Làm thế nào để nhận biết khi nào cần dùng hóa trị I, II, III,..
VD: CO2; CO3;H2SO4;....
biết sắt có 2 hóa trị 2 và 3,làm sao để nhận biết là khi nào dùng hóa trị 2 và khi nào dùng hóa trị 3 để viết pthh
Cái nào cũng được á:)
Trích dẫn lời từ cô giáo mình nói nha:D
Tác dụng với axit yếu thì sẽ dùng sắt(II)
VD:Fe+2HCl\(\rightarrow\)FeCl2+H2↑
Tác dụng với axit mạnh thì dùng sắt(III) và có sản phẩm phụ
Fe+4HNO3→Fe(NO3)3+NO+2H2O
Cách nhận biết khi nào dùng sắt( II) và sắt(III)
1. Làm thế nào để chúng ta có thể nhận biết được giá trị của một hàng hóa, giá trị hàng hóa biểu hiện ra bên ngoài như thế nào?
2. Khi tiền tệ xuất hiện thì quá trình trao đổi hàng hóa được diễn ra theo chu kỳ như thế nào?
3. Để có thể rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ thì tiền đó phải đảm bảo yêu cầu nào?
4. Khi tiền xuất hiện thì tiềnđược dùng để chi trả như thế nào, và quá trình này có ưu điểm gì so với trao đổi hàng với hàng?
5. Khi hội nhập quốc tế thì tiền tệ đóng vai trò như thế nào?
hòa tan hoàn toàn 4g hỗn hợp một kim loại hóa trị III và một kim loại hóa trị II cần dùng hết 12,41 g HCl.
a)Tính thể tích H2 thoát ra(đktc).
b) Cô cạn dung dịch được bao nhiêu gam muối khan.
c) Nếu biết kim loại hóa trị III là Al và số mol bằng 5 lần số mol của kim loại hóa trị II. Kim loại hóa trị II là nguyên tố nào.
Gọi kim loại lần lượt là A,B
Gọi số mol của A,B lần lượt là x,y
Ta có PTHH sau:
\(2A+6HCl\rightarrow2ACl_3+3H_2\)
x 3x x \(\frac{3}{2}x\)
\(B+2HCl\rightarrow BCl_2+H_2\)
y 2y y y
Ta có: \(n_{HCl}=\frac{m}{M}=\frac{12,41}{36,5}=0,34\)(mol)
Suy ra: \(3x+2y=0,34\)
Mà \(\frac{3}{2}x+y=\frac{1}{2}\left(3x+2y\right)\)
Do đó: \(n_{H_2}=\frac{1}{2}\cdot0,34=0,17\)
Vậy \(V_{H_2}=n\cdot22,4=0,17\cdot22,4=3,808\)(lít)
b) Câu b) ta sử dụng ĐLBT KL
Ta có: \(m_{H_2}=n\cdot M=0,17\cdot2=0,34\)(g)
Áp dụng ĐLBT khối lượng ta có:
\(m_{hh}+m_{HCl}=m_{muoi}+m_{H_2}\)
Suy ra: \(m_{muoi}=4+12,41-0,34=16,07\left(g\right)\)
Vậy m_muối = 16,07g
c) Câu này khá khó
Viết lại PTHH
\(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\)
x 3x x \(\frac{3}{2}x\)
\(B+2HCl\rightarrow BCl_2+H_2\)
y 2y y y
Ta có: \(m_{muoi}=m_{AlCl_3}+m_{BCl_2}=133,5x+\left(70+B\right)y=133,5x+70y+By\)(1)
Và \(m_{hh}=m_{Al}+m_B=27x+By=4\)(2)
Thế (2) vào (1)
Ta có: \(106,5x+70y=12,7\)
Mà \(x=5y\)
Suy ra: HPT: \(\hept{\begin{cases}106,5x+70y=12,7\\x-5y=0\end{cases}\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}x\approx0,1\\y\approx0,02\end{cases}}}\)
Suy ra: \(m_B=m_{hh}-m_{Al}=4-0,1\cdot27=4-2,7=1,3\)
Suy ra: \(M_B=\frac{m}{n}=\frac{1,3}{0,02}=65\)
Vậy kim loại hóa trị II là Zn(kẽm)
a. Từ CaO, nước, dụng cụ cần thiết. Hãy viết phương trình hóa học điều chế Ca(OH)2. Làm thế nào để nhận biết dung dịch Ca(OH)2
b. Từ P2O5, nước, dụng cụ cần thiết. Hãy viết phương trình hóa học điều chế H3PO4. Làm thế nào để nhận biết dung dịch H3PO4
cho nước tác dụng với CaO -> Ca(OH)2
\(CaO+H_2O\rightarrow Ca\left(OH\right)_2\)
cho QT vào dd , thấy QT hóa xanh
b)
cho nước td với P2O5 -> H3PO4
\(P_2O_5+3H_2O\rightarrow2H_3PO_4\)
cho QT vào dd , thấy QT hóa đỏ
a, `CaO + H_2O -> Ca(OH)_2`.
Nhận biết: Cho quỳ tím vào dung dịch thấy hóa xanh.
b, `P_2O_5 + 3H_2O -> 2H_3PO_4`.
Nhận biết: Bỏ quỳ tím thấy hóa đỏ.
Để hòa tan 5,1gam ôxit một kim loại hóa trị III, người ta phải dùng 43,8gam dung dịch HCl 25% .
a) Hỏi đó là ôxit kim loại nào ?
b) Nếu dùng dung dịch H2SO420% để thay thế thì khối lượng dung dịch H2SO420% cần dùng là bao nhiêu gam?
PTHH: \(R_2O_3+6HCl\rightarrow2RCl_3+3H_2O\)
a) Ta có: \(n_{HCl}=\dfrac{43,8\cdot25\%}{36,5}=0,3\left(mol\right)\) \(\Rightarrow n_{R_2O_3}=0,05\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow M_{R_2O_5}=\dfrac{5,1}{0,05}=102\) \(\Rightarrow M_R=27\) (Nhôm)
Vậy CTHH của oxit là Al2O3
b) PTHH: \(Al_2O_3+3H_2SO_4\rightarrow Al_2\left(SO_4\right)_3+3H_2O\)
Theo PTHH: \(n_{H_2SO_4}=3n_{Al}=0,15\left(mol\right)\) \(\Rightarrow m_{ddH_2SO_4}=\dfrac{0,15\cdot98}{20\%}=73,5\left(g\right)\)
Câu 1: Tính hóa trị của C trong CO biết Oxi hóa trị là II A. I B. II C. III D. Không xác định Câu 2: Biết hidroxit có hóa trị I, công thức hòa học nào đây là sai A. NaOH B. CuOH C. KOH D. Fe(OH)3 Câu 3: Bari có hóa tri II. Chọn công thức sai A. BaSO4 B. BaO C. BaCl D. Ba(OH)2 Câu 4: Nguyên tử Fe có hóa trị II trong công thức nào A. FeO B. Fe2O3 C. Fe D. FeCl3 Câu 5: Trong P2O5 , P hóa trị mấy A. I B. II C. IV D. V Câu 6: Lập công thức hóa học của X với Y. Biết hóa trị của X là I , NTK của X là 27 .và Y có nguyên tử khối là 35.5 A. NaCl B. BaCl2 C. NaO D. MgCl Câu 7: Lập công thức hóa học của Ca(II) với OH(I) A. CaOH B. Ca(OH)2 C. Ca2(OH) D. Ca3OH Câu 8: Ta có một oxit tên CrO. Vậy muối của Crom có hóa trị tương ứng là A. CrSO4 B. Cr(OH)3 C. Cr2O3 D. Cr2(OH)3 Câu 9: Cho hợp chất của X là XO và Y là Na2Y. Công thức của XY là A. XY B. X2Y
Câu 1: A
Câu 2:B
Câu 3:C
Câu 4:A
Câu 5:D
Câu 6: NTK X là 23 mới đúng nha em!
Chọn A
Câu 7: B
Câu 8:A
Câu 9: Na hóa trị I => Y hóa trị II, O hóa trị II => X hóa trị II
=> Chọn A
làm sao để bt hóa trị của gốc (hóa 8)
vd : H3PO4
phải học thuộc hóa trị gốc hay suy luận . nếu suy luận thì làm thế nào ?
phải học thuộc hóa trị gốc bạn nhé !
cho các công thức hóa học sau :NH3 ;CaCL ;ZnO ;ALO2 ;MgCO3 ;NaOH ;CaOH ;Zn(NO3)3.DỰA vào quy tắc hóa trị , cho biết cthh nào đúng , cthh nào sai
biết CL ,Na,nhóm OH , nhóm NO3 hóa trị I ; Ca,Mg,Zn,nhóm CO3 hóa trị II ; N , Al hóa trị III