Câu 1 :
*Giống nhau:
+Thời tiết và khí hậu đều là sự diễn ra các hiện tượng, khí tượng (nắng, mưa,...).
*Khác nhau:
+Thời tiết là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng như gió, mưa,... trong một thời gian ngắn giới hạn tại một khu vực nào đó (ví dụ thời tiết trong 1 ngày tại TP Hồ Chí Minh).
+Còn khí hậu cũng là sự diễn ra các hiện tượng thời tiết lặp lại trong một thời gian dài tại một khu vực, một vùng miền (ví dụ khí hậu nhiệt đới gió mùa).
Địa hình càng lên cao không khí càng loãng nên khả năng hấp thụ nhiệt của không khí giảm --> lên cao nhiệt độ giảm
*Nhiệt độ không khí phụ thuộc vào góc nhập xạ. Ở vùng vĩ độ thấp có góc nhập xạ lớn nên khả năng hấp thụ nhiệt cao hơn. Càng về hai cực góc nhập xạ càng nhỏ, khả năng hấp thụ nhiệt càng kém nên càng về hai cực nhiệt độ càng giảm.
Câu 1:
*Giống nhau:
- Thời tiết và khí hậu đều là sự diễn ra của hiện tượng, khí tượng ở một địa phương
*Khác nhau:
- Thời tiết là biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một khu vực, địa phương trong một thời gian ngắn, thời tiết luôn luôn thay đổi
- Còn khí hậu là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết (hiện tượng, khí tượng) của một khu vực, vùng miền hay địa phương trong nhiều năm, khí hậu có tính quy luật
Câu 2:
- Nhiệt độ không khí là độ nóng - lạnh của không khí
- Nhiệt độ không khí thay đổi dựa vào các yếu tố:
+ Vị trí gần hay xa biển: nước biển có tác dụng điều hòa không khí, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong đất liền, lục địa khác nhau
+ Vĩ độ: nhiệt độ không khí ở vùng có vĩ độ thấp cao hơn vùng có vĩ độ cao và ngược lại
+ Độ cao: càng lên cao nhiệt độ càng giảm, trung bình, cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm xuống 0,6 độ C