Bài thơ ca ngợi một em bé tham gia kháng chiến, say mê làm liên lạc, trước khó khăn hiểm nguy em vẫn hồn nhiên vui vẻ.
Em đã anh dũng hi sinh trên cánh đồng lúa khi đang mang thư thượng khẩn ra mặt trận. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc tình cảm thương yêu, cảm phục đốì với em Lượm.
Có hai trường hợp câu thơ 4 chữ cố sự cấu tạo đặc biệt: “Ra thế, Lượm ơi!” được ngắt ra làm hai. Cách cấu tạo này có tác dụng nhấn mạnh, làm cho người đọc suy nghĩ về sự ra đi của Lượm.
Cuối bài, hai khổ thơ như nhắc lại hình ảnh vui tươi hồn nhiên của Lượm ở hai khổ thơ đầu, nhằm tái hiện trong lòng người đọc một chú bé Lượm còn sông mãi.
Ghi nhớ: Lượm – một con người nhỏ bé – đã hi sinh nhưng cái chết của em có ý nghĩa to lớn biết bao! Bài thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ, làm xúc động lòng người bởi tinh thần yêu nước, say mê kháng chiến của một em bé liên lạc ở cái tuổi còn trẻ măng, hồn nhiên, vui vẻ như con chim chích nhảy trên đường vàng.
Hình ảnh Lượm ngã xuống trên đồng lúa khi trên tay vẫn nắm chặt bông lúa cho thấy Lượm nói riêng và con người nói chung vẫn mãi sống với quê hương.