Những câu hỏi liên quan
Gangaa
Xem chi tiết
Top 10 Gunny
1 tháng 4 2018 lúc 20:28

a. Từ ghép có nghĩa tổng hợp

Bình luận (0)
nguyễn phan minh anh
1 tháng 4 2018 lúc 20:28

b. Từ ghép phân loại

Bình luận (0)
Phạm Huyền Trang2005
1 tháng 4 2018 lúc 20:28

a.từ ghép có nghĩa tổng hợp 

nếu thấy đúng thì k nha mn

Bình luận (0)
thân nhật chi
Xem chi tiết

1. Nhóm từ: ba ba, chuồn chuồn, cào cào, châu chấu, chôm chôm, thuồng luồng, núc nác, quốc quốc, gia gia, chà là, chích choè, chão chuộc...

- Cách 1 (dùng cho học sinh tiểu học): gọi là từ láy

- Cách 2 (đối với học sinh THCS, THPT): gọi là từ đơn đa âm (hoặc từ láy giả), có chức năng định danh – tức là gọi tên sự vật.

* Bản chất: là các từ láy giả, tức là có hình thức giống nh­ư từ láy như­ng không phải từ láy đích thực

2. Nhóm từ: bồ hóng, bồ kết, bọ nẹt, bọ xít, sâu róm, diều hâu, dưa hấu, bù nhìn, tre pheo (thực ra “pheo” có nghĩa), bếp núc (“núc” có nghĩa), chó má (“má” có nghĩa”), chợ búa, đường sá, người ngợm...

- Cách 1 (dùng cho học sinh tiểu học): gọi là từ ghép

- Cách 2 (THCS, THPT): gọi là từ đơn đa âm

* Bản chất: là các từ ghép ngẫu hợp (ngẫu nhiên có hai tiếng ghép với nhau và chỉ có một trường hợp duy nhất, ví dụ “hấu” chỉ ghép với “dưa”, ngoài ra không ghép với tiếng nào khác, trong khi đó “dưa gang” có thể gặp ở “chảo gang, gang thép” – tất nhiên nghĩa của “gang” trong “dưa gang” và “chảo gang” là khác nhau), trong đó có một tiếng bị h­ư nghĩa hoặc mờ nghĩa.

3. Nhóm từ: bảo ban, bồng bế, đền đài, đất đai, đấu đá, đèn đuốc, ruộng rẫy, miếu mạo, chùa chiền, làm lẽ, làm lành...

* Bản chất: là các từ ghép vì hai tiếng đều có nghĩa, sự trùng hợp về âm thanh giữa hai tiếng chỉ mang tính ngẫu nhiên. Nói cách khác, trường hợp vừa có quan hệ về nghĩa vừa có quan hệ láy âm như nhóm từ trên được một số nhà Việt ngữ học thống nhất: ưu tiên nghĩa gọi là từ ghép.

4. Nhóm từ: ngày ngày, người người, tối tối, sáng sáng, chiều chiều, đêm đêm,  nhỏ nhỏ, bé bé, tím tím, đỏ đỏ, xanh xanh, đen đen...

- Cách 1 (dùng cho học sinh tiểu học): gọi là từ láy

- Cách 2 (đối với các nhà Việt ngữ học): còn nhiều ý kiến tranh cãi, cụ thể:

+ Trường hợp a: “nhỏ nhỏ, bé bé, tím tím, đỏ đỏ, trắng trắng” có thể biến âm thành “nho nhỏbe bé, tim tím, đo đỏ, trăng trắng” và được coi là từ láy (nho nhỏ = hơi nhỏ, tim tím = hơi tím…).

+ Trường hợp b: “ngày ngày, người người, chiều chiều, đêm đêm, nhà nhà, ngành ngành” đ­ược coi là hiện tượng lặp từ (ngày ngày = ngày nào cũng thế, nhà nhà = nhà nào cũng thế…).

+ Trư­ờng hợp c: “xanh xanh, đen đen, nâu nâu, vàng vàng” không có khả năng biến âm như trường hợp (a), nhưng cũng không hoàn toàn như­ trường hợp (b), chúng được coi là các từ láy toàn bộ hoặc từ láy tuyệt đối (xanh xanh = hơi xanh, vàng vàng = hơi vàng).

+ Trường hợp d: “tối tối, sáng sáng” còn phức tạp hơn. Khả năng thứ nhất, chúng biến âm thành “tôi tối, sang sáng”với nghĩa là “hơi tối, hơi sáng” (trời đã tôi tối rồi, trời đã sang sáng rồi). Khả năng thứ hai, chúng cũng là hiện tượng lặp từ với nghĩa là “tối nào cũng như vậy, sáng nào cũng như vậy” (tối tối, tôi đi ngủ vào lúc 22 giờ / sáng sáng, tôi dậy vào lúc 6 giờ).

II/ Phân biệt từ ghép và từ láy*

Vốn từ tiếng Việt rất phong phú và phức tạp, trong đó hiện tượng nhập nhằng giữa từ ghép và từ láy cũng khá phổ biến về cả số lượng lẫn tính chất phức tạp của nó. Các nhà ngôn ngữ học đang tiếp tục công việc tìm kiếm những bằng chứng để góp phần phân định ranh giới giữa hai loại từ này. Tuy nhiên, ngay trong hiện tại, mỗi loại từ cũng đã có những đại diện điển hình cho nó. Nó chắc chắn là từ ghép hoặc từ láy chứ không thể có chuyện nhập nhằng cả góiđược! Đây chính là điều mà chúng ta cần phải lưu ý khi sử dụng chúng.

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một trong nhiều cách có thể dùng để phân biệt từ ghép và từ láy; cách này cũng chỉ có giá trị tương đối bởi những chân lí khoa học nói chung, ngôn ngữ học nói riêng dường như đều đang ở... phía trước!

Cách phân biệt này gồm một tập hợp 6 tiêu chí như sau:

1. Đảo các yếu tố trong từ:

Trong từ láy thường có một yếu tố gốc. Yếu tố ấy có thể còn rõ nghĩa hoặc đã mờ nghĩa, nhưng nó thường đứng ở một vị trí nhất định (trước hoặc sau yếu tố láy), nghĩa là không thể đảo được trật tự của các yếu tố trong từ láy. Vì thế, nếu một từ phức (gồm 2 yếu tố = 2 tiếng) có thể đảo được thì đó là từ ghép.

Ví dụ: Các từ sau sẽ là từ ghép:

Lả lơi, thì thầm, ngẩn ngơ, thẫn thờ, mù mịt, đau đớn, đảo điên, hắt hiu,

hờ hững, khát khao, khắt khe, lãi lờ, manh mối, ngại ngần, ngào ngạt, ngây

ngất, ngấu nghiến, tha thiết...

2. Xem xét ý nghĩa của các yếu tố:

Nếu không đảo được, nhưng cả hai yếu tố của từ phức đều có nghĩa thì từ phức ấy là từ ghép bởi vì từ láy chỉ có một yếu tố có nghĩa.

Ví dụ: Các từ sau đây sẽ là từ ghép:

đền đài, đất đai, ruộng rẫy, chùa chiền (chiền nghĩa là chùa), bợm bãi (bãi: kẻ lừa dối), tơ tưởng (tơ: yêu), đồn đại (đại: biến âm từ đãi, cũng có nghĩa là đồn), thành thực, đu đưa, đình đốn, duyên dáng, hài hòa, lê la, hão huyền, vá víu, vân vê...

3. Xem xét khả năng kết hợp của một yếu tố chưa rõ nghĩa:

Nếu trong từ phức có một yếu tố chưa rõ nghĩa (qui ước là Y) có khả năng kết hợp với nhiều yếu tố gốc (qui ước là X) khác nhau thì từ phức đó

thường là từ ghép.

Ví dụ: Các từ sau được coi là từ ghép:

X: rạng, rực; Y: rỡ; Từ ghép: rạng rỡ, rực rỡ

X: trọc, khóc, lăn, cóc; Y: lóc; Từ ghép: trọc lóc, khóc lóc, lăn lóc, lóc

cóc

X: lê, liếm, lâu, lân, đà...; Y: la; Từ ghép: lê la, la liếm, lâu la, lân la, la đà, la hét, rầy la, kêu la, la lối, la liệt...

4. Xem xét qui luật hài thanh:

Nếu các yếu tố trong một từ phức có thanh điệu không cùng âm vực thì từ phức ấy là từ ghép.

- âm vực cao: ngang (không), hỏi, sắc

- âm vực thấp: huyền, ngã, nặng

Ví dụ: Các từ sau đây sẽ là từ ghép:

khít khịt (cao - thấp, không cùng âm vực), phứa phựa, tí tị, tú ụ, chói lọi, cuống cuồng, sóng soài, dúi dụi, thớ lợ, ân cần, nháo nhào...

hộc tốc (thấp - cao), cộc lốc, trọc lóc, trật lất, lạng lách, đìu hiu, tạp nham, gọn lỏn...

5. Xem xét qui luật hòa phối nguyên âm:

Nếu các yếu tố trong một từ phức có phụ âm đầu giống nhau, nhưng nguyên âm làm âm chính (cả đơn và đôi) không có cùng độ mở thì từ phức ấy là từ ghép.

- Hàng (dòng) trước, không tròn môi: i, iê (độ mở hẹp), ê (hơi hẹp), e (hơi rộng)

- Hàng sau, không tròn môi: ư, ươ (hẹp), ơ và â (hơi hẹp), a và ă (rộng)

- Hàng sau, tròn môi: u, uô (hẹp), ô (hơi hẹp), o (hơi rộng)

Ví dụ: Các từ sau đây được coi là từ ghép:

hể hả, nhuế nhóa, xuề xòa, lúc lắc, tung tăng, vùng vằng, rỉ rả, xí xóa, chỉ trỏ, nguôi ngoai, dối dá, cứng cỏi, phì phạch, chen chúc...

6. Dựa vào nguồn gốc của từ:

Các từ láy là sản phẩm của phương thức láy, một phương thức cấu tạo từ của tiếng Việt; do đó chúng là những từ thuần Việt. Các từ Hán Việt không phải là từ láy, cho dù chúng có sự trùng lặp nào đó về ngữ âm.

Ví dụ: Các từ sau sẽ là từ ghép:

linh tinh, lục tục, mĩ mãn, nhũng nhiễu, nhã nhặn, vĩnh viễn, lẫm liệt, ngôn ngữ, nhục nhã, tâm tính, tinh tú, tham lam, náo nức, khát khao, hội họa, thi thư, lí lịch, báo cáo, phu phụ, hải hà, biên niên, bức bách, lí luận, lao lung, lao lí, biến thiên, thất thố, ban bố

Bình luận (0)
Trung Lê Đức
2 tháng 9 2019 lúc 21:27

Ba từ đơn: nhà, hoa, mây

Ba từ ghép phân loại: hoa huệ, cây cam, con mèo

Ba từ ghép tổng hợp: hoa quả, cây cối , nhà cửa

Ba từ láy:

-Âm đầu: Lung linh, lấp lánh, héo hon

-Vần: êm đềm, bùi ngùi, lang thang

-Cả âm đầu và vần :oang oang, kheo khéo, căm căm

Bình luận (0)
Doremon
Xem chi tiết
Lưu Dung
5 tháng 6 2018 lúc 17:35

bài 1: Với mỗi tiếng chínhsau tìm ít nhất 7 từ ghép phân loại

 a, 7 từ ghép phân loại : đen: đen nhánh; đen óng; đen mượt; đen tuyền; đen cháy; đen giòn; đen thui

 b, 7 từ ghép phân loại : trắng: trắng muốt; trắng xóa; trắng tinh; trắng tay; trắng nõn; trắng hồng; trắng bạch

 c, 7 từ ghép phân loại : vàng: vàng khè; vàng ươm; vàng sộm; vàng tươi; vàng chanh;....

 d, 7 từ ghép phân loại : xanh: xanh biếc; xanh lục; xanh lam; xanh mơn mởn; xanh non; xanh rì; xanh ngọc

 e, 7 từ ghép phân loại : áo: áo cộc; áo dài; áo khoác; áo mưa; áo choàng; áo hồng; áo đỏ; áo vàng

 g, 7  từ ghép phân loại : nhà: nhà tầng; nhà ngói; nhà tranh; nhà lều; nhà gỗ; nhà ông; nhà bà
h, 7 từ ghép phân loại : hoa: hoa hồng; hoa sen; hoa lan; hoa anh đào; hoa hướng dương; hoa linh đan; hoa giấy

i, 7 từ ghép phân loại : đỏ: đỏ son; đỏ thắm; đỏ thẫm; đỏ hoe; đỏ hồng; đỏ đô; đỏ tươi

Bình luận (0)
Đặng Thị Ngọc Anh
Xem chi tiết

TỪ GHÉP.
Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
1. Trong từ ghép chính phụ, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
VD: vói tiếng chính là "Cá" ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...
2. trong từ ghép đẳng lập các tiếng ngang nhau về nghĩa: áo quần, thầy cô, anh em, ...
=> Tóm lại, từ ghép là những từ mà mỗi tiếng tạo nên nó đều có nghĩa.
II. TỪ LÁY.
Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên là tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa) và tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần của tiếng gốc. Từ láy cũng có hai loại: láy hoàn tòan (lặp lại cả âm lẫn vần của tiếng gốc: đo đỏ, xanh xanh, rầm rập, ...) và láy bộ phận (chỉ lặp lại hoặc âm hoặc vần của tiếng gốc: xanh xao, rì rào, mảnh khảnh, le te, ...)
KẾT LUẬN: ta phân biệt được từ láy và từ ghép là dựa vào ý nghĩa và dấu hiệu: nếu các tiếng tạo nên từ mà mỗi tiền đều có nghĩa thì đó là từ ghép, còn các tiếng tạo nên từ chỉ có tiếng đầu tiên có nghĩa hoặc tất cả các tiêng không có nghĩa thì đó là từ láy. Chú ý: các từ râu ria, mặt mũi, máu mủ không phải là từ láy (vì mỗi tiếng đều có nghĩa) mặc dù chúng có tiếng sau láy lại âm của tiếng trước.

Bình luận (0)
Tnguyeen:))
8 tháng 9 2018 lúc 19:50

-Từ láy: các tiếng có quan hệ về âm thanh.

-Từ ghép: các tiếng có quan hệ về nghĩa.

k nha

Bình luận (0)
Trần Thị Châu Anh
8 tháng 9 2018 lúc 19:51

từ láy : có  quan hệ láy âm giữa các tiếng vs nhau

từ ghép : được ghép bằng các tiếng có quan hệ về nghĩa vs nhau

Bình luận (0)
ton hanh gia
Xem chi tiết
Phạm Thu Hằng
20 tháng 8 2016 lúc 20:40

A) Tả tiếng cười:nắc nẻ,hì hì,ha ha...

B)Tả tiếng nói:dõng dạc,nhẹ nhàng,êm êm,...

C)Tả dáng điệu:lụ khụ,còng còng,...

Bình luận (0)
Trân Khơi My
Xem chi tiết
Thỏ Ruby
6 tháng 6 2018 lúc 10:05

bài 1.

vd1 : 7 từ ghép phân loại : Đen Thui, Đen Láy , Đen nhánh,....

vd2 : Đỏ thắm ,đỏ sẫm,đỏ rực, đỏ chói, đỏ hồng, đỏ tươi , đỏ ối .

vd3: Trắng tinh,trắng trong, trắng phau,trắng muốt,trắng hồng,Trắng xóa,Trắng tuyết.

vd4: Vàng óng ,vàng tươi, vàng rực, vàng ươm...

vd5:  xanh biếc,xanh tươi,xanh thắm,xanh lơ, xanh lục, xanh lam, xanh non...

vd6: áo dài ,áo sơ mi,áo ấm ,áo phao,Trắng, áo tứ thân ,áo bà ba,...

vd7: nhà tầng, nhà trường, nhà trẻ, nhà máy,nhà ga, nhà thờ ,nhà chùa , nhà tù, nhà bếp,...

vd8: hoa hồng ,hoa ly, hoa sen,hoa súng,hoa hậu ,hoa tay, hoa cúc, hoa đào, hoa mận, hoa mơ...

2.

Gia đình: anh em,chú bác,nội ngoại,thông gia, cô chú...

đồ dùng: quần áo ,giày dép, sách vở, mũ nón, trang phục, cốc chén, bát đũa...

hoạt động: vui chơi,học tập, ăn uống, nghỉ ngơi , giải trí, giạy học

nhà trường: thầy cô, bạn bè , học sinh, đồng ngiệp, cán bộ, công chức...

 hì hì Mik chỉ nghĩ được từng này thôi có j sai bạn bỏ qua cho mik nhé.....

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Đào Trần Tuấn Anh
13 tháng 9 2018 lúc 15:46

Từ láy : Lấp ló , khang khác , đông đúc , nhanh nhẹn , hăng hái

Từ Ghép : Râu ria , tươi tốt , đông đủ , máu mủ

Bình luận (0)
QUÁCH MINH NGUYỆT
13 tháng 11 2021 lúc 10:44

hello chị

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
6/7 Phạm nguyễn thu hiền
Xem chi tiết
minh nguyet
27 tháng 11 2021 lúc 8:43

Từ láy: lềnh bềnh

Từ ghép: ruộng đồng, nhà của, lưng đồi, sườn núi, mặt biển.

Bình luận (0)
ng.nkat ank
27 tháng 11 2021 lúc 8:44

Từ láy : lềnh bềnh

Từ ghép : Ruộng đồng , sườn núi , lưng đồi , nhà cửa ,....

Bình luận (0)
Lê Kim Ngân
Xem chi tiết
Lê Hồng Sơn
22 tháng 11 2021 lúc 22:34

RUIUYGFYTTRT\(RRRTRRT\sqrt{RT^{RTRTR\phi}TRRTRTRTR}\)RTTRRRTRTTRTTRTRTRTRTRRTRRTTRRRTTRTRRRTTRRT

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa