Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Huyền Diệu
Xem chi tiết
bùi thị diệu hương
27 tháng 1 2018 lúc 22:28

Ôi!quê hương,hai tiếng gọi sao mà tha thiết.Ôi! bao cảnh đẹp nơi nông thôn dân dã .Ai đã từng sinh ra và lớn lên trong cảnh đồng lúa mênh mông,cánh cò bát ngát,dưới những cánh diều đầy màu sắc của đồng quê...thì có lẽ sẽ không bao giờ quên được những phút giây đó,những kỉ niệm đẹp đẽ đó.Nhìn thấy những cánh đồng chạy xa tít tắp tới tận chân trời đó với màu vàng ươm của lúa chín sắp đến ngày gặt hái. Dưới ruộng lúa,nhìn thấy những đàn cò trắng phau đang mò con ốc con cua.Trên bờ đê,nhìn thấy những đàn trâu thung thăng gặm cỏ .Nhìn thấy những bãi cỏ xanh mơn mởn đang trải dài đôi tay đón những đàn trẻ mục đồng.Nhìn thấy những cánh diều chắp cánh ước mơ tuổi thơ.Tất cả những đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp dịu dàng,giản dị mà đầy thân thuộc của làng quê.Đẹp đẽ và đầy màu sắc.

k nha!!!

Hoa Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Yến Như
24 tháng 8 2016 lúc 13:29

“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niêm hoang mang của buổi tưu trường” là những dòng cảm xúc còn đọng mãi trong lòng người đọc về truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh. Với ngòi bút đậm chất thơ nhẹ nhàng, lâng lâng, Thanh Tịnh đã khéo léo đưa người đọc ngược về với những khoảnh khắc tựu trường lần đầu tiên ấy. Tác giả đã khắc họa tinh tế cảm xúc nhân vật “tôi” một cách chân thực mà đầy xúc động.

“Tôi đi học” của Thanh Tịnh như một bản tự vấn tâm trạng, cảm xúc của chính tác giả khi mùa thu về, hồi tưởng lại khoảnh khắc ngày xưa ấy. Là ngày đầu tiên cắp sách tới trường với bao nhiêu dòng cảm xúc bâng khuâng, xa lạ.

Một lối viết giản dị, nhưng đầy lôi cuốn Thanh Tịnh đã đưa người đọc vào một không gian trong lành và dịu êm nhất. Nhân vật tôi hoài tượng lại và “không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

Thật vậy, dòng cảm xúc từ trái tim lan tràn ra bên ngoài nghẹn ngào ở cổ họng khi nhớ về những ngày tháng đó.

Trong dòng hoài tưởng, “tôi” đã lâng lâng với khung cảnh của mùa thu “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học”. Có lẽ ít ai có thể quên đi được giây phút đầu tiên nép sau lưng mẹ đến trường, và nhân vật “tôi” cũng vậy. Cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên và đầy xúc động, gieo vào lòng người đọc những bồi hồi khó quên.

Có một sự thay đổi lớn trong chính suy nghĩ và hành động “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa”. Điều này chứng tỏ nhận thức của nhân vật “tôi” đã thực sự trưởng thành và lớn lên nhờ việc: Hôm nay tôi đi học.

Bằng cách diễn tả tâm lí nhân vật tinh tế, đầy lôi cuốn, tác giả đã tái diễn lại đoạn hội thoại giữa “tôi” và mẹ trong ngày đầu đến trường. Những ý nghĩ vừa ngây ngô vừa dễ thương khiến cho người đọc không thể nào quên được.

Cảm xúc của nhân vật “tôi” khi được đặt chân đến ngôi trường làng Mỹ Lý được tác giả tái diến chân thực, sinh động, giàu cảm xúc. Và lại có thêm một sự thay đổi, một sự so sánh giữa khoảng thời gian trước khi đi học. Chính sự so sánh sự khác nhau này khiến nhân vật “tôi” trưởng thành hơn. Ngôi trường trong mắt của cậu bé “trường mỹ lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Âp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ”. Liệu rằng nhân vật ‘tôi” lo sợ điều gì? Có lẽ lo sợ vì những năm tháng ngồi trên ghé nhà trước có học tốt không, có vi phạm điều gì không và rất nhiều điều nữa. Một sự chân thật đến tinh nghịch.

Nhân vật “tôi’ đã tinh tế quan sát xung quanh “chung quanh những cậu bé vụng về lúng túng như tôi, các cậu chỉ theo sức mạnh dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa. Vì hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tưởng…” Hình như tâm trạng của những cậu bé lần đầu tiên đi học đều như nhau, ngơ ngác và sợ hãi.

Tuy nhiên hình ảnh thầy hiệu trưởng “hiền từ và cảm động” khiến cho nhân vật “tôi” và những cô cậu học trò khác cảm thấy yên tâm hơn. Hình ảnh thấy và tiếng trống trường trong buổi đầu tiên đi học đánh dấu một bước ngoặc mới trong cuộc đời của các em.

Đặc biệt “bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước” của người mẹ đã khiến cho nhân vật “tôi” can đảm và tự tin hơn. Những giọt nước mắt, những tiếng khóc thút thít ấy có lẽ là những khoảnh khắc neo giữ mãi trong lòng nhân vật “tôi”,hay nói đúng hơn là lòng tác giả một cách chân thực và sâu sắc nhất.

Hình ảnh tuổi thơ lúc ấy bỗng nhiên ùa về “tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỉ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy trong tâm trí thôi. Nhưng tiếng phấn của thày gạch mạnh trên bảng đen đưa tôi về cảnh thật”. Một dòng suy nghĩ trong sáng và đáng trân trọng của cậu bé sắp phải bước sang giai đoạn mới trong cuộc đời vì bài tập viết : Tôi đi học.

Thanh Tịnh như một con người chèo lái con thuyền cảm xúc, đưa người đọc trở về với những kí ức của ngày đầu tiên đi học. Lời văn mượt mà, nhẹ nhàng và sâu sắc đã khiến người đọc không thể quên được năm tháng đó.

Hoa Nguyễn tham khảo bài này nha

Cúncon Đángyêu
24 tháng 8 2016 lúc 19:43

câu giống câu hỏi của tớ mn viết đoạn văn 14 đong đc ko

nghi phương
Xem chi tiết
minh nguyet
28 tháng 11 2021 lúc 15:46

Em tham khảo:

Gắn liền với em suốt 5 năm học cấp 1 có lẽ là chiếc bút máy thân yêu. Chị bút máy có thân thon thả và thẳng tắp, chị có một cái nắp đậy màu hồng rất dễ thương. Ngày ngày chị cùng em viết lên những nét chữ duyên dang và đẹp đẽ. Khi hết mực, em chỉ cần bơm mực để bổ sung năng lượng cho chị. Vì chị bút tốt như thế, đến bây giờ lên lớp 7 tuy em không viết chị được nữa nhưng chị vẫn nối tiếp nghề nghiệp của mình với em gái của em. Chị vẫn tận tình, tỉ mỉ viết lên từng nét chữ đáng mến. Tuy bây giờ chị không còn đẹp như xưa nhưng em sẽ mãi mãi trân trọng và nâng niu chị. Em rất yêu quý chiếc bút máy của em.

☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
28 tháng 11 2021 lúc 15:46

Tham khảo:

Trong cuộc đời của mỗi học sinh, vật dụng đã gắn liền với ta qua 12 năm tuổi học trò là cặp sách. Để đựng đồ dùng học tập thì đâu thể thiếu cái cặp sách luôn luôn bên mình. Cũng vì vậy, không cần phải cầm trên tay để rồi bị mỏi tay, không viết bài được và kết quả là mất kiến thức cơ bản. Chỉ một sai lầm nhỏ nhoi cũng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Do đó, nó là một người bạn thiết yếu và vô cùng quan trọng.

Năm tôi học cấp 1, bố tôi vì thường xuyên đi công tác ở nước ngoài nên đã gửi cho tôi một món quà. Tôi đã rất hồi hộp và háo hức trước khi mở món quà ấy. Và đó chính là một cái cặp màu đen xen lẫn trắng. Dù nó không có nhiều màu sắc sặc sỡ như những chiếc cặp mà mẹ tôi mua, nhưng đối với tôi thì nó rất đẹp. Chiếc cặp được thêu trái tim nhỏ bằng chỉ trắng ở bên trái rất chắc chắn. Lúc đầu, tôi chạm vào hai cái quai cặp, cảm giác sự mềm mại truyền đến tay tôi, cho nên lúc đeo vào, đôi vai không bị sự nặng nề của những cuốn sách học mà thay vào đó là sự thoải mái. Trông chiếc cặp nhỏ lại có nhiều ngăn, rất tiện cho việc xác định đồ vật mà không bị nhầm lẫn. Còn ngăn bên hông là để đựng chai nước, nếu nước có bị chảy ra ngoài cũng không lo bị ướt sách vở. Nhưng lại tốn mất nhiều thời gian hong khô. Vì cho cái cặp được giữ lâu, bền vững, trong khả năng của tôi chỉ có thể để nó không bị dính bẩn bởi đất hay bùn, giữ thật gọn gàng và sạch sẽ.

Cho dù bây giờ, tôi vẫn còn buồn vì hồi còn thời tuổi thơ không hiểu chuyện khiến chiếc cặp bị hỏng, tôi tiếc vì chiếc cặp vốn gắn bó với tôi suốt 3 năm phải rời xa. Ngày đầu tiên tôi mang chiếc cặp cũng chính là món quà đầu tiên ba tặng cho tôi.

nguyenngocquynhmai
Xem chi tiết
Phạm Quỳnh Anh
9 tháng 3 2016 lúc 10:31

   Những người dân trên biển luôn phải lao động gian khổ, khó khăn cũng như rất nguy hiểm. Nhưng có một người làm em khâm phục là Châu Hòa Mãn - anh hùng đảo Cô Tô. Châu Hòa Mãn là một người thanh niên khỏe mạnh. Anh có bắp thịt cuốn cuộn. Giọng nói trầm ấm cùng tác phong hòa nhã, thân thiện nên trông anh càng dễ mến. Hòa Mãn cũng như những ngư dân khác, hằng ngày anh ra khơi. Có hôm được mẻ cá nào lớn thì về nhà sớm để vợ chồng cùng ăn. Nhưng cũng có hôm anh đi tận mười ngày. Anh bảo: Đi khơi xa phải cho nước ngọt và sạp để dành uống chứ không được vo gạo nấu cơm. Nghe anh nói thế tôi càng thương anh hơn. Thương cho người ngư dân nghèo, chất phác. Th61 mà anh được mệnh danh là anh hùng lao động ngành như nghiệp, thật đáng khâm phục.

Nguyễn Lê Mai Thảo
11 tháng 3 2016 lúc 20:03

th61 là gì vậy bạn

 

Nguyễn Phương Thảo
11 tháng 3 2016 lúc 20:13

hehe

Lương Thùy Linh
Xem chi tiết

Cảnh một buổi mai “đầy sương thu và gió lạnh”, mẹ “âu yếm” dẫn con trai bé nhỏ đi đến trường trên con đường làng thân thuộc “dài và hẹp”. Cảnh mấy cậu học trò nhỏ “áo quần tươm tất, nhí nhảnh” gọi tên nhau, trao sách vở cho nhau xem. Con đường tựu trường của tuổi thơ đông vui như ngày hội. Cảnh sân trường Mĩ Lí “dày đặc cả người”, tất cả đều áo quần “sạch sẽ”, gương mặt “vui tươi và sáng sủa”. Cảnh học trò mới “bỡ ngõ đứng nép bên người thân”, “ngập ngừng e sợ”.  “Một mùi hương lạ xông lên trong lóp”, một con chim đến đậu bên cửa sổ lớp học, rụt rè hót rồi vỗ cánh bay cao, cảnh bàn ghế, những hình treo trên tường… đều làm cho chú học trò bé nhỏ ngỡ ngàng “mới lạ và hay”.
 
Chất thơ tỏa ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt “hiền lạ” của ông đốc đến hình ảnh thầy giáo lớp Năm đón 28 học trò mới với “gương mặt tươi cười”.
 
Chất thơ là lòng mẹ hiền rất thương yêu con. Bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ: “Mẹ tôi ân cân nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng ; bàn tay mẹ cầm thước bút cho con lúc đứng xếp hàng, đứa con cảm thấy “có một bàn tay dịu dàng” của mẹ đầy con tới trước như khích lệ.
 
Lúc đứa con trai bé bỏng ngơ ngác thì bàn tay mẹ hiền “một bàn tay quen nhẹ miết mái tóc” con. Có thể nói hình tượng bàn tay mẹ hiền được thể hiện một cách tinh tế.
 
Chất thơ của truyện “Tôi đi học” còn được thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thi vị, ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm. Đọc hai câu văn đầu truyện ta cảm nhận chất thơ ấy mà lòng xúc động bâng khuâng:
 
Chất thơ được thể hiện cả ở nội dung và hình thức của văn bản.
 
“Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đảng”…
 
Thật vậy, ‘Tôi đi học” là những dòng hồi ức về ngày tựu trường của tuổi thơ rất thơ và xúc động.

nghi phương
Xem chi tiết
Minh Hồng
28 tháng 11 2021 lúc 15:38

Tham khảo

Có thể, trên thế giới này, người quan trọng nhất của con là mẹ. Mẹ trong tim của con là một thiên thần tốt bụng. Mẹ vừa làm mẹ, vừa làm cha gánh trên vai mình bao nhiêu là khó khăn nhưng không hề tha thở gì. Tuy mẹ không hền nói cho con biết những điều đó nhưng trên khung mặc mẹ đã nói hết cho con. Mặt đen rạm, hốc hác đi và dáng người ốm o vì mưa nắng chén cơm chiều. Còn con, con thật hư phải không mẹ ? Con không thể phụ giúp gì cho mẹ cả. Con không thể bao đền công ơn của mẹ thì mẹ đã đi xa con rồi. Con không thể cho mẹ một giấc ngủ bình an như mẹ đã cho con. Con không thể cho mẹ cuộc sống an nhàn. Nhưng sao mẹ không trách con, sao vẫn thương con, an ủi con,... mà vẫn nói là con ngoan con giỏi rồi ? Nhưng giờ thì con đã hiểu rồi, con cảm ơn mẹ nhiều lắm ! Thì ra, mẹ chỉ mong rằng con sẽ học thật giỏi để sau này không khổ, không cực như mẹ. Tôi mong, những ai còn mẹ thì ngay bây giờ hãy ôm mẹ và nói cảm ơn vì những gì mẹ đã làm cho ta và xin lỗi khi làm mẹ khóc vì nước mắt người mẹ toàn rơi vì con mình. Mẹ ơi, trên trời mẹ hãy nhìn con, dõi theo con, con sẽ không phụ lòng mẹ đâu, mẹ yêu !

minh nguyet
28 tháng 11 2021 lúc 15:39

Em tham khảo: (Đoạn này em chép vào vở cũng sẽ tầm 20 dòng em nhé)

Trên thế gian này, mẹ chính là người phụ nữ quan trọng nhất của con. Từ khi con sinh ra, tuy phải chịu bao nhiêu cơn đau về thể xác nhưng mẹ vẫn nở nụ cười thật dịu dàng cùng đôi bàn tay ấm áp ôm con vào lòng. Đối với con, mẹ giống như một thiên thần tốt bụng luôn chăm sóc, bảo vệ và che chở cho con trước mọi khó khăn của cuộc đời. Dường như da mặt của mẹ đã đen rạm đi, hốc hác hơn trước. Mái tóc mẹ vàng hoe vì những chuỗi ngày dài lam lũ cơ cực mẹ phải làm việc dưới trời nắng. Đôi mắt của mẹ thật hiền từ, chất chứa bao yêu thương, luôn tiếp cho con niềm tin vào cuộc sống ngày mai. Con yêu nhất đôi bàn tay mẹ, đôi bàn tay đã tần tảo không ngại nắng mưa nuôi dưỡng con đến ngày hôm nay. Vậy mà, con chẳng thể làm gì để báo đáp công lao trời bể của mẹ. Con không thể cho mẹ một giấc ngủ bình yên như mẹ đã cho, không thể cho mẹ một cuộc sống an nhàn hay một niềm vui bé nhỏ nhưng mẹ vẫn luôn yêu thương con, an ủi con, động viên con và luôn đồng hành cùng con trong từng bước chân của cuộc đời. Con chỉ muốn nói với mẹ rằng "Con yêu mẹ!''

phạm thanh trúc
Xem chi tiết
Dương
24 tháng 4 2020 lúc 10:18

Bạn tham khảo nhé :

Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy vẫn được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.
Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.

Chúc bạn học tốt !

Khách vãng lai đã xóa
phan nguyễn nhật lan
Xem chi tiết
Chipu khánh phương
6 tháng 7 2016 lúc 17:53

Dế Mèn phiẽu lưu kí là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Ngay từ khi mới ra đời, truyện đã thu hút sự chú ý của độc giả và được trẻ thơ Việt Nam rất mến mộ. Trong đó, chương I: Tôi sống độc lập từ thuở bé - Một sự ngộ nghĩnh đáng ân hận suốt đời (Bài học đường đời đầu tiên) là được yêu thích nhất bởi lối kể “tự truyện” và một ngôn ngữ kể phù hợp với ngôn ngữ trẻ thơ. Đoạn trích kể về một chú Dế Mèn sớm có ý thức tự lập, ham muốn làm việc, có bản lĩnh và cá tính mạnh mẽ, sống bên cạnh đó cũng có không ít những sở thích ngông cuồng của tuổi trẻ. Trả giá cho sự “ngỗ nghịch” ấy là nỗi “ân hận” suốt đời của Dế Mèn.

Sau khi sinh ra được ba ngày, tối hôm đó Dế Mèn rời xa mẹ. Chú không sợ cũng không buồn, chú thầm cảm ơn mẹ đã tạo điều kiện cho chú được sống độc lập. Chú khoan khoái vì được sống tự do, tha hồ thoả mãn tính hiếu động của mình. Mới đến hang, chú ta đã sục sạo khắp nơi, xem xét cẩn thận chỗ ở, nhìn ngắm trời đất. Thích thú, chú cao hứng gáy lên mấy tiếng rõ to như để tuyên bô" cuộc sống độc lập của mình bắt đầu và gửi lời chào đến tất cả cư dân vùng đầm nước ấy. Quả là một chú dế rất đáng yêu.

Dế Mèn rất ham làm việc và có ý thức làm việc để chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống độc lập của mình. Chú làm việc suốt ngày đến tận chập tối mới ngơi tay. Mèn hay lam hay làm, cần cù như một người lao động thực thụ, với cả bản tính lo xa như các cụ già trong họ. Thật đáng khâm phục. Tuy còn nhỏ, nhưng Dê Mèn đã tỏ ra là một chàng dế có bản lĩnh. Mèn không ngừng luyện tập và trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, dáng vẻ oai vệ. Đoạn văn miêu tả hình dáng, cử chĩ của Dế Mèn thật sinh động, cụ thể, phù hợp với cách nhìn của trẻ em về thế giới loài vật.

Lê Nguyên Hạo
6 tháng 7 2016 lúc 17:54

Dế Mèn có tính hung hăng, hống hách,tự đắc,kiêu ngạo,.... đã gây ra cái chết cho Dế Choắt và rồi ân hận về việc làm của mình.

tiểu thư họ nguyễn
6 tháng 7 2016 lúc 19:52

Cảm nhận của em sau khi học đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên thuộc chương I tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà vãn Tô Hoài.

Bài làm

Dế Mèn phiẽu lưu kí là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Ngay từ khi mới ra đời, truyện đã thu hút sự chú ý của độc giả và được trẻ thơ Việt Nam rất mến mộ. Trong đó, chương I: Tôi sống độc lập từ thuở bé - Một sự ngộ nghĩnh đáng ân hận suốt đời (Bài học đường đời đầu tiên) là được yêu thích nhất bởi lối kể “tự truyện” và một ngôn ngữ kể phù hợp với ngôn ngữ trẻ thơ. Đoạn trích kể về một chú Dế Mèn sớm có ý thức tự lập, ham muốn làm việc, có bản lĩnh và cá tính mạnh mẽ, sống bên cạnh đó cũng có không ít những sở thích ngông cuồng của tuổi trẻ. Trả giá cho sự “ngỗ nghịch” ấy là nỗi “ân hận” suốt đời của Dế Mèn.

Sau khi sinh ra được ba ngày, tối hôm đó Dế Mèn rời xa mẹ. Chú không sợ cũng không buồn, chú thầm cảm ơn mẹ đã tạo điều kiện cho chú được sống độc lập. Chú khoan khoái vì được sống tự do, tha hồ thoả mãn tính hiếu động của mình. Mới đến hang, chú ta đã sục sạo khắp nơi, xem xét cẩn thận chỗ ở, nhìn ngắm trời đất. Thích thú, chú cao hứng gáy lên mấy tiếng rõ to như để tuyên bô" cuộc sống độc lập của mình bắt đầu và gửi lời chào đến tất cả cư dân vùng đầm nước ấy. Quả là một chú dế rất đáng yêu.

Dế Mèn rất ham làm việc và có ý thức làm việc để chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống độc lập của mình. Chú làm việc suốt ngày đến tận chập tối mới ngơi tay. Mèn hay lam hay làm, cần cù như một người lao động thực thụ, với cả bản tính lo xa như các cụ già trong họ. Thật đáng khâm phục. Tuy còn nhỏ, nhưng Dê Mèn đã tỏ ra là một chàng dế có bản lĩnh. Mèn không ngừng luyện tập và trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, dáng vẻ oai vệ. Đoạn văn miêu tả hình dáng, cử chĩ của Dế Mèn thật sinh động, cụ thể, phù hợp với cách nhìn của trẻ em về thế giới loài vật.

 

Cuộc sống ở xóm quanh bờ ruộng diễn ra thật vui vẻ: đêm đến, họ nhà Dế rủ nhau đàn hát, nhảy múa, ăn sương đọng, cỏ ướt. Nhưng những niềm vui chỉ có thể thoả mãn những tâm hồn ưa bình yên, giản dị, ít khát vọng. Còn Dế ta, vốn hiếu dộng, thích cuộc sống - phóng khoáng, mạnh mẽ, luôn luôn mới mẻ, vì thế chú thấy nhàm chán dần. Nỗi chán chường vì cuộc sống cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu đó chính là niềm thôi thúc Dê Mèn sau này tiến hành một cuộc phiêu lưu vô cùng hấp dẫn nhưng đầy mạo hiểm. Những ngày sống quanh quẩn bên đầm nước toàn gặp những khuôn mặt quen thuộc, chưa thấy ai tài giỏi hơn mình, cũng làm cho Dế Mèn nảy sinh những tính cách khác thường.

Dế Mèn tự say sưa ngắm mình trong tư thế đi đứng oai vệ, sợi râu dài một vẻ rất đỗi hùng dũng, tự thoả mãn với tiếng phành phạch giòn giã của đôi cánh. Vậy nên chú càng ngày càng cho mình là giỏi, là tay ghê gớm, là sắp đứng dầu thiên hạ, càng trở nên hung hăng hống hách. Mèn cà khịa, bắt nạt, trêu chọc tất cả bà con trong xóm. Cái tính khí ngỗ ngược, trẻ con ấy khiến Dế Mèn từ một chú dế đáng yêu trở thành một kẻ đáng ghét làm sao! Chẳng ai nói ra, nhưng có lẽ cả cái xóm bờ đầm đều nghĩ thế. Đỉnh điểm của trò ngỗ ngược, nghịch ranh là chuyện đến trêù chị Cốc dẫn đến cái chết thê thảm của Dế Choắt.

Kể về sự việc này, ngòi bút của Tô Hoài thật tinh tế khi miêu tả diễn biến, thái độ và tâm lý nhân vật. Lúc đầu Dế Mèn huênh hoang trước Dế Choắt: Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gi? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa! Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này. Sau đó Dế Mèn chui tọt ngay vào hang yên trí với nơi ẩn nấp kiên cố của mình. Tôi... lèn giường nằm khểnh, bắc chân chữ ngủ.... Nhưng khi Dế Choắt bị Cốc mổ thì núp tận đáy đất mà tôi cũng thiếp, nằm im thin thít, cho đến khi biết chị Cốc đi rồi, tôi mới mon men bò lên. Đến đây, có lẽ người đọc đều chung một suy nghĩ: “đồ hèn nhát”. Tô Hoài đã thành công trong việc khắc họa tính cách nhân vật và để lại một ấn tượng về nhân vật của mình.

Sự việc đau lòng này đã làm cho Dế Mèn tỉnh ngộ và nhận ra cái xấu, cái tai hại của những cử chỉ ngông cuồng, ngu dại của mình. Dế Mèn thấy mình ích kỷ. Những lời trăng trối của Dế Choắt được coi là bài học sâu sắc, bài học đầu tiên trong đời Dế Mèn: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi củng mang vạ vào mình.

Dể Mèn phiếu lưu kí của Tô Hoài là truyện “đồng thoại” chứ không phải truyện ngụ ngôn. Nhưng tác giả đã thông qua truyện về thế giới loài vật, lồng vào đó những bài học triết lí nhân sinh sâu sắc, không kém gì truyện ngụ ngôn. Thông qua những trò nghịch tinh quái, những tâm tư tình cảm của Dế Mèn, nhà văn đã khéo đưa câu chuyện (đặc biệt ở chương I) những bài học về cách sống của mình: không nên làm những việc ngu dại, ngông cuồng chỉ để thoả mãn tính hiếu thắng, tính ích kỷ của mình; phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu sót của mình... Những bài học đạo lý ấy vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc, thấm thìa. Vì vậy tác phẩm không chỉ có giá trị đối với thiếu nhi Việt Nam, mà còn được tuổi thơ các nước Nga, Ru- ma-ni, Ba Lan, Ấn Độ, Nam tư, Đức, Pháp... rất yêu chuộng.



 

Nguyễn Thùy Linh
Xem chi tiết
Di Lam
1 tháng 10 2016 lúc 6:24

Ngồi 1 mk trong căn phòng nhà ngoại, nhìn mưa bay bay...Tôi thấy mk nao nao rống vắng...Những giọt mưa cứ rơi, rơi mãi và trong giọt mưa ấy, tôi thấy bóng dáng mẹ như con cò lướt thướt đi kiếm mồi cho con.

Ký ức chợt trở về trong 1 cơn mưa...Hôm đó, tôi đang chơi ném đá(chọi đá)với lũ bạn ngoài đồng. Mải chơi, tôi chọi ngay viên đá lớn vào 1 em nhỏ đi ngang. Em bé khóc lớn. Trong khi đó tôi lại hèn nhát chạy về nhà. Chiều. Đúng như tôi nghĩ. Mẹ gọi tôi đến và mắng tôi rất lớn tiếng. Cho là mẹ ghét mk, sau khi cơm nc xong, tôi lén bỏ đi chơi, cũng chỉ muốn biết mẹ lo lắng cho mk hay ko. Hơn 10h, tôi mới chuẩn bị về nhà.Đi đến 1 quán ven đường, trời bỗng đổ mưa...Tôi quyết định đợi khi nào tahj mưa sẽ về...Đã 11h rồi! Không thê tiếp tục đợi đk. Tôi lấy hết sức chạy thật nhanh nhưng  cuối cùng vẫn ướt nhẹp. Tôi bước lên thềm cửa. Qua khe cửa, tôi thấy mẹ đang ngồi khâu áo, thỉnh thoảng lại nhìn ra cửa xem tôi đã về chưa...Xung quanh tôi lúc này chỉ còn tiếng mưa rơi, tiếng côn trùng nỉ non như trách móc giận hờn. Tôi đứng lặng 1 lúc lâu. Thấy mẹ như vậy, tôi cảm thấy thương mẹ vô cùng. Tôi chạy vào nhà, ôm lấy cổ mẹ, vừa ns vừa khóc: Con xin lỗi mẹ...Mẹ tha lỗi cho con...Cho đứa con hư hỏng này...Mẹ xoa đầu tôi, cười: Quan trọng là con nhận ra lỗi lầm của mk...Nhưng mọi chuyện vẫn chưa dừng lại. Nửa đêm hôm đó, tôi ốm nặng, có lẽ là do đi mưa về. Mẹ vội vàng đi mua thuốc cho tôi,nấu cháo cho tôi ăn...Nhưng ko hiểu sao tôi ko muốn ăn. Mẹ dỗ dành tôi, tôi hét lớn: Mẹ muốn ăn thf ăn đi mẹ đừng có ác với con như thế. Mẹ tôi cười: Vậy thì 2 mẹ con mk cùng ăn nhé! _Tôi im lặng. Tôi vẫn ko chịu ăn. Mẹ cứ nói đi ns lại...Tôi vô ý hất tay  làm chiếc bát trên tay mẹ rơi xuống sàn.Cháo bốc khói, lênh láng khắp mặt đất. Tôi kéo chăn, mặc mẹ muốn làm j thiflamf....

Sáng hôm sau, khi thức dậy, tôi thấy mk đang nằm trong viện. Mệt quá! Tôi cố gượng dậy. Nhưng ng đầu tiên tôi nhìn thấy lại ko fai là mẹ. Đó là cô tôi. 1 câu hỏi thác mắc hiện ra trong đầu tôi: Mẹ mk đâu rồi nhỉ??? Tôi hỏi cô: Mẹ cháu đi đâu thế cô? - Đêm qua cháu sốt cao, mẹ cháu ko mặc áo mưa hay j cả, chỉ vội vàng che cho cháu rồi đưa cahus vào viện. Vậy nên giờ lại ốm, ddc mn đưa sang phòng khác để khám rồi. Tôi thấy rõ ràng tất cả nh vc này là do mk...Sau đó, tôi hỏi phòng mẹ tôi và đến thăm. Mẹ tôi ốm mà gầy đi nhiều quá! Mạt mẹ xanh xao, phờ phạc...Nước mắt tôi rơi lã chã...

 

Họ Phạm
2 tháng 10 2016 lúc 10:24

Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” - câu tục ngữ này luôn đúng trong mọi thời đại. Dù theo thời gian, những quan niệm về chuẩn mực của người phụ nữ có nhiều thay đổi thì phụ nữ vẫn là người thắp lửa trong gia đình, vẫn là người có tác động đặc biệt quan trọng đối với mỗi thành viên trong gia đình, nhất là đối với con cái của họ.

Từ xa xưa, việc chăm lo gia đình, nuôi dạy con cái đã là thiên chức của người mẹ. Niềm hạnh phúc vô bờ bến của mỗi người phụ nữ đó là được làm mẹ, được chăm sóc cho những người mình yêu thương. Điều đó không hề thay đổi theo tiến trình lịch sử, dù quan niệm của mỗi thời đại có khác nhau đi chăng nữa.

Ai đã từng làm mẹ sẽ cảm nhận sâu sắc về tình yêu thương, sự nhọc nhằn, hy sinh, tảo tần nuôi con khôn lớn của người mẹ. Mẹ là người mang nặng đẻ đau và nuôi con khôn lớn nên người. Chín tháng mười ngày nuôi dưỡng những bào thai, khi con mẹ cất tiếng khóc chào đời dù đang trong cơn đau đớn để cho con ra đời nhưng mẹ vẫn mỉm cười hạnh phúc. Không quản ngày đêm, mẹ chăm lo cho con từng miếng ăn giấc ngủ. Nhà thơ Trần Quốc Minh đã có những câu thơ ngọt ngào và sâu lắng nhất khi nói về tình cảm, tấm lòng của người mẹ dành cho con:
Mẹ không chỉ là người đã cho con một hình hài và nuôi dưỡng con nên người mà mẹ còn là cô giáo đầu đời của con.

Mẹ đã phải dành rất nhiều thời gian luôn bên con để cùng con đọc sách, nói chuyện, cười đùa, mẹ dạy con học chữ, dạy con học hát, dạy con đạo lí làm người. Với tâm tình dịu hiền, đảm đang, người mẹ dạy con mình nên người, biết sống theo đạo lí với bản chất lương thiện. Niềm hạnh phúc của người mẹ là mong muốn được nhìn thấy con mình trở thành những người hữu ích cho gia đình, quê hương và xã hội.

Trong gia đình, thường thì người cha giáo dục con cái về chí hướng, sự nghiệp và nghị lực; còn người mẹ thường thiên về bồi dưỡng tâm hồn và tình cảm cho con. Nhờ công lao sinh thành, dưỡng dục của những người mẹ hiền, nhiều người con đã thành đạt, hiển vinh, nhiều người con đã thành những anh hùng, thậm chí đã trở thành thiên tài. Một văn hào đã từng nói: “ Không có phụ nữ thì không có người mẹ. Không có người mẹ thì không có các anh hùng”.

Một gia đình có nề nếp, gia phong thì cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo. Trong đó, vai trò giáo dục con cái vẫn thuộc về người mẹ đúng như câu tục ngữ mà dân gian vẫn lưu truyền: “Phúc đức tại mẫu”. Dù trong mọi hoàn cảnh nào, mẹ vẫn luôn là người bao dung, che chở, dõi theo bước con đi. Trên bước đường thành công của con mẹ luôn là hậu phương, là chỗ dựa vững chắc nhất của con về mọi mặt. Mẹ luôn là bờ vai ấm áp để cho con tựa vào, mỗi lúc con vui mẹ vui cùng con, lúc buồn con sà vào lòng mẹ để được mẹ ôm ấp, vỗ về, động viên: con mẹ hãy mạnh mẽ lên và tiếp bước trên con đường tương lai. Những gì mẹ dành cho con, những gì mẹ dạy cho con sẽ là hành trang con mang theo suốt cuộc đời. Mẹ là người thầy đầu tiên và cũng là người thầy suốt đời của con.

Ngày nay, vai trò của người mẹ càng được đề cao. Mẹ không chỉ là người mẹ hiền đảm đang, gìn giữ hạnh phúc gia đình mà còn là những nhà khoa học, những vị lãnh đạo, những cán bộ có năng lực…Chính vì thế, ảnh hưởng của người mẹ đối với việc giáo dục con cái cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Con cái chính là tấm gương phản ánh thực trạng đạo đức, nếp sống mỗi gia đình, của việc giáo dục con cái của những bậc làm cha, làm mẹ. Xã hội phát triển khi có những gia đình tốt, những công dân tốt. Hạt nhân đó chính là thành quả do những người cha, người mẹ gây dựng nên. Đặc biệt, bàn tay người mẹ chăm sóc, gieo trồng cho những hạt giống đó được đâm chồi, nảy lộc và tỏa sáng.