Cô Curtis là giáo viên mới
Mọi người hãy phát biểu cảm nghĩ về cô .
Viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh người mẹ của En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi”
Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, khôn lớn trong vòng tay nâng niu của mẹ. Mẹ là người che chở, đùm bọc, là chỗ dựa đáng tin cậy nhất của các con trong mọi thành công hay thất bại trên đường đời. Nếu đứa con nào đó vô tình hay cố ý chà đạp lên tình mẫu tử thì không xứng đáng làm người và chắc chắn sẽ phải ân hận suốt đời.
Người bố khuyên con bằng lời lẽ chí tình: Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bô sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.
Giọng văn ở đoạn này dịu dàng, tha thiết, lắng sâu. Người cha lấy cái lí để phê phán và lấy cái tình để khuyên nhủ, dạy dỗ, khiến đứa con không thể không thấm thía. En-ri-cô xúc động thật sự vì nội dung bức thư của bố. Cậu kính yêu cha mẹ vô cùng nên đã rất ân hận về lỗi lầm của mình. Tại sao người bố không trực tiếp dạy bảo con mà lại dùng hình thức viết thư? Bởi vì có những điều tế nhị và phức tạp của tình cảm khó có thể nói ra bằng lời. Hơn nữa, viết thư tuy là cách giao tiếp gián tiếp nhưng lại có tác dụng rất lớn. Nó vừa thể hiện được mục đích của người viết, vừa không làm cho người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm.. Đây chính là bài học về cách ứng xử khéo léo trong quan hệ gia đình nói riêng và ngoài xã hội nói chung. Bài văn đề cập đến khía cạnh quan trọng của đạo làm con. Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi người. Trong kí ức của mỗi chúng ta, mẹ luôn chiếm một vị trí quan trọng. Mẹ gắn liền với những hình ảnh thân thuộc của quê hương như mái đình, gốc đa, bến nước, con đò, cầu tre lắt lẻo, hoa cau rụng trắng đêm trăng, bữa cơm đầm ấm, sum vầy… Kỉ niệm về mẹ mãi mãi theo ta suốt cả cuộc đời. Nếu trong hành trình tiến lên phía trước, có lúc nào mỏi gối chùn chân, ta hãy quay về miền thơ ấu ở đó, hình ảnh mẹ kính yêu sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ta vững bước.Phần hay nhất, cảm động nhất trong bức thư là người bố nói với con về hình ảnh thương yêu, về đức hi sinh cao cả và tình thương mênh mông của người mẹ hiền.
Bố nhắc lại một kĩ niệm không bao giờ có. thể quên là cách đây mấy năm, En-ri-cồ bị ốm nặng, mẹ đã “thức suốt đêm" sàn sóc con, “cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con”. Người mẹ lo âu, đau đớn “quằn quại vì nồi sợ, khốc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con”.
Cổ ngữ có câu: “Mẫu tử tình thâm”. Tình mẹ thương con là mênh mông bao la. Mẹ có thể hi sinh tất cả vì con. “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ” (tục ngữ).
Con mà lại xúc phạm đến mẹ là vô đạo, vì “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”. Một năm so với một giờ đã có đứa con nào tính được, nghĩ đến ? Người mẹ có quản gì vất vả, chịu khổ sở đói rét “đi ăn xin để nuôi con”. To lớn hơn, vĩ đại hơn là người mẹ có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. Công cha nghĩa mẹ thật vô cùng sâu nặng:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”
hay
“ơn cha nặng lắm ai ơi ỉ
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”
(Ca dao)
Cảm động nhất là khi bố chỉ cho con thấy nỗi bất hạnh “buồn thảm nhất” của một đời người là “ngày mà con mất mẹ”. Mồ côi mẹ là nỗi đau khổ nhất của tuổi thơ. Cho dù khi đã lớn khôn, trưởng thành, dũng cảm,… đứa con vẫn không bao giờ tìm lại được bóng dáng yêu thương của mẹ hiền. Một tiếng nói dịu hiền của mẹ. Một cử chỉ thân thương của mẹ “được mẹ dang tay ra đón vào lòng”. Nỗi cô đơn của đứa con (dù lớn khôn, khỏe mạnh) không thể nào kể xiết, vì thiếu tình thương ấp ủ của mẹ hiền, “con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở the”. Lúc ấy, "con sẽ cay đắng…”, “con sẽ không thể sống thanh thản”, “con sẽ không một phút nào yên tĩnh”) vì lương tâm cắn rứt, con nhở lại “những lúc đã làm cho mẹ đau lòng”, “đã làm cho mẹ buồn phiền”. Lúc ấy dù có “hối hận”, dù con có "cầu xin linh hồn mẹ tha thứ” thì cũng chỉ vô ích mà thôi, vì mẹ đã mất từ lâu rồi. Một nỗi đau ghê gớm là thời gian năm tháng sẽ không bao giờ làm nguôi quên những hình ảnh, những kỉ niệm vui, buồn về người mẹ hiền yêu quý, “lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh”. Và lúc ấy, “hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình”.
“Mẹ hiền như chuối ba hương – Như xôi nếp mật, như đường mía lau”. Đó là ca dao của nhân dân ta. ở đây, từ hình ảnh người mẹ hiền trong tâm hồn đứa con, người bố đã viết một câu thật hay nói về lòng hiếu thảo, về đạo làm con; lời khuyên con càng trở nên sâu xa, thấm thìa: “Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả”. Bởi lẽ, lòng hiếu thảo là cái gốc của đạo làm người; những kẻ bất hiếu “thật đáng xấu hổ và nhục nha ’ vì đã “chà đạp lên tình yêu đó”.
Qua bức thư của người bố gửi En-ri-cô, ta thấy lời giáo huấn không hề khô khan mà vô cùng xúc động, chứa chan tình phụ – từ, tình mầu – tử. Bố vừa giận vừa thương con; bố đã dạy con bài học về lòng hiếu thảo, biết kính trọng và biết ơn cha mẹ. Lòng mẹ bao la và mênh mông. Con không được vô lễ, không được vong ân bội nghĩa với mẹ cha. Chúng ta cảm thấy mình “lớn lên” cùng trang nhật ký của En-ri-cô.
Tóm lại bài "Mẹ tôi” là một bài ca tuyệt đẹp của “Những tấm lòng cao cà”. Đơ A-mi-xi đã để lại trong lòng ta hình ảnh cao đẹp thân thương của người mẹ hiền, đã giáo dục chúng ta bài học hiếu thảo của đạo làm con.
Phần hay nhất, cảm động nhất trong bức thư là người bố nói với con về hình ảnh thương yêu, về đức hi sinh cao cả và tình thương mênh mông của người mẹ hiền.
Bố nhắc lại một kĩ niệm không bao giờ có. thể quên là cách đây mấy năm, En-ri-cồ bị ốm nặng, mẹ đã “thức suốt đêm" sàn sóc con, “cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con”. Người mẹ lo âu, đau đớn “quằn quại vì nồi sợ, khốc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con”.
Cổ ngữ có câu: “Mẫu tử tình thâm”. Tình mẹ thương con là mênh mông bao la. Mẹ có thể hi sinh tất cả vì con. “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ” (tục ngữ).
Con mà lại xúc phạm đến mẹ là vô đạo, vì “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”. Một năm so với một giờ đã có đứa con nào tính được, nghĩ đến ? Người mẹ có quản gì vất vả, chịu khổ sở đói rét “đi ăn xin để nuôi con”. To lớn hơn, vĩ đại hơn là người mẹ có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. Công cha nghĩa mẹ thật vô cùng sâu nặng:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”
hay
“ơn cha nặng lắm ai ơi ỉ
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”
(Ca dao)
Cảm động nhất là khi bố chỉ cho con thấy nỗi bất hạnh “buồn thảm nhất” của một đời người là “ngày mà con mất mẹ”. Mồ côi mẹ là nỗi đau khổ nhất của tuổi thơ. Cho dù khi đã lớn khôn, trưởng thành, dũng cảm,… đứa con vẫn không bao giờ tìm lại được bóng dáng yêu thương của mẹ hiền. Một tiếng nói dịu hiền của mẹ. Một cử chỉ thân thương của mẹ “được mẹ dang tay ra đón vào lòng”. Nỗi cô đơn của đứa con (dù lớn khôn, khỏe mạnh) không thể nào kể xiết, vì thiếu tình thương ấp ủ của mẹ hiền, “con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở the”. Lúc ấy, "con sẽ cay đắng…”, “con sẽ không thể sống thanh thản”, “con sẽ không một phút nào yên tĩnh”) vì lương tâm cắn rứt, con nhở lại “những lúc đã làm cho mẹ đau lòng”, “đã làm cho mẹ buồn phiền”. Lúc ấy dù có “hối hận”, dù con có "cầu xin linh hồn mẹ tha thứ” thì cũng chỉ vô ích mà thôi, vì mẹ đã mất từ lâu rồi. Một nỗi đau ghê gớm là thời gian năm tháng sẽ không bao giờ làm nguôi quên những hình ảnh, những kỉ niệm vui, buồn về người mẹ hiền yêu quý, “lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh”. Và lúc ấy, “hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình”.
“Mẹ hiền như chuối ba hương – Như xôi nếp mật, như đường mía lau”. Đó là ca dao của nhân dân ta. ở đây, từ hình ảnh người mẹ hiền trong tâm hồn đứa con, người bố đã viết một câu thật hay nói về lòng hiếu thảo, về đạo làm con; lời khuyên con càng trở nên sâu xa, thấm thìa: “Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả”. Bởi lẽ, lòng hiếu thảo là cái gốc của đạo làm người; những kẻ bất hiếu “thật đáng xấu hổ và nhục nha ’ vì đã “chà đạp lên tình yêu đó”.
Qua bức thư của người bố gửi En-ri-cô, ta thấy lời giáo huấn không hề khô khan mà vô cùng xúc động, chứa chan tình phụ – từ, tình mầu – tử. Bố vừa giận vừa thương con; bố đã dạy con bài học về lòng hiếu thảo, biết kính trọng và biết ơn cha mẹ. Lòng mẹ bao la và mênh mông. Con không được vô lễ, không được vong ân bội nghĩa với mẹ cha. Chúng ta cảm thấy mình “lớn lên” cùng trang nhật ký của En-ri-cô.
Tóm lại bài "Mẹ tôi” là một bài ca tuyệt đẹp của “Những tấm lòng cao cà”. Đơ A-mi-xi đã để lại trong lòng ta hình ảnh cao đẹp thân thương của người mẹ hiền, đã giáo dục chúng ta bài học hiếu thảo của đạo làm con.
lập dàn ý cho bài văn sau: Cảm nghĩ về thầy cô giáo những " người lái đò" đưa thế hệ trẻ " cập bến " tương lai.
giúp mk nha chiều phải nộp bài rùi!!!!
tham khảo:
MB:- Giới thiệu về thầy cô giáo.
- Khái quát những cảm nghĩ tình cảm dành cho đối tượng.
TB:- Nêu những đặc điểm tiêu biểu, gợi cảm nhất về thầy cô giáo.
- Sự quan tâm, chia sẻ.
- Nâng niu chúng em như những mầm non, thầy cô như người mẹ người cha thứ hai của chúng em.
KB: Cảm nghĩ mong ước dành cho cô.
1. Mở bài:
Giới thiệu yêu cầu của đề: cảm nghĩ về thầy cô giáo- những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai.
Văn học dân gian từ xa xưa đã nói cho ta bao lần về công ơn của thầy cô giáo. Dù là thời đại nào, thì người thầy vẫn luôn là người ta mãi đề cao, trọng vọng. Và hơn cả, thầy cô giáo luôn để lại trong ta những suy nghĩ, tình cảm lớn lao!
2. Thân bài:
Lđ 1: Vai trò của thầy cô giáo trong cuộc sống của mỗi người.
_THầy cô là người truyền dạy tri thức.
_Thầy cô chắp cánh cho những niềm tin và ước mơ của mỗi người.
_Thầy cô đem đến những bài học làm người, dạy ta cách sống đúng đắn và giúp chúng ta trưởng thành hơn mỗi ngày.
_Tạo ra bước ngoặt đổi thay trong nhận thức, trong tình cảm của mỗi chúng ta.
LĐ 2: Thầy cô- hình ảnh của sự chuẩn mực và đức hi sinh.
_Ngoại hình, trang phục: thầy cô trong tà áo dài thướt tha, trong những bộ đồ công sở nghiêm túc nhưng không phải vẻ lạnh lùng xa cách mà luôn gần gũi, yêu thương học trò hết mực.
_Thấu hiểu từng tâm tư, tình cảm của học sinh thông qua những bài giảng, những câu chuyện nhỏ trong mỗi tiết học.
_Quan tâm đến học sinh bằng tất cả yêu thương của người cha, người mẹ và luôn lo lắng cho tương lai của học trò.
_Lời trách mắng của thầy cô không bao giờ là sự vùi dập hay trù ghét, tất cả đều xuất phát từ trái tim hi vọng học sinh khôn lớn trưởng thành mỗi ngày.
LĐ 3: Tình cảm của học trò với thầy cô giáo.
_Sự biết ơn trân trọng trước những nhọc nhằn của thầy cô.
_Đôi khi là sự giận hờn trước cái nhìn đầy nghiêm khắc của thầy cô nhưng sau này nhìn lại, mỗi người thêm nhận thức và hiểu được sự quan tâm lớn lao từ thầy cô dành cho mình.
_Mỗi bài học của thầy cô luôn là hành trang được học trò trân trọng dẫu có trở thành người đi đò nhưng tuyệt không quên bến đò cùng người lái đò năm xưa.
_Những cố gắn trong học tập của học trò, những bông hoa điểm mười, những đóa hoa, những sự biết ơn...là tình cảm lớn của học trò với thầy cô giáo- người chắp cánh tri thức và dựng xây tương lai cho ta.
3. Kết bài:
Thầy cô là người cha, người mẹ của mỗi người. Dưới tình thương của thầy cô, chúng ta mỗi ngày một trưởng thành. Và dù là người học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường hay đã sớm xa nơi trường xưa thì ta cũng không được quên đi công ơn cô thầy dạy dỗ ta nên người.
phát biểu cảm nghĩ về văn biểu cảm
viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về thầy cô giáo
(giúp mình với)
tham khảo
Mỗi người đều được đến trường, đều nhận được sự yêu thương của thầy cô, nhận được sự yêu quý của bạn bè. Tôi cũng thế, tôi cũng đã nhận được tình yêu thương vô bờ bến của thầy cô, bạn bè. Sự yêu thương ấy cao cả, mênh mông như biển rộng. Thầy cô như một người cha, người mẹ thân thương mà suốt cuộc đời này tôi sẽ không bao giờ quên. Người mẹ thứ hai mà tôi đang nói đến ấy chính là cô Oanh. Đó là một người cô luôn yêu thương học sinh cùa mình, có trách nhiệm với công việc và luôn hăng say trong mỗi bài giảng khiến cho tôi và các bạn thích thú vô cùng mỗi khi nghe cô giảng. Cô ơi! Cô có biết rằng chúng em thương cô nhiều lắm không!
Em tham khảo:
Trong một đời người, ai mà không có những thời cấp một, cấp hai, những thời đi học cùng bạn bè, những thời “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”. Ôi! Sao cứ mồi lần nhớ lại là tôi rất muốn dược quay lại thời gian ấy, sao mà thân thương quá! Nhân ngày 20/11, tôi quay lại trường xưa và thấy nhiều thứ thay đổi quá. Cái hồ cá bây giờ đã lớn hơn ngày trước, vậy mà tôi cứ ngỡ đó là một thế giới to lớn đã được thu nhỏ lại. Tôi cồn nhớ cây bàng ngày nào vẫn chỉ bằng tôi, nhưng giờ đây nó đã trở thành một cây bàng cao to, vĩ đại như cây cột đình. Tôi còn nhớ những giàn mướp được trồng trước ban công giờ lại được thay bằng những chậu hoa lan màu trắng. Căn – tin trường được sửa sang đẹp hơn. Tôi còn thấy những chỗ mà chúng tôi hay chơi đá cầu, đá bóng dưới gốc cây phượng vĩ. Những kỉ niệm chợt ùa về trong chốc lát. Mọi thứ giờ đây đã khác đi rất nhiều. Tuy giờ đã là một học sinh cấp hai nhưng tôi vẫn còn quý trọng những kỉ niệm đẹp về thầy cô, mái trường và bạn bè cùa mình. Những kỉ niệm này sẽ không bao giờ phai nhòa trong tôi.
Tham khảo!
Đối với tôi, được đến trường là một niềm hạnh phúc lớn lao. “Trường học” – hai tiếng nghe thật ấm áp và thân thương. Đó là nơi chan chứa biết bao tình yêu thương của thầy cô, tình cảm thiêng liêng của bạn bè, là nơi cho ta những khoanh khắc, kỉ niệm đáng nhớ. Với tôi, trường học dường như là một ngôi nhà thứ hai đầy thân thương, trìu mến mà nơi đó thầy cô và học sinh dường như là một mái ấm gia đình…!
qua bài thơ cảnh khuya, em hãy viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về tình yêu của Bác Hồ đối với dân tộc Việt Nam
hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh của người mẹ trong bài ca dao "À ơi tay mẹ"của tác giả Bình Nguyên.Trong đoạn văn có sử dụng một phép tu từ so sánh.(gạch chân dưới phép tu từ so sánh đó).
Em tham khảo:
Hình ảnh bàn tay mẹ chắn mưa sa, chặn bão, thức một đời đã thể hiện được những hi sinh to lớn mẹ dành cho con. Mẹ hi sinh tất cả, che chắn mọi khó khăn trong cuộc sống, chỉ mong con có được cuộc sống bình yên. Bàn tay mẹ giống như có phép nhiệm màu vậy, không khó khăn, vất vả nào mà mẹ không vượt qua được; điều đó nó lên tình yêu vô bờ vô tận mà mẹ dành cho con(Câu so sánh). Tình yêu của mẹ theo con cả một đời. Bài thơ giúp em hiểu được tình cảm vô bờ bến mà mẹ dành cho em: "Cả đời mẹ vất vả vì con, lam lũ nhọc nhằn chịu mọi đắng cay, nguyện hi sinh cả cuộc đời để cho con có cuộc sống tốt đẹp". Hãy trân trọng và yêu thương cha mẹ của mình, vì cha mẹ dành cả đời hi sinh và yêu thương chúng ta.
Lập dàn bài (có thể cả văn nữa)
Đề1:
Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những "người lái đò" đưa thế hệ trẻ "cập bến" tương lai.
Đề 2:
Cảm nghĩ về tình bạn.
Các pan co the chon 1 trong 2 de tren...giup mk nka... nho dug copy mang ko nua giong nhau la thôi...
Đề 1:
Trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành, Thầy Cô giáo cũng có công lao rất lớn. Đặc biệt, đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì Thầy Cô giáo chính là những người cha, người mẹ thứ hai.
Thầy Cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy Cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui, niềm không chỉ riêng của chúng em, mà còn của thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.
Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em, uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn. Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Rồi từng ngày, chúng ta bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức. Thầy cô luôn dõi theo chúng ta. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp.
Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Hà Nội - Amsterdam, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt, mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ. Ở đây, thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy, người cô mà còn là người cha, người mẹ. Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc, những tâm sự của chúng em. Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng. Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em. Thầy cô khẽ cười và gật đầu khi chúng em cúi chào lễ phép. Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư, để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em. Tất cả, từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng, vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.
Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc. Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em và cả tình thầy trò. Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau. Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò, một tình thầy trò thực thụ. Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11. Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em. Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện. Thầy cô ơi, thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời. Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô. Xin hãy tin vào chúng em
Con người, đặt bản thân là trung tâm, luôn có rất nhiều mối quan hệ xoay quanh. Có những người, những mỗi quan hệ chỉ thoáng qua nhưng cũng có những người hay những mối quan hệ bằng một cách nào đó luôn gắn bó với ta, đi theo ta trong suốt cuộc đời. Tình bạn là một mối quan hệ như vậy.
Trong cuộc đời mình, ai cũng có ít nhất là một vài người bạn. Tình bạn không đến từ một người, nó là sự sẻ chia, thông cảm, là sự thấu hiểu về nhau giữa hai người. Một tình bạn đẹp phải xuất phát từ sự chân thành, trong sáng, vô tư và tin tưởng. Những điều này tưởng như đơn giản nhưng đó lại là điều kiện tiên quyết để khởi đầu một tình bạn đẹp. Con người luôn sợ cô đơn, luôn muốn có người đáng tin tưởng để có thể sẻ chia, tâm sự nhưng cũng luôn dè chừng, cảnh giác với những người muốn chạm vào cảm xúc của họ. Cũng phải thôi, thật tồi tệ nếu một người bạn coi là bạn, lắng nghe những điều họ sẻ chia biết đâu sau đó lại đem những câu chuyện của bạn ra làm trò đùa. Tình bạn cũng không thể bền vững nếu không trong sáng, có mục đích hay để lợi dụng lẫn nhau. Chúng ta không thể gọi một người là bạn mà luôn phải đề phòng họ.
Để hai người khác nhau trở thành bạn của nhau cần rất lớn sự thấu hiểu. Bởi mỗi người sẽ có một tính cách khác nhau. Dẫu có thể có nét tương đồng nhưng điểm khác nhau sẽ vẫn rất lớn. Sự thấu hiểu đối với nhau không dễ dàng có được, nó cần phải có thời gian để vun đắp, có khó khăn hoạn nạn để thử thách và trưởng thành. Phải có sự sẻ chia, thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai người bạn mới có thể khiến họ hiểu nhau hơn. Mặt khác, con người không hoàn hảo, luôn có những thói quen xấu bên cạnh những cái tốt. Muốn tình bạn được bền lâu, ta không được bao che dung túng trước những thói quen xấu này.
Rất khó để có được một tình bạn nhưng một tình bạn đẹp sẽ khiến cuộc sống của ta thi vị hơn rất nhiều. Thật bình yên khi gặp khó khăn mà luôn có người sẵn sàng đưa tay giúp đỡ hay khi có tâm sự có người yên lặng ngồi bên lắng nghe. Cũng thật hạnh phúc khi có tin tưởng chia sẻ với ta những điều giản dị. Và thật ấm áp khi có người luôn nhớ những thói quen nhỏ nhặt của ta để khi ta đi đâu, làm gì họ sẽ lại quan tâm, nhắc nhở. Nếu tìm được một người bạn như thế bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và đầy đủ vì bạn sẽ không phải lo âu hay đối mặt với những nỗi cô đơn hay sợ hãi trước cuộc sống tẻ nhạt.
Tình bạn là một món quà thiêng liêng và cao quý mà chúng ta cần trân trọng. Phải có tình bạn thì cuộc sống của chúng ta mới thật sự có ý nghĩa. Coi trọng tình bạn, nó sẽ đơm hoa kết trái và nảy nở mãi mãi không tàn lụi, là một vi thuốc tinh thần giúp ta luôn vững vàng trong cuộc sống hay khi đối mặt với khó khăn thử thách.
Em suy nghĩ ntn về quan niệm: chữ cảm ơn xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, là một tiêu chí để đánh giá con nhà có giáo duc tốt từ cha mẹ?
phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật chị dâu
Ngô Tất Tố lá một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. Tác phẩm của ông tập trung phản ánh sinh hoạt của người nông dân và cảnh ngộ của họ dận trước Cách mạng. Tắt đèn là tác phẩm đặc sắc của Ngô Tất Tố. Tiêu biểu của tác phẩm là đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
Qua đoạn trích tác giả đã phản ánh được hiện thực nông thôn Việt Nam trong giai đoạn trước năm 1945. Tức nước vỡ bờ có sức mạnh tố cáo mãnh liệt, nó phơi bày bản chất tham lam, tàn ác của bọn cường hào thống trị, đồng thời phản ánh tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng, nhất là những ngày “sưu thuế giới kì” trong xã hội đương thời.
Chị Dậu là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, là hình tượng đẹp đẽ của người nông dân Việt Nam. Chị là một đốm sáng đặc biệt trong cái xã hội đầy bóng tối. Chị cần cù, chất phác. Vợ chồng chị đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn cơm không đủ no, áo không đủ mặc, gia đình lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh. Sưu thuế đến với chị cùng lúc với bao tai họa. Anh Dậu đang ốm, lại không có tiền nộp thuế. Bọn cường hào chẳng dung tha cho gia đình chị.
Đứng trước khó khăn tột cùng: phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì đau ốm, đàn con còn bé dại, tất cả đều trông chờ ở chị. Trên thực tế, chị là chỗ dựa của cả gia đình, nhưng với chế độ bóc lột, chính sách sưu cao thuế nặng thì làm sao chị có thể đảm đương gánh vác gia đình, cứu anh Dậu thoát khỏi vòng bị kịch.
Hình tượng chị Dậu được tác giả khắc họa thật sinh động, nhất là diễn biến tâm lí của chị, từ hành động lễ phép van xin đến hành động quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng, từ thái độ ôn hòa van xin đến thái độ quyết liệt chống cự bọn cường hào áp bức. Trước khi chống cự, chị đã lễ phép rùn rui khất nợ: Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền SƯU nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông Lí cho cháu khất… Chị Dậu càng tha thiết van xin thì cai Lệ càng nổi cơn thịnh nộ, hắn sai người nhà Lí trưởng trói anh Dậu lại. Hắn còn sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, chị đã đỡ lấy tay tên cai Lệ và khẩn thiết van xin lần nữa nhưng hắn đâu buông tha, hắn còn đấm vào ngực chị. Không thể chịu đựng được, chị Đậu liều mạng cự lại. Từ chỗ xưng cháu một cách nhún nhường chị đã chuyển xưng tôi một cách nghiêm nghị. Hành động tàn bạo của tên cai Lệ đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị. Chị nghiến hàm răng nói với thái độ quyết liệt trước mặt tên cai Lệ: Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Chúc bạn học tốtNguyên Thị Thu trang
Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.
Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.