Những câu hỏi liên quan
đàm anh quân lê
Xem chi tiết
Arima Kousei
19 tháng 5 2018 lúc 22:37

Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng thầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.

Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ **, và là người yêu nước sâu sắc.

~ Chúc bạn học tốt ! ~

Bình luận (0)
Song tử
19 tháng 5 2018 lúc 22:30

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. rồi thầy khuyên mọi ngời phải biết yêu quý tiếng Pháp, thầy ca ngợi sự giàu đẹp của tiếng Pháp. qua đó biểu lộ tình cảm yêu nớc và tự hào tiếng nói của dân tộc mình. thầy nói tiếng nói dân tộc là tài sản tinh thần vô giá, đợc vun đắp qua hàng nghìn năm. Phải biết yêu quý, nắm vững, giữ gìn tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nớc rơi vào vòng nô lệ. Nó không chỉ là tài sản quý báy của dân tộc mà còn là phơng tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập tự do.Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Sự xúc động, đau đớn trong lòng thầy lên đến cực điểm. thầy Ha-men đã cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.đó là tất cả Lòng yêu nớc yêu và sự quý trọng tiếng nói của dân tộc của thầy và thầy đã truyền tình yêu cho tất cả các học trò và dân làng.

Bình luận (0)
Nguyễn Công Tỉnh
19 tháng 5 2018 lúc 22:34

Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.

Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.

Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.


 

Bình luận (0)
ミ★๖ۣۜNɠọ¢★彡
Xem chi tiết
Sao Diêm Vương
10 tháng 3 2019 lúc 10:35

1,Người anh trai đứng xem bức tranh với bao tâm trạng. Anh vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là mình. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Anh đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Anh lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và câm lặng.

xin lỗi mk bận nên lm đc cs 1 bài ak

Bình luận (0)
Vương Nguyễn Bảo Ngọc
10 tháng 3 2019 lúc 17:27

Lúc trước, anh trai của Kiều Phương là một người anh lúc nào cũng xem thường em gái mình. Khi thấy em mình có tài năng hội hoạ,người anh ghen ghét với tài năng của em.Người anh cảm thấy như bị lãng quên vì mình không có chút năng khiếu gì. Trước lúc em đi thi vẽ,người anh tỏ ra vẻ bực tức và thường xuyên hắt hủi em gái. Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình được treo lồng kính, người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đén sự hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ. Người anh cảm thấy vô cùng ân hận vì lúc trước đã không đối xử tốt với em gái của mình. Người anh không ngờ trong mắt em gái mình, mình là một người anh hoàn hảo đến vậy.Bây giờ người anh cảm thấy yêu em gái mình hơn.

Bình luận (0)
Sản Phú Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Nhân
17 tháng 3 2021 lúc 17:18

Nhưng khi nghe thầy Ha-men thông báo đây là buổi học cuối cùng, thái độ của Phrăng:

- Lúc đầu thấy choáng váng vì đột ngột.

- Thấy tiếc nuối vì mình mới chỉ biết viết tiếng Pháp "tập toạng".

- Thấy ân hận về sự lười học, ham chơi của mình.

- Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như "người bạn cố tri".

- Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen.

- Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác.

Bình luận (0)
Cherry
17 tháng 3 2021 lúc 17:19

diễn biến tâm trạng của nhân vật phrăng trong buổi học cuối cùng: +ngượng ngịu,xấu hổ vì đi học muộn + ngạc nhiên về trang phục của thầy giáo + ngạc nhiên về quang cảnh lớp học ồn ào>< im lặng ko có người dân> ân hận ,xấu hổ, trách mình Kết thúc buổi học: + tôi sẽ nhớ buổi học này lắm => phrăng là một chú bé ham chơi như trong buổi học cuối cùng đã hiểu đc giá trị , ý nghĩa của tiếng nói dân tộc, biết yêu tiếng nói dâ tộc là một biểu hiện của lòng yêu nước.

học tốt nhe bạn^^

Bình luận (0)

diễn biến tâm trạng của nhân vật phrăng

trong buổi học cuối cùng:

                                        +ngượng ngịu,xấu hổ vì đi học muộn

                                        + ngạc nhiên về trang phục của thầy giáo

                                        + ngạc nhiên về quang cảnh lớp học

                                          ồn ào>< im lặng

                                          ko có người dân><có người dân

                                        + choáng ngợp khi biết đây là buổi học cuối                                                     cùng

                                        +  xấu hổ , nuối tiếc vì ko học thuộc bài

                                         >  ân hận ,xấu hổ, trách mình

Kết thúc buổi  học:

                              + tôi sẽ nhớ buổi học này lắm

=> phrăng là một chú bé ham chơi như trong buổi học cuối cùng đã hiểu đc giá trị , ý nghĩa của tiếng nói dân tộc, biết yêu tiếng nói dâ tộc là một biểu hiện của lòng yêu nước. 

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Kỳ
Xem chi tiết
Phong Thần
19 tháng 2 2021 lúc 16:49

https://www.google.com/search?q=vi%E1%BA%BFt+%C4%91o%E1%BA%A1n+v%C4%83n+mi%C3%AAu+t%E1%BA%A3+t%C3%A2m+tr%E1%BA%A1ng+c%E1%BB%A7a+Phr%C4%83ng+trong+bu%E1%BB%95i+h%E1%BB%8Dc+cu%E1%BB%91i+c%C3%B9ng&oq=vi%E1%BA%BFt+%C4%91o%E1%BA%A1n+v%C4%83n+mi%C3%AAu+t%E1%BA%A3+t%C3%A2m+tr%E1%BA%A1ng+c%E1%BB%A7a+Phr%C4%83ng+trong+bu%E1%BB%95i+h%E1%BB%8Dc+cu%E1%BB%91i+c%C3%B9ng&aqs=chrome..69i57&sourceid=chrome&ie=UTF-8

Bình luận (0)
minh nguyet
19 tháng 2 2021 lúc 16:55

Tham khảo:

 Khi nhận được tin từ nay sẽ phải học tiếng Đức, từ một cậu bé ham chơi, lười biếng mà cậu đã thấy yêu tiếng Pháp của mình Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp “thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào”. Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”. Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác. Chao ôi! Cứ nghĩ việc học hãy còn là sớm mà cậu đã không đọc, viết được tiếng mẹ **. Qua mạch dẫn đó, em học được: đừng rong chơi, lêu lổng mà hãy học tập, rèn luyện lòng yêu tiếng nói dân tộc - một biểu hiện của lòng yêu nước.

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
19 tháng 2 2021 lúc 17:18

Em tham khảo :

Trong buổi học cuối cùng, đối với việc học tiếng Pháp, Phrăng rất ngại. Cậu thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ. Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp "thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào". Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như "người bạn cố tri". Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác.

Bình luận (0)
Kamy
Xem chi tiết
Trần Anh Thư
Xem chi tiết
Ngô Anh Hiếu
17 tháng 2 2021 lúc 15:38

Một trong những phương diện quan trọng của lòng yêu nước đó là phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ, nhà văn Pháp An-phông-xô Đô-đê đã truyền tải chân lý đó trong truyện ngắn nổi tiếng "Buổi học cuối cùng". Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng vùng An-dát, bên cạnh giá trị về lòng yêu nước và yêu tiếng nói của dân tộc truyện đã xây dựng thành công hai nhân vật là thầy giáo Ha-men dạy tiếng Pháp và chú bé Phrăng qua những cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.

Truyện được kể bằng chính nhân vật chú bé Phrăng, một cậu bé vốn sợ việc học, đi học muộn lại sợ bị quở mắng, sợ thầy Ha-men hỏi bài trong khi không thuộc hết một chữ. Trong đầu cậu bé ấy thoáng ý nghĩ trốn học ra đồng nội rong chơi, nhưng kì lạ thay là dù có nhiều yếu tố ngoại cảnh đầy cám dỗ dụ chú bỏ học đi chơi nhưng chú lại cưỡng lại được, "ba chân bốn cẳng chạy đến trường". Phrăng không chỉ cảm thấy mình khác thường mà khi đi qua trụ sở xã chú đã thấy tin chẳng lành từ bảng dán cáo thị, rồi khi đến nhà thầy Ha-men cậu nhận ra một sự yên tĩnh, vắng lặng đến bất thường. Ngỡ tưởng khi đi vào lớp trong sự ổn định và yên lặng đó Phrăng sẽ phải nhận sự chú ý của mọi người và lời quát mắng của thầy Ha-men, thế nhưng việc đó cũng nằm ngoài tưởng tượng của cậu bé. Trong lớp học ngày hôm ấy hoàn toàn yên tĩnh, thầy Ha-men mặc trang trọng hơn mọi khi, thầy cũng dịu dàng và nhẹ nhàng chưa từng thấy qua, vẻ mặt mọi người hiện rõ buồn rầu. Chỉ khi nghe thầy Ha-men nói "Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con...Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con" chú bé Phrăng mới ngỡ ngàng nhận ra nguyên do của tất cả những khác thường trong ngày hôm nay, choáng váng, Phrăng nhận ra mình "mới biết viết tập toạng", tự giận mình vì đã bỏ phí thời gian học tập, trốn học đi chơi, ngay trong lúc đó Phrăng cảm thấy vô cùng ân hận, xấu hổ và tiếc nuối. Điều tiếc nuối nhất có lẽ là thầy Ha-men, Phrăng quên luôn những lần thầy phạt vụt thước kẻ, cậu cảm thấy "tội nghiệp thầy", lúc này cậu bé mới thấm thía những lời khuyên của thầy, trân trọng việc học tiếng Pháp, cậu cũng chưa bao giờ thấy thầy của mình lớn lao đến thế. Có thể thấy cậu bé Phrăng ham chơi tinh nghịch là vậy nhưng bản chất của cậu hồn nhiên, biết lẽ phải, yêu quý thầy giáo, yêu tiếng của dân tộc mình.

"Buổi học cuối cùng" là một truyện ngắn hay và cảm động, tác phẩm đã phản ánh được niềm tự hào về tiếng Pháp và lòng yêu nước của người dân Pháp nói chung và của thầy giáo Ha-men, cậu bé Phrăng nói riêng. Hai nhân vật thầy Ha-men và cậu bé Phrăng được An-phông-xơ Đô-đê khắc họa chân dung cả ngoại hình lẫn nội tâm chính xác và tinh tế đã để lại những ấn tượng khó phai trong lòng người đọc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ĐINH THÙY LINH
Xem chi tiết
MiMokid
12 tháng 2 2018 lúc 11:05

2.LÀM VĂN MIÊU TẢ THẦY HA-MEN.

Trong buổi học dạy tiếng Pháp cuối cùng, thầy giáo ăn mặc nghiêm trang;chỉnh tề:mặc chiếc áo rơ-đanh -gốt diềm lá sen và đội chiếc mũ tròn thêu bằng lụa nhung đen mà thầy chỉ dùng khi có thanh tra hoặc phát thuởng thể hiện sự hệ trọng của buổi học.thầy giảng bài rất kiên nhẫn và kĩ lưỡng.bằng mộtchất giọng nghiêm khắc nhưng lại rất dịu dàng.hành động của thầy trước khi kết thúc buổi học đã để lại trong tâm trí người học trò một ấn tuợng sâu sắc:thầy nghẹn ngào,xúc động,người tái nhợt,không nói nên lời đã nói lên thầy là một người yêu nước sâu sắc,yêu quê hương,yêu tiếng nói dân tộc,luôn tự hào về tiếng nói dân tộc.

3.Viết đoạn văn ngắn tả DẾ MÈN

Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng cái vuốt ở chân ở khoeo rất cứng và nhọn.Đôi cánh thì dài tít đến tận chấm đuôi.Lúc đi bách bộ thì cả người rung ring một mầu mỡ bóng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoàm như hai lưỡi liềm máy làm việc.Sợi râu uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Đi đứng thì oai vệ tỏ vẻ con nhà võ. Dế Mèn luôn cà khịa với tất cả các bà con trong làng. D Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính nết thì còn kiêu căng,xốc nổi và ngông cuồng.

câu 1 mk ko bt xl bn nha mk cũng đang tìm câu trả lời cho câu 1 mà ko thấy 

Bình luận (0)
Phan Văn Thanh
30 tháng 4 2020 lúc 17:00

1. Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Ở đấy, nhà văn đã xây dựng một thế giới loài vật thật phong phú, sinh dộng, giàu ý nghĩa xã hội. Riêng em, tác phẩm dã để lại dấu ấn thật sâu đậm bởi hình tượng nhân vật chính: chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý.
An tượng đầu tiên mà Dế Mèn đã để lại trong em là hình ảnh một chàng dế thanh niên cường tráng. Với “đôi càng mẫm hóng, đôi cánh dài phủ kín xuống tận chấm đuôi, thân hình rung rinh một màu nâu hóng mỡ ưa nhìn, sợi râu dài một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Dế Mèn đã thật sự là niềm kiêu hãnh của xã hội loài vật trong tác phẩm của Tô Hoài, vẻ đẹp bên ngoài dẫu không vĩnh cửu song rất dễ chinh phục, hấp dẫn người khác ở lần gặp đầu tiên. Dế Mèn đã làm em mến mộ ngay từ những trang đầu tiên của tác phẩm như vậy đó.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ngô Anh Hiếu
17 tháng 2 2021 lúc 15:46

2. Chú bé Phrăng ban đầu còn ngây thơ, cậu vẫn ung dung như mọi khi, luôn tự nhủ “Mình còn nhiều thời gian lắm, mai học tiếp”. Thực sự vẫn có những ý định chốn học đi chơi như bao ngày khác. Khi đến cửa lớp, bắt gặp bầu không khí im ắng của lớp học tâm trạng cậu bắt đầu có sự thay đổi, cậu cảm thấy lạ lùng vì sự yên lặng, cậu xấu hổ vì đã đến muộn trong buổi học. Khi nghe thầy thông báo rằng đó là buổi học ngôn ngữ mẹ đẻ cuối cùng cậu mới thực sự hiểu được sự quan trọng của tiếng mẹ đẻ với mình như thế nào. Chú bé thấy bài giảng của thầy dễ hiểu đến lạ lùng, cậu ân hận tại sao bấy lâu nay mình không trận trọng cơ hội được học tiếng mẹ đẻ. Xấu hổ vì bấy lâu nay không chịu học, cậu ước rằng mình có thể đọc trôi chảy tất cả những câu thầy yêu cầu đọc. Chú bé Phrăng có lẽ cũng đau đớn như chính tâm trạng của người thầy. Tình yêu tiếng mẹ đẻ cũng chính là biểu hiện gần gũi nhất, đơn giản nhất của tình yêu nước

1. 

Người anh trai của Kiều Phương đang độ tuổi chơi diều, hồn nhiên, rất yêu quý em gái. Cái biệt hiệu "Mèo" tặng em gái đã nói lên tính hồn nhiên, ngây thơ của người anh trai nhỏ tuổi. Đã là người anh trai thì phải ra dáng anh trai chứ! Anh trai của Kiều Phương cũng "khó chịu" khi thấy đứa em gái hay "lục lọi các đồ vật với sự thích thú". Cũng rất "hách" khi bắt bẻ em gái: “Này, em không để chúng nó yên được à?”. Cũng tò mò và xét nét "bí mật theo dõi em gái" khi nó chế tạo thuốc vẽ.

Kể từ khi họa sĩ Tiến Lê phát hiện ra tài năng của Kiều Phương, hết lời ca ngợi, người bố "ngây người ra" nhìn sáu bức tranh do Mèo vẽ, "ôm thốc" Mèo lên, và nói: "Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn". Người mẹ hiền thì "không kìm được cơn xúc động" khi kịp nghe, kịp chứng kiến chuyện vui về con gái. Chú Tiến Lê hứa "sẽgiúp Kiều Phương phát huy tài năng".Trong không khí ấy, người anh trai thơ bé "luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài", ngồi bên bàn học, chú bé ấy "chỉ muốn gục xuống khóc", chú cảm thấy mình chẳng có "một năng khiếu gì". Tâm trạng đó rất thực, rất người, nhất là đối với tuổi thơ. Chú buồn vì cảm thấy mình không có tài năng. Chú cảm thấy cô đơn vì bị bố mẹ "bỏ rơi", bố mẹ hầu như chỉ săn sóc, yêu quý con gái nhiều hơn, nhất là khi thấy bố mẹ "hào hứng mua sắm cho em gái những thứ cần cho côngviệc vẽ". Có nhà giáo cho rằng đó là "lòng tự ái, thói đố kị" của người anh trai . "Bi kịch" của người anh một phần do bố mẹ thiếu sự tinh tế trong thể hiện tình yêu thương, săn sóc các con. Chú bé buồn, cảm thấy mình không có một năng khiếu gì, đó là một sự tự ý thức giàu nhân bản. Hay gì những con người, những trẻ em có thói tự phụ, kiêu căng, tự cho mình là tài giỏi nhất!

Tạ Duy Anh đã phát hiện ra "phần mờ" trong tâm hồn trong sáng tuổi thơ. Người anh đã "xem trộm" những bức tranh của Mèo, một việc làm mà chú "vẫn coi khinh". Chú đã "trút ra một tiếng thở dài…". Thở dài vì cảm thấy mình bất tài,chứ không phải đố kị tài năng. Có lúc chú "gắt um lên" khi em gái có một lỗi nhỏ; "không thân" với Mèo như trước nữa, nhưng "không hiểu vì sao",… Trước kia thấy "rất ngộ" gương mặt "lem nhem" của em gái, nhưng giờ đây thấy em gái "xịu xuống, miệng dẩu ra" khi bị "quát" thì anh trai lại tưởng là em gái "chọc tức" mình. Em gái trước khi đi thi vẽ đã quan sát người mẫu… thì anh trai lại tưởng là "nó có vẻ cứ hay xét nét tôi, khiến tôi rất khó chịu". Em gái từ trại thi vẽ quốc tế trở về vui sướng giành được giải nhất, muốn được anh chia vui cho, ôm lấy cổ anh nói thầm: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải" thì anh lại "viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra". Những biểu hiện ấy là những nhược điểm của tuổi thơ, khi mà nhân cách đang hình thành và phát triển. "Bi kịch" của người anh được tự người anh nói ra một cách thành thực, chân thật. Ta càng cảm thông và quý mến.

Cảnh cuối truyện nói về tâm trạng người anh khi cùng mẹ đến phòng trưng bày xem bức tranh được giải nhất của em gái, cảnh này có hai người anh. Người anh trong bức tranh rất đẹp: "Một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thếngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa".Đó là hình ảnh người anh lí tưởng rất thông minh, nhiều khát vọng, có tâm hồn mơ mộng. Bức tranh ấy được vẽ bằng bút pháp lãng mạn, hội tụ cái tài và cái tâm của họa sĩ Mèo tí hon.

Người anh đứng xem tranh với bao tâm trạng. Xúc dộng cao độ "giật sững người", "phải bám chặt lấy tay mẹ" vì ngạc nhiên ngỡ ngàng khi nghe mẹ "thì thầm" vào tai: "Con có nhận ra con không?". Tâm hồn người anh xao động: "Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau dó là xấu hổ". Ngỡ ngàng vì cảm thấy người anh trong bức tranh kì diệu quá, ngoài sức tưởng tượng của mình. Hãnh diện vì mình có một cô em gái có tài năng và giàu năng khiếu hội họa, có tấm lòng nhân hậu bao la. Xấu hổ vì bản thân mình "bất tài", không có một năng khiếu gì, tình cảm đối với em gái có lúc còn "gợn", ý nghĩ: "Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia ư?" đã thể hiện rất rõ sự xấu hổ của mình. Người anh như bị thôi miên khi ngắm bức tranh có dòng chữ: "Anh trai tôi". Lại nghe mẹ nhắc, mẹ hỏi: "Con đã nhận ra con chưa?" thì chú bé "muốn khóc quá". Nếu nói được với mẹ thì chú bé sẽ nói rằng: "Không phải con dâu. Đây là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Chú bé cảm thấy mình chưa được hoàn hảo, phải cố gắng vươn lên, càng yêu thương, quý mến em gái hơn bao giờ hết.

Trước bức tranh của em gái, ta cảm thấy nhân vật người anh trai "đang lớn lên về mặt tâm hồn", ta càng thấy chú trở nên gần gũi và đáng quý trọng biết bao! Nghệ thuật đích thực hướng tới Chân, Thiện, Mĩ. Truyện "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh cho ta cảm nhận ấy. Dưới ánh sáng nghệ thuật, hai anh em Kiều Phương thật đáng yêu, như đang cùng tuổi thơ khắp mọi miền đất nước đồng hành hướng về “Tương lai vẫy gọi”.

3. Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều ấn tương rất sâu sắc. Dế Mèn vì ăn uống điều độ nền trở thành một chàng dế vô khỏe mạnh và cường tráng. Chàng dế đó là một  thanh niên với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt,... thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Đôi cánh nay đã "thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi"; Mèn vỗ lên "nghe tiếng phành phạch giòn giã". Có thể nói, không ai lại không thích cái vẻ khoẻ khoắn ấy. Một chú dế thật cường tráng và khỏe mạnh. Chính vì vậy, Dế Mèn lúc nào cũng cảm thấy tự hào về thân hình của mình. Tuy nhiên, Dế Mèn lại là kẻ hống hách và vô cùng tự phụ. Nó tự cho mình là nhất và bắt nạt mọi người xung quanh. Chính sự kiêu căng và nghịch ngợm đó của mình mà Dế Mèn đã gay ra cái chết của Dế Choắt- anh bạn hàng xóm. Tóm lại, Dế Mèn là người có  ngoại hình nhưng tính cách thì hung hăng, hống nên đã nhận lấy bài học đường đời đầu tiên của mình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Thị Thuỳ Lâm
Xem chi tiết
Linh Chi - Dream
4 tháng 3 2020 lúc 16:12

Với việc học tiếng Pháp Phrăng rất ngại, cậu bé thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ. Nhưng khi nghe thầy Ha-men thông báo đây là buổi học cuối cùng, thái độ của Phrăng:

Lúc đầu thấy choáng váng vì đột ngột.Thấy tiếc nuối vì mình mới chỉ biết viết tiếng Pháp "tập toạng".Thấy ân hận về sự lười học, ham chơi của mình.Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như "người bạn cố tri".Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen.Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
✎✰ ๖ۣۜLαɗσηηα ༣✰✍
4 tháng 3 2020 lúc 16:13

-  Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:

+ Cậu thấy nuối tiếc và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.

+  Kinh ngạc khi nghe thầy Ha- men giảng ngữ pháp, cậu thấy hiểu đến thế. “ Tất cả những điều thầy nói, tôi đều thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...”

- Phrăng đã nghe và hiểu được những lời nhắc nhở tha thiết nhất cùa thầy Ha-men và qua tất cả mọi việc đã diễn ra trong buổi học ấy, nhận thức và tâm trạng của cậu đã có những biến đổi sâu sắc. Phrăng đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được  học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.

hok tốt!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Huy Hoang
4 tháng 3 2020 lúc 16:14

câu truyện ngắn buổi học cuối cùng lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử. Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.  

những đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của truyện: - Cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất với vai kể là một học sinh có mặt trong buổi học. - Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng (chú bé Phrăng) và qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động (thầy Ha-men). - Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành và xúc động: sử dụng nhiều câu biểu cảm, nhiều từ cảm thán, phép so sánh, có những lời và hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ  
Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bi quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” - Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.  
Ý nghĩa tư tưởng của truyện : Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.
 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thái Dương
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Tuấn Anh
29 tháng 1 2016 lúc 15:30

Bài viết

Chiều hôm ấy, tôi chết lặng khi nhận được lệnh từ nay các trường vùng An-dát và Lo-rèn không được phép dạy học sinh tiếng Pháp, một sự hụt hẫng rất lớn cứ tựa như ai đó vừa giật đi một thứ quý giá nhất của mình. Không được dạy tiếng tiếng Pháp nữa khác nào người ta bắt dân vùng An dát này không được nói. Tôi lê bước về nhà, trong lòng tan nát. Bọn chúng thật thâm hiểm và khốn nạn.

Đêm đó, tôi không thể nào chợp mắt, trong đầu tôi luôn hiện lên hình ảnh những học sinh thân yêu, những bài giảng về nước Pháp thân yêu. Có lẽ nào tôi phải từ bỏ tất cả! Tôi càng đau khổ hơn khi biết rằng tôi chỉ còn một buổi dạy học vào sáng ngày mai, đó là buổi học cuối cùng.

Sáng hôm sau tôi chở dậy từ gà gáy. Tôi chọn bộ quần áo trang trọng nhất ra để mặc, đó là chiếc áo rợ-đanh-gốc màu xanh lục, điềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu. Bộ quần áo này, trước đây tôi chỉ mặc trong những hôm có thanh tra hoặc những hôm phát thưởng. Khi trời còn rất sớm tối đã rảo bước đến trường, tâm trạng lên lớp ngày hôm nay đối với tôi khác hẳn mọi khi, một cảm giác buồn bã.

Tôi bước vào lớp, đã có mấy người đến, đó là cụ già Hô-đe cùng một số dân làng ở vùng An dát. Thấy tôi bước vào, trên gương mặt của họ cũng toát ra một nỗi buồn, có lẽ họ đã biết cả. Sau khi họ đứng dậy trịnh trọng chào tôi. Tôi cúi đầu chào lại rồi thăm hỏi họ vài câu, cố không động gì đến buổi học cuối cùng. Tôi ngồi lặng lẽ nhìn cảnh vật xung quanh, tất cả bỗng trở nên thân thuộc quá. Tôi chẳng muốn rời xa một chút nào cả. Các cụ già cũng ngồi lặng lẽ. Có lẽ họ cũng đang rất buồn và họ hiểu tâm trạng lúc này của tôi.

Một lúc sau, những khuôn mặt gần gũi thân quen hàng ngày dần dần đến kín những dãy bàn trong lớp học. Bọn trẻ phần nhiều ngơ ngác không hiểu tại sao hôm nay lớp mình lại có cả các cô, các bác, các chú... nhưng chúng cũng chẳng dám nói gì.

Thường ngày trước giờ vào lớp chúng lại nghịch ngợm và rất khó bảo, ấy vậy mà hôm nay đứa nào đứa nấy lặng lẽ đi vào chỗ ngồi của mình. Chúng ngồi yên lặng và trang nghiêm như đang sắp đón đoàn kiểm tra vào lớp. Điểm qua gương mặt những học sinh trong lớp, tôi nhận ra lớp còn thiếu Phrăng. Đây là cậu học sinh cá biệt của lớp, nếu như ngày thường tôi sẽ vào lớp luôn và sẽ phạt khi cậu ta đến. Thế nhưng hôm nay tôi chẳng có cảm giác tức giận Phrăng, tôi quyết định dạy muộn hơn mọi ngày để chờ cậu học trò cá biệt này.

Một lúc sau, Phrăng đến, nó thấp thoáng núp sau cánh cửa, tỏ vẻ sợ hãi, thấy vậy tôi nhẹ nhàng gọi nó vào lớp học:

-Vào lớp nhanh lên Phrăng, buổi học đã bắt đầu rồi.

Tôi bắt đầu buổi học bằng một nỗi rưng rưng khó tả, tôi không biết bắt đầu bài giảng như thế nào, điều này trái ngược hẳn với mọi khi. Dù không muốn nói ra nhưng tôi vẫn phải nói ra sự thật của buổi học ngày hôm nay:

 - Các em thân mến, hôm nay là buổi học cuối cùng của chúng ta, các em cố gắng chăm chú nghe giảng nhé!

Lũ trẻ con ngơ ngác nhưng rồi chợt hiểu vì có đứa đã nghe loáng thoáng những thông tin mà người lớn đọc trên cáo thị hôm qua. Chúng cũng lặng yên.

Buổi học hôm ấy vẫn diễn ra, tuy có hơi trầm và buồn hơn những ngày khác. Tôi dạy lũ trẻ nốt những quy tắc ngữ pháp của phân từ và trong bài giảng của mình tôi còn xen những câu chuyện khác. Bởi tôi hiểu đây là lần cuối cùng được nói với lũ trẻ về cuộc sống về nước Pháp. Tôi gọi Phrăng đọc bài và cậu ta lại ấp úng không thuộc, nhưng tôi cũng chẳng để tâm vào chuyện đó mà tôi lại nói về tiếng Pháp. Thế rồi từ điều này sang điều khác, cả giờ giảng của tôi lại trở thành một giờ tiếc thương cho tiếng Pháp. Tóm lại, tôi chỉ muốn nói rằng tôi căm thù quyết định bỏ tiếng Pháp, tôi căm ghét bọn Đức.

Sau khi giảng bài xong. Tôi chuyển sang tập viết cho lũ trẻ. Hôm ấy, tôi cho học trò viết đi viết lại hay hàng chữ trông sao cho thật đẹp: Pháp, An-dát; An-dát, Pháp. Học trò say sưa viết còn tôi thì lại ngồi ngẫm nghĩ, tiếc thương tiếng Pháp. Tôi không thể hiểu nổi tôi sẽ ra sao khi phải rời bỏ mãi mãi nơi này.

Thời khắc cuối cùng của buổi học cũng qua đi. Tiếng chuông đồng hồ từ phía nhà thờ điểm rõ 12 tiếng. Đứng dậy để tạm biệt học sinh thân yêu, tôi thấy mình chao đảo, miệng tôi không thể cất nên được. Tôi cầm một viên phấn, viết dòng chữ thập to: Nước Pháp muôn năm! Đó chính là dòng chữ cuối cùng và cũng chính là tấm lòng của tôi đối với nước Pháp thân yêu.

Bình luận (0)
Thái Lâm Hoàng
29 tháng 1 2016 lúc 16:13

Bài viết
Chiều hôm ấy, tôi chết lặng khi nhận được lệnh từ nay các trường vùng An-dát
và Lo-rèn không được phép dạy học sinh tiếng Pháp, một sự hụt hẫng rất lớn cứ
tựa như ai đó vừa giật đi một thứ quý giá nhất của mình. Không được dạy tiếng
tiếng Pháp nữa khác nào người ta bắt dân vùng An dát này không được nói. Tôi lê
bước về nhà, trong lòng tan nát. Bọn chúng thật thâm hiểm và khốn nạn.
Đêm đó, tôi không thể nào chợp mắt, trong đầu tôi luôn hiện lên hình ảnh
những học sinh thân yêu, những bài giảng về nước Pháp thân yêu. Có lẽ nào tôi
phải từ bỏ tất cả! Tôi càng đau khổ hơn khi biết rằng tôi chỉ còn một buổi dạy học
vào sáng ngày mai, đó là buổi học cuối cùng.
Sáng hôm sau tôi chở dậy từ gà gáy. Tôi chọn bộ quần áo trang trọng nhất ra để
mặc, đó là chiếc áo rợ-đanh-gốc màu xanh lục, điềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái
mũ tròn bằng lụa đen thêu. Bộ quần áo này, trước đây tôi chỉ mặc trong những hôm
có thanh tra hoặc những hôm phát thưởng. Khi trời còn rất sớm tối đã rảo bước đến
trường, tâm trạng lên lớp ngày hôm nay đối với tôi khác hẳn mọi khi,


một cảm giác buồn bã.
Tôi bước vào lớp, đã có mấy người đến, đó là cụ già Hô-đe cùng một số dân
làng ở vùng An dát. Thấy tôi bước vào, trên gương mặt của họ cũng toát ra một nỗi
buồn, có lẽ họ đã biết cả. Sau khi họ đứng dậy trịnh trọng chào tôi. Tôi cúi đầu
chào lại rồi thăm hỏi họ vài câu, cố không động gì đến buổi học cuối cùng. Tôi
ngồi lặng lẽ nhìn cảnh vật xung quanh, tất cả bỗng trở nên thân thuộc quá. Tôi
chẳng muốn rời xa một chút nào cả. Các cụ già cũng ngồi lặng lẽ. Có lẽ họ cũng
đang rất buồn và họ hiểu tâm trạng lúc này của tôi.
Một lúc sau, những khuôn mặt gần gũi thân quen hàng ngày dần dần đến kín
những dãy bàn trong lớp học. Bọn trẻ phần nhiều ngơ ngác không hiểu tại sao hôm
nay lớp mình lại có cả các cô, các bác, các chú... nhưng chúng cũng chẳng dám nói
gì.
Thường ngày trước giờ vào lớp chúng lại nghịch ngợm và rất khó bảo, ấy vậy
mà hôm nay đứa nào đứa nấy lặng lẽ đi vào chỗ ngồi của mình. Chúng ngồi yên
lặng và trang nghiêm như đang sắp đón đoàn kiểm tra vào lớp. Điểm qua gương
mặt những học sinh trong lớp, tôi nhận ra lớp còn thiếu Phrăng. Đây là cậu học
sinh cá biệt của lớp, nếu như ngày thường tôi sẽ vào lớp luôn và sẽ phạt khi cậu ta
đến. Thế nhưng hôm nay tôi chẳng có cảm giác tức giận Phrăng, tôi quyết định dạy
muộn hơn mọi ngày để chờ cậu học trò cá biệt này.
Một lúc sau, Phrăng đến, nó thấp thoáng núp sau cánh cửa, tỏ vẻ sợ hãi, thấy
vậy tôi nhẹ nhàng gọi nó vào lớp học:
-Vào lớp nhanh lên Phrăng, buổi học đã bắt đầu rồi.
Tôi bắt đầu buổi học bằng một nỗi rưng rưng khó tả, tôi không biết bắt đầu bài
giảng như thế nào, điều này trái ngược hẳn với mọi khi. Dù không muốn nói ra
nhưng tôi vẫn phải nói ra sự thật của buổi học ngày hôm nay:
- Các em thân mến, hôm nay là buổi học cuối cùng của chúng ta, các em cố
gắng chăm chú nghe giảng nhé!
Lũ trẻ con ngơ ngác nhưng rồi chợt hiểu vì có đứa đã nghe loáng thoáng những
thông tin mà người lớn đọc trên cáo thị hôm qua. Chúng cũng lặng yên.
Buổi học hôm ấy vẫn diễn ra, tuy có hơi trầm và buồn hơn những ngày khác.
Tôi dạy lũ trẻ nốt những quy tắc ngữ pháp của phân từ và trong bài giảng của mình
tôi còn xen những câu chuyện khác. Bởi tôi hiểu đây là lần cuối cùng được nói với
lũ trẻ về cuộc sống về nước Pháp. Tôi gọi Phrăng đọc bài và cậu ta lại ấp úng
không thuộc, nhưng tôi cũng chẳng để tâm vào chuyện đó mà tôi lại nói về tiếng
Pháp. Thế rồi từ điều này sang điều khác, cả giờ giảng của tôi lại trở thành một giờ
tiếc thương cho tiếng Pháp. Tóm lại, tôi chỉ muốn nói rằng tôi căm thù quyết định
bỏ tiếng Pháp, tôi căm ghét bọn Đức.
Sau khi giảng bài xong. Tôi chuyển sang tập viết cho lũ trẻ. Hôm ấy, tôi cho
học trò viết đi viết lại hay hàng chữ trông sao cho thật đẹp: Pháp, An-dát; An-dát,
Pháp. Học trò say sưa viết còn tôi thì lại ngồi ngẫm nghĩ, tiếc thương tiếng Pháp.
Tôi không thể hiểu nổi tôi sẽ ra sao khi phải rời bỏ mãi mãi nơi này.
Thời khắc cuối cùng của buổi học cũng qua đi. Tiếng chuông đồng hồ từ phía
nhà thờ điểm rõ 12 tiếng. Đứng dậy để tạm biệt học sinh thân yêu, tôi thấy mình
chao đảo, miệng tôi không thể cất nên được. Tôi cầm một viên phấn, viết dòng chữ
thập to:
Nước Pháp muôn năm!
Đó chính là dòng chữ cuối cùng và cũng chính là tấm lòng của tôi đối với nước
Pháp thân yêu.

Bình luận (0)