Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Tu Pham Van
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
19 tháng 10 2016 lúc 19:46

hoang mạc : Cực kì khô hạn, thể hiện ở lượng mưa rất ít và lượng bốc hơi cao. Tính chất khắc nghiệt của khí hậu thể hiện ở sự chênh lệch nhiệt độ hoá ngày và năm lớn.

+vùng núi : ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.

Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.

 

 

An Dii
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
14 tháng 10 2016 lúc 11:52

Câu 1: Trả lời:

Môi trường vùng núi là một môi trường cao, địa hình khấp khiểng. Môi trường vùng núi có khí hậu lạnh, đất màu mỡ có thể trồng nhiều loại cây. Ít dân cư sinh sống, giao thông kém phát triển.

Nguyễn Trần Thành Đạt
14 tháng 10 2016 lúc 11:53

Câu 2: Trả lời:

Lũ quét, sạt lở đất là những hiện tượng tự nhiên mà vùng đất nào cũng phải gánh chịu. Chủ yếu là khu vực núi, ven biển và trung du là bị. Ở nước ta khu vực miền Bắc bị nhiều hơn.

Nguyễn Trần Thành Đạt
14 tháng 10 2016 lúc 23:08

/hoi-dap/question/106033.html?pos=324973

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 0:10

Tham khảo

- Môi trường biển là một bộ phận quan trọng trong môi trường sống của chúng ta. Môi trường biển ở nước ta bao gồm: các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo.

- Môi trường nước biển:

+ Chất lượng nước biển ven bờ còn khá tốt với hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép.

+ Đối với môi trường nước xa bờ, chất lượng nước biển tương đối ổn định và ít biến động qua các năm.

- Môi trường bờ biển, bãi biển:

+ Vùng bờ biển nước ta có nhiều dạng địa hình tiêu biểu như: các vịnh cửa sông, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá,... tạo nên những cảnh quan đẹp và phân hoá đa dạng.

+ Các hệ sinh thái vùng bờ biển cũng rất phong phú, nhất là rừng ngập mặn và hệ sinh thái vùng triều có tính đa dạng sinh học cao.

- Môi trường các đảo, cụm đảo:

+ Môi trường trên các đảo chưa bị tác động mạnh, nhiều đảo còn bảo tồn những khu rừng nguyên sinh.

+ Chất lượng môi trường nước xung quanh đảo khá tốt, phần lớn các chỉ số môi trường nằm trong giới hạn cho phép.

Môi trường biển đang có xu hướng suy giảm về chất lượng:

+ Nguyên nhân: sự gia tăng các nguồn thải từ đất liền.

+ Biểu hiện: nhiều vùng cửa sông ven biển đã bị ô nhiễm; vẫn còn tình trạng xả thải ra biển chưa qua xử lí; các hệ sinh thái biển đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững dẫn đến tình trạng suy giảm đa dạng sinh học,...

=> Bảo vệ và cải thiện môi trường biển chính là điều kiện cấp thiết đảm bảo cho sự phát triển kinh tế biển của nước ta.

Lê Thị Bích Lan
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Huỳnh
12 tháng 10 2016 lúc 10:16

1. Hoang mạc thường nằm sâu trong nội địa

- nằm dọc 2 bên chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam

- nằm ven biển nơi có dòng biển lạnh chảy qua

2. các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đới nóng

3. - hoang mạc nhiệt đới : nhiệt độ cao quanh năm , lượng mưa rất hiếm

- hoang mạc ôn đới : 

 + nhiệt độ : mùa đông rất lạnh ( dưới -10\(^0\)C) , mùa hạ không nóng lắm ( 20\(^0\)C)

 + lượng mưa cũng ít

4. đặc điểm chung của hoang mạc : lượng mưa thấp, ban ngày nóng , ban đêm lạnh 

 

truong quyen tran
27 tháng 10 2016 lúc 8:41

dac diem moi truong hoang mac la cuc ki kho han the hien luong mua rat it va luong boc hoi cao tinh chat khac nghiet cua khi hau the hien o su chenh lech nhiet do hoa ngay va nam lon

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò của ngành thủy sản:

+ Cung cấp thực phẩm cho con người.

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

+ Góp phần khai thác tốt các tiềm năng về tự nhiên, kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.

- Đặc điểm của ngành thủy sản:

+ Ngành thủy sản bao gồm nôi trồng, đánh bắt, chế biến và dịch vụ thủy sản.

+ Dịch tích nước mặt và chất lượng nguồn nước là tư liệu sản xuất quan trọng không thể thay thế được.

+ Sản xuất thủy sản có tính hỗn hợp và tính liên ngành cao.

+ Công nghệ nuôi trồng và khai thác thủy sản ngày càng hiện đại góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất, đồng thời bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò ngành lâm nghiệp:

+ Cung cấp lâm sản phục vụ các nhu cầu xã hội.

+ Đảm bảo chức năng nghiên cứu khoa học.

+ Đảm bảo chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống và cảnh quan.

+ Hiện nay, giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

- Đặc điểm ngành lâm sản:

+ Lâm nghiệp gồm hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.

+ Đối tượng sản xuất là rừng nên cần thời gian sinh trưởng lâu => khai thác cần chú ý thời gian rừng phục hồi trở lại.

+ Quá trình sinh trưởng tự nhiên của rừng đóng vai trò quyết định trong sản xuất lâm nghiệp.

+ Sản xuất được tiến hành trên quy mô rộng, chủ yếu hoạt động ngoài trời và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.

+ Việc khai thác hợp lí và bảo vệ rừng ngày càng thuận lợi nhờ ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật và công nghệ.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 9 2023 lúc 10:19

* Vai trò của ngành thương mại

- Hoạt động nội thương tạo ra thị trường thống nhất trong nước và thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng; phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.

- Hoạt động ngoại thương góp phần gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

- Hoạt động thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp cho sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, góp phần thúc đầy phát triển kinh tế thị trường.

- Góp phần sử dụng hợp lí các nguồn lực, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế.

* Đặc điểm của ngành thương mại

- Là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu, sự biến động của thị trường dẫn đến sự biến động về giá cả.

- Hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi quốc gia gọi là nội thương, giữa các quốc gia với nhau gọi là ngoại thương. Hoạt động ngoại thương được đo bằng cán cân xuất nhập khẩu:

+ Nếu trị giá xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu gọi là xuất siêu.

+ Nếu trị giá nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu gọi là nhập siêu.

- Hoạt động thương mại rất đa dạng, hình thức trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ phong phú và ngày càng phát triển. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ thì thương mại điện tử ngày càng phổ biến trong giao dịch toàn cầu.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò của ngành trồng trọt:

+ Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.

+ Cung cấp lương thực – thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, cơ sở phát triển chăn nuôi và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Góp phần giữ gìn, cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Đặc điểm của ngành trồng trọt:

+ Đối tượng sản xuất chính là cây trồng, sử dụng đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.

+ Sự phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào đất trồng và điều kiện tự nhiên.

+ Có tính mùa vụ.

+ Trong nền sản xuất hiện đại, ngành trồng trọt có sự thay đổi về hình thức tổ chức, phương thức sản xuất, nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò của ngành trồng trọt:

+ Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.

+ Cung cấp lương thực – thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, cơ sở phát triển chăn nuôi và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Góp phần giữ gìn, cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Đặc điểm của ngành trồng trọt:

+ Đối tượng sản xuất chính là cây trồng, sử dụng đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.

+ Sự phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào đất trồng và điều kiện tự nhiên.

+ Có tính mùa vụ.

+ Trong nền sản xuất hiện đại, ngành trồng trọt có sự thay đổi về hình thức tổ chức, phương thức sản xuất, nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.