Nêu vai trò của lâm nghiệp về mặt kinh tế và sinh thái
Hãy tìm các ví dụ để làm sáng tỏ ý nghĩa kinh tế và sinh thái to lớn của rừng và vai trò của ngành lâm nghiệp.
- Ý nghĩa kinh tế và sinh thái của rừng
+ Rừng cung cấp nhiều lâm sản (gỗ, củi,...) và các dược liệu.
+ Rừng có tác dụng điều hoà lượng nước trên mặt đất, lớp lá cây rơi xuống tạo thành một lớp xốp cách nhiệt che phủ đất rừng từ đó làm giảm lượng nước bốc hơi và làm tăng độ ẩm cho đất.
+ Rừng ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước của môi trường xung quanh, do đó khí hậu được điều hoà. Ngoài ra, rừng là màng lọc không khí trong lành; cản khói, bụi.
+ Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và bảo vệ đất. Rừng ngăn cản quá trình xói mòn đất, nhất là ở các sườn đất dốc.
+ Rừng là nguồn gen quý giá.
- Vai trò của ngành lâm nghiệp
+ Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản mang lại giá trị kinh tế.
+ Trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng
Hãy cho biết vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp thủy sản đối với việc giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.
- Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản có vai trò rất quan trọng đối với việc giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. Đặc biệt là ngành lâm nghiệp.
- Trồng rừng và bảo vệ rừng là một trong những việc làm hết sức thiết thực để phát triển bền vững. Phát triển rừng là trọng yếu để bảo vệ môi trường.
+ Trồng rừng bảo vệ đất, nước và hạn chế sạt lở đất.
+ Bảo tồn nhiều loài gen quý hiếm, môi trường trú ẩn cho các loài sinh vật.
+ Rừng như lá phổi giúp lọc bụi bẩn và cung cấp oxy cho sự sống,…
+ Rừng cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, nghiên cứu và du lịch sinh thái,…
Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các ý kiến sau đây về vai trò của ngành lâm nghiệp nước ta?
1) Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản mang lại giá trị kinh tế.
2) Trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng.
3) Điều hoà lượng nước trên mặt đất
4) Ngăn cản quá trình xói mòn đất.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và có vai trò:
A. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
B. Giữ gìn môi trường sinh thái.
C. Bảo vệ con người và động vật.
D. Thúc đẩy sự phát triển ngành chăn nuôi.
Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và có vai trò giữ gìn môi trường sinh thái.
Đáp án: B.
9. Kinh tế đóng vai trò chủ đạo dưới thời phong kiến là
A. Kinh tế nông nghiệp.
B. Kinh tế thủ công nghiệp.
C. Kinh tế thương nghiệp.
D. Kinh tế lâm nghiệp.
A. Kinh tế nông nghiệp.
B. Kinh tế thủ công nghiệp.
C. Kinh tế thương nghiệp.
D. Kinh tế lâm nghiệp.
Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản có vai trò như thế nào đối với kinh tế - xã hội?
Vai trò của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:
- Khai thác hiệu quả nguồn lực phát triển kinh tế.
- Cung cấp sản phẩm của ngành cho tiêu dùng và sản xuất.
- Thị trường tiêu thụ của các ngành kinh tế khác, kích thích các ngành kinh tế khác phát triển.
- Sản xuất ra các mặt hàng có giá trị, tăng nguồn thu ngoại tệ.
- Vai trò quan trọng trong giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.
Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các ý kiến sau đây về vai trò cúa ngành lâm nghiệp nước ta?
1) Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản mang lại giá trị kinh tế.
2) Trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng.
3) Điều hoà lượng nước trên mặt đất.
4) Ngăn cản quá trinh xói mòn đất
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hãy nêu vai trò của nền nông nghiệp trong nền kinh tế và đời sống xã hội
Nông nghiệp có những vai trò sau:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dung và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, tăng nguồn thu ngoại tệ.
- Tận dụng tự nhiên và nguồn lao động
- Nông nghiệp luôn có vai trò quan trọng trong sự phét triển của xã hội loài người( không có ngành nào thay thế được)
Hãy nêu vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế và đời sống xã hội.
Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm: nông - lâm - ngư nghiệp có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và đời sống xã hội, thể hiện 1 việc:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
- Đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ.