Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
vũ ngọc anh
Xem chi tiết
Ntt Hồng
6 tháng 3 2016 lúc 20:48

Chế độ nước ( thủy chế) của một con sông phụ thuộc vào những yếu tố :

1. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm 

- Miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc vào chế độ mưa. 
Ví dụ: Sông Hồng, mùa lũ (6-10) trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô, ít mưa. 
- Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, thủy chế còn phụ thuộc vào lượng tuyết băng tan. 
Ví dụ: Sông Ô bi, Lênítxây, Lêna khi mùa xuân đến nhiệt độ tăng làm băng tuyết tan, mực nước sông dâng. 
- Ở các vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò đáng kể (đá vôi). 

2. Địa thế, thực vật, hồ đầm 

a. Địa thế: Nơi nào có độ dốc lớn, nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh; còn nơi nào bằng phẳng thì nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài. 
b. Thực vật: 

- Lớp phủ thực vật phát triển mạnh có tác dụng điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt; lớp phủ thực vật bị phá hủy làm cho chế độ dòng chảy thất thường, tốc độ dòng chảy nhanh, dễ xảy ra lũ lụt. 
- Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn hạn chế lũ. 

c. Hồ đầm nối với sông có tác dụng điều hòa chế độ nước sông:mùa nước lên nước sông chảy vào hồ đầm; mùa nước cạn: từ hồ đầm chảy ra.

Phan Đình Phùng
Xem chi tiết
ncjocsnoev
1 tháng 5 2016 lúc 16:53

 

Nhiệt độ của không khí thay đổi tuỳ thuộc theo những yếu tố :

- Thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.

- Thay đổi theo độ cao.

- Thay đổi theo vĩ độ.

Nguyễn Thị Huyền Trâm
Xem chi tiết

Dụng cụ để đo nhiệt độ là nhiệt kế

Càng lạnh đi

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo những yếu tố :

+ Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển .

+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.

+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.

Hoàng Nguyễn Văn
1 tháng 4 2019 lúc 20:36

Nhiệt kế

Càng lên cao 100 m tb giảm 0,6 độ C

Thay đởi theo : độ cao , vĩ độ , vị trí so với biển

~Mưa_Rain~
1 tháng 4 2019 lúc 21:10

Dụng cụ đo nhiệt độ không khí là: nhiệt kế

Càng lên cao nhiệt độ càng giảm

Nhiệt độ không khí phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+Vĩ độ: không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn là không khí ở các vùng vĩ độ cao.
+ Ở tầng đối lưu của lớp vỏ khí, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên 100m giảm 0.6 độ C.
+ Vị trí gần hay xa biển: những nơi nằm gần hay xa biển có nhiệt độ không khí khác nhau. Gần biển có không khí mát mẻ, ấm hơn.

Học tốt!

~LucMilk~

Nguyễn Ngọc Khánh Linh
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
20 tháng 3 2017 lúc 19:12

Câu 1 :

*Giống nhau:

+Thời tiết và khí hậu đều là sự diễn ra các hiện tượng, khí tượng (nắng, mưa,...).

*Khác nhau:

+Thời tiết là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng như gió, mưa,... trong một thời gian ngắn giới hạn tại một khu vực nào đó (ví dụ thời tiết trong 1 ngày tại TP Hồ Chí Minh).

+Còn khí hậu cũng là sự diễn ra các hiện tượng thời tiết lặp lại trong một thời gian dài tại một khu vực, một vùng miền (ví dụ khí hậu nhiệt đới gió mùa).

Bùi Khánh Thi
21 tháng 3 2017 lúc 13:41
*So sánh khí hạu và thời tiết: Giống nhau: Đều là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa,...). Khác nhau: Thời tiết là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng như gió, mưa,... trong một thời gian ngắn giới hạn tại một khu vực nào đó (vd thời tiết trong 1 ngày tại TP Hồ Chí Minh), còn khí hậu cũng là sự diễn ra các hiện tượng thời tiết lặp lại trong một thời gian dài tại một khu vực, một vùng miền (vd khí hậu nhiệt đới gió mùa). *Nhiệt độ không khí Nhiệt độ không khí là lượng nhiệt khí mặt đất hấp thụ năng lượng của nhiệt mặt trời rồi bức xạ lại vào không khí Sự thay đổi về nhiệt độ không khí --> độ cao-->vĩ độ->> vị trí:

Địa hình càng lên cao không khí càng loãng nên khả năng hấp thụ nhiệt của không khí giảm --> lên cao nhiệt độ giảm
*Nhiệt độ không khí phụ thuộc vào góc nhập xạ. Ở vùng vĩ độ thấp có góc nhập xạ lớn nên khả năng hấp thụ nhiệt cao hơn. Càng về hai cực góc nhập xạ càng nhỏ, khả năng hấp thụ nhiệt càng kém nên càng về hai cực nhiệt độ càng giảm.

Nguyễn Trần Diệu Linh
4 tháng 4 2018 lúc 21:56

Câu 1:

*Giống nhau:

- Thời tiết và khí hậu đều là sự diễn ra của hiện tượng, khí tượng ở một địa phương

*Khác nhau:

- Thời tiết là biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một khu vực, địa phương trong một thời gian ngắn, thời tiết luôn luôn thay đổi

- Còn khí hậu là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết (hiện tượng, khí tượng) của một khu vực, vùng miền hay địa phương trong nhiều năm, khí hậu có tính quy luật

Câu 2:

- Nhiệt độ không khí là độ nóng - lạnh của không khí

- Nhiệt độ không khí thay đổi dựa vào các yếu tố:

+ Vị trí gần hay xa biển: nước biển có tác dụng điều hòa không khí, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong đất liền, lục địa khác nhau

+ Vĩ độ: nhiệt độ không khí ở vùng có vĩ độ thấp cao hơn vùng có vĩ độ cao và ngược lại

+ Độ cao: càng lên cao nhiệt độ càng giảm, trung bình, cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm xuống 0,6 độ C

Ko tên
Xem chi tiết
Hoàng Thị Thanh Trúc
Xem chi tiết
ncjocsnoev
6 tháng 5 2016 lúc 8:22

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo những yếu tố :

+ Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển .

+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.

+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.

phạm thu nhiên
1 tháng 2 2017 lúc 20:36
- Sự thay đổi nhiệt độ không khí phụ thuộc vào các yếu tố sau: +Vĩ độ: không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn là không khí ở các vùng vĩ độ cao. + Ở tầng đối lưu của lớp vỏ khí, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên 100m giảm 0.6 độ C. + Vị trí gần hay xa biển: những nơi nằm gần hay xa biển có nhiệt độ không khí khác nhau. Gần biển có không khí mát mẻ, ấm hơn.
Diệp Nguyễn Ngọc 2k5
20 tháng 5 2017 lúc 12:53

*Nhiệt độ không khí thay đổi theo các yếu tố:

-Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.

-Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.

-Nhiệt độ không khí thay đổi theo vị trí gần hay xa biển.

hai yen nguyen
Xem chi tiết
Collest Bacon
17 tháng 10 2021 lúc 15:04

Câu 24. Đặc điểm nào nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa?

A. Nóng, ẩm quanh năm.

B. Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa.

C. Thời tiết diễn biến thất thường.

D. Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa, thời tiết diễn biến thất thường.

Vũ Ngọc Anh
17 tháng 10 2021 lúc 15:14

D nhé

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Thien Tu Borum
29 tháng 4 2017 lúc 17:38

C1. Trong thí nghiệm trên, yếu tố nào ở hai cốc được giữ giống nhau, yếu tố nào được thay đồi ? Tại sao phải làm như thế ? Hãy tìm số thích hợp cho các ô trống ở hai cột cuối bảng 24.1. Biết nhiệt lượng ngọn lửa đèn cồn truyền cho nước tỉ lệ với thời gian đun.

Bài giải:

Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật được giữ giống nhau; khối lượng khác nhau. Để tìm hiểu mỗi quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng.

C2. Từ thí nghiệm trên có thể kết luận gì về mỗi quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật ?

Bài giải:

Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.

C3. Trong thí nghiệm này phải giữ không đổi những yếu tố nào ? Muốn vậy phải làm thế nào ?

Bài giải:

Phải giữ khối lượng và chất làm vật giống nhau. Muốn vậy hai cốc phải đựng cùng một lượng nước.

C4. Trong thí nghiệm này phải thay đổi yếu tố nào ? Muốn vậy phải làm thế nào ?

Sau đây là bảng kết quả thí nghiệm làm với hai cốc, mỗi cốc đựng 50 g nước, được lần lượt đun nóng bằng đền cồn trong 5 phút, 10 phút (H.24.2). Hãy tìm số thích hợp cho các ô trống ở hai cột cuối bảng 24.2.

Bài giải:

Phải cho độ tăng nhiệt độ khác nhau. Muốn vậy phải để cho nhiệt độ cuối của 2 cốc khác nhau bằng cách cho thời gian đun khác nhau.

C5. Từ thí nghiệm trên có thể rút ra kết luận gì về mỗi quan hệ giữa nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ ?

Bài giải:

Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.

C6. Trong thí nghiệm này những yếu tố nào thay đổi, không thay đổi ?

Bài giải:

Khối lượng không đổi, độ tăng nhiệt độ giống nhau, chất làm vật khác nhau.

e5yb45t
Xem chi tiết
Cheer Bomb Đéo Cheer Búa
2 tháng 12 2021 lúc 17:28

B