tham khảo
Trong văn bản Học thầy, học bạn, tác giả Nguyễn Thanh Tú đã phân tích và lập luận một cách xác đáng về vấn đề học thầy và học bạn qua hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”. Với luận điểm thứ nhất, học thầy là quan trọng, tác giả đã đưa các hàng loạt các lý lẽ như: mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề chạm khắc, hoặc nghiên cứu khoa học. Ở khía cạnh này, tác giả đã đưa ra bằng chứng là Lê-ô-rơ-đô Đa Vinci nếu không có sự dẫn dắt của thầy Verrocchio thì dù có tài năng thiên bẩm cũng khó mà thành công. Với luận điểm thứ hai, học từ bạn cũng rất cần thiết, tác giả đã đưa ra các lí lẽ như: thói thường người ta chỉ nhận những đấng bề trên là thầy mà không nhận ra những người thầy trong những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp của mình. Ở khía cạnh này tác giả đã đưa ra những lợi ích của việc học từ những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí. Qua những luận điểm trên, tác giả đã đi đến khẳng định rằng việc học từ thầy hay học từ bạn đều quan trọng và hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” là những câu tục ngữ đúng đắn, bổ sung cho nhau, làm cho nhận thức về việc học thêm toàn diện