Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết

TK#

M.Gorki từng nói: “Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến gần hơn với con người”. Điều kì diệu gì đã khiến cho những trang sách có một năng lực, sức mạnh kì diệu đến vậy. Phải chăng là bởi “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”?

Sách là một báu vật có từ ngàn đời trước, là nơi đúc kết những tinh hoa của người xưa để lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là những kinh nghiệm, những trí thức, là những sản phẩm thuộc về đời sống tinh thần của con người, giúp con người phát triển mà không quên đi nguồn cội của chính mình. Ngọn đèn sáng bất diệt là ngọn đèn không bao giờ tắt, luôn cháy sáng mạnh mẽ, tỏa ra một nguồn sức mạnh vĩ đại. Ví “sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”, tác giả ngầm khẳng định sự tồn tại vĩnh cửu của sách, đặc biệt trong việc cung cấp tri thức cho con người.

Sách có từ lâu đời trước, xưa kia sách là những thẻ tre, những hang động mái đá hay lớp da dê mà người cổ đại khắc chữ lên đấy. Cứ như vậy cùng với sự phát triển văn minh của thời đại, con người đã phát minh ra các loại giấy viết đóng thành quyển trong đó chứa những nội dung giá trị mà như ngày nay ta gọi là sách. Tại sao lại nói sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Sách là nơi kết tinh tinh hoa của ngàn thế hệ lưu trữ lại, qua sách ta có thể trở về với quá khứ, có thể hiểu những gì ở hiện tại, ở những thế giới rộng lớn mênh mông hơn. Sách cung cấp cho ta một nguồn hiểu biết phong phú, rộng lớn trên nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện, góp phần làm đầu óc ta giàu có, phong phú và khôn ngoan hơn. Những bài học trong sách là những giá trị tư tưởng đã được kết tinh gửi gắm, chứa đựng những giá trị nhân sinh nhờ vậy giúp ta sống người hơn.

 

Ta có thể ngồi xó nhà mà vẫn tìm hiểu được thế giới, có thể hiểu được văn hóa, xã hội lịch sử tinh hoa của loài người cũng là nhờ có sách mà ra. Con người có thể mất đi chứ không bao giờ tồn tại vĩnh hằng cả, nhưng sách được lưu truyền từ đời này sang đời khác nên không bị mai một, bị thiêu hủy. Nhờ vậy qua càng nhiều thế hệ, những kho báu trong sách càng phong phú thêm, chứ không bị mai một đi. Ở mỗi độ tuổi, khi đã qua những thăng trầm, sóng gió của cuộc đời ta lại có cách thưởng thức giá trị của sách khác nhau. Người xưa có câu: tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ lá, lớn tuổi tuổi đọc sách như ngắm trăng qua cửa sổ. Muốn đọc sách tốt, muốn hấp thu được những tinh hoa của sách để sách đích thực là ngọn đèn sáng bất diệt trong tâm hồn chúng ta thì chúng ta phải biết trau dồi, tìm hiểu nâng cao trình độ và vốn sống cho bản thân để cho mình một bài học về sự trông nhìn và thưởng thức.

Có thể nói, sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới, nhưng điều quan trọng là ta cần biết chọn sách mà đọc, để tiếp thu được những tinh hoa quý giá từ người xưa mà biến ngọn đèn sáng bất diệt ấy hóa sáng soi đường cho tâm hồn mình. Khi đọc sách cần chọn được loại sách phù hợp với độ tuổi, tâm lý, và sở thích của mình. Đọc sách trước hết cần hiểu, sau đó vận dụng sáng tạo những điều đã học được vào cuộc sống. Đọc sách cần chăm chú, nghiêm túc chứ không phải là cưỡi ngựa xem hoa, chỉ lờ vờ ra vẻ mình là người biết đọc sách thích đọc sách.

Mỗi trang sách chứa đựng những giá trị, tinh hoa của nhân loại ngàn đời tích lũy. Nó chưng cất và lưu giữ không chỉ kiến thức mà còn là vẻ đẹp tâm hồn của người xưa, để tạo nên một nhịp cầu giúp thế hệ nay giao thoa, tiếp nhận và hiểu được đời sống tinh thần thâm thúy của người xưa. Sách là cỗ xe kỳ diệu giúp ta vượt thời gian, không gian tìm đến những vùng đất mới, con người mới, văn hóa mới để thả hồn ta thêm giàu đẹp, hướng ta đến chân thiện mỹ. Đó chính là ánh sáng bất diệt nhất mà sách có khả năng tạo ra. Hãy trân trọng sách và coi nó như người bạn nhỏ thân thiết mà lớn lao của mình.

Bình luận (0)
Minh Nhân
18 tháng 4 2021 lúc 19:58

Em tham khảo nhé !

Từ xưa đến nay sách được xem là kho báu kiến thức bất tận của nhân loại, đóng góp vào sự phát triển về nhận thức và nhân cách của con người. Khi bàn về vai trò của sách có ý kiến cho rằng “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”.

Không phải vô cớ người ta đã có nhận định rất sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của sách như vậy. Điều này đều xuất phát từ giá trị mà sách mang đến cho con người trong rất nhiều thế kỉ qua. Sách có từ đâu, có từ bao giờ có rất nhiều tài liệu bàn luận về vấn đề này. Và vai trò, tác dụng của sách cũng không thể diễn tả trong một vài câu.

Từ xưa đến nay, tri thức của nhân loại đều được lưu giữ và phát triển qua từng trang sách. Kiến thức có thể không thay đổi, nhưng sẽ phát triển cùng với xu hướng của thời đại để đáp ứng được nhu cầu của con người. Những giá trị mà sách mang lại đều khiến cho con mở mang được kiến thức, hiểu biết về thế giới, về nhân loại.
Tại sao mọi người lại gọi “Sách là ngọn đèn trí tuệ bất diệt của con người”. Vốn dĩ mọi thứ mà con người biết, học hỏi lẫn nhau không phải không có nguồn gốc. “Ngọn đèn’ vẫn được hiểu là vật dụng để phát ra ánh sáng, dẫn lối cho con người đi trong đêm. Đó là thứ ánh sáng cần thiết và giúp ích rất lớn. Và sách cũng vậy, sách mở ra một chân trời tri thức, giúp con người có thể hiểu thêm về xã hội, hiểu nhiều kiến thức về văn học, hóa học, toán học, lịch sử. Mỗi chuyên ngành đều có những loại sách riêng, nó sẽ đáp ứng được những nhu cần cần thiết của từng người.

Kiến thức luôn vô cùng, vô tận, nhưng trí tuệ của con người thì có hạn. Bởi vậy để có thể làm cho trí tuệ ấy thêm phong phú hơn, thêm dồi dào hơn thì ngọn đèn trí tuệ từ sách sẽ khiến cho con người nhìn nhận vấn đề một cách rộng hơn, bao quát hơn. Đây là điều cần thiết đối với mỗi chúng ta. Ngọn đèn soi đường luôn sáng, trí thức trong sách cũng vậy. Trí thức ngày càng được mở rộng, đa dạng, phong phú hơn; vì thế trí tuệ của con người cũng ngày càng có nhiều hiểu biết hơn. Đây chính là sự tác động qua lại giữa sách và trí tuệ của con người.

 

Hiện nay có rất nhiều dòng sách, sẽ đáp ứng được nhu cầu của từng người. Đối với những người nông dân chỉ biết trồng lúa thì những cuốn sách về nông nghiệp giới thiệu kỹ thuật trồng, giới thiệu phuong pháp phòng trừ sâu bệnh là điều cần thiết đối với họ. Ngược lại đối với trẻ con thì những cuốn sách giới thiệu khái quát nhất về cuộc sống xung quanh, dạy các em học tập, trao đổi kiến thức là điều mà các em cần.

Như vậy ở mỗi giai đoạn, mỗi người thì việc tìm sách để đọc cũng như tìm kiến thức để hiểu là việc vô cùng cần thiết.

Chọn sách để đọc cũng như chọn bạn mà chơi vốn dĩ là điều mà rất nhiều người đã biết. Trí tuệ của con người được tích lũy qua những trang sách và ngay càng phát triển theo những cuốn sách đó. Vậy mỗi chúng ta cần biết được mình cần gì, có thể học được gì từ sách thì hãy tìm cuốn sách đó để học. Không những bạn có thêm kiến thức mà còn giúp cho tinh thần bạn được thư giãn, thoải mái hơn.

Đúng vậy “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”, sách không bao giờ mất đi, luôn tồn tại trong suy nghĩ của mỗi người.

Giải thích câu nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”

Đã từ lâu, sách đã kết tinh trí tuệ của con người, sách là nguồn của cải vô giá của nhân loại. Nhận định về giá trị của sách, một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.

Đúng vậy, sách chứa đựng trí tuệ của con người nghĩa là chứa đựng những tinh hoa của sự hiểu biết. Ngọn đèn sáng, đối lập với bóng tối. Ngọn đèn ấy rọi chiếu, soi đường đưa con người ra khỏi chỗ tối tăm. Sách là ngọn đèn sáng bất diệt cũng là ngọn đèn sáng không bao giờ tắt, càng lúc càng rực rỡ bởi sự tiếp nối trí tuệ của nhân loại, soi đường giúp cho con người thoát khỏi chốn tối tăm của sự hiểu biết. Nghĩa là, sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ chính trí tuệ con người.

Không phải mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Nhưng những cuốn sách có giá trị thì đúng là như thế. Bởi vì, những cuốn sách có giá trị ghi lại những điều hiểu biết quý giá nhất mà con người thâu tóm được trong lao động sản xuất, trong chiến đấu và trong các mối quan hệ xã hội. Như sách kĩ thuật hướng dẫn con người cách trồng trọt ngày càng đạt năng suất cao,…Do đó, “Sách là ngọn đèn sáng của trí tuệ con người” Những hiểu biết được sách ghi lại không chỉ có ích trong một thời mà còn có ích cho mọi thời đại. Mặt khác, nhờ có sách, ánh sáng trí tuệ ấy được truyền lại cho các đời sau. Vì thế, sách thực sự là một ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Đó là điều mà đã được mọi người ở nhiều thời đại thừa nhận. Nhà văn M Gooc- ki đã viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. “ Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”- La Roche fou.

 

Hiểu được giá trị của sách, chúng ta cần vận dụng chân lí ấy như thế nào trong cuộc sống? Chúng ta cần phải chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn, sống tốt hơn. Cần phải chọn sách tốt, sách hay để đọc, không được chọn sách giở , có hại để đọc. Cần tiếp nhận những điều hay chứa đựng trong sách, cố hiểu nội dung trong sách và làm theo sách.

Câu nói đó vẫn còn nguyên giá trị đối với mọi thời đại. Sách sẽ mãi mãi là người bạn cần thiết cho chúng ta. Chúng ta phải biết yêu mến sách, biết giữ gìn sách thật tốt.

Bình luận (0)
☞Ổ ղɦỏ ℭủɑ ლℰ❍ω☜
18 tháng 4 2021 lúc 20:04

Từ cổ chí kim, sách đã có vai trò không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Vì vậy, người ta vẫn ví sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.

Nói đến sách là ta nói đến nơi lưu trữ bao kiến thức của nhân loại từ xưa đến nay. Đó có thể là kiến thức về tự nhiên, về cuộc sống tồn tại xung quanh chúng ta, cũng có thể là bài học về cách sống, bồi đắp tư tưởng, tình cảm cho con người để ta sống đẹp hơn. Nói đến “ngọn đèn sáng” là nói đến sự lan tỏa, sự tỏa sáng. Nhưng đó lại không phải là “ngọn đèn sáng” bình thường mà là “ngọn đèn sáng bất diệt”- chỉ sức mạnh có thể lan tỏa mãi mãi, không gì có thể ngăn cản và tiêu diệt được.

Đây là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn, nó đã khẳng định vai trò của sách trong đời sống của con người.

 

Sách chính là nơi lưu giữ bao tri thức về cuộc sống. Tri thức của mỗi cá nhân dẫu rộng lớn thế nào cũng chỉ là một hạt cát giữa hoang mạc, là giọt nước giữa biển khơi mênh mông. Nhờ có sách, mà con người có thể đi ngược về những năm tháng xa xưa, sống lại với thời đại Phục Hưng- thời đại sản sinh ra những con người khổng lồ mặc dù ta không sống tại có. Nhờ có sách, mà con người có thể đặt chân đến những vùng đất mà có khi cả đời chúng ta ũng chưa thể có điều kiện để đến nơi đó: ta có thể du ngoạn đến với xứ sở của đất nước mặt trười mọc ngắm hoa anh đào, đến với nước Mỹ để thấy tượng nữ thần tự do. Nhờ có sách, mà mọi hiện tượng tự nhiên xung quanh như sông, núi, biển, núi lửa, sóng thần, động đất,.. chúng ta có thể biết đến và giải thích một cách khoa học. Quả thực, sách chính là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.

Sách còn là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người cũng là bởi nhờ có sách mà con người sống văn minh, cao thượng, sống nhân văn và biết yêu thương, chia sẻ nhiều hơn. Những cuốn sách cổ đại dạy cho con người cách sống khôn khéo, giỏi ứng xử, thông minh trong việc xử lý các tình huống, các vấn đề của đời sống giống như nhân vật Gia cát Lượng thời Tam Quốc. Những bài học đạo đức khiến con người suy nghĩ về bản thân nhiều hơn. Những cuốn sách như “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” của Adam Khoo còn dạy cho con người cách hoàn thiện chính con người mình hơn, cách biết hướng đến những mục tiêu, những ước mơ mà bản thân đã đề ra,…

Sachs có vai trò to lớn như vậy trong cuộc sống của mỗi cá nhân, cũng như trong cộng đồng, vì vậy, chúng ta cần biết nâng niu, bảo vệ những cuốn sách đó. Không nên vứt, bày sách lung tung dẫn đến việc sách nhanh hỏng, không được bền. Chúng ta có thể giữ gìn sách bằng việc sử dụng những chiếc bọc, khi đọc sách xong thì cần cất dúng chỗ. Đã có rất nhiều bạn có ý thức trong việc phải giữ gìn, bảo vệ sách, tuy nhiên, có nhiều bạn vẫn không biết quý trọng những cuốn sách, đọc xong một lần là coi như chúng không còn giúp ích gì với bản thân nữa.

Những cuốn sách ví như người nghệ sĩ hát rong trên mọi cung đường. Chúng đã ngân vang lên mãi những giai điệu làm cuộc sống của chúng ta phong phú, tốt đẹp hơn và làm lòng người sống trong sạch, thiện lương, biết hướng đến những giá trị cao đẹp hơn. Đó mãi mãi là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người!

Bình luận (0)
Hồng Nhung công chúa
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
5 tháng 5 2020 lúc 8:04

1. Vấn đề: Lòng biế ơn

2. Ăn qua?

- Kẻ trồng cây?

-> Nghĩa đen, bóng?

-> Vấn đề nghị luận

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
hoàng dương
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Minh
12 tháng 12 2018 lúc 21:06

con là hơn cha thì nhà mới có phúc bạn ạ

Bình luận (0)
tong thai son
12 tháng 12 2018 lúc 21:08

bố mẹ tự hào về con trưởng thành VÍ DỤ nhé

-tôi chăm học nên bây giờ có nhiều tiền đi du lịch

Bình luận (0)
tong thai son
12 tháng 12 2018 lúc 21:09

sao hơi khó hiểu

Bình luận (0)
Lê Anh Zippo
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Thế
11 tháng 8 2016 lúc 22:10
 - Mắt trong (con mắt lá răm): nghĩa gốc       Nghĩa: là bộ phận trên khuôn mặt của người dùng để nhìn.   - Mắt trong (mắt cây): nghĩa chuyển      Nghĩa: chỗ lồi lõm, giống hình con mắt, mang chồi ở thân cây.
Bình luận (2)
Yến Vy Nguyễn
Xem chi tiết
Thảo Phương
Xem chi tiết
Yuuka (Yuu - Chan)
13 tháng 5 2021 lúc 19:32

A nhé

Bình luận (0)
Laville Venom
13 tháng 5 2021 lúc 19:35

câu A

Bình luận (0)
corona
13 tháng 5 2021 lúc 20:23

A

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thiện Nhân
30 tháng 3 2023 lúc 19:02

Phân loại động vật theo lớp bao phủ cơ thể

Nhóm động vật có vỏ cứng

Nhóm động vật có vảy

Nhóm động vật có lông vũ

Nhóm động vật có lông mao

3. Con tôm

5. Con ghẹ

1. Con cá rô

7. Con rắn

4. Con chim đại bàng

7. Con gà

8. Con chim sẻ

2. Con bò

6. Con hổ

 
Bình luận (0)
UwU
Xem chi tiết
Lê Thị Bảo Khánh
Xem chi tiết
Nhi Nguyễn
14 tháng 4 2022 lúc 20:43

Tham Khảo
Cái răngcái tóc” đều  những bộ phận trên cơ thể con người, thuộc về ngoại hình bên ngoài. Còn “góc con người” ở đây chính  nét tính cách, phẩm chất của mỗi người. Như vậy, câu tục ngữ trên muốn nhấn mạnh rằng đôi khi ngoại hình bên ngoài cũng phần nào thể hiện được nét tính cách bên trong.

Bình luận (0)
Huỳnh Kim Ngân
14 tháng 4 2022 lúc 20:45

bạn tham khảo nha

Khi nhắc đến yếu tố ngoại hình của con người, cha ông ta từ xa xưa đã có câu tục ngữ “Cái răng cái tóc là góc con người” - một lời khuyên đầy quý giá.

“Cái răng, cái tóc” chỉ là những bộ phận nhỏ trên cơ thể, gương mặt của con người nhưng chúng lại là điểm nhấn quan trọng để tạo nên vẻ đẹp và tính cách của mỗi người. “Góc con người” là một phần làm nên con người. Câu tục ngữ muốn nhấn mạnh tới việc, con người phải biết chú ý đến vẻ bên ngoài của mình, biết quan tâm, chăm sóc bản thân mình từ những thứ nhỏ bé như vậy. Đó cũng là yếu tố để khẳng định tính cách của mình.

Nếu chúng ta nhìn vào một con người, muốn đánh giá họ có sạch sẽ, gọn gàng, thậm chí đẹp đẽ hay không chỉ cần nhìn vào răng, vào tóc. Với những người chu đáo, quan tâm đến bản thân mình, họ sẽ chú trọng khi xuất hiện trước người khác. Còn những người xuề xòa, luộm thuộm, họ chẳng cần điều ấy. Bởi vậy, cái “góc con người” ở đây là tính cách, phẩm chất mà câu tục ngữ muốn đề cập tới. Cuộc sống hiện đại ngày nay rất dễ dàng giúp con người cải thiện hơn về vẻ bên ngoài. Không thể phủ nhận những dịch vụ chăm sóc sắc đẹp về răng và tóc ngày càng phát triển. Cho nên “góc con người” không khó để trở nên đẹp. Nhưng cái đẹp sẽ chẳng bao giờ trường tồn, cũng chẳng mãi mãi y nguyên như vậy, nếu chúng ta không biết chăm sóc chúng.

Câu tục ngữ vẫn là lời nhắc nhở về cách ăn ở, về những chú ý nho nhỏ làm nên tích cách tốt đẹp ở con người.

Bình luận (0)