Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
MY PHẠM THỊ DIÊMx
Xem chi tiết
NGUYỄN♥️LINH.._.
17 tháng 4 2022 lúc 14:54

C

Linh Nguyễn nè hihi =))
17 tháng 4 2022 lúc 14:54

C

Nguyễn Duy Hoàng Nam
17 tháng 4 2022 lúc 14:55

C

14.Nguyễn Kim Gia Huệ
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
28 tháng 3 2022 lúc 19:44

Tham khảo:

Dân gian xưa đã có câu "Cái răng cái tóc là góc con người". "Góc con người" ở đây chính là thể hiện phần nào đó gu thẩm mỹ, tính cách, sở thích của mỗi cá nhân. Và điều này thể hiện rõ nhất qua trang phục mà chúng ta mặc hàng ngày. Đặc biệt với học sinh, việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, lối sống càng đóng vai trò quan trọng.

Trang phục là từ gọi chung tất cả những thứ chúng ta mang trên người từ quần áo, giày dép đến các loại phụ kiện đi kèm như túi xách, kính mắt, đồng hồ, vòng tay, vòng cổ... Trang phục bản chất giống như một thứ sản phẩm có chức năng giữ ấm, che chở bảo vệ cho con nhưng nhưng ở dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại ví như tác phẩm nghệ thuật mà mỗi người tạo nên. Trang phục giúp chủ nhân của nó thể hiện họ là ai, nghề nghiệp gì, thị hiếu thẩm mỹ như thế nào. Người ta sẽ đánh giá nhân cách của bạn qua những thứ bạn mang lên người nhiều hơn những biểu cảm trên gương mặt của bạn. Một bộ trang phục đẹp và phù hợp cũng chính là thứ vũ khí lợi hại để giúp chúng ta trở nên tự tin, làm chủ được cuộc giao tiếp.

Việc xã hội ngày càng phát triển đem đến nhiều sự thay đổi trong cuộc sống con người, bao gồm cả vấn đề ăn mặc. Và bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là những học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nếu trước kia, hình ảnh người học sinh được gắn với chiếc áo sơ mi trắng, quần đen thì giờ đây khi bước ra đường, chúng ta có lại thấy dăm ba thứ quần áo lòe loẹt, màu mè và có phần chơi trội của một số bộ phận. Họ tự biến mình thành những "cô chiêu, cậu ấm", những "công chúa hoàng tử" theo phong cách riêng khác người. Họ trút bỏ bộ đồng phục tinh khôi để khoác lên mình vài thứ đáng chê trách, không phù hợp với lứa tuổi. Số học sinh này giống như con thiêu thân lao vào lửa nhưng u mê nghĩ mình đang trở thành kẻ dẫn đầu tiên phong trong lĩnh vực thời trang. Và sự thật, điều này có hại hơn có lợi.

Bản thân bộ đồng phục của học sinh mang những ý nghĩa rất thiêng liêng. Nó góp phần tôn vinh nét đẹp trong sáng, thuần khiết của tuổi học trò. Khi một tập thể cùng nhau mặc đồng phục sẽ giúp xóa nhòa khoảng cách phân biệt, sự mặc cảm giàu nghèo giữa các thành viên. Bộ đồng phục còn nhắc nhở chúng ta ý thức trách nhiệm cũng như lòng tự hào đối với truyền thống ngôi trường đang theo học. Nó thể hiện sự chỉn chu, gọn gàng của các bạn học sinh nam và nét duyên dáng đáng yêu của các bạn học sinh nữ. Việc các bạn trẻ từ chối không mặc đồng phục cũng chính là từ chối tư cách học sinh của mình.

Đánh giá một học sinh ngoan, không chỉ qua năng lực học tập mà còn qua đạo đức phẩm chất họ thể hiện ra bên ngoài. Khi chưa thể kiếm ra đồng tiền cho chính mình thì chính sự đua đòi để trở thành kẻ sành điệu là một điều vô cùng tai hại. Nó khiến bản thân người học sinh tiêu tốn tiền của, lãng phí thời gian một cách vô ích, từ đó việc học tập bị ảnh hưởng nặng nề. Nghiêm trọng hơn, chỉ vì những bộ quần áo hợp mốt cho bằng bạn bằng bè mà nhiều người vòi vĩnh, thậm chí ăn cắp tiền bạc khiến bố mẹ phải chịu tiếng xấu.

Bản thân mỗi người học sinh hãy luôn ghi nhớ rằng, trang phục đẹp không phải thứ trang phục hào nhoáng đắt tiền mà nó phải phù hợp với lứa tuổi cũng như tính cách của mỗi người. Ngay cả những người giàu có nhất cũng không bao giờ khoe mẽ qua vài ba thứ vật chất tầm thường. Để trở thành một học sinh gương mẫu, được đánh giá cao về nhân cách và lối sống thì bản thân các bạn nên tránh việc ăn mặc hở hang, lố lăng, chưng diện không phù hợp. Thay vào đó, hãy quý trọng bộ đồng phục khi đến trường, chọn trang phục hài hòa, lịch sự, nhã nhặn, trẻ trung khi khi đi chơi. Đừng để người khác đánh giá xấu về con người bạn chỉ vì một bộ quần áo.

Mặc dù việc lựa chọn phong cách ăn mặc, trang phục, quần áo, tóc tai như thế nào là quyền riêng của mỗi cá nhân nhưng đừng cố ngược dòng khác biệt để thể hiện bản thân. Chỉ những bộ trang phục đúng đắn, phù hợp mới thể hiện rõ nhất bạn là ai - một học sinh đáng mến hay một kẻ đua đòi.

nguyen thi nga
Xem chi tiết
Hà Quỳnh Giang
1 tháng 1 2021 lúc 9:48

Thông thường thì như các bạn học sinh sẽ chọn những kiểu trang phục không gò bó mà sẽ chon những kiểu trang phục rộng rãi vừa vặn với bản thân hơn

Tuy nhiên thì chon trang phục đi học cũng là một vấn đề vì có một số trường yêu cầu học sinh phải mặc đồng phục theo đúng quy địn

+ Nhưng trang phục thường dùng thì sẽ:vải sợi pha,màu sắc nhã nhặn,kiểu may đơn giản,dễ mặc

+Lí do:vì học sinh trên trường phải hoạt động rất nhiều,nên chon kiểu trang phục dễ mặc cho dễ hoạt động và vui chơi hơn

Khách vãng lai đã xóa
Hảo Nguyễn
Xem chi tiết
ph@m tLJấn tLJ
17 tháng 2 2022 lúc 21:11

TK :
 1. Giặt, phơi

Lấy các vật ở trong túi ra, tách riêng áo quần màu trắng và nhạt với áo quần màu sẫm để giặt riêng, vò trước bằng xà phòng những chỗ bẩn như cổ áo, tay áo ... cho đỡ bẩn. Ngâm áo quần trong xà phòng 30 phút, vò kĩ để xà phòng thấm đều. Giũ nhiều lần bằng nước sạch cho hết xà phòng. Cho thêm chất làm mềm vải nếu cần. Phơi áo quần màu sáng bằng vải bông, lanh, pha ở ngoài nắng và phơi áo quần màu tối vải tổng hợp ở trong bóng râm. Nên phơi bằng mắc áo cho áo quần phẳng, mau khô và dùng cặp quần áo để quần áo không bị rơi khi phơi.

2. Là (ủi)

Là (ủi) là công việc cần thiết để làm phẳng quần áo sau khi giặt, phơi

Lưu ý:

Các loại quần áo bằng vải sợi bông, vải lanh, vải lụa ... cần là thường xuyên vì sau khi giặt xong dễ bị co và nhàuCác loại quần áo bằng vải tổng hợp không cần là thường xuyên mà chỉ là sau một số lần sử dụng để tránh bị hằn nếp vải

a. Dụng cụ là

Gồm có bàn là, bình phun nước, cầu là

b. Quy trình là

Điều chỉnh nấc nhiệt độ của bàn là phù hợp với từng loại vải :Vải bông: > 1600CVải sợi pha: < 1600CVải tổng hợp: < 1200CVải tơ tằm: < 1200CBắt đầu là loại vải có yêu cầu nhiệt độ thấp, sau đó là vải có nhiệt độ cao hơn. Đối với một số loại vải, cần phun nước làm ẩm vảiThao tác là: Là theo chiều dọc vải, đưa bàn là đều đặnKhi ngưng là, phải dựng đứng hoặc để vào nơi qui định

c. Kí hiệu giặt, là

3. Cất giữ

Treo bằng móc hoặc gấp gọn gàng để trong ngăn tủÁo quần chưa dùng gói trong túi nilon để tránh ẩm mốc
Vũ Trọng Hiếu
17 tháng 2 2022 lúc 21:13

tk

 

Trang phục là gì?

Trang phục hay y phục là những đồ để mặc như để đội như mũ, nón, khăn, ... và để đi như giày, dép, ủng, ... Ngoài ra, trang phục còn có thể thêm thắt lưng, găng tay, đồ trang sức, ... Chức năng cơ bản nhất của trang phục là bảo vệ thân thể. Tiếp đó, trang phục cũng có chức năng thẩm mỹ, làm đẹp cho con người. 

 

cách bảo quản

1. Giặt, phơi

Lấy các vật ở trong túi ra, tách riêng áo quần màu trắng và nhạt với áo quần màu sẫm để giặt riêng, vò trước bằng xà phòng những chỗ bẩn như cổ áo, tay áo ... cho đỡ bẩn. Ngâm áo quần trong xà phòng 30 phút, vò kĩ để xà phòng thấm đều. Giũ nhiều lần bằng nước sạch cho hết xà phòng. Cho thêm chất làm mềm vải nếu cần. Phơi áo quần màu sáng bằng vải bông, lanh, pha ở ngoài nắng và phơi áo quần màu tối vải tổng hợp ở trong bóng râm. Nên phơi bằng mắc áo cho áo quần phẳng, mau khô và dùng cặp quần áo để quần áo không bị rơi khi phơi.

2. Là (ủi)

Là (ủi) là công việc cần thiết để làm phẳng quần áo sau khi giặt, phơi

Lưu ý:

Các loại quần áo bằng vải sợi bông, vải lanh, vải lụa ... cần là thường xuyên vì sau khi giặt xong dễ bị co và nhàuCác loại quần áo bằng vải tổng hợp không cần là thường xuyên mà chỉ là sau một số lần sử dụng để tránh bị hằn nếp vải

a. Dụng cụ là

Gồm có bàn là, bình phun nước, cầu là

b. Quy trình là

Điều chỉnh nấc nhiệt độ của bàn là phù hợp với từng loại vải :Vải bông: > 1600CVải sợi pha: < 1600CVải tổng hợp: < 1200CVải tơ tằm: < 1200CBắt đầu là loại vải có yêu cầu nhiệt độ thấp, sau đó là vải có nhiệt độ cao hơn. Đối với một số loại vải, cần phun nước làm ẩm vảiThao tác là: Là theo chiều dọc vải, đưa bàn là đều đặnKhi ngưng là, phải dựng đứng hoặc để vào nơi qui định

c. Kí hiệu giặt, là

3. Cất giữ

Treo bằng móc hoặc gấp gọn gàng để trong ngăn tủÁo quần chưa dùng gói trong túi nilon để tránh ẩm mốc
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
17 tháng 2 2022 lúc 21:31

Tham khảo
Trang phục hay y phục là từ dùng để chỉ những đồ để mặc như quần, áo, váy hay để đội như mũ, nón, khăn và để đi như giày, dép, ủng… Ngoài ra, trang phục còn có thể thêm các phụ kiện khác như thắt lưng, găng tay, đồ trang sức… 

 __________________________________________________________________________

Cách sử dụng:
Tùy theo hoạt động, thời điểm và hoàn cảnh xã hội, cần sử dụng các bộ trang phục khác nhau. Trang phục để sử dụng cho một số hoạt động chủ yếu gồm:
- Trang phục đi học: có kiểu dáng đơn giản, gọn gàng, dễ mặc, dễ hoạt động; có màu sắc hài hòa; thường được may từ vải sợi pha.
- Trang phục lao động: có kiểu dáng đơn giản, rộng, dễ hoạt động; thường có màu sẫm, được may từ vải sợi bông.
- Trang phục dự lễ hội: có kiểu dáng đẹp, trang trọng; có thể là trang phục truyền thống, tùy thuộc vào tính chất lễ hội.
- Trang phục ở nhà: có kiểu dáng đơn giản, thoải mái; thường được may từ vài sợi thiên nhiên.

Bảo quản trang phục:
1, Làm sạch:
Có thể làm sạch quần áo bằng hai phương pháp là giặt ướt và giặt khô.
- Giặt ướt: làm sạch quần áo trong nước kết hợp với các loại bột giặt, nước giặt, ... Có thể giặt ướt bằng tay hoặc sử dụng máy giặt. Phương pháp giặt ướt thường được áp dụng với quần áo sử dụng hằng ngày.
- Giặt khô: làm sạch vết bẩn bằng hóa chất, không dùng nước. Phương pháp giặt khô nên được áp dụng với quần áo được làm từ len, tơ tằm, da, lông vũ, ...
2. Làm khô:
Có hai cách cơ bản để làm khô quần áo:
- Phơi: làm khô quần áo bằng cách phơi ở nơi thoáng gió, có ánh nắng. Phương pháp này tiết kiệm chi phí nhưng phụ thuộc vào thời tiết và tốn nhiều thời gian.
- Sấy: làm khô quần áo bằng máy. Phương pháp này giúp quần áo khô nhanh, không phụ thuộc vào thời tiết nhưng tiêu hao điện năng.
3. Làm phẳng:
Để làm phẳng quần áo có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phương pháp phổ biến là sử dụng bàn là.
4. Cất giữ:
Sau khi giặt sạch, làm khô, cần cất giữ quần áo ở nói khô ráo, sạch sẽ.
- Với những quần áo sử dụng thường xuyên cần treo bằng mắc áo hoặc gấp và xếp gọn gàng vào ngăn tủ theo từng loại.
- Những quần áo chưa dùng đến cần gói trong túi để tránh ẩm, mốc, ....
Lưu ý: Trong quá trình bảo quản trang phục, cần tuân theo các kí hiệu quy định chế độ giặt, là, sấy ghi trên nhãn quần áo để tránh làm hỏng sản phẩm.

Minh Lệ
Xem chi tiết
mori
14 tháng 9 2023 lúc 22:44

Chú thợ phụ quả là có cái mũi rất tinh, đánh hơi được miếng mồi béo bở: kẻ thích nịnh có cả một túi tiền to. Túi tiền ấy kích thích chú nghĩ ra cách khéo léo moi tiền của Giuốc-đanh. Chú tinh khôn leo thang từng nấc một, biết kiềm chế để cho kẻ hám danh kia có thời gian tận hưởng sung sướng, vì cứ sướng là lão lại thưởng tiền. Giuốc-đanh không tiếc tiền vì đang khao khát danh vọng và dù có biết tỏng sự tôn vinh ấy là giả tạo đi chăng nữa thì lão vẫn cứ thích mê. Danh vọng ảo nhưng tiền bỏ ra mua lại là tiền thật. Chú thợ phụ chỉ cần tiền nên chẳng tội gì mà ngưng nịnh hót.

Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 9 2023 lúc 22:45

Mô-li-e chuyển tiếp từ cảnh trước sang cảnh sau ở lớp kịch này một cách hết sức tự nhiên và khéo léo. Khi ông Giuốc-đanh mặc xong bộ lễ phục là được tay thợ phụ tôn xưng là “ông lớn” ngay, khiến ông tưởng rằng cứ mặc lễ phục vào là nghiễm nhiên trở thành quý phái.

- Khác với tính cách của bác phó may, tay thợ phụ ranh mãnh dùng mánh khóe nịnh hót để moi tiền, điểm huyệt đúng thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh. Thấy ông mắc mưu, tay thợ phụ dấn thêm mấy bước, cứ tôn lên mãi “ông lớn” đến “cụ lớn” rồi đến “đức ông”.

- Ông Giuốc-đanh vẫn nghĩ đến túi tiền của mình đấy. Thấy tay thợ phụ không tôn ông lên cao thêm nữa, ông nói riêng: “Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả túi tiền cho nó thôi”. Nhưng qua câu nói đó, ta thay tính cách trưởng giả học đòi làm sang ở ông vẫn mãnh liệt lắm. Ông sẵn sàng cho hết cả tiền để được “làm sang”.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 9 2023 lúc 22:41

- Ở Lớp II, Hồi thứ ba, hành động cười của nhân vật Ni-côn cho thấy rằng bộ trang phục của ông Giuốc-đanh rất lố lăng, bị thợ may lừa bịt một cách trắng trợn như vậy.

- Nếu là nhân vật Ni-côn, em cũng thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh rất đáng cười, vì ông Giuốc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Người ta cười khi thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng. Người ta cười khi thấy ông cứ moi mãi tiền ra để mua lấy mấy cái danh hão.

Nguyễn Thị Kim Nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Gia Linh
Xem chi tiết
Lê Lan Vy
3 tháng 12 2017 lúc 21:05

Câu 1 :

 Vai trò của nhà ở với đời sống con người
- Nhà ở là nơi trú ngụ của con người.
- Nhà ở bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên, môi trường.
- Nhà ở là nơi đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người.

Câu 2 :

− Trang phục bao gồm các loại áo quần và một số vật dụng khác đi đi kèm như mũ, giầy, tất, khăn quàng. . . trong đó áo quần là những vật dụng quan trọng nhất   

- Chức năng của trang phục  
− Bảo vệ cơ thể tránh tác hại của môi trường  
− Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động

Câu 3 :

Phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp vì:

- Đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình

- Tiết kiệm thời gian khi tìm đồ vật hay dọn dẹp

- Làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở

Các công việc cần làm là :

- Thường xuyên lau chùi , dọn dẹp nhà ở

- Đổ rác đúng nơi quy định

- Các đồ vật , dụng cụ sau khi dùng xong phải để đúng nơi quy định

Câu 4 :

Ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở :

− Làm cho con người cảm thấy gần gũi với thiên nhiên và làm cho căn phòng, đẹp, mát mẻ hơn

− Làm trong sạch không khí

− Trồng, chăm sóc cây cảnh và cắm hoa trang trí, đem lại niềm vui, thư giãn cho con người sau những giờ lao động, học tập mệt mỏi.

− Nghề trồng hoa và cây cảnh còn đem lại nguồn thu nhập cho gia đình. 

Một số cây cảnh và hoa dùng để trang trí nhà ở : hoa hồng , hoa huệ , hoa ly , hoa cúc...

Đại Số Và Giải Tích
Xem chi tiết