Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nguyễn thị mai hương
Xem chi tiết
༺💖Nguyễn Đăng Đức Kiệt...
20 tháng 4 2019 lúc 19:03

Năm ấy khi tôi còn là đứa học sinh năm lớp một, vừa chọt choẹt bước vào giản đường tiểu học với tâm hồn còn ngây ngô của một đứa trẻ. Việc học các môn đầu tiên là bắt buộc trước khi chính thức bước vào thế giới học đường, nhiều người hay gọi vui là nơi" Những con người suy nghĩ không bình thường" có đất dụng võ. Thầy đã hỏi một câu mà tôi chắc rằng tất cả chúng ta đều nắm rõ câu trả lời:" Tiên trách kỷ, rồi gì nữa mấy em". 
Tôi thầm nghĩ:" Trời ạ! Làm như lớp Mầm không bằng." Đầu nghĩ thế, nhưng miệng vẫn trả lời:" Dạ hậu trách nhân ạ".

Ông cười:" Sai rồi, Tiên trách kỷ - Hậu không trách nhân."

Ông cha ta hay gọi chung dân gian có dạy:" Tiên trách kỷ - Hậu trách nhân". Câu nói quả thực không sai. Khi vấp ngã trên đường đời, chúng ta cần phải xem xét bản thân trước khi đổ lỗi cho mọi người xung quanh. .Chẳng hạn khi ta thất bại trong công việc, ta cần trách là chính bản thân mình chưa chuẩn bị kĩ càng, chưa siêng năng,.. Còn những ai đổ lỗi cho việc không đủ thời gian, không được làm việc trong môi trường tốt, do xui xẻo,... là những người không có trách nhiệm với bản thân, công việc. Tuy nhiên việc làm sau đó là gì nữa? Trách bản thân xong ta lại quay ra ăn vạ, trách làng trách xóm như anh Phèo của nhà văn Nam Cao hay sao. 

Bạn tôi ơi, tiên trách kỷ là rất tốt, sau đó phải không trách nhân nữa, thế mới là người trách nhiệm toàn vẹn.

Hậu trách nhân để làm gì khi kết quả không thể thay đổi được. Mọi thứ vẫn nằm y nguyên, trong khi tình cảm thì lại tan vỡ vì những câu "trách" vô ý. Quả thực, chữ trách ở đây chỉ dành riêng cho việc trách bản thân, còn trách người thì lại không phù hợp, Có người bảo tôi rằng," không trách nó lần sau nó lại làm hỏng rồi sao?" Thế bạn định trách làm sao. "Trách" thường đi kèm với chữ "móc", gộp chung lại thành "trách móc". Thế là lâu lâu cứ "móc" ra rồi lại "trách". Vì thế, tôi thành thực khuyên bạn nên trách bản thân trước đã, "tại sao mình lại không hướng dẫn, kiểm tra nó kĩ càng?". Bạn đã làm rồi ư? Tốt, tôi tin là sau khi làm việc này xong bạn không còn muốn trách ai nữa.Thay vào đó một bài hướng dẫn kĩ càng sẽ là sự lựa chọn tốt hơn trong tình huống này.

Một số khác lại than rằng:" Tôi trách bản thân nhiều rồi, giờ phải cho tôi trách người khác với chứ, trách mình hoài cảm thấy ăn năn khó chịu lắm." Tôi cười :" Có những lúc bạn cầu mong đó là lỗi của mình chứ không phải của người khác ấy chứ. Biết mình còn lỗi, nghĩa là còn tiến bộ, còn phát triển. Mình hoàn hảo nhưng công việc vẫn thất bại là xong rồi đấy..."

Nên nhớ rằng:

1. Đừng làm điều mà không mang lại kết quả tốt hơn.


2. Khi trách bản thân đủ, bạn sẽ tìm ra cách tốt hơn thay vì trách người khác.


3. Và cuối cùng, chẳng ai lại muốn bị trách "móc" cả.

Nguyễn Hà Khanh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Huy Toàn
4 tháng 3 2022 lúc 20:55

hậu

Nga Nguyen
4 tháng 3 2022 lúc 20:55

hậu

Chuu
4 tháng 3 2022 lúc 20:55

hâu

nvthe
Xem chi tiết
Lệ Trần
28 tháng 12 2021 lúc 19:07

Tiên trách kỉ,hậu trách nhân

Khách vãng lai đã xóa
Tuấn Linh
28 tháng 12 2021 lúc 19:08

Tiên trách kỉ, hậu trách nhân

Khách vãng lai đã xóa
Bùi Bình Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Bình Nguyên
2 tháng 12 2021 lúc 21:17

Tiên trách kỉ, hậu trách nhân

Khách vãng lai đã xóa
Thùy Linh
Xem chi tiết
Uyêb Lê Minh
Xem chi tiết

Bài 1 : 

                        Cá không ăn muối cá ươn,

               Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.

 Câu tục ngữ trên cho em thấy bài học lớn về đạo làm người được rút ra từ một thực tế hết sức giản đơn. Thường thường, mua cá ở chợ về, muốn giữ được tươi lâu, người ta mổ sạch sẽ rồi đem ướp muối. Cá thấm muối, thịt săn chắc, khi chế biến thành món ăn, hương vị sẽ đậm đà. Ngược lại, nếu để lâu không ướp muối, cá sẽ ươn, ăn mất ngon. Con cái không nghe lời dạy bảo của cha mẹ khác nào như cá không ăn muối, sẽ hư hỏng, không thể trở thành người tốt được . Vì vậy , câu tục ngữ trên muốn nhắc nhở mọi người phải giữ đạo làm con. Nó có liên quan đến chữ hiếu và chữ hiếu ngày nay dù có mang nét mới của thời đại nhưng vẫn là đức lớn trong đạo làm người của dân tộc ta.

Khách vãng lai đã xóa
Trương Ngọc Trắng
29 tháng 3 2020 lúc 18:13

Bài 2: Sống có trách nhiệm là như thế nào? Có rất nhiều ý kiến cho vấn đề này, nhưng nhìn chung, sống có trách nhiệm là sống đẹp, sống có ích cho đời, sống độc lập và sống theo cách biết làm chủ bản thân. Chính mỗi con người hẫy luôn sẵn sàng đón lấy và chấp nhận những lựa chọn của mình. Và hơn hết, là một học sinh, mỗi chúng ta cần học cách sống có trách nhiệm. Ví như thầy cô giao cho bạn một bài tập khó, bạn phải cố gắng hết sức để làm nó bằng cả công sức của mình. Chứ không phải lên mạng rồi nhờ người khác làm giúp và chép vào. Ôi! Lại có những bạn học trò ngụy biện rằng mình chỉ tham khảo bài văn của người khác để biết thêm thông tin. Thật buồn cười! Trách nhiệm? Bạn đã có hay chưa? Vì thế, mỗi chúng ta hãy làm bằng cả tâm huyết, công lao của mình chứ đừng quá nhờ vả người khác. Nếu thế bạn cũng chỉ là cái bóng bị người khác giẫm dưới chân mà thôi!! Trách nhiệm đối với tôi là thế, còn bạn thì sao?

Khách vãng lai đã xóa
Ngọc ツ
1 tháng 5 2020 lúc 12:50

Anh em như thể chân tay.

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Rộng hơn tình anh em bè bạn, bà con hàng xóm, những người đã cùng chúng ta tối lửa tắt đèn có nhau, tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc trái gió trở trời, những khi cùng đường bí lối, họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để chia ngọt sẻ bùi. Tình nghĩa ấy thật sâu đậm nào khác gì anh em một nhà. Vì vậy, khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta ngoảnh mặt thờ ơ cho đành. Lúc này, thái độ nhường cơm sẻ áo, chị ngã em nâng là một việc làm mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù ở nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ. Chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi một miếng khi đói bằng một gói khi no những khi lũ lụt, hoả hoạn. Những lúc ấy, có người đã dũng cảm quên đói, quên lạnh, cứu sống bao nhiêu mạng người để lại gương sáng cho đời sau.

Câu tục ngữ thương người như thể thương thân là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người. Hãy thương yêu người khác như yêu thương chính bản thân mình. Điều đó mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mà ta cần thực hiện tốt. Để phát huy truyền thống tốt đẹp ấy của ông cha, em hứa sẽ luôn giúp đỡ những người hoạn nạn trong cuộc đời.

Học tốt~~~

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Đức Dương
Xem chi tiết
Hải Quỳnh
12 tháng 12 2021 lúc 19:19

1 câu nói trên của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương: Phan Lang gặp nạn được Linh Phi cứu và đưa xuống thủy cung, tại đây Phan Lang đã nhận ra Vũ Nương là người cùng làng và hỏi han Vũ Nương

2 - Từ “tiên nhân” đầu: chỉ ông cha, tổ tiên.

- Từ “tiên nhân” sau: chỉ Trương Sinh.

3 xét theo mục đích nói thì câu 1 thuộc kiểu câu trần thuật

Nguyễn Duy An
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thiện Nhân
Xem chi tiết