Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nam ngu toán
Xem chi tiết
Rhider
10 tháng 1 2022 lúc 21:48

Tham khảo

Một sợi rơm vàng, hai sợi vàng rơm/Bà bện chổi to, bà làm chổi nhỏ… Lời bài hát thiếu nhi của nhạc sĩ Hà Đức Hậu, trẻ con cả nông thôn và thành thị thập niên 70, 80 thế kỷ trước đứa nào cũng thuộc. Nó nằm trong chương trình dạy cho trẻ con mẫu giáo. Nét nhạc vui tươi, lời thơ giản dị, dễ nhớ. Cho đến tận bây giờ hình như vẫn chưa có bài hát thiếu nhi nào được nhiều thế hệ trẻ con yêu thích đến thế. Bện chổi là công việc người già và trẻ nhỏ ở nông thôn ai ai cũng biết. Vài đứa trẻ lớn ở thành phố sơ tán về nông thôn những năm 1960 cũng tập tành bện chổi. Cái chổi không phải lần đầu tiên và duy nhất có mặt trong văn chương, nghệ thuật. Trong cuốn Thánh Tông di thảo của vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497) đã có truyện Ma chổi. Một câu chuyện huyền bí mang màu sắc Liêu Trai rất rõ của văn học thời ấy. Cái chổi về sau còn được nhà thơ Tố Hữu đưa vào bài thơ Tiếng chổi tre. Học sinh cấp 3 từ sau năm 1960 ai cũng học thuộc lòng. Hơi khó thuộc vì thể thơ bậc thang mới lạ nhưng đó là bài thơ tiêu biểu ca ngợi giai cấp công nhân từng có mặt rất nhiều lần trong đề thi tốt nghiệp. Chổi dĩ nhiên được dùng để quét. Tiếng Việt không phân biệt nhiều lắm các loại chổi. Chỉ gọi chung là chổi mà thôi dù rằng vật liệu, cách thức chế tạo và công dụng tùy nơi tùy chỗ có khá nhiều khác biệt. Vùng đồi núi trung du người ta làm chổi bằng lá cọ, cây chổi xể. Chổi này cũng chỉ quét sân vườn và những nơi rộng rãi. Vài nơi có chổi thông buộc bằng lá thông. Nhà chùa quét bàn thờ và thợ quét giấy điệp in tranh dân gian hay dùng. Miền xuôi có chổi tre rất thông dụng. Nan chổi chẻ bằng cật tre bó lạt. Tùy theo người sử dụng mà tra cán dài ngắn khác nhau. Những năm trước, các gia đình Hà Nội thường có vại nước gạo để chứa thức ăn thừa nuôi heo. Những người đến xin nước gạo thường trả bằng vài cái chổi tre và chổi rễ (dũa tre cọ nồi) mỗi tháng. Chổi ấy để quét sân và khu vệ sinh của những ngôi nhà trong phố đã chia năm xẻ bảy sau hòa bình. Cái chổi thông dụng nhất vẫn là chổi lúa. Bện bằng rơm nếp vàng óng. Cả nông thôn và thành thị đều dùng nó để quét nhà. Nền đất và nền gạch đỏ chỉ nó mới có thể quét sạch. Nền gạch hoa ở phố trước khi lau cũng cần chổi lúa để quét. Người bán chổi hàng ngày gánh trên phố rao vang trời: Ai chổi lúa, chổi nan, chổi xể đây! Bán năm cái chổi chưa mua nổi cân gạo quê. Nhưng rơm vàng và nhân lực thừa ra sau vụ gặt cũng chẳng biết dùng vào việc gì. Ở thành phố thịnh hành chiếc chổi phất trần. Làm bằng lông gà bó sơn ta lên cán trúc. Chủ yếu quét bụi trên sập gụ tủ chè và giường chiếu. Cán của nó là một công cụ dùng để dạy dỗ trẻ con rất thông dụng. Đã nhiều đứa trẻ nên người nhờ cái cán phất trần. Thực ra loại chổi này xét về mặt khoa học là hoàn toàn vô dụng. Nó chỉ đưa bụi từ chỗ này sang chỗ khác và chui vào mũi người sử dụng. Nhưng nó vẫn đắc dụng khi để trong cốp những chiếc ô tô. Thời gian chờ thủ trưởng, tài xế có thể mang ra phẩy bụi cho xe. Giờ thì ở thành phố chỉ còn mỗi công nhân vệ sinh môi trường dùng cái chổi tre truyền thống. Chổi của họ vẫn là những nan tre chẻ dài vót tròn cẩn thận. Tuy nhiên nhát chổi có phần thưa thớt hơn nhiều. Hình như cái chổi tre đã bắt đầu bất lực trước số lượng rác rưởi khổng lồ dân phố xả ra hàng ngày. Đến mức có vài ông khách ngoại quốc ở Hà Nội thỉnh thoảng cũng phải tự biến mình thành “cái chổi” để tham gia nhặt rác.

Thái Hưng Mai Thanh
10 tháng 1 2022 lúc 21:49

Tham khảo:

Một sợi rơm vàng, hai sợi vàng rơm/Bà bện chổi to, bà làm chổi nhỏ… Lời bài hát thiếu nhi của nhạc sĩ Hà Đức Hậu, trẻ con cả nông thôn và thành thị thập niên 70, 80 thế kỷ trước đứa nào cũng thuộc. Nó nằm trong chương trình dạy cho trẻ con mẫu giáo. Nét nhạc vui tươi, lời thơ giản dị, dễ nhớ. Cho đến tận bây giờ hình như vẫn chưa có bài hát thiếu nhi nào được nhiều thế hệ trẻ con yêu thích đến thế. Bện chổi là công việc người già và trẻ nhỏ ở nông thôn ai ai cũng biết. Vài đứa trẻ lớn ở thành phố sơ tán về nông thôn những năm 1960 cũng tập tành bện chổi. Cái chổi không phải lần đầu tiên và duy nhất có mặt trong văn chương, nghệ thuật. Trong cuốn Thánh Tông di thảo của vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497) đã có truyện Ma chổi. Một câu chuyện huyền bí mang màu sắc Liêu Trai rất rõ của văn học thời ấy. Cái chổi về sau còn được nhà thơ Tố Hữu đưa vào bài thơ Tiếng chổi tre. Học sinh cấp 3 từ sau năm 1960 ai cũng học thuộc lòng. Hơi khó thuộc vì thể thơ bậc thang mới lạ nhưng đó là bài thơ tiêu biểu ca ngợi giai cấp công nhân từng có mặt rất nhiều lần trong đề thi tốt nghiệp. Chổi dĩ nhiên được dùng để quét. Tiếng Việt không phân biệt nhiều lắm các loại chổi. Chỉ gọi chung là chổi mà thôi dù rằng vật liệu, cách thức chế tạo và công dụng tùy nơi tùy chỗ có khá nhiều khác biệt. Vùng đồi núi trung du người ta làm chổi bằng lá cọ, cây chổi xể. Chổi này cũng chỉ quét sân vườn và những nơi rộng rãi. Vài nơi có chổi thông buộc bằng lá thông. Nhà chùa quét bàn thờ và thợ quét giấy điệp in tranh dân gian hay dùng. Miền xuôi có chổi tre rất thông dụng. Nan chổi chẻ bằng cật tre bó lạt. Tùy theo người sử dụng mà tra cán dài ngắn khác nhau. Những năm trước, các gia đình Hà Nội thường có vại nước gạo để chứa thức ăn thừa nuôi heo. Những người đến xin nước gạo thường trả bằng vài cái chổi tre và chổi rễ (dũa tre cọ nồi) mỗi tháng. Chổi ấy để quét sân và khu vệ sinh của những ngôi nhà trong phố đã chia năm xẻ bảy sau hòa bình. Cái chổi thông dụng nhất vẫn là chổi lúa. Bện bằng rơm nếp vàng óng. Cả nông thôn và thành thị đều dùng nó để quét nhà. Nền đất và nền gạch đỏ chỉ nó mới có thể quét sạch. Nền gạch hoa ở phố trước khi lau cũng cần chổi lúa để quét. Người bán chổi hàng ngày gánh trên phố rao vang trời: Ai chổi lúa, chổi nan, chổi xể đây! Bán năm cái chổi chưa mua nổi cân gạo quê. Nhưng rơm vàng và nhân lực thừa ra sau vụ gặt cũng chẳng biết dùng vào việc gì. Ở thành phố thịnh hành chiếc chổi phất trần. Làm bằng lông gà bó sơn ta lên cán trúc. Chủ yếu quét bụi trên sập gụ tủ chè và giường chiếu. Cán của nó là một công cụ dùng để dạy dỗ trẻ con rất thông dụng. Đã nhiều đứa trẻ nên người nhờ cái cán phất trần. Thực ra loại chổi này xét về mặt khoa học là hoàn toàn vô dụng. Nó chỉ đưa bụi từ chỗ này sang chỗ khác và chui vào mũi người sử dụng. Nhưng nó vẫn đắc dụng khi để trong cốp những chiếc ô tô. Thời gian chờ thủ trưởng, tài xế có thể mang ra phẩy bụi cho xe. Giờ thì ở thành phố chỉ còn mỗi công nhân vệ sinh môi trường dùng cái chổi tre truyền thống. Chổi của họ vẫn là những nan tre chẻ dài vót tròn cẩn thận. Tuy nhiên nhát chổi có phần thưa thớt hơn nhiều. Hình như cái chổi tre đã bắt đầu bất lực trước số lượng rác rưởi khổng lồ dân phố xả ra hàng ngày. Đến mức có vài ông khách ngoại quốc ở Hà Nội thỉnh thoảng cũng phải tự biến mình thành “cái chổi” để tham gia nhặt rác.

oOo Tran Hoang Tu oOo
Xem chi tiết
 ❀◕ ‿ ◕❀ Honey Bear
17 tháng 12 2017 lúc 14:07

Lịch sử dân tộc ta đã phải trải qua biết bao nhiêu gian nan nguy hiểm vậy nên những vật dụng hành trang mà người bộ đội mang theo phải thật sự gọn nhẹ. Trong tâm trí chúng ta hình ảnh những anh bộ đội cụ Hồ ngoài hành trang là chiếc ba lô con cóc, chiếc mũ tai bèo, bộ quần áo màu xanh lá và những chiếc khăn giải phóng thì chúng ta còn phải kể đến đôi dép lốp. Tưởng chừng một vật vô sùng nhỏ bé ấy nhưng lại có tác dụng rất lớn đối với người bộ đôi hay chính là những người xả thân vì tổ quốc.

Trước hết về nguồn gốc của đôi dép lốp ấy. Có thể nói đôi dép lốp ấy xuất phát từ những gì đã có sẵn trên chiến trường. Có thể nói trong chính điều kiện chiến tranh khắc nghiệt nên nhân dân ta đã biết sáng tạo những cái đáng ra vất đi không thể dùng được nữa thì lại có thể dùng được. Đế dép được cắt ra từ những chiếc lốp ô tô đã tàng đã hỏng. Quai dép được cắt ra từ chiếc xăm chiếc lốp. Phần lớn là dép có màu đen kích cỡ theo tùy chân từng người. Trong điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh mà nhân dân ta vẫn sáng tạo vô cùng. Qua đó các anh bộ đội không mất nhiều tiền để mua dép mà còn sử dụng được những thứ đã hỏng rồi. Mỗi chiếc dép có bốn quai, mỗi quai được luồn vào những lỗ luồn xuống dưới đáy dép.

Về công dụng và đặc điểm của dép lốp thì dép lốp cao su dễ làm, giá thành lại rẻ và nhất là dễ sử dụng trong mọi địa hình, dù đèo cao hay suối sâu, đường lầy lội hay đất bụi đều đi rất dễ dàng. Do các quai dép ôm vừa khít với bàn chân nên chiến sĩ ta đi không biết mỏi vì cảm giác rất nhẹ. Dép lốp rất tiện sử dụng, cả thời tiết nắng nóng và mưa dầm. Trời nắng thì thoáng mát, mưa dầm thì không lo sũng nước. Dép lốp cũng dễ vệ sinh. Khi dính bùn đất chỉ cần rửa nước là sạch. không nhưng thế mà đôi dép lốp còn có công dụng rất lớn gắn liền với hình ảnh của những anh bộ đội cụ Hồ.

những người chiến sĩ của chúng ta sống và chiến đấu trong cảnh trèo đèo lội xuống vì thế cho nên chiếc dép lốp không chỉ mang đến những tiện lợi như đi lội qua suối không sợ bị trơn trượt, đi đánh giặc chạy không sợ bị dẫm vào những vật trên mặt đất mà lại không bị tuột dép. Có thể nói hình ảnh đôi dép lốp cho thấy được sự giản dị và tiện lợi trên mặt trận của những anh bộ đội cụ Hồ.

Không những thế đôi dép ấy còn gắn liền với hình ảnh giản dị của bác Hồ. Có thẻ nói đôi dép ấy cũng như thể hiện được sự giản dị của Người. Dù Bác có sống ở đau đi chăng nữa. Dù chiến khu Việt Bắc hay về đến thủ đô, dù gặp ai đi chăng nữa từ những người dân bình thường cho đến những vị lãnh tụ của nước bạn thì Bác vẫn luôn mang theo đôi dép lốp ấy. chẳng thế mà nhà thơ Tố Hữu từng có câu thơ nói về đôi dép lớp với tất cả sự yêu mến và kính trọng:

“Còn đôi dép cũ, mòn quai gót
Bác vẫn thường đi giữa thế gian”

Như vậy qua đây ta có thể thấy rằng chính sự giản dị cũng như tiện ích của mình đôi dép lốp ấy đã đi vào lịch sử nước nhà với hình ảnh vô cùng giản dị. Nó không chỉ thể hiện được sự năng động sáng tạo thông minh của nhân dân ta mà nó còn mang đến một hình ảnh đẹp của những người chiến sĩ cộng sản mà tiêu biểu ở đó là Bác Hồ.

Giang
17 tháng 12 2017 lúc 14:08

Mở bài:

- Nếu ai đã từng đến Bảo tàng lịch sử Việt Nam hẳn sẽ không quên một vật rất đơn sơ mà giàu ý nghĩa.

- Đó là đôi dép lốp cao su đã gắn bó thân thiết với cán bộ chiến sĩ và cả vị lãnh tụ Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

- Là vật chứng tiêu biểu cho nhân cách và cả một quá trình gian khổ của quân nhân Việt Nam.

Thân bài:

1/ Lịch sử ra đời:

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Cách mạng nước ta gặp muôn vàn khó khăn. Chính trong hoàn cảnh đầy gian khổ và thiếu thốn ấy mà tình yêu nước và óc sáng tạo của nhân dân ta được phát huy. Chiếc mũ nan lớp vải, áo trấn thủ và đặc biệt là đôi dép được cắt từ lốp và ruột xe ôtô cũ đã qua sử dụng làm hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thật giản dị, gần gũi và thân thương.

2/ Hình dáng, cấu tạo, chất liệu:

- Đôi dép lốp có hình dáng giống những đôi dép bình thường.

- Quai dép được làm từ săm (ruột) xe ôtô đã qua sử dụng. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song, vắt ngang cổ chân, bề ngang mỗi quai khoảng 1,5cm.

- Đế dép được làm từ lốp (vỏ) của xe ôtô hoặc được đúc bằng cao su. Đế được đục những cái lỗ để xỏ quai qua. Điều kì lạ là giữa quai và đế được cố định chắc chắn vào nhau không bằng bất cứ một thứ keo kết dính nào mà nhờ vào sự giãn nở của cao su.

- Dưới đế dép có những rãnh hình thoi để các chiến sĩ đi đường lầy lội cho đỡ trơn.

3/ Nét đặc biệt, công dụng:

- Dép lốp cao su dễ làm, giá thành lại rẻ và nhất là dễ sử dụng trong mọi địa hình, dù đèo cao hay suối sâu, đường lầy lội hay đất bụi đều đi rất dễ dàng. Do các quai dép ôm vừa khít với bàn chân nên chiến sĩ ta đi không biết mỏi vì cảm giác rất nhẹ

- Dép lốp rất tiện sử dụng, cả thời tiết nắng nóng và mưa dầm. Trời nắng thì thoáng mát, mưa dầm thì không lo sũng nước. Dép lốp cũng dễ vệ sinh. Khi dính bùn đất chỉ cần rửa nước là sạch.

(So sánh với sự bất tiện khi mang giày: trời nắng thì đổ mồ hôi khó chịu, trời mưa thì ướt sũng dễ sinh các bệnh ngoài da. Đặc biệt điều kiện khó khăn lúc bấy giờ thì khó cung cấp đủ giày cho các chiến sĩ. Dép lốp khắc phục được tất cả các nhược điểm này).

- Dép lốp lại rất bền phù hợp với điều kiện khó khăn của cuộc kháng chiến còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

- Một thời đôi dép lốp gắn liền với hình ảnh Bác Hồ.

4/ Bảo quản:

- Dép lốp không chỉ rẻ, bền, dễ sử dụng mà còn rất dễ bảo quản:

- Để dép lốp được bền thì các chiến sĩ ta không để chúng ở nơi có nhiệt độ cao.

- Đi đường dính bùn đất về nên rửa sạch.

Kết bài:

Ngày nay, tuy dép lốp không còn phổ biến như xưa nhưng nó nhắc nhở chúng ta về một thời đã qua với biết bao cay đắng, khổ cực mà cũng thật hào hùng, oanh liệt. Dép lốp đã làm nên vẻ đẹp giản dị, thanh tao của anh bộ đội cụ Hồ với lòng yêu thương đất nước vô bờ. Và cũng chính đôi dép ấy đã góp phần giúp dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ của bọn xâm lược và đôi dép lốp là một chứng nhân lịch sử trong một hành trình dài chống giặc ngoại xâm.

 ❀◕ ‿ ◕❀ Honey Bear
17 tháng 12 2017 lúc 14:08

Mởbài:

- Nếu ai đã từng đến Bảo tàng lịch sử Việt Nam hẳn sẽ không quên một vật rất đơn sơ mà giàu ý nghĩa.

- Đó là đôi dép lốp cao su đã gắn bó thân thiết với cán bộ chiến sĩ và cả vị lãnh tụ Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

- Là vật chứng tiêu biểu cho nhân cách và cả một quá trình gian khổ của quân nhân Việt Nam.

Thân bài:

1/ Lịch sử ra đời:

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Cách mạng nước ta gặp muôn vàn khó khăn. Chính trong hoàn cảnh đầy gian khổ và thiếu thốn ấy mà tình yêu nước và óc sáng tạo của nhân dân ta được phát huy. Chiếc mũ nan lớp vải, áo trấn thủ và đặc biệt là đôi dép được cắt từ lốp và ruột xe ôtô cũ đã qua sử dụng làm hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thật giản dị, gần gũi và thân thương.

2/ Hình dáng, cấu tạo, chất liệu:

- Đôi dép lốp có hình dáng giống những đôi dép bình thường.

- Quai dép được làm từ săm (ruột) xe ôtô đã qua sử dụng. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song, vắt ngang cổ chân, bề ngang mỗi quai khoảng 1,5cm.

- Đế dép được làm từ lốp (vỏ) của xe ôtô hoặc được đúc bằng cao su. Đế được đục những cái lỗ để xỏ quai qua. Điều kì lạ là giữa quai và đế được cố định chắc chắn vào nhau không bằng bất cứ một thứ keo kết dính nào mà nhờ vào sự giãn nở của cao su.

- Dưới đế dép có những rãnh hình thoi để các chiến sĩ đi đường lầy lội cho đỡ trơn.

3/ Nét đặc biệt, công dụng:

- Dép lốp cao su dễ làm, giá thành lại rẻ và nhất là dễ sử dụng trong mọi địa hình, dù đèo cao hay suối sâu, đường lầy lội hay đất bụi đều đi rất dễ dàng. Do các quai dép ôm vừa khít với bàn chân nên chiến sĩ ta đi không biết mỏi vì cảm giác rất nhẹ

- Dép lốp rất tiện sử dụng, cả thời tiết nắng nóng và mưa dầm. Trời nắng thì thoáng mát, mưa dầm thì không lo sũng nước. Dép lốp cũng dễ vệ sinh. Khi dính bùn đất chỉ cần rửa nước là sạch.

(So sánh với sự bất tiện khi mang giày: trời nắng thì đổ mồ hôi khó chịu, trời mưa thì ướt sũng dễ sinh các bệnh ngoài da. Đặc biệt điều kiện khó khăn lúc bấy giờ thì khó cung cấp đủ giày cho các chiến sĩ. Dép lốp khắc phục được tất cả các nhược điểm này).

- Dép lốp lại rất bền phù hợp với điều kiện khó khăn của cuộc kháng chiến còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

- Một thời đôi dép lốp gắn liền với hình ảnh Bác Hồ.

4/ Bảo quản:

- Dép lốp không chỉ rẻ, bền, dễ sử dụng mà còn rất dễ bảo quản:

- Để dép lốp được bền thì các chiến sĩ ta không để chúng ở nơi có nhiệt độ cao.

- Đi đường dính bùn đất về nên rửa sạch.

Kết bài:

Ngày nay, tuy dép lốp không còn phổ biến như xưa nhưng nó nhắc nhở chúng ta về một thời đã qua với biết bao cay đắng, khổ cực mà cũng thật hào hùng, oanh liệt. Dép lốp đã làm nên vẻ đẹp giản dị, thanh tao của anh bộ đội cụ Hồ với lòng yêu thương đất nước vô bờ. Và cũng chính đôi dép ấy đã góp phần giúp dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ của bọn xâm lược và đôi dép lốp là một chứng nhân lịch sử trong một hành trình dài chống giặc ngoại xâm

Lê Song Tuệ
Xem chi tiết
Võ Diệu Trinh
10 tháng 10 2017 lúc 9:03

Là cây lương thực ăn củ hàng năm, có thể sống lâu năm, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Cây sắn cao 2 - 3 m, đường kính tán 50 - 100 cm. Lá khía thành nhiều thùy, có thể dùng để làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Rễ ngang phát triển thành củ và tích luỹ tinh bột. Củ sắn dài 20 - 50 cm, khi luộc chín có màu trắng đục, hàm lượng tinh bột cao. Sắn luộc chín có vị dẻo, thơm đặc trưng. Sắn có thời gian sinh trưởng thay đổi từ 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18 tháng, tùy thuộc giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng.

Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh (Crantz, 1976) và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993). Trung tâm phát sinh cây sắn được giả thiết tại vùng đông bắc của nước Brazin thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại (De Candolle 1886; Rogers, 1965). Trung tâm phân hóa phụ có thể tại Mexico ở Trung Mỹ và vùng ven biển phía bắc của Nam Mỹ. Bằng chứng về nguồn gốc sắn trồng là những di tích khảo cổ ở Venezuela niên đại 2.700 năm trước Công nguyên, di vật thể hiện củ sắn ở cùng ven biển Peru khoảng 2000 năm trước Công nguyên, những lò nướng bánh sắn trong phức hệ Malabo ở phía Bắc Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trước Công nguyên, những hạt tinh bột trong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900 đến năm 200 trước Công nguyên (Rogers 1963, 1965).

Hiện tại, sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, tập trung nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, là nguồn thực phẩm của hơn 500 triệu người (CIAT, 1993).

Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào thế kỷ 16. Tài liệu nói tới sắn ở vùng này là của Barre và Thevet viết năm 1558. Ở châu Á, sắn được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 (P.G. Rajendran et al, 1995) và SriLanka đầu thế kỹ 18 (W.M.S.M Bandara và M Sikurajapathy, 1992). Sau đó, sắn được trồng ở Trung Quốc, Myamar và các nước châu Á khác ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 (Fang Baiping 1992. U Thun Than 1992).

Cây sắn đựơc du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18, (Phạm Văn Biên, Hoàng Kim, 1991). Hiện chưa có tài liệu chắc chắn về nơi trồng và năm trồng đầu tiên. Sắn được canh tác phổ biến tại hầu hết các tỉnh của Việt Nam từ Bắc đến Nam. Diện tích sắn trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng núi và trung du phía bắc, vùng ven biển nam Trung Bộ và vùng ven biển bắc Trung Bộ .

Đoàn Thị Thanh hải
Xem chi tiết
Hoàng Tuấn Đăng
14 tháng 12 2016 lúc 12:41

Mở bài:

Sân nhà em được che rợp một giàn thiên lí.

Năm ngoái chữa nhà, lát lại cái sân, một vài thứ có thể đổi thay, nhưng cái giàn thiên lí thì bà và mẹ cố giữ, nhất định giữ lại. Giàn thiên lí này do chú Trọng bắc, ba gốc thiên lí do chú Trọng trồng, trước khi chú đi vào chiến trường miền Nam thời đánh Mĩ. Chú đi mãi, không bao giờ về nữa.

Kết bài:

Cuối thu, mùa hoa thiên lí vãn. Bầy ong đến hút nhụy hoa, tìm mật hoa cũng thưa thớt dần. Thỉnh thoảng mới thấy một hai con ong bầu đen nhánh chập chờn lượn qua lượn lại. Nhưng giàn thiên lí vẫn xanh. Với bà, với mẹ, giàn thiên lí là tình nhớ thương, nỗi đợi chờ. Với em, giàn thiên lí là mảnh trời năm tháng tỏa mát tâm hồn và ngôi nhà be bé xinh xinh ngào ngạt hương hoa.

Năm nay, xuân đến sớm. Mùa xuân đã về. Mùa hoa thiên lí lại dâng hương


 

Nguyễn Trần Thành Đạt
14 tháng 12 2016 lúc 12:39

Mở bài:

Tâm tư tình cảm, cảm xúc của con người đã một phần dung hòa cùng thực vật thiên nhiên. Và cây hoa thiên lí đã trở thành một bàn tay nhẹ làm đẹp nên cái cuộc sống con người vui tươi.

Kết bài:

Cây thiên lí với nhiề lợi ích như vậy, chúng ta cần cố gắng bảo vệ thiên lí để có nên một không gian đẹp.

Fancy UvU
Xem chi tiết
minh nguyet
23 tháng 2 2021 lúc 16:39

Tham khảo em nhé:

Hoa hồng xuất hiện trên trái đất từ lâu đời, có xuất xứ từ các vùng ôn đới và á nhiệt đới phía Bắc bán cầu. Ở nước ta, hoa hồng được trồng khắp nơi, từ miền núi, trung du cho đến đồng bằng châu thổ. Là một loài hoa toàn bích vừa có màu sắc rực rỡ, vừa có hương thơm quý phái nên hoa hồng được nhiều người ưa chuộng, nâng niu. Vì thế, nó trở nên quen thuộc trong đời sống hằng ngày.

Nhiều giống hoa hồng có nguồn gốc địa phương, một số có nguồn gốc từ Trung Quốc và các nước châu  u. Phổ biến là hoa hồng đỏ, cây thấp cành mềm, mọc thành từng bụi. Hoa ít cánh, màu đỏ tươi, nở quanh năm, thường được trồng trong chậu, trong bồn trước cửa nhà.

Hoa hồng quế mọc thành chùm ở đầu cành, bông nhỏ màu đỏ cờ, nhụy vàng tươi, hương thơm ngát. Các bà, các chị hay dùng hoa hồng quế để dâng cúng Phật vào dịp ngày rằm, mùng một  m lịch.

Hồng bạch tuyền hoa màu trắng, cánh nhiều tầng nhưng mỏng và mềm, hương thơm dịu, dùng để trang trí phòng khách rất sang. Cánh hoa chưng với mật ong và trái quất làm thuốc chữa ho cho trẻ con rất tốt.

Hồng bạch văn khôi bông lớn hơn, cánh trắng phớt hồng, cây cao trung bình, có sức chịu đựng rất dẻo dai. Hoa hồng nhung bông lớn, cánh đỏ sẫm, lâu tàn, hương thơm ngát, rất quý.

Các loại hoa hồng kể trên xuất hiện từ nông thôn đến thị thành, được trồng nhiều ở các công viên, thu hút sự say mê của du khách. Tuy vậy, người yêu hoa hồng không thể bỏ qua hoa hồng dại, còn gọi là tầm xuân, cây nhỏ, cành mềm, mọc lan khắp chốn. Bông hồng dại mọc thành chùm chỉ chít, xinh xắn, dễ thương vô cùng! Những bụi hồng dại nở trên tường rào, điểm xuyết nét thơ mộng, thanh bình cho ngôi nhà, góc phố thân yêu.

Trong những năm gần đây, các giống hoa hồng nhập vào nước ta được trồng theo quy trình kĩ thuật hiện đại trong các nhà kính ở Đà Lạt. Hoa hồng Hà Lan màu đỏ sậm, màu vàng cam, hoa hồng Pháp màu vàng tươi, mọc đơn từng bông, cánh dày, tươi lâu, có thể vận chuyển đi xa, rất thích hợp với nhu cầu xuất khẩu và nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều của nhân dân các thành phố lớn.

Cây hoa hồng tương đối dễ trồng, dễ thích nghi với các vùng khí hậu khác nhau. Hoa hồng trồng theo cách chiết và giâm cành. Chọn cành mập mạp, không già không non, bóc một khoanh vỏ rồi đắp bùn trộn lẫn phân mùn xung quanh, bó chặt, tưới nước hằng ngày, đợi đến khi đâm rễ thì cắt đem trồng. Một thời gian sau, khi cành chiết đã đâm nhánh thì bón thúc cho cây phát triển.

Hoa hồng ưa ánh sáng, cần độ ẩm vừa đủ. Tuy vậy, cây hoa hồng hay bị các loại sâu phá hoại như sâu đục thân, sâu róm, sâu tơ ăn lá. Cho nên người trồng phải thường xuyên phun thuốc, bắt sâu, tỉa bớt lá già để cho cây xanh tốt. Mỗi năm, cần đốn bớt một lần. Vài năm đốn đau (gần sát đất) một lần cho cây trẻ lại.

Cây hồng đang độ trổ hoa, ở đầu mỗi cành có nhiều nụ lớn bằng đốt ngón tay, được bao bọc trong một lớp đài hoa màu xanh nhạt. Những nụ chị, nụ em chi chít, âm thầm chuẩn bị đến ngày khoe sắc, khoe hương. Nụ hoa uống sương đêm và tắm ánh nắng mai, từ từ hé nở. Những cánh hoa đỏ thắm, trông đáng yêu vô cùng! Khi hoa nở khoe nhuỵ vàng tươi, toả hương thơm ngát, quyến rũ bướm ong. Những cánh hoa xinh xinh đáng yêu như đôi môi em bé.

Cây hoa hồng ra hoa quanh năm nhưng nở rộ nhất là vào mùa xuân. Sáng sớm, đứng ngắm những bông hồng mới nở, cánh đọng sương sớm long lanh, hương bay phảng phất, ta sẽ thấy lòng phơi phới một cảm xúc yêu đời. Tuổi trẻ mượn hoa hồng để bày tỏ tình yêu nồng nàn, tha thiết. Hoa hồng được tôn vinh là nữ hoàng của các loài hoa – mãi mãi làm đẹp cho cuộc sống của con người

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
23 tháng 2 2021 lúc 17:17

Tham khảo :

 

Với mỗi chúng ta, chắc hẳn mỗi người học trò nào cũng có những kỷ niệm về mái trướng, thầy cô và bè bạn, với tôi kỷ niệm ấy gắn với cây bàng ở sân trường có lẽ không bao giờ tôi quên được hình ảnh về cây bàng này.

Các bạn đã bao giờ tự hỏi về tổ tiên của loài bàng có từ đâu chưa? Tôi thì luôn thắc mắc và đi tìm câu trả lời. Theo như nghiên cứu của một số nhà khoa học bàng là một loài cây thân gỗ lớn sinh sống ở vùng nhiệt đới, thuộc họ Trâm Bầu. Nguồn gốc của loài này hiện vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi, nó có thể có nguồn gốc từ Ấn Độ, bán đảo Mã Lai hay New Guinea. Đến nay, cây bàng ngày càng trở nên phổ biến với nhiều nơi. Ở Việt Nam cũng thế, bàng được trồng cũng khá nhiều và phổ biến.

Bàng là loại cây thân gỗ, thường sống ở vùng nhiệt đới. Nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng rất thích hợp cho bàng phát triển. Bàng được trồng ở khắp mọi nơi đặc biệt là ở các trường học.  Bàng là loài cây có thể mọc cao tới 35 m, với tán lá mọc thẳng, đối xứng và các cành nằm ngang. Thân cây to, sần sùi nứt nẻ vì trải qua bao phong ba bão táp phải đối mặt với nắng mưa, dãi dầu vì sương gió. Khi cây già hơn thì tán lá của nó trở nên phẳng hơn để tạo thành hình dáng giống như cái bát trải rộng. Lá to, dài khoảng 15–25 cm và rộng 10–14 cm, hình trứng, xanh sẫm và bóng. Đây là loài cây có lá sớm rụng về mùa khô; trước khi rụng thì các lá chuyển màu thành màu đỏ ánh hồng hay nâu vàng, do các sắc tố. Lá bàng thay đổi theo các mùa trong năm. Nhìn vào lá bàng người ta có thể biết được đây là mùa nào. Rễ bàng ăn sâu xuống lòng đất hút chất dinh dưỡng để nuôi cây trưởng thành và phát triển. Nhiều người ít để ý đến hoa bàng, nhưng nó lại cũng rất đẹp. Hoa đơn tính cùng gốc, với các hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Cả hai loại hoa có đường kính khoảng 1 cm, có màu trắng hơi xanh, không lộ rõ, không có cánh hoa, chúng mọc trên các nách lá hoặc ở đầu cành. Hoa bàng rụng và mọc thành quả. Quả thuộc loại quả hạch , khi non có màu xanh lục, sau đó ngả sang màu vàng và cuối cùng có màu đỏ khi chín, chứa một hạt.

Các bạn đã biết gì về tác dụng của cay bàng chưa. Hãy cùng tôi tìm hiểu về những tác dụng của nó nhé. Nhất là đối với những học sinh, bàng là loài cây che bóng mát cho cả sân trường, các bạn có thể trò chuyện, tâm sự ngồi nghỉ giải lao dưới bóng cây. Không những thế bàng còn như người bạn để chia sẻ niềm vui nỗi buồn, dù không biết nói nhưng cũng phần nào nguôi đi rất nhiều. Hay nó cũng là chốn nghỉ chân của các bác nông dân đi làm đồng về. Bàng được trồng trong khu vực nhiệt đới như là một loại cây cảnh hay để lấy bóng râm nhờ tán lá lớn và rậm. Quả ăn được và có vị hơi chua. Hạt bàng thì dùng làm nguyên liệu để chế biến thành mứt. Gỗ có màu đỏ, rắn chắc và chống thấm nước khá tốt. Lá bàng vào mùa hè còn dùng để quạt như quạt mo rất mát. Bàng còn có tác dụng dùng để chữa bệnh mà í tai biết đến. Vỏ thân cây bàng được sử dụng trong ngành y học cổ truyền. Người ta dùng các lá bàng làm thuốc chữa các bệnh liên quan đến gan,sốt, viêm loét thâm chí còn dùng để chữa một số bệnh ung thư. Không những thế bàng còn đi vào thơ ca nhạc họa một cách rất tự nhiên, bàng gắn với những kỉ niệm của tuổi học trò, những bài hát rất hay như ‘‘ Mùa đông áo đỏ/Mùa hạ áo xanh/Cây bàng khi mở hội/Là chim đến vây quanh…’’

Cây bàng cứ thế trở thành loài cây gần gũi và gắn bó thân thiết với con người. Cây bàng mãi là người bạn tri kỉ thân thiết của tôi, luôn đồng hành cùng tôi trong những năm tháng cắp sách tới trường.

Phan Thị Khánh Ly
Xem chi tiết
Siêu Hacker
19 tháng 4 2016 lúc 17:45

a/ tỉ số % diện tích đất trồng cây cao su và diện tích đất trồng cây cà phê là :
               480 : 320 x 100 = 150%

b/ tỉ số % diện tích đất trồng cây cà phê và diện tích đất trồng cây cao su là :

               320 : 480 x 100 = 66.66%

                    đáp số : a/ 150%

                                b/ 66.66%

Võ Đông Anh Tuấn
19 tháng 4 2016 lúc 17:47

a) Diện tích đất trồng cây cao su bằng số phần trăm diện tích đất trồng cây cà phê là :

480 : 320 = 1,5 = 150%

b) Diện tích đất trồng cây cà phê bằng số phần trăm diện tích đất trồng cây cao su là :

320 : 480 = 0,6666 = 66,66 %

                                    Đáp số : a) 150%

                                                 b ) 66,66%

Võ Đông Anh Tuấn
19 tháng 4 2016 lúc 17:48

a) Diện tích đất trồng cây cao su bằng số phần trăm diện tích đất trồng cây cà phê là :

480 : 320 = 1,5 = 150%

b) Diện tích đất trồng cây cà phê bằng số phần trăm diện tích đất trồng cây cao su là :

320 : 480 = 0,6666 = 66,66 %

                                    Đáp số : a) 150%

                                                 b ) 66,66%

Đúng nha Phan Thị Khánh Ly

공원한 바오 hân
Xem chi tiết
Huy Phạm
19 tháng 9 2021 lúc 9:27

tham khảo

Cuộc sống là một dòng chảy với những tiến bộ, những đổi mới không ngừng với những sáng tạo, phát minh giúp ích cho con người trong mọi công việc. Với cuộc sống hiện đại, vật dụng làm từ cao su chẳng còn quá xa lạ nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về cây cao su, nguyên liệu tạo ra những sản phẩm ấy. Liệu chăng các bạn đã thực sự hiểu rõ về loài cây này? Hãy cùng tìm hiểu nhé! Cây cao su được biết đến là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đại kích. Cao su đem lại nguồn lợi nhuận kinh tế lớn, phần nhiều là do nhựa cây, hay còn được gọi là mủ cao su. Một cây cao su trưởng thành có thể cao tới 30 mét. Chỉ khi mới đạt đến độ tuổi 5,6 năm, cây cao su đã được người ta khai thác để lấy mủ. Nếu như các mạch nhựa mủ ở vỏ cây thường tạo thành một vòng xoắn ốc thì khi khai thác, người ta rạch những vết cắt vuông góc với mạch nhựa mủ với một độ sâu hợp lí để vừa làm nhựa mủ chảy ra nhưng đồng thời không gây tổn hại đến sự phát triển của cây. Hoạt động khai thác này nhiều khi được gọi là cạo mủ cao su. Dựa vào giống, địa điểm trồng, cách chăm sóc và khai thác, ta có thể nhận biết được lượng mủ cao su khai thác được. Một cây cao su trung bình có chu kỳ khai thác kéo dài từ 20 đến 25 năm. Tìm hiểu về đặc tính của cây cao su, ta cũng bắt gặp rất nhiều thông tin thú vị. Ngoại trừ ba tháng cây thay lá, khoảng thời gian còn lại trong năm ta đều có thể thu hoạch được nhựa mủ cao su. Vốn dĩ thời gian cây thay lá có một ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến sinh lý cây cũng như năng suất, nên cây thường được người ta khai thác từ tháng ba năm trước và kết thúc vào tháng một năm sau. Cây cao su mang bộ rễ cọc cắm sâu vào lòng đất để chống sự khô hạn, giữ vững thân cây và hấp thụ dinh dưỡng từ đất. Vỏ cây nhẵn, có màu nâu nhạt. Lá cao su thuộc loại lá kép, mỗi năm thay lá một lần nhưng lại có hoa đơn. Vùng nhiệt đới ẩm với nhiệt độ trung bình cao, mưa nhiều chính là nơi phù hợp nhất cho loài cây này phát triển. Trước đây, cây cao su thường được trồng và sinh trưởng tự nhiên bằng hạt nhưng do yêu cầu về chuyên canh, nhiều cây cao su hiện nay được nhân bản vô tính bằng phương pháp ghép mắt trên gốc cây sinh trưởng bằng hạt tự nhiên. Một điểm đặc biệt cần lưu ý về cao su là đây là một loài cây độc. Ban ngày hay ban đêm, việc trao đổi khí đều đem lại nguy hiểm cao nên mọi người thường tránh xây dựng, sinh hoạt trong rừng hoặc những khu gần rừng trồng cao su bởi vì cây hấp thụ oxi cao, dễ gây hiện tượng hiếm khí. Bên cạnh đó, mủ của cây cao su cũng là một chất lỏng rất độc có thể gây hại với môi trường, đặc biệt là nguồn nước tại những nơi khai thác hoặc gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bất cứ những ai tham gia khai thác lấy mủ cao su. Cây cao su cũng khá phổ biến ở Việt Nam, cây được trồng nhiều nhất tại vùng Tây Nguyên với khí hậu, đất đai phù hợp. Cây cao su là mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam, đem lại những giá trị kinh tế cao. Hiện nay, những sản phẩm làm từ cao su rất phổ biến và mủ cao su là nguyên liệu chủ lực để sản xuất nên cao su tự nhiên. Găng tay, lốp xe, đồ chơi…đó đều là những mặt hàng được làm rất nhiều từ cao su, đem lại lợi ích kinh tế cũng như nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người. Cho dù cây cao su có một vài những điểm trừ có thể gây hại cho con người, song sản phẩm làm từ nguyên liệu này vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, đồng thời góp phần vào quá trình phủ xanh đất trống đồi trọc không chỉ ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều vùng khác trên thế giới.

Hương Phùng
Xem chi tiết
nthv_.
24 tháng 9 2021 lúc 10:56

Tham khảo:

Ao rau muống, bè rau muống, món ăn rau muống... là hình ảnh thân thuộc, bìnhdị đối với mỗi con người Việt Nam chúngta. Câu ca xưa mẹ vẫn thường nhắc:"Cóao rau muống, có chum tương đầy,Anh chọn tháng ngày, tính chuyện trăm năm".Lá rau muống hình phễu dẹt, gần giống như lá khoai lang. Có 3 cách trồng: trồng trên cạn, phải tưới nước; trồng ở ruộng nước và trồng bè. Bè rau muống trên ao hồ, ngọn rau mọc dàivà phát triển rất nhanh. Có ngọn to bằng chiếc đũa và dài hàng mét. Rau muống có hai loại: rau muống trắng và rau muống tía.Rau muống tía là đặc sản của làng Dư Hàng Kênh; rau muống trắng Sơn Tây là ngon nhất. Lời truyển tụng đó đến nay có đúng nữa hay không?Rau muống có thể trồng và thu hoạch quanh năm. Nhưng raumuống xuân hè ngon hơn rau muống thu đông. Tục ngữ có câu:"Rau muống tháng năm, mẹ chồng ăn, nàng dâu nhịn,Rau muống tháng chín, mẹ chồng nhịn, nàng dâu ăn".Để già, rau muống ra hoa, tự như cái chuông nhỏ xinh xinh màu tím nhạt. Hoa rau muống cũng giống hoa khoai lang về dáng, về màu sắc.Rau muống làm được nhiều món ăn. Ngọn rau muống hái về, lá già, lá sâu và phần cuối để làm thức ăn cho lợn; phần non có thể xào với dầu mỡ, nấu canh với gừng với tôm, cua đồng, có thể luộc. Món nộm rau muống đều được nhiều người ưa thích. Rau muống đã bao đời nay chỉ là món ăn dân gian:"Anh đi anh nhớ quê nhà,Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương".Đi học về, nhìn thấy trên mâm cơm gia đình có đĩa rau muốngluộc xanh ngát, có đĩa rau muống xào đẫm mỡ, điểm những lát tỏi trắng ngần, có bát nước rau muống luộc vắt chanh... mới thấy hết bàn tay nội trợ khéo léo, và tình thương chồng thương con của mẹ hiền.  Nghe người ta nói ở các thành phố hiện nay, rau muống, rau lang đã được lên "ngôi", trở thành món ăn đặc sản của các nhà hàng, khách sạn?Ở các chợ quê, rau muống rất rẻ, chỉ hai, ba hoặc năm trăm đồng đã có thể mua được một bó to.Ngày nay, mâm cơm nhiều gia đình đã có thịt cá, và các món ăn giàu chất đạm. Nhưng rau muống vẫn là món ăn không thể thiếu được trong số đông các gia đình Việt Nam chúng ta. Rau muống dễ trồng, giá rẻ, được nhiều người ưa chuộng.Màu xanh, vị ngọt đậm của rau muống, vị chua, ngọt, thơm cay của đường, dấm, ớt, vị béo bùi của lạc rang trên đĩa nộm rau muống, ai có thể quên?
Hoàng Minh Nguyệt
Xem chi tiết