i love mama
Viết về gđ của bạn( khoảng 100 đền 200 từ)    tóm tắt về gđ:                                                                                                                               -4người :bố mẹ tôi chị                                                                                                                                                                                                   -bố là gviên thể dục tiệt vời mẹ là hiệu trương trương th chị là 1 nhân viên ngân hàng danh tiến...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Jang Hyeon Yeong
Xem chi tiết
Thảo Phương
9 tháng 10 2017 lúc 12:32

Gia đình không chỉ là “tế bào” tự nhiên mà còn là một đơn vị kinh tế của xã hội. Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước. Gia đình có vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của xã hội. Những chuẩn mực giá trị tốt đẹp của gia đình được tiếp nhận, phát triển góp phần xây dựng, tô thắm, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hóa dân tộc. Đại hội XI, Đảng ta khẳng định: Gia đình là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách, góp phần chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính.Gia đình cũng là nơi tiếp thu, giữ gìn và lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Thông qua các câu chuyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, cha mẹ, ông bà là những người thầy đầu tiên dạy dỗ, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển tư duy và từng bước giáo dục hình thành nhân cách cho mỗi con người. Qua lao động, qua việc xử lý các mối quan hệ hằng ngày, gia đình đã truyền thụ cho con trẻ những nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ, truyền thống văn hóa dân tộc. Từ đó mỗi cá nhân hình thành và bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình cộng đồng, lòng nhân ái, tinh thần tự lực, tự cường, anh hùng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, chăm chỉ cần cù trong lao động sản xuất… Gia đình cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng tới số lượng, chất lượng dân số và cơ cấu dân cư của quốc gia.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
9 tháng 10 2017 lúc 12:56

Gia đình không chỉ là “tế bào” tự nhiên mà còn là một đơn vị kinh tế của xã hội. Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước. Gia đình có vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của xã hội. Những chuẩn mực giá trị tốt đẹp của gia đình được tiếp nhận, phát triển góp phần xây dựng, tô thắm, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hóa dân tộc. Đại hội XI, Đảng ta khẳng định: Gia đình là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách, góp phần chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính.

Trẻ em Việt Nam thường cùng cha mẹ, ông bà tiếp xúc với lao động từ nhỏ nên được vun đắp đức tính cần cù. Trong ảnh là em Tống Thành Ty, 4 tuổi, nhà ở phường Tân Phú (Đồng Xoài) cùng bà ngoại chuẩn bị hoa bán dịp tết

Con người Việt Nam chỉ có thể được trang bị những phẩm chất tốt đẹp nếu có một môi trường xã hội tốt. Môi trường đó trước hết là từ mỗi gia đình, mỗi tế bào của xã hội. Gia đình chịu trách nhiệm trước xã hội về sản phẩm của gia đình mình, có trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con cái, cung cấp cho xã hội những công dân hữu ích. Cùng với nhà trường, gia đình tham gia tích cực nhiệm vụ “dạy người, dạy chữ”, tạo ra lực lượng lao động tương lai chất lượng cao. Gia đình chính là “đơn vị xã hội” đầu tiên cung cấp lực lượng lao động cho xã hội. Từ những người lao động chân tay giản đơn đến lao động trí óc… đều được sinh ra, nuôi dưỡng và chịu sự giáo dục của gia đình.

Gia đình không chỉ giữ vai trò nền tảng, tế bào của xã hội mà còn là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách con trẻ. Gia đình là nơi giữ gìn, vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã hình thành trong quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước. Đó là lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách…

Gia đình cũng là nơi tiếp thu, giữ gìn và lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Thông qua các câu chuyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, cha mẹ, ông bà là những người thầy đầu tiên dạy dỗ, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển tư duy và từng bước giáo dục hình thành nhân cách cho mỗi con người. Qua lao động, qua việc xử lý các mối quan hệ hằng ngày, gia đình đã truyền thụ cho con trẻ những nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ, truyền thống văn hóa dân tộc. Từ đó mỗi cá nhân hình thành và bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình cộng đồng, lòng nhân ái, tinh thần tự lực, tự cường, anh hùng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, chăm chỉ cần cù trong lao động sản xuất… Gia đình cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng tới số lượng, chất lượng dân số và cơ cấu dân cư của quốc gia.

Trong mỗi gia đình, vai trò của cha mẹ có vị trí tối quan trọng. Theo truyền thống Việt Nam, đàn ông thường là chủ của gia đình. Người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo. Còn người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con. Vì thế, gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ em.

Xã hội chuyển động ngày một nhanh hơn, các “tế bào” của xã hội chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thế giới bên ngoài, đặc biệt là từ thế giới internet, chịu tác động bởi nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường nên văn hóa gia đình đang có biểu hiện xuống cấp vì những tác động xấu của đời sống xã hội. Mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã kích thích nhu cầu ham muốn vật chất, ít chú trọng đời sống tình cảm tinh thần, tình trạng xung đột gia đình dẫn đến đổ vỡ và ly hôn ngày càng gia tăng, làm cho gia đình không được bền vững. Vì thế, để tạo dựng nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai, phải bắt đầu giáo dục con trẻ trong gia đình – trước khi những mầm non ấy đặt chân tới trường và tiếp xúc với môi trường xã hội. Đó được xem là những viên gạch đầu tiên để xây dựng nên nhân cách của một con người, một thế hệ.

Và trong giai đoạn hiện nay, để “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội, là trách nhiệm của mỗi gia đình, mỗi con người cụ thể.


Đạt Trần
9 tháng 10 2017 lúc 16:02

Mở bài:

Trong những thời điểm khó khăn nhất của cuộc sống, mỗi người trong chúng ta đều tìm đến những điểm tựa tinh thần, những điểm tựa vực chúng ta dậy khỏi những khó khăn, vấp váp tưởng chừng không thể vượt qua được. Một trong số những điểm tựa vô cùng quý giá đối với mỗi cá nhân là tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình mang đến sức mạnh vô giá mà không cá nhân nào có thể phủ nhận được, trở thành điều đáng giá nhất còn lại sau khi trải qua nhiều mối quan hệ khác nhau trong xã hội. Thứ tình cảm quý báu đó được nhắc tới một cách đầy lắng đọng trong đoạn kết bộ phim Fast and Furious 7 (Quá nhanh, quá nguy hiểm), sau khi cùng nhau trải qua hàng loạt khó khăn để bảo vệ gia đình của mình, nhân vật Dom đã nói với người anh em của mình rằng: Cho dù cậu có ở đâu, cách hàng dặm xa hay là nửa vòng trái đất, cậu sẽ mãi ở trong tim chúng tôi và chúng tôi sẽ mãi là gia đình của cậu. Câu nói neo đậu mãi trong tâm trí người xem về tình cảm cao quý mà bền vững.

Thân bài:

Giải thích

Giải thích từ ngữ: gia đình hiểu theo nghĩa hẹp là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống, cùng một nhà, đó là tình cảm đẹp đẽ mà ai cũng cần nâng niu, trân trọng bằng cả tấm lòng mình. Mở rộng hàm nghĩa của từ gia đình, đó là sự gắn kết giữa người với người trong xã hội ngay cả những người không cùng huyết thống với nhau.

Tình cảm gia đình là thứ tình cảm đặt trong mối quan hệ giữa những người thấn cùng máu mủ, ruột rà, là điều thiêng liêng mà không ai có thể phủ nhận được.

Giải thích ý kiến: Ý kiến là lời tâm sự của nhân vật Dom nói với người anh em của mình thể hiện tình cảm gia đình có thể vượt ra khỏi rào cản của khoảng cách địa lí (Cho dù cậu có ở đâu, cách hàng dặm xa hay là nửa vòng trái đất) để mãi lưu giữ được thứ tình cảm trong trẻo đó trong trái tim (cậu sẽ mãi ở trong tim chúng tôi). Tình cảm gia đình là thứ tình cảm không điều gì xóa nhòa được, không điều gì có thể cản trở và làm nó trở nên nhạt nhòa được (chúng tôi sẽ mãi là gia đình của cậu.

Tóm lại: Câu nói đã thể hiện sức mạnh của tình cảm gia đình như mộ điểm tựa tinh thần có thể giúp con người vượt qua mọi rào cản của không gian, thời gian để đem đến cho mỗi cá nhân những giá trị sống tốt đẹp nhất. Tình cảm gia đình không bó hẹp trong phạm vi sự gắn kết giữa những người cùng huyết thống mà hiểu rộng ra, những người ngoài huyết thống vẫn có thể có được tình cảm cao quý này, khi đó “gia đình” được hiểu là cộng đồng, là xã hội nhân quần.

Phân tích, bình luận ý kiến

Tình cảm gia đình được thể hiện trên những phương diện nào?

Tình cảm gia đình trước hết là tình cảm mà những người trong gia đình dành cho nhau, đó có thể là tình mẫu tử, tình phụ tử hoặc tình cảm vợ chồng, anh em trong một nhà. Mỗi tình cảm nhỏ đó có bền vững, có sâu nặng thì tình cảm gia đìh mới thực sự mang ý nghĩa vốn có của nó.

Tình cảm gia đình ngoài của những con người có cùng huyết thống dành cho nhau còn là của những con người không cùng huyết thống. Đó cũng là tình cảm đáng trân trọng, thậm chí còn rất quý giá bởi họ đến với nhau không vì bất cứ ràng buộc nào về máu mủ mà chỉ đơn giản là thứ tình cảm cao quý đó được dành cho nhau từ cách họ quan tâm đến nhau, cộng tác với nhau trong công việc, …

Tình cảm gia đình có nhiều cách để thể hiện, đôi khi những sự quan tâm rất nhỏ lại làm nên những điều rất lớn như câu nói khuyết danh: Nhiều người đi tìm những sự lớn lao, vĩ đại ở những nơi rất xa mà không biết rằng thế giới được tạo ra từ những điều rất nhỏ.

Dẫn chứng: Sự quan tâm mà người con dành cho cha mẹ có thể làm cho cha mẹ ấm lòng, Trong những lần cha mẹ đi làm đồng vất vả giữa trời oi bức, không cần phải điều hòa mát lạnh mới làm tan mệt mỏi mà đơn giản chỉ là cốc nước chanh pha vội của người con cũng làm cho cha mẹ cảm thấy xua tan đi những mệt mỏi của công việc. Đó là những điều vô cùng giản dị của tình cảm gia đình.

Tại sao tình cảm gia đình có thể vượt qua rào cản của không gian địa lí?

Tình cảm gia đình có thể khiến con người luôn cảm thấy gần nên nhau cho dù đang ở khoảng cách rất xa nhau. Điều này có được vì người ta có thể gửi gắm những tình cảm yêu thương, gắn bó với nhau bằng tấm lòng của mình, luôn nghĩ đến nhau, đó chính là khi tình cảm gia đình được thể hiện một cách thầm kín ở mỗi cá nhân.

Khoảng cách địa lí càng xa đôi khi lại chính là nguyên nhân làm khắc sâu hơn nỗi nhớ, khắc sâu niềm mong ngóng của những người thân trong gia đình. Quy luật tình cảm đó thật khó giải thích nhưng lại là điều mà mỗi người trong chúng ta đều phải công nhận.

Nếu những người trong gia đình thực sự muốn dành tình cảm cho nhau thì không điều gì có thể là rào cả. Kể cả một nửa vòng trái đất như nhân vật trong phim với người anh em của mình thì đó cũng chỉ là một khoảng không gian rất ngắn so với thứ tình cảm cao đẹp này.

Dẫn chứng: Bức thư của người cha Đỗ Xuân Thảo gửi cho người con là cậu bé Đỗ Nhật Nam (được ghi lại trên mạng Internet) đã thể hiện tình cảm sâu sắc, đó là lòng tự hào, lòng nhớ mong da diết đến người con của mình cho dù khoảng cách địa lí rất xa. Tình cảm của cha dành cho con là một biểu tượng của tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng và cao quý.

Tại sao tình cảm gia đình có thể vượt qua rào cản về thời gian, tồn tại mãi mãi trong tâm trí mỗi con người?

Tình cảm gia đình là thứ tình cảm đẹp, có thể tồn tại vĩnh hằng bởi những gì thuộc thế giới tinh thần là những gì cao quý nhất, bền vững nhất.

Cuộc sống luôn tiềm ẩn những giá trị tốt đẹp, nó không thể nào bị mất đi trong thế giới con người nếu người ta có ý thức trân trọng và giữ gìn nó.

Tình cảm gia đình đem đến cho mỗi cá nhân những điều gì?

Tình cảm gia đình trước hết là những điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi để con người có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nó là nơi mỗi con người có thể tìm thấy niềm tin, sự hi vọng để vượt qua những cản trở trên con đường mà mỗi người gặp phải để vượt qua chúng một cách dễ dàng.

Tình cảm gia đình là tình cảm gắn kết diệu kì mà cuộc sống đem lại cho mỗi con người, là thứ con người tìm về sau một chặng đường dài mệt mỏi.

Trong xã hội hiện nay, vòng xoáy tranh đua ngày càng cuốn con người đi đến những mối quan hệ phong phú trong xã hội thì tình cảm gia đình lại càng trở nên quý giá đối với mỗi con người, là liều thuốc tinh thần vô giá mà không gì có thể thay thế được. Nó được đặt cạnh những thứ tình cảm khác nhưng luôn chiếm vị trí cao trong đời sống tinh thần của mỗi con người.

Nếu không có tình cảm gia đình, con người sẽ trở nên khô cằn, dường như đánh mất hẳn một phần quan trọng nhất của cuộc sống. (Học sinh có thể liên hệ đến những trường hợp trẻ em không được bồi đắp bởi tình cảm gia đình sẽ thiếu hụt đi nhiều điều quan trọng mà đáng ra những trẻ em đó có thể nhận được).

Để giữ vững tình cảm gia đình, mỗi con người cần ý thức được những điều gì?

Mỗi con người cần ý thức được vai trò quan trọng của tình cảm gia đình đối với cuộc sống của mỗi con người để giữ gìn nó, giữ lửa cho nó luôn cháy mãi. Tình cảm gia đình là thứ cao quý, vô cùng bền vững nhưng nếu không biết trân trọng thì chính chúng ta sẽ đánh mất đi thứ tình cảm cao đẹp đó.

Để tình cảm gia đình bền vững, mỗi người cần ý thức thực hiện từ những điều nhỏ nhất. Những sự quan tâm nho nhỏ dành cho nhau sẽ làm cho tình cảm gia đình trở nên đẹp hơn, ý nghĩa hơn, nhân văn hơn.

Tình cảm gia đình giữa những người ngoài huyết thống thể hiện vẻ đẹp như thế nào? Vai trò của nó đối với mỗi cá nhân trong xã hội.

Không phải chỉ những người có huyết thống mới nảy sinh tình cảm gia đình. Chúng ta có thể nhắc đến những người ngoài huyết thống nhưng vẫn có sự quan tâm, chia sẻ với nhau như những người thân trong gia đình. Dẫn chứng về một số trường hợp những đứa trẻ mồ côi không có nơi nương tựa, các em không được hạnh phúc như những đứa trẻ khác là được gọi mẹ, gọi cha. Các em xứng đáng có được những điểm tựa tinh thần từ những tấm lòng nhân ái trong xã hội, các bà mẹ phụ mẫu nhân từ cưu mang các em. Đó chính là tình cảm gia đình các em nhận được. Tuy rằng không phải là những người cùng huyết thống với các em. Trong xã hội hiện nay các em là những người đáng được quan tâm nhất.

Những “người anh em”, những “gia đình” đặc biệt, không phải mang quan hệ huyết thống được tạo ra từ chính sự quan tâm, sẻ chia, thậm chí là hi sinh cho nhau là điều vô cùng cần thiết trong sự phát triển của xã hội. Bởi chỉ khi con người biết nghĩ về người khác, nghĩ cho người khác bằng tấm lòng chân thành của mình thì các công việc mới có thể được thực hiện suôn sẻ.

Đặc biệt trong xã hội hiện đại, quan hệ xã hội được mở rộng nhiều, thang đo các giá trị xã hội bị đảo lộn hoặc bị thay thế bằng các thang đo giá trị khác thì tình cảm gắn kết giữa người với người trong xã hội là mắt xích vô cùng quan trọng để gắn kết con người, giúp xã hội phát triển mà vẫn tuân theo những quy luật muôn thuở của đời sống, giúp những tình cảm tốt đẹp không bao giờ phai nhạt.

Dẫn chứng: Học sinh chỉ ra những tấm lòng hảo tâm, những con người sẵn sàng hi sinh vì người khác trong xã hội. Họ coi những người đó không chỉ là cộng tác với mình trong công việc mà coi đó chính là gia đình thứ hai đặc biệt của họ …

Chẳng hạn tấm lòng của người giàu có nhất thế giới, tấm gương về ý thức vượt lên trên tất cả những thứ tầm thường để vươn lên giành lấy ước mơ, theo đuổi đam mê – Bill Gates. Ông dành 95% số tài sản của mình để từ thiện. Đó là cách mà ông dành thứ tình cảm “gia đình lớn” trong xã hội cho những người gặp bất hạnh.

Bài học nhận thức và hành động

Tình cảm gia đình là cao quý, vì vậy mỗi người cần ý thức được giá trị của nó và biết trân trọng thứ tình cảm đó.

Những kẻ không biết quý trọng tình cảm gia đình sẽ nhận những hậu quả thích đáng.

Xây dựng ý thức cho mỗi cá nhân về việc tạo dựng tình cảm “gia đìnnh” đối với những người xa lạ, không cùng huyết thống trong xã hội.

Bài học nhận thức, hành động của bản thân.

Kết bài:

Mỗi cá nhân đều có những khoảng lặng cho riêng mình. Có những người tìm khoảng lặng trong tình bạn, có những người thấy cuộc sống của họ ý nghĩa trong tình yêu và có những người cho rằng tình cảm gia đình là khoảng lặng ý nghĩa nhất trong cuộc sống của họ. Cuộc sống vẫn xoay vần, xã hội vẫn tiếp diễn từng nhịp đều đặn của nó nhưng tình cảm gia đình vẫn là những điểm tựa vô cùng giá trụ đối với mỗi con người, là nơi mà con người vẫn hướng về sau một hành trình dài mệt ỏi của cuộc sống lợi danh.

Tiểu Mãn Thầu
Xem chi tiết
Tiểu Mãn Thầu
10 tháng 9 2019 lúc 16:54

 mn ơi giúp me vs me sẽ hậu tạ:VVVVV mai me nộp rùi giúp vs

Nguyễn Thị Ánh Tuyết
11 tháng 9 2019 lúc 15:34

giống đề tự chọn văn của tui lun

Con rồng hắc ám
Xem chi tiết
Bùi Thị Thuỳ Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Diệu Anh
5 tháng 1 2018 lúc 20:06

gia dinh mk co 5 nguoi,mk yeu gia dinh mk lam,mk la.....hoc lop....truong.... moi ngay,mk deu hoc tap va vui choi,mk rat vui!   ....k mk nha????????!!!!!

Xem chi tiết
chuche
2 tháng 12 2021 lúc 10:40

Tham khảo:

Để thực hiện gia đình văn hóa, gia đình em và bản thân em đã:

Các thành viên trong gia đình:

Yêu thương, quan tâm, chăm sóc đùm bọc lẫn nhauChia sẻ công việc và hoàn thành trách nhiệm, bổn phận của mìnhBiết kính trên nhường dưới.Sống chan hòa với hàng xóm láng giềng, tham gia các hoạt động của khu dân cư.Bố mẹ cố gắng làm kinh tế, con cái giúp bố mẹ việc nhà và chăm ngoan học giỏi.

Bản thân em:

Vâng lời ông bà, bố mẹ, nhường nhịn em trai.Cố gắng chăm ngoan học giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.Lễ phép, gọi dạ bảo vâng với những người lớn tuổi hơn.Sống gần gũi với hàng xóm, vui chơi với các bạn cùng trang lứa.
lạc lạc
2 tháng 12 2021 lúc 10:40
☆~○Boom○~☆
2 tháng 12 2021 lúc 10:41

Tham khảo

Để thực hiện gia đình văn hóa, gia đình em và bản thân em đã: Các thành viên trong gia đình: Yêu thương, quan tâm, chăm sóc đùm bọc lẫn nhau Chia sẻ công việc và hoàn thành trách nhiệm, bổn phận của mình Biết kính trên nhường dưới. Sống chan hòa với hàng xóm láng giềng, tham gia các hoạt động của khu dân cư. Bố mẹ cố gắng làm kinh tế, con cái giúp bố mẹ việc nhà và chăm ngoan học giỏi. Bản thân em: Vâng lời ông bà, bố mẹ, nhường nhịn em trai. Cố gắng chăm ngoan học giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Lễ phép, gọi dạ bảo vâng với những người lớn tuổi hơn. Sống gần gũi với hàng xóm, vui chơi với các bạn cùng trang lứa.

Phuong Nguyen
Xem chi tiết
Trần Hải Việt シ)
2 tháng 3 2022 lúc 15:25

tham khảo

  Trong văn bản Học thầy, học bạn, tác giả Nguyễn Thanh Tú đã phân tích và lập luận một cách xác đáng về vấn đề học thầy và học bạn qua hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”. Với luận điểm thứ nhất, học thầy là quan trọng, tác giả đã đưa các hàng loạt các lý lẽ như: mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề chạm khắc, hoặc nghiên cứu khoa học. Ở khía cạnh này, tác giả đã đưa ra bằng chứng là Lê-ô-rơ-đô Đa Vinci nếu không có sự dẫn dắt của thầy Verrocchio thì dù có tài năng thiên bẩm cũng khó mà thành công. Với luận điểm thứ hai, học từ bạn cũng rất cần thiết, tác giả đã đưa ra các lí lẽ như: thói thường người ta chỉ nhận những đấng bề trên là thầy mà không nhận ra những người thầy trong những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp của mình. Ở khía cạnh này tác giả đã đưa ra những lợi ích của việc học từ những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí. Qua những luận điểm trên, tác giả đã đi đến khẳng định rằng việc học từ thầy hay học từ bạn đều quan trọng và hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” là những câu tục ngữ đúng đắn, bổ sung cho nhau, làm cho nhận thức về việc học thêm toàn diện

minh nguyet đã xóa
Phương Anh Phạm
Xem chi tiết
Đỗ Thị Dung
Xem chi tiết

Hà Nội năm 2018.

Các bạn thân mến!

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có một ai đó được coi là người hùng, là hình tượng chuẩn mực để chúng ta hướng đến. Người hùng của các bạn có thể là một nhân vật mang sức mạnh siêu nhiên, một người anh hùng lịch sử tài trí và dũng cảm, hay cũng có thể là một người cô, người thầy, người lái đò thầm lặng đưa chúng ta đến bến bờ tri thức. Còn đối với riêng tôi, người hùng của tôi chính là ông nội.

Ông nội tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, râu tóc ông bạc phơ nhưng thật may mắn làm sao khi ở độ tuổi này ông vẫn còn được minh mẫn tuy rằng đôi mắt ông đã mờ dần đi theo năm tháng. Tôi thường về thăm ông vào mỗi dịp cuối tuần để nghe ông sẻ chia, tâm sự và cùng ông trồng các loài hoa ở khu vườn nhỏ trước sân. Sở thích của ông là sưu tầm cây cảnh nên ông trồng rất nhiều loại hoa như hoa lan, hoa hồng, hoa huệ, ...và nhiều cây ăn quả khác xung quanh ngôi nhà của mình. Đã có lần ông nói với tôi rằng, hoa mang đến cho con người cái đẹp, người thích chơi hoa là người yêu cái đẹp. Ông thích trồng hoa bởi ông yêu những vẻ đẹp đầy màu sắc mà chúng mang lại.

Trước đây, ông tôi là một người lính, một người chiến sĩ dũng cảm xung phong vào chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ để góp sức mình vào công cuộc chiến đấu chung của dân tộc, mang lại hòa bình, hạnh phúc cho nhân dân. Theo lời ông kể, đó là những năm tháng gian khổ nhưng cũng là những năm tháng hào hùng nhất trong lịch sử. Chiến tranh vô cùng ác liệt, có những ngày bom Mĩ dội xuống liên tiếp khiến đồng bào ta phải gánh chịu những đau thương không sao kể hết. Những người lính chỉ được về phép một, hai hôm rồi lại từ biệt gia đình, vợ con để lên chiến trường. Những người thanh niên trai trẻ phải từ giã làng quê, từ giã mối tình còn đang tươi đẹp để hành quân, chiến đấu vì miền Nam yêu dấu. Mười năm trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ cũng là mười năm ông tôi trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc, trải qua mọi sự khắc nghiệt của chiến tranh. Mười năm ấy, gia đình không còn niềm tin, niềm hi vọng vào sự trở về của ông nữa.

Khi cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, đất nước hoàn toàn được thống nhất, ông tôi trở lại quê hương trong niềm vui, niềm hạnh phúc đến òa khóc của mọi người. Điều tôi ngưỡng mộ ở ông không chỉ là sự dũng cảm, tinh thần chiến đấu quật cường vì tổ quốc mà còn bởi tình yêu mặn nồng giữa ông và bà tôi. Trước khi trở thành một người lính, ông tôi là một chàng trai trẻ còn bà tôi là một cô gái ông thôn chất phác, hiền lành. Giữa thời buổi sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc hai người không dám hứa sẽ chờ đợi nhau. Vậy mà mười năm trôi qua, tuổi thanh xuân của bà đã được bù đắp trong giây phút nhìn thấy ông lành lặn trở về. Lời hứa chờ đợi ấy dù không được nói ra nhưng cả hai đều đã ngầm hiểu. Cho đến tận bây giờ, khi lớp bụi thời gian dần phủ mờ lên tất cả thì ông bà tôi vẫn yêu thương nhau như thuở ban đầu. Ông luôn dành sự quan tâm cho bà, ông nói rằng dù có dành cả cuộc đời của mình thì cũng không thể bù đắp hết được những khổ cực, buồn tủi bà phải chịu đựng trong ngần ấy năm xa cách.

Sự hi sinh của ông dành cho gia đình vô cùng to lớn. Tuy đã có tuổi nhưng ông vẫn phụ giúp bố mẹ tôi những công việc vừa sức để bố mẹ tôi đỡ được phần nào vất vả. Sau khi chiến tranh kết thúc, ông được cấp trên cử đi học và trở thành một thầy giáo. Xen kẽ những bài giảng của ông là câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về tình người để các học sinh biết quý trọng hơn cuộc sống mình đang có. Mặc dù ông đã về hưu nhưng ngày Nhà giáo Việt Nam hàng năm có rất nhiều học sinh cũ đến thăm và tặng hoa chúc mừng người thầy đã dìu dắt và gắn bó với mình. Có những người trở thành bác sĩ cũng có người trở thành giáo viên, nhà báo. Nhưng cho dù làm ngành gì chăng nữa thì ông cũng đều dặn dò các học sinh phải có cái tâm, như vậy, mới đạt được thành công trong công việc. Có lẽ vì thế mà những học trò cũ luôn kính trọng và coi ông như người cha của mình.

Những lúc rảnh rỗi, ông thường kể cho tôi nghe các câu chuyện để chúng tôi biết thêm về lịch sử đất nước, về những con người hi sinh thầm lặng để chúng ta có được cuộc sống tự do như ngày hôm nay. Ông dạy tôi cách ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, dạy tôi những phép toán mà tôi không tìm ra lời giải. Là một người nghiêm khắc nên khi những thành viên trong gia đình mắc lỗi hay xử sự không đúng ông tôi đều thẳng thắn góp ý. Tôi nhớ những ngày còn thơ bé, ông đã làm rất nhiều đồ chơi cho tôi. Ông dạy tôi cách gấp con hạc, chiếc thuyền thúng, thuyền buồm bằng giấy. Ông làm cả đèn ông sao cho tôi mỗi dịp Trung thu đến để tôi đi rước kiệu cùng các bạn. Không một ai trong xã hội chê trách ông về điều gì bởi ông là một người có trách nhiệm, một Đảng viên gương mẫu, một người cha, người ông mẫu mực. Ông còn nhiệt tình giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn khiến họ cảm kích và biết ơn vô cùng.

Vào ngày sinh nhật, tôi bất ngờ nhận được món quà của ông. Đó là một chiếc xe đạp màu xanh tôi yêu thích. Ông không quên nhắc tôi phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Đồng thời, ông cũng không quên nhắc nhở bố mẹ tôi dù có bận rộn như thế nào cũng nên dành thời gian quan tâm, chăm sóc con cái. Những đứa trẻ rất cần sự lắng nghe của cha mẹ và tôi cũng vậy.

Tôi luôn nhận được sự khích lệ từ ông, mỗi kì được học sinh giỏi, ông thường thưởng cho tôi những món quà ý nghĩa. Đó là chiếc cặp sách hay những cuốn vở, chiếc bút để chuẩn bị cho một năm học mới. Là người đứng đầu trong gia đình, ông luôn bảo ban mọi thành viên cách sống, cách giao tiếp, ứng xử chuẩn mực nhất để không ai có thể chê trách. Ông luôn yêu thương hết mực các cháu nhưng cũng không quá nuông chiều để chúng làm nũng, đòi hỏi.

Đối với tôi, ông là một người hùng. Tôi ngưỡng mộ ông bởi cách sống, cách đối nhân xử thế, ngưỡng mộ ông ở sự hi sinh cao cả dành cho gia đình. Hi vọng rằng, ông sẽ luôn mạnh khỏe để bên cạnh chúng tôi và cùng chúng tôi có những giây phút ngập tràn yêu thương.

Tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn nhé!

Nguyễn Thanh Hương

»ﻲ♥maŽΩÖm♥
11 tháng 2 2019 lúc 16:22

Đối với tôi ba tôi là một thần tượng vĩ đại. Ba rất nghiêm khắc, nhưng ba có một tấm lòng yêu thương gia đình vô bờ bến. Đi đâu làm gì ba cũng nghĩ đến chị em tôi. Tôi rất trân trọng và kính yêu ba.

Ba tôi năm nay đã ngoài 40 tuổi, ba tôi rất vất vả với gia đình, nhưng nhìn ba vẫn trẻ hơn nhiều so với tuổi. Tóc ba vẫn còn đen, họa hoằn lắm mới tìm thấy vài sợi tóc trắng.

Ba tôi dáng người cao gầy, nhưng nhìn rất khỏe và nhanh nhẹn. Ba làm cán bộ ở một cơ quan nhà nước, công việc cũng vất vả nhưng ba điều tiết thời gian rất giỏi. Dù bận mải thế nào ba cũng dành thời gian tập thể dục vào mỗi buổi sáng.

Nghe bà nội em kể rằng, thuở nhỏ ba em rất thích chơi thể thao: bóng chuyền, bóng bàn, môn nào ba cũng giỏi. Gương mặt ba hao hao như hình chữ điền, trông đầy nét cương nghị.

Tan giờ làm ở cơ quan, ba đi thẳng về nhà, dọn dep nhà cửa đỡ đần cho mẹ, có hôm ba còn vào bếp làm món ăn cho cả nhà. Ba rất giỏi nấu nướng và nấu món nào cũng ngon.

Xong việc ba em còn cuốc đất vun gốc cho mấy cây trồng xung quanh nhà, cho nên tuy vườn nhà em không rộng lắm nhưng có nhiều thứ cây trái, cây nào cây nấy thẳng lối ngay hàng, đẹp chẳng khác chi một công viên nho nhỏ.

Khi đêm đến, chị em tôi đã say trong giấc ngủ, ba vẫn loay hoay làm thêm một số công việc để tăng thu nhập cho gia đình. Ba đã không quản khó nhọc để lo cho cuộc sống của hai chị em.

Ba thường nói với em rằng: dù cực khổ mấy cũng chịu được, miễn là nhìn thấy chúng em ngoan ngoãn, siêng năng học hành là ba vui rồi. Bây giờ em mới hiểu câu "Công cha như núi Thái Sơn" thật là cao cả biết dường nào.

Ba làm nhiều việc như vậy nhưng ba rất giỏi sắp xếp công việc nên ba vẫn có thời gian dắt chúng em đi dạo quanh xóm. Vừa đi, ba vừa kể chuyện hay giảng giải những điều thắc mắc chúng em thường gặp.

À, mà sao cái gì ba cũng biết, biết nhiều thứ lắm. Anh Hai và em hết nhờ ba giảng cho bài văn, hướng dẫn cho bài toán. Ba đúng là ông thầy thứ hai, ở nhà.

Ba đã vất vả rất nhiều để lo cho cuộc sống của gia đình, ba đã dành tất cả tình yêu thương cho hai chị em tôi. Để đền đáp công ơn ấy, tôi sẽ chăm chỉ học tập tốt, xứng đáng với những gì ba đã hy sinh cho chúng tôi.

»ﻲ♥maŽΩÖm♥
11 tháng 2 2019 lúc 16:23

Sáng sớm tinh mơ của một ngày Chủ Nhật, em thức dậy sau một giấc ngủ say nồng. Nhìn ra khung cửa sổ, em thấy bố trồng cây ở mảnh đất sau nhà.

Bố đang hì hục cuốc đất. Với vóc người cao lớn, làn da ngăm ngăm nên trông thật khỏe. Bố quai những lưỡi cuốc chắc nịch xuống đất, lớp đất cứng được đào lên, cỏ dại không còn nơi nương tựa.

Bố giũ cỏ rồi bỏ thành đống. Đôi tay rắn chắc của bố lại giữ vững cán cuốc, đưa lên rồi giáng xuống phụp, phụp! Chỉ một lát, khoảng vườn đã sạch cỏ, lớp đất cứng đã tơi xốp.

Bố dùng xẻng đào những cái hố nhỏ vuông vức, thẳng hàng nhau. Lưỡi xẻng phăm phăm cắm sâu vào lòng đất, mạnh mẽ kêu vang, nó đánh thức côn trùng đang còn say giấc ngủ. Bố cứ làm việc, chăm chú không ngừng.

Hố được đào xong, bố bỏ phân chuồng vào các hố, rải lên một lớp đất mỏng rồi đặt cây con xuống hố sửa cho cây đứng thẳng và lấp đất lại, nện đất thật chặt vào gốc.

Trồng xong bố dùng cọc tre rào xung quanh mỗi cây, sau đó bố tưới nước cho cây. Những dòng nước mát lành chảy nhè nhẹ vào gốc, cây con như vui mừng đón nhận.

Nhìn bố làm việc, em thầm nghĩ đến ngày cây sinh sôi, nảy nở. Em hình dung khoảng vườn nhỏ này sẽ trở thành một vườn cây xanh tươi để hẹn ngày kết trái. Em lại càng thương bố hơn.

Bố vẫn mải miết làm việc dưới ánh nắng mai hồng, bố cần mẫn tưới nước cho cây như để tiếp thêm sức sống cho cây con khi trở về với đất. Bố làm xong mọi việc, nhìn lại hàng ngày cây xanh tươi vừa trồng, đôi mắt bố ánh lên một niềm vui khó tả.

Vầng trán cao của bố đã lấm tấm mồ hôi. Chiếc áo công nhân bố mặc đang thấm ướt và bắn vào đất bùn non; có lẽ bố cũng thấm mệt nhưng bố cảm thấy rất hài lòng bởi đã làm xong một công việc có ích.

Bố làm việc vất vả để cho em được no ấm. Bố là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình em, bố là trụ cột vững vàng chống đỡ mọi phong ba, bão táp để bảo vệ em.

Lúc đó bất chợt em khẽ cất lên tiếng hát: Bố, bố là phi thuyền - Cho con bay vào không gian. Em nguyện ra sức học tập và rèn luyện để xứng đáng là con ngoan của bố.

Bùi Thị Thùy Linh
Xem chi tiết
Lâm Tiên
7 tháng 8 2016 lúc 17:55

Viết tiếng anh hả bạnbanhqua

Lê Yến My
9 tháng 8 2016 lúc 15:26

   Hi! My name is.... I'm....years old. I'm in class....Today I will tell you about my school!( Mở bài đơn giản, bạn có thể thay thế nó!)

   Look far away, the school look as a castle,stand under the sunshine. When go closer, we will see the words :"...............Primary School" by stone. The iron gate always welcomes students to school. Inside, school yard make by the grey brick with full texture. Two lines of green trees,which overshadow for the kids, who wait for thier parents. There are many benches everywhere, we can sit here for relax after the lessons. There are ..... classrooms in my school. Each class has a diffirent way to decorate. One has a lot of pictures, one has many vases of flowers fly in the air,...Make the school be more beautiful.

   I love my school! Each day, go to school is my happiest. I will never forget the memory about this school, my friends, teachers.

 

Lê Yến My
9 tháng 8 2016 lúc 15:27

có gì sai sót mong bạn bỏ qua!bucminh

Sakura Linh
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
16 tháng 9 2016 lúc 16:18

Gia đình tôi có 4 người. Bố tôi là kế toán của Quỹ Tín dụng. Bố rất vui tính nhưng đôi lúc bố rất nghiêm khắc. Mẹ tôi năm nay đã ngoài 30 tuổi nhưng mẹ vẫn xinh đẹp và tươi trẻ, mẹ rất hiền và yêu con cái. Mẹ là công nhân của trạm bơm. Em trai tôi năm nay học lớp 2 của trường Tiểu học. Còn tôi là học sinh lớp 7 của trường Trung học Cơ sở. Cứ mỗi cuối tháng, gia đình tôi lại đi ăn [r những nhà hàng khách sạn gần nhà. Cả nhà tôi rất hạnh phúc và đầm ấm. Tôi rất yêu gia đình của mình.

Sakura Linh
16 tháng 9 2016 lúc 16:30

nếu có thêm tên trường thì có phải gach jchân ko