Những câu hỏi liên quan
Nguyen pham hieu han
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
14 tháng 4 2017 lúc 15:40

Hôm nay , tôi đi hok muộn

=> Câu trần thuật đơn dùng để kể

Bình luận (0)
Quỳnh
14 tháng 4 2017 lúc 20:16

hôm qua tôi đi chơi sở thú

=>dùng để kể

Bình luận (0)
pham manh quan
Xem chi tiết
pham manh quan
17 tháng 4 2016 lúc 20:53

ngoai dong , nhung ruong lua ri rao trong gio

Bình luận (0)
lethidiem
Xem chi tiết
Thảo Phương
5 tháng 4 2017 lúc 18:43

Ngôi trường của em đang học là ngôi trường nằm ở ngoại thành thành phố mang tên Bác, em yêu quý trường của em và em đến đây để học hằng ngày.Ở sân trường được thầy cô và chúng em trồng nhiều cây và hoa khác nhau, chúng em cùng nhau chăm sóc cho cây và hoa mau lớn để trường em thêm đẹp. Em rất thích mỗi sáng thứ hai, được cùng các bạn chào cờ ở sân trường. Chúng em cùng lắng nghe lời thầy cô bảo ban hướng dẫn để thực hiện đúng nội quy của trường và học thật tốt.Ba mẹ em nói là đi học con phải ngoan và làm theo lời cô giáo dặn, và chúng em không ăn bánh kẹo và xả rác làm dơ lớp học.Chúng em rất yêu ngôi trường mới này, chính vì thế chúng em ý thức giữ gìn cho ngôi trường luôn sạch sẽ và tươi mới mãi mãi. Tuần nào ba mẹ cũng đưa em đến trường, em được gặp thầy cô giáo, gặp bạn bè và biết được nhiều điều mới lạ.

Bình luận (0)
Nguyen pham hieu han
Xem chi tiết
Lê Thanh Nhàn
14 tháng 4 2017 lúc 19:57

Có 4 kiểu câu trần thuật đơn có từ là:

- Câu miêu tả

- Câu giới thiệu

- Câu đánh giá

- Câu định nghĩa

Bình luận (0)
bui hong son
Xem chi tiết
Thuy van Bui
Xem chi tiết
Lưu Phương Ly
9 tháng 4 2018 lúc 11:40

Trời còn tờ mờ tối vậy mà anh gà trống oai phong đã cất tiếng gáy, báo hiệu mọi người thức dậy. Phía đằng đông, những tia nắng đầu tiên của ông mặt trời đang dần nhô lên. Bầu trời phía đông ửng hồng lạ kì ! Ông mặt trời như lòng đỏ một quả trứng gà được đặt trên chiếc mâm màu xám. Những chị mây lúc bấy giờ như những chiếc thuyền bông trôi dạt trên trời.

Bình luận (0)
Diệp Chi Lê
8 tháng 4 2018 lúc 19:59

Phương, học sinh của lớp em. người luôn mang danh hiệu học sinh giỏi. Bạn có đôi mắt bồ câu sáng. Mái tóc đen mượt , và đôi môi lúc nào cũng nở nụ cười. Dáng người bạn nhỏ con nhưng lại rất đáng yêu.

Bình luận (0)
Họ Đỗ Tên Toàn
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
26 tháng 7 2021 lúc 8:37

chú ý dấu câu xíu ik bn

Bình luận (2)
Con Meo
Xem chi tiết
ARMY BTS
4 tháng 4 2017 lúc 17:02

- Bồ các là bác chim ri
Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các.

- Vua nhớ công ơn phong cho là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.

- Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.

Tick cho mik nha bn!!

Bình luận (1)
Nguyễn Đình Nam
Xem chi tiết
Selena Nguyễn
12 tháng 3 2017 lúc 21:05

bạn vào lựa chọn môn học rồi vào môn ngữ văn. Ở cuối sẽ có soạn văn lớp 6 bạn nhấn vào đó rồi tìm ở dưới sẽ có dòng ghi

-Hướng dẫn soạn bài câu trần thuật đơn

đúng đó mik soạn nhìu rồi!!!vui

Bình luận (0)
Eluester
14 tháng 3 2017 lúc 22:44

Lười vừa, tự làm đi đồ ngốc

Bình luận (0)
Nguyễn Huyền Minh
13 tháng 3 2017 lúc 5:47

Soạn bài: Câu trần thuật đơn

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Câu trần thuật đơn là gì? Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi: (1) Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ mạnh. (2) Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng: - (3) Hức! (4) Thông ngách sang nhà ta? (5) Dễ nghe nhỉ! (6) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. (7) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. (8) Đào tổ nông thì cho chết! (9) Tôi về, không một chút bận tâm. (Tô Hoài) Gợi ý: Chú ý tới mục đích nói của mỗi câu. - Câu (1), (2), (6), (9): kể + tả + nhận xét; - Câu (4): hỏi; - Câu (3), (5), (8): biểu cảm, bộc lộ thái độ, cảm xúc; - Câu (7): cầu khiến. 2. Với những kiến thức đã học ở Tiểu học, em hãy cho biết trong các câu trên, đâu là câu trần thuật? Gợi ý: Câu (1), (2), (6), (9) là câu trần thuật (còn gọi là câu kể). 3. Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ của các câu (1), (2), (6), (9). Gợi ý:
tôi đã hếch răng lên xì một hơi rõ dài
CN VN
tôi mắng
CN VN
Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.
CN VN CN VN
Tôi về, không một chút bận tâm.
CN VN
4. Câu trần thuật đơn là câu do một cụm chủ – vị tạo thành, dùng để tả, giới thiệu, nêu ý kiến nhận xét về một đối tượng nào đó. Trong các câu trần thuật trên, câu nào là câu trần thuật đơn? Gợi ý: Câu (6) không phải câu trần thuật đơn. II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Căn cứ vào mục đích nói và thành phần cấu tạo (chủ – vị) để xác định câu trần thuật đơn trong đoạn văn sau: (1) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. (2) Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. (3) Cây trên núi đảo lại xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. (4) Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. (Nguyễn Tuân) Gợi ý: Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ của từng câu. Loại những câu có nhiều hơn một cụm chủ - vị ra, vì câu trần thuật đơn là câu chỉ có một cụm chủ - vị. Về mục đích nói, câu trần thuật đơn là câu dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu lên một ý kiến. Câu (1), gồm một cụm C - V, dùng để giới thiệu và tả, là câu trần thuật đơn. Câu (2), gồm một cụm chủ vị làm thành phần chính (C: bầu trời Cô Tô; V: cũng trong sáng như vậy.), dùng để nêu ý kiến nhận xét, là câu trần thuật đơn. Các câu (3), (4) cũng là câu trần thuật nhưng không phải là câu trần thuật đơn vì có nhiều hơn một cụm chủ vị làm thành phần chính của câu, đây là câu trần thuật ghép. 2. Các câu dưới đây thuộc loại câu nào, dùng để làm gì? a) Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. (Con Rồng, cháu Tiên) b) Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. (Ếch ngồi đáy giếng) c) Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. (Vũ Trinh) Gợi ý: Xác định tác dụng (mục đích nói) của từng câu để xem nó có phải là câu trần thuật không. Phân tích chủ ngữ, vị ngữ của từng câu để xác định nó có phải là câu trần thuật đơn không. Các câu trên đều là câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật. 3. So sánh cách giới thiệu nhân vật trong các câu trên với cách giới thiệu nhân vật trong các câu dưới đây. a) Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. (Thánh Gióng) b) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) c) Ngày xưa, có một ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có một người nào thật lỗi lạc. Một hôm, viên quan đi qua cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng [...]. (Em bé thông minh) Gợi ý: Chú ý đến sự khác nhau trong cách giới thiệu nhân vật chính. Để xác định được điều này cần nhớ lại nhân vật trong các truyện đã được học, nhân vật nào là nhân vật chính? (Nhân vật chính trong truyện Thánh Gióng là Gióng; trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh; trong truyện Em bé thông minh là em bé). Sau khi nắm được nhân vật chính trong các truyện rồi, hãy đọc các câu và so sánh. Các câu trong bài tập 2 giới thiệu thẳng vào nhân vật chính khác với các câu ở bài tập này, người kể không giới thiệu ngay vào nhân vật chính mà giới thiệu các nhân vật phụ trước. 4. Những câu mở đầu truyện sau đây có tác dụng gì ngoài tác dụng giới thiệu nhân vật? a) Xưa có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. (Đẽo cày giữa đường) b) Người kiếm củi tên mỗ ở huyên Lạng Giang, đang bổ củi ở sườn núi, thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt mới vác búa đến xem, thấy một con hổ trán trắng, cúi đầu cào bới đất, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lấy tay móc họng, mở miệng nhe cái răng, máu me, nhớt dãi trào ra. (Vũ Trinh) Gợi ý: Người kể chuyện chỉ giới thiệu nhân vật hay còn kể, tả về những gì của nhân vật? - Không chỉ giới thiệu người thợ mộc - nhân vật chính của truyện (có một người thợ mộc), tác giả dân gian còn kể chuyện anh ta "dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày". - Không chỉ giới thiệu một người nào đó "ở huyện Lạng Giang", mà còn cho ta thấy người này "đang bổ củi", trông "thấy một con hổ"; và miêu tả hình dạng, hoạt động của con hổ - nhân vật chính của truyện: trán trắng, cúi đầu cào bới, nhảy lên, vật xuống,... Như vậy, ngoài tác dụng giới thiệu, đồng thời, các câu trần thuật trên còn dùng để tả, kể về hành động, hình dạng của nhân vật.
Bình luận (0)