m-6+m=1\Leftrightarrow m=\dfrac{7}{3}\)
Có ai giỏi toán ko giúp mình với ! giúp mình bài dưới nhé !
Bài 9:
a: \(2^{195}=8^{65}\)
\(3^{130}=9^{65}\)
mà 8<9
nên \(2^{195}< 3^{130}\)