Những câu hỏi liên quan
Trần Tiến Đạt
Xem chi tiết
minh nguyet
18 tháng 8 2021 lúc 20:59

Em tham khảo:

Đây là một câu thơ rất độc đáo trong bài. Câu thơ bốn chữ bị ngắt làm đôi. Câu thơ tự nó vỡ ra thành hai nhịp, tự nó cắt rời với những khoảng trống xót xa. “Ra thế” thuộc về câu chuyện chú bé hi sinh, còn “Lượm ơi!” là tiếng khóc thầm thì bật lên thành nức nở.Câu thơ ngắt đôi như tiếng nấc nghẹn ngào, thương xót. Thể hiện sự ngỡ ngàng, tình cảm tiếc thương đau đớn của tác giả khi nghe tin Lượm hi sinh.

Bình luận (0)
Hà Như Thuỷ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Mi
29 tháng 4 2016 lúc 17:46

a. 

– Khổ thơ  trích  trong bài thơ “Lượm”

– Tác giả của bài thơ là: Tố Hữu 

b. Đây là một câu thơ rất độc đáo trong bài. Câu thơ bốn chữ bị ngắt làm đôi. Câu thơ tự nó vỡ ra thành hai nhịp, tự nó cắt rời với những khoảng trống xót xa. “Ra thế” thuộc về câu chuyện chú bé hi sinh, còn “Lượm ơi!” là tiếng khóc thầm thì bật lên thành nức nở.Câu thơ ngắt đôi như tiếng nấc nghẹn ngào, thương xót. Thể hiện sự ngỡ ngàng, tình cảm tiếc thương đau đớn của tác giả khi nghe tin Lượm hi sinh.

Bình luận (1)
Chipu khánh phương
29 tháng 4 2016 lúc 17:46

khổ thơ hay và độc đáo của một đoạn văn thì mk làm được 
VD : sau trận bão , chân trời ngấn bể,....

Bình luận (0)
ncjocsnoev
29 tháng 4 2016 lúc 19:13

a) Khổ thơ trên trích trong bài Lượm , của Tố Hữu .

b) Đó là một câu hỏi nói bằng giọng nấc nghẹn ngào , đau xót. Câu thơ được ngắt thành 2 dòng thơ thể hiện sự xúc động , sững sờ của tác giả khi nghe Lượm đã hi sinh

Bình luận (0)
Lưu Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Huỳnh Bảo Trân
5 tháng 5 2017 lúc 13:12

a. trích từ bài thơ lượm tác giả là tố hữu

b. Trong khổ thơ trên, chỉ vỏn vẹn 2 dòng nhưng lại sâu sắc và đầy ý nghĩa. Đây là 1 câu thơ đặc biệt. Khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm.

Bình luận (0)
Nguyễn Thảo Vi
5 tháng 5 2017 lúc 13:47

a. Hai dòng thơ trên trích trong văn bản Lượm cuả tác giả Tố Hữu.

b. Cảm nghĩ của mình :

Cháu thì mải mê liên lạc,còn chú thì ra Hà Nội ,rồi đi chiến khu.Bẵng đi vài năm,người chú chợt nghe "tin nhà" thì lúc đó 2 câu thơ đc thốt lên :

"Ra thế ,

Lượm ơi"

Bốn từ cảm thán như tiếng thương đầy uất nghẹn. Và theo dấu chấm lửng ,... ,nhà thơ Tố Hữu đã làm tiếp 5 khổ thơ để miêu tả chuyến công tác cuối cùng,cảnh Lượm hi sinh để giải thích cho hai từ "ra thế".

Bình luận (0)
Đoàn Phương Linh
Xem chi tiết
minh nguyet
5 tháng 2 2022 lúc 16:31

Em tham khảo nhé:

Hình ảnh “lá vàng” gợi đến sự tàn phai, rơi rụng. Nhưng đầu xuân sao lại có “lá vàng”? "Lá vàng rơi trên giấy”, giấy ấy chính là “Giấy đỏ buồn không thắm”. Hình ảnh “lá vàng” gợi đến thân phận ông đồ trong bài thơ. Ông đã bị xã hội bỏ rơi, ông đã gắng níu kéo cuộc đời thầm lặng bẽ bàng ngồi bên lề phố “đông người qua” nhưng so với thời đại mới đang sục sôi, bon chen thì ông chỉ là chiếc lá úa tàn đang rụng rơi cay đắng. Nỗi buồn ấy âm thầm và tê tái, nó khiến cơn mưa xuân vốn chứa đựng sức sống bền bỉ, dai dẳng cũng trở thành đìu hiu, xót xa: “Ngoài giời mưa bụi bay”. “Giời” chứ không phải là “trời”. Đó là cách gọi của dân gian, của những “người muôn năm cũ", trong đó có ông đồ. Câu thơ gợi cái ngước nhìn buồn thẳm của ông trước làn mưa bụi nhạt nhòa. Dẫu chỉ là mưa bụi, mưa bay nhưng nó cũng đủ sức xóa mờ đi dấu vết của cả một lớp người. Âu cũng bởi lớp người ấy quá mong manh, bé nhỏ!

Bình luận (0)
Lê Phương Mai
5 tháng 2 2022 lúc 16:34

Refer:

Hai câu thơ cuối của khổ thơ trên là hai trong số những câu thơ hay nhất của bài thơ. Cái khung cảnh "lá vàng rơi " nói lên một bầu không khí u buồn ảm đạm hiu quạnh, sự tàn phai rơi rụng. Không những thế, lá vàng lại còn rơi trên giấy, ông đồ không buồn nhặt mà cứ để nó rơi hoài, rơi hoài. Dường như phủ đi cả giấy lẫn hình ảnh ông đồ vào quên lãng. Đọc đến đây thôi ta cũng cảm thấy tâm trang buồn tan nát của ông đồ. Một thời huy hoàng nay còn đâu! Ta để ý rằng, ở đây đang mùa xuân. Vậy mà tại sao? Tại sao vẫn có những chiếc lá vàng rơi lả tả trên trang giấy? Tại sao có hình ảnh lá vàng rơi trong mùa xuân đang tràn ngập ấm áp? Phải chằng hình ảnh ông đồ chính là chiếc lá vàng, chiếc lá sót lại vẫn đang cố gắng níu giữ thời gian đã qua? Nhưng rồi, chuyện tới thì cũng phải tới. Lá cũng rơi và ông đồ thì không ai hay. Ở đây là mùa xuân vậy mà mưa không phơi phới bay. Ông đồ với dáng người gầy gò, ốm yếu dường như cũng bị vùi lấp nhạt nhòa dần trong làn mưa bụi. Mưa dường như cũng khóc thương cho tình cảnh éo le tội nghiệp của ông đồ. Hai câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc đã diễn tả vô cùng hoàn mĩ hình ảnh éo le xuất hiên mỗi lúc một mờ dần và đến khổ thơ cuối cùng thì không còn nữa. Với thể thơ ngũ ngôn và từ ngữ gợi cảm giàu sức tạo hình có nghệ thuật cao phù hợp phù hợp diễn tả tâm tình sâu sắc của nhà thơ. Qua đó, tác giả bày tỏ sự luyến tiếc cho một nét đẹp đã bị phai tàn và nhắn nhủ tới người đọc hãy biết trân trong những phong tục tốt đẹp đang còn tồn tại vì nó thể hiện một cốt cách con người Việt Nam.

Bình luận (7)
miner ro
Xem chi tiết
miner ro
20 tháng 1 2022 lúc 14:40

Gợi ý:
- Mở đoạn: Giới thiệu tác giả
- tác phẩm và chủ đề của đoạn thơ.
- Thân đoạn: + Bức tranh thứ nhất: . "đêm vàng": đêm trăng sáng, ánh trăng hòa vào dòng suối như tan ra.
. Con hổ " say mồi" sau bữa ăn no hay đang say sưa ngắm cảnh đẹp đêm trăng.
. Câu hỏi tu từ bắt đầu "nào đâu" gợi nhắc một quá khứ tươi đẹp.
=> Con hổ hiện lên như một thi sĩ trong đêm trăng đẹp

Bình luận (0)
miner ro
20 tháng 1 2022 lúc 14:47

mn giúp mik nhanh nha

 

Bình luận (0)
miner ro
20 tháng 1 2022 lúc 14:59

 

 

Gợi ý: - Mở đoạn: Giới thiệu tác giả - tác phẩm và chủ đề của đoạn thơ. - Thân đoạn: + Bức tranh thứ nhất: . "đêm vàng": đêm trăng sáng, ánh trăng hòa vào dòng suối như tan ra. . Con hổ " say mồi" sau bữa ăn no hay đang say sưa ngắm cảnh đẹp đêm trăng. . Câu hỏi tu từ bắt đầu "nào đâu" gợi nhắc một quá khứ tươi đẹp. => Con hổ hiện lên như một thi sĩ trong đêm trăng đẹp + Bức tranh thứ 2: . "bốn phương ngàn" : mở ra một không gian rộng lớn . Con hổ hiện lên như một nhà hiền triết đang lặng ngắm giang sơn của mình đổi mới. . " chữ "đâu" : nuối tiếc ngẩn ngơ

Bình luận (0)
huya
Xem chi tiết
Nguyễn Như Quỳnh
Xem chi tiết
Công chúa cầu vòng
Xem chi tiết
Thanh Trúc
28 tháng 4 2019 lúc 13:07

Qua khổ thơ:

Những lời cô giáo giảng

Ấm trang vở thơm tho

Yêu thương em ngắm mãi

Những điểm mười cô cho

Ta cũng có thể cảm nhận được một cách sâu sắc sự ấm áp của cô giáo. Đó chính là những giờ giảng bài đầy ấm áp và nhẹ nhàng như lời ru của mẹ. Chính điều đó đã ghi đậm dấu ấn trong lòng của những cô cậu học trò. Cô giáo hiện lên với hình ảnh đẹp, đến nụ cười và sự tận tụy của cô trong mỗi giờ giảng.Và sự giữ gìn, quý trọng những trang vở, những điểm mười của các cô cậu học trò cho thấy sự yêu quý cô giáo mà ai cũng có.

Bình luận (0)
Kimmy Phạm
Xem chi tiết
( •_•)>⌐■-■(☞゚ヮ゚)☞
11 tháng 5 2021 lúc 20:37

Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời cứ như một chú chim nhỏ vô tư. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm-một anh hùng nhỏ tuổi đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo

Bình luận (1)
Mun Tân Yên
11 tháng 5 2021 lúc 20:48

TK#

Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. 

Bình luận (0)