kể về 1 kỉ niệm đáng nhiws củ quê hương em
kể về một kỉ niệm đáng nhớ về quê
Sau chín tháng học hành vất vả, cuối cùng chúng em cũng được nghỉ hè. Mùa hè đến, bố mẹ thường hay đưa em đi chơi công viên nước hoặc đi xem vườn thú. Nhưng em thích nhất là được về quê thăm ông bà nội.
Như mọi năm, cứ đầu mùa hè là gia đình em dành khoảng 3 - 4 ngày cùng nhau về quê chơi. Quê em đẹp lắm. Đi trên con đường đất gập ghềnh sỏi đá, ngồi trong xe nhìn ra xa, là cánh đồng lúa rộng bao la mang màu xanh của mạ non. Xa xa, một vài chú bò đang khoan thai gặm cỏ. Một vài cậu bé đang chạy đuổi nhau để giành lấy cánh diều đang bay cao trên trời xanh rộng lớn. Chốc chốc, một đàn chim lại đua nhau chuyền cành.
Nhà ông bà nội em nằm trên một con đường nhỏ, ô tô không đi vào được. Nhà ông bà lợp mái ngói đỏ, mang màu rêu phong cổ kính. Trước nhà là một mảnh vườn nhỏ, là nơi ông em trồng rau và nuôi gà. Cành đó là một ao đầy cá. Khi thấy em và bố mẹ đến, ông bà phấn khởi lắm. Ông ôm em một cái thật chặt sau đó dắt em ra vườn chơi rồi cầm cần rẻ em ra câu cá. Hai ông cháu nói chuyện rôm rả. Ông hỏi thăm tình hình học tập của em và kể cho em nghe rất nhiều chuyện. Thấy hai ông cháu đang vui vẻ với nhau, bà em dắt bố mẹ em vào nhà và pha chè.
Tối đến, bà cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm "cây nhà lá vườn": cá kho, thịt luộc cùng canh chua – toàn thịt rau mà ông bà nuôi trồng trong ao vườn. Có lẽ bởi thế nên em thấy bữa ăn rất ngon. Xong, em ra nằm võng ở ngoài vườn và ngủ đi lúc nào không hay.
Thời gian trôi qua mau cũng đã đến lúc bố mẹ phải đi làm, em cũng cần chuẩn bị cho năm học mới. Trước khi chia tay, ông tặng em chiếc cần câu của ông và dặn: "Khi nào rảnh thì lại lên đây chơi với ông nhé".
Quê nội em ở rất xa thành phố nên chẳng mấy khi em được về thăm. Năm nay dù dã mười hai tuổi nhưng em cũng mới chỉ được về thăm ông bà nội có một lần. Lần ấy lâu lắm rồi, từ khi em còn nhỏ lắm nên hầu như em chẳng nhớ điều gì nữa. Thế nhưng tuần vừa qua, cảm ơn những ngày nghỉ của bố, em đã được về quê nội.
Bố báo tin mừng trước ba ngày. Ba ngày là khoảng thời gian quá lâu để hâm nóng niềm vui và chờ đợi. Thế rồi cuối cùng em cũng chờ được đến lúc lên tàu. Chuyến tàu hôm ấy đông đúc và ồn ã lắm. Dường như em có cảm giác ai cũng về quê thì phải. Con tàu lăn bánh rời khỏi sân ga trong một niềm vui mừng bâng khuâng khó tả. Tàu chạy gần cả một ngày nhưng em không muốn ngủ. Cảnh vật bên đường mới thích làm sao. Hết làng mạc lại đến cánh đồng, rồi đồi bãi bát ngát mênh mông. Hai bên đường lúc thì rợp một màu xanh, lúc lại nhộn nhịp vô cùng khi tàu đi qua phố chợ. Em đang miên man suy nghĩ thì tàu đến sân ga.
Nhà nội cách sân ga chưa đầy nửa cây số nên bố quyết định cả nhà đi bộ. Bước trên con đường mà dưới chân sỏi và đá cứ kêu lạo xạo, em thấy có một cái gì đó lạ vô cùng. Một cảm giác em chưa từng được trải qua. Loáng cái đã đến cổng nhà bà nội. Chiếc cổng bằng tre cũ kỹ, che một phần giàn mướp sai trĩu quả bên trong. Thấy cả nhà đã về tới cổng, bà nội vui mừng ra đón. Không hiểu sao lúc ấy tự nhiên em vứt ngay túi đồ xuống đất sà vào lòng bà nội mà nức nở. Buổi tối hôm ấy qua đi trong một giấc ngủ ngon làn cùng bà nội.
Sáng hôm sau bà gọi em dậy sớm và hình như em cũng không muốn ngủ lười như ở trên thành phố. Bây giờ em mới kịp quan sát kỹ ngôi nhà của ông bà nội. Ngôi nhà ba gian lâu ngày bị gió sương làm chuyển sang màu nâu bạc. Nhưng bên trong vẫn toát lên vẻ ấm cúng, thiêng liêng và gần gũi vô cùng. Trong bữa cơm buổi sáng, em cố khớp những hình ảnh đã hình dung với hình ảnh thực của ông bà nội. Ông bà trẻ hơn so với suy nghĩ của em. Dù đã ngoài bảy mươi nhưng ông vẫn khỏe mạnh và quắc thước. Bà nội tóc có bạc hơn nhưng bà vẫn còn nhanh nhẹn lắm.
Bữa cơm vừa xong là lúc em bắt đầu được thưởng thức những cảm giác thú vị của đồng quê. Trong khi ông bà miệng bỏm bẻm nhai trầu cùng bố mẹ em và các chú bàn công chuyện thì em được các anh chị họ rủ ra đồng chơi. Hôm nay em là nhân vật trung tâm nên anh chị nào cũng giành phần để chăm chút cho cậu em từ thành phố mới về. Ôi! Những ngày ở quê, các anh chị đã cho em biết thêm bao điều thú vị. Và có lẽ vui mừng hơn cả là những trò chơi của tụi nhỏ ở nông thôn. Lần đầu tiên em biết thế nào là một con diều sáo. Và lại còn được anh hai cho cầm dây mới thích chứ. Rồi còn biết thêm trò chơi chọi dế, đánh cỏ gà, đá bóng bằng trái bưởi phơi khô...lại còn cả những buổi được đi chăn trâu thật là ngộ nghĩnh. chỉ vài ngày mà em quen thêm bao nhiêu người bạn mới. Điều lạ là ai cũng dễ gần, cũng dễ chơi và nhanh thân thiết lắm chẳng như trên thành phố.
Những ngày ở quê vội vã qua đi trong sự nuối tiếc của em vì hầu hết những cuộc chơi còn đang dang dở. Ngày trở về thành phố ông bà còn cho rất nhiều quà. Bà ôm em vào lòng khóc nhưng không rơi nước mắt. Bà nói: Cháu bà ngoan! Về thành phố nhớ chăm chỉ học hành, lần sau trở lại chắc cháu bà lớn lắm. Em không nức nở như lúc mới về mà chỉ dửng dưng. Ở trong lòng bà em cảm thấy quê nội ấm áp, thiêng liêng, cao quý mà gần gũi xiết bao.
Sau chín tháng học hành vất vả, cuối cùng chúng em cũng được nghỉ hè. Mùa hè đến, bố mẹ thường hay đưa em đi chơi công viên nước hoặc đi xem vườn thú. Nhưng em thích nhất là được về quê thăm ông bà nội.
Như mọi năm, cứ đầu mùa hè là gia đình em dành khoảng 3 - 4 ngày cùng nhau về quê chơi. Quê em đẹp lắm. Đi trên con đường đất gập ghềnh sỏi đá, ngồi trong xe nhìn ra xa, là cánh đồng lúa rộng bao la mang màu xanh của mạ non. Xa xa, một vài chú bò đang khoan thai gặm cỏ. Một vài cậu bé đang chạy đuổi nhau để giành lấy cánh diều đang bay cao trên trời xanh rộng lớn. Chốc chốc, một đàn chim lại đua nhau chuyền cành.
Nhà ông bà nội em nằm trên một con đường nhỏ, ô tô không đi vào được. Nhà ông bà lợp mái ngói đỏ, mang màu rêu phong cổ kính. Trước nhà là một mảnh vườn nhỏ, là nơi ông em trồng rau và nuôi gà. Cành đó là một ao đầy cá. Khi thấy em và bố mẹ đến, ông bà phấn khởi lắm. Ông ôm em một cái thật chặt sau đó dắt em ra vườn chơi rồi cầm cần rẻ em ra câu cá. Hai ông cháu nói chuyện rôm rả. Ông hỏi thăm tình hình học tập của em và kể cho em nghe rất nhiều chuyện. Thấy hai ông cháu đang vui vẻ với nhau, bà em dắt bố mẹ em vào nhà và pha chè.
Tối đến, bà cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm "cây nhà lá vườn": cá kho, thịt luộc cùng canh chua – toàn thịt rau mà ông bà nuôi trồng trong ao vườn. Có lẽ bởi thế nên em thấy bữa ăn rất ngon. Xong, em ra nằm võng ở ngoài vườn và ngủ đi lúc nào không hay.
Thời gian trôi qua mau cũng đã đến lúc bố mẹ phải đi làm, em cũng cần chuẩn bị cho năm học mới. Trước khi chia tay, ông tặng em chiếc cần câu của ông và dặn: "Khi nào rảnh thì lại lên đây chơi với ông nhé".
Em là một cậu bé sống ở thành phố và xa quê ngoại. Hãy kể lại 1 kỉ niệm đáng nhớ trong một lần về quê ngoại vùng nông thôn chơi. (Pleassss cíu tớ)
Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:
Mở bài: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất của em là chuyến về thăm quê nội cách đây 1 tuần...)
Thân bài:
Nêu lên hoàn cảnh diễn ra trải nghiệm đó?
Diễn ra trong bao lâu? Với những ai?
Các hoạt động diễn trong trải nghiệm đó:
+ Em đã đi đâu?
+ Đã làm những gì?
+ Đã được gặp những ai?
...
Cảm xúc của em về những trải nghiệm đó?
Những trải nghiệm đó để lại cho em những kỉ niệm gì?
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
Tuổi thơ em gắn với những cảnh đẹp của quê hương yêu dấu, gắn với những kỉ niệm êm đềm bên bạn bè thân thiết. Em hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn. (Chú ý: Không chép mạng)
My hometown has been attached to me since I was born until now, eleven years, a long time for me. It has become an integral part of my childhood. From the wings autumn golden yellow but the mature trees, to the green dike grassy grass, how many friends, how many relatives (slightly bored). And in my hometown river is still a place to impress me. most profound.
The river flows through my hometown a strip of silk cut across the blue shirt of the North Delta. Beautiful summer morning, the new bustling Red River.When the fishing boat sail fishing net white sail to clear the river. Song screams. Two shore, on the grass leaves still. Dew drops tiny beads of glitter. The river is gentle, so that people have enough time to look at it. It reflects the beard, the bushes and even the young birds singing in the pot. Summer sun in the deep and deep. The sky has risen as high as giving life to all species. Shining the sun glare down the river makes it shimmer gold. At noon, we again I called each other to bathe the river. The jumper dropped water to splash.
Love the river in my country, it is beautiful and fanciful how. River bring water to feed the fields for four lush. River bring the fish to feed the gentleman. Oh how the river hugging memories, the thirst of the little soul!
Đề bài:Tuổi thơ của em gắn với những cảnh đẹp của quê hương yêu dấu,gắn với những kỉ niệm êm đềm bên bạn bè than thiết.Em hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.
Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?" "Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé". Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.
- Chuyện là thế này mẹ ạ! Tan học, con và Huyền con nhà cô Nga đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Huyền đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Huyền dừng lại:
- Huyền ơi! Hình như có tiếng ai rên?
- Mình cũng nghe như thế.
Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.
- Ôi! Một bà già.
Huyền phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.
- Làm sao bây giờ hả Huyền?
Huyền vội để cặp xuống theo, run run nói:
- Cậu có mang theo dầu không?
Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Huyền vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:
- Cho bà chút nước.
Nghe bà vừa nói xong, Huyền quay lại con nói nhanh:
- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!
- Huyền chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Hiên , mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Huyền ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:
- Bà ờ làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở thôn Diệc. Qua đây, thấy nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.
- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?
- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.
Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:
- Cháu đi về đâu?
- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!
Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:
- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viên.
Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Huyền lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Huyền trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:
- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến thôn Diệc, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay.
Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!
Bây giờ thì Huyền - người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình vào thành phố Hà Nội. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.
Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.
Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:
- Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!
Quỳnh bĩu môi:
- Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.
Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:
- Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: “Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác”. Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.
Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.
đề 1: hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ
đề 2:kể về những đổi mới ở quê em
đề 3:kể về một người thân của em
các bạn ai giỏi văn thì giúp giùm mik nha
Ồ! Đó là tiếng kêu của con mèo Trắng nhà tôi đấy, nó đang cùng đàn con gồm ba chú mèo dễ thương đến chơi với tôi. Nhìn nó chơi đùa với đàn con mà tôi thấy vui trong lòng, nhưng để có được như ngày hôm nay thì con Trắng nhà tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn và vất vả.Chợt, tôi nhớ lại chuyện xảy ra lúc đó…
Đó là lúc cách đây khoảng một năm, khi đó tôi mới học lớp 7, con Trắng còn chưa đẻ con, nó mới 2 tuổi, còn trẻ lắm, nó hay chơi đùa với tôi. Trắng là một con mèo màu trắng buốt, thân hình thon thả, đuôi dài, chân nó với miếng đệm màu hồng mềm mại bên dưới giúp nó di chuyển mà chẳng gây ra tiếng động nào, dù chỉ là nhỏ nhất. Chiếc đầu nó thì nhỏ nhắn, xin xắn, kèm theo đôi tai và đôi mắt đen tuyền dễ thương trông rất đáng yêu. Đừng nghĩ nó chỉ là một con mèo cảnh mà không biết bắt chuột nhé! Chiếc mũi hồng lúc nào cũng ươn ướt với đôi tai cực nhạy bén và đôi mắt cực kì tinh một khi đã kết hợp lại thì chẳng chú chuột nào chạy thoát. Ngoài ra, bộ móng vuốt sắc nhọn có thể thu lại gọn gàng càng làm cho Trắng như trở thành một sát thủ điêu luyện thực sự. Có một đặc điểm giúp tôi không thể nhàm lẫn Trắng với bất kì con mèo nào khác đó là vài chiếc đốm đen nhỏ xíu ở trên đuôi của Trắng. Và đó chính là ấn tượng đặc biệt sâu đậm khi lần đầu tiên tôi nhìn thấy Trắng.
Trắng rất thích nằm, nó có thể nằm ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, bất cứ thời điểm nào. Mọi người nghĩ rằng nó rất lười và thường thắc mắc:<< Tại sao nó lại lười thế nhỉ? >> Nhưng chỉ có tôi biết được, đó là lúc nó đang thư giãn, nó cần được gãi vào bộ lông mượt mà của nó, nhất là ở trên đầu và vùng bụng. Trắng rất thích chơi đồ chơi, nó thích những thứ tròn và lăn được, mà cuộn len là thứ nó thích nhất. Biết được sở thích của nó nên lâu lâu tôi lại lén lấy một vài cuộn len của bà, và mỗi lần như thế thì lại có chuyện xảy ra: Nếu không phải là sợi len vương vãi khắp nhà thì cũng là những tiếng đỗ vỡ của bình hoa do Trắng làm lúc hứng chí. Ban đầu bố mẹ tôi còn la, nhưng nhiều lần như thế rồi đâm ra bố mẹ tôi xem đó như chuyện thường ngày và <> luôn, ghiền cái cảm giác được mắng <> chú mèo Trắng dễ thương mà tôi yêu quý. Từ đó bố mẹ coi Trắng như là một thành viên, không! Như là một người con quan trọng trong gia đình.
Tôi cứ tưởng mọi việc sẽ êm đềm trôi qua như vậy thì ngờ, vào một ngày, tôi chẳng thấy Trắng đâu cả! Tôi sợ lắm! Sợ không còn gặp lại Trắng nữa, sẽ không còn được vuốt ve bộ lông mượt mà của nó nữa, sẽ chẵng còn được mang những cuộn len cho nó chơi nữa! Thế là tôi bắt đầu đi tìm Trắng, ba mẹ tôi cũng vậy, tất cả mọi người trong nhà tôi, kể cả hàng xóm cũng vậy, ai nấy đều yêu mến Trắng và đang xôn xao đi tìm nhưng tìm mãi chẳng thấy nó đâu. Tìm không thấy tôi bắt đầu lo lắng: << Chẳng lẽ Trắng ghét mình nên bỏ đi mất rồi? Nhưng nó đang mang bầu thì đi đâu được? Hay là nó đã bị ăn thịt rồi? >> Chỉ nghĩ đến hai chữ << Hay là >> đó thì tôi bần thần cả người, tôi chực khóc, nhưng vì là đàn ông nên tôi cố kìm nén cảm xúc của mình. Tôi buồn, tôi buồn lắm, tôi nhớ cái ngày nghe tin Trắng đã có thai thì tôi nhảy cẫng lên, vui mừng khôn xiết, mà bây giờ lại phải chấp nhận sự thật rằng: << Trắng đã ra đi, không còn trở lại nữa! >>. Thấy tôi buồn thì bố tôi an ủi:
- Con à, đừng buồn nữa.
- Nhưng đâu tìm thấy Trắng đâu bố, chắc nó đi thật rồi?
- Đừng lo con ạ, ba sẽ đăng lên báo nhờ người tìm giúp, đừng nản chí con nhé!
Nghe được những câu đó, tôi dường như được tiếp thêm sức mạnh, tôi nghĩ chắc chắn sẽ tìm được Trắng thôi. Nhưng rồi 1 ngày, rồi 2 ngày, 3, 4,5 ngày mà vẫn chẳng thấy Trắng đâu cả, kể cả những tin gì về nó. Tôi bỗng hụt hẫng và bắt đầu ý nghĩ chấp nhận rằng Trắng đã đi thật rồi!
Ngày qua ngày, tôi chỉ biết ngồi cầm những vật mà Trắng thích: Cuộn len loại xịn mà tôi đã đích thân tặng , quả bóng đồ chơi, cả cái chén ăn cơm của nó nữa,… Tôi ngồi thẫn thờ nhìn lên bầu trời xa xăm, đám mây trôi lững lờ bỗng dừng lại, đàn chim bỗng ngừng hót, cây cối ngừng rơi lá,… Tất cả như chia sẻ nỗi buồn cùng tôi.
Tôi nghĩ mọi việc đã kết thúc! Nhưng nó chỉ thực sự kết thúc khi nó đã đến hồi kết. Vào ngày thứ 11 sau khi đăng báo, thì bất ngờ có một người đến nhà tôi và đưa cho tôi một thùng các-tông to đùng, tôi mở ra xem thì rất bất ngờ: Trong đó chính là Trắng và ba chú mèo con chưa mở mắt. Khi thấy Trắng bỗng nhiên bị sứt một bên tai thì tôi hỏi chú ấy:
- Chú ơi, tại sao con mèo nhà cháu bị như vậy?
- À, chú tên là Nam, nhà ở khu bên, chú làm nghề xe thồ, nhà chú cũng có nuôi một con mèo đực. Chú cứ thấy con mèo Trắng nhà cháu luẩn quẩn quanh nhà chú, chú định đuổi đi thì thấy nó có vẻ mệt mỏi, còn lại có bầu nữa, thế là chú cho nó ở lại và còn chia cho nó một phần cơm nữa. Cứ từ đó con mèo nhà chú và con mèo Trắng cứ quấn quýt lấy nhau, chú mới hiểu ra rằng: con mèo nhà chú đã lên chức làm cha, làm cha của những chú mèo nhỏ dễ thương chờ ngày chào đời.
Tôi định hỏi chú vài câu hỏi thì chú lại nói tiếp:
- Chú cứ tưởng Trắng sẽ ở nhà chú luôn chứ! Ai ngờ tới ngày nó đẻ, chú mời bác sĩ thú y tới để khám, về đến nhà lại chẳng thấy nó đâu. Thế là chú tức tốc lên xe và đi tìm nó, chú lái đi khắp mọi nơi, mọi ngóc ngách mà chẳng tìm được, chú định bỏ cuộc thì nghĩ đến một nơi: bãi đất trống gần sân vận động. Chỉ nghĩ đến đấy thì chú liền phóng ngay xe đến nơi và chú đã được đền đáp: tiếng mèo Trắng kêu meo meo và vài tiếng kêu nhỏ của ba chú mèo con đang ở trong bụi rậm kia. Chú vội vã chạy tới nhưng lại nhìn thấy 1 con mèo hoang tiến từ từ tới trước mặt con mèo kia và nhìn vào đám con của Trắng bằng ánh mắt ghê rợn, như muốn ăn tươi nuốt sống đàn mèo nhỏ kia. Trắng chưa biết được chuyện đó và nằm dài ra đất một cách mệt mỏi. Con mèo hoang bước từng bước tới chỗ đám mèo con, những chiếc vuốt sắc nhọn của nó vụt xuống định cào mèo con. Nghe thấy tiếng động và nhìn thấy cảnh tượng ấy, nó dùng hết sức chạy nhanh tới cào vào lưng con mèo hoang, đám mèo con đã thoát chết trong gang tấc. Con mèo hoang tức lắm, nó quay lại và nhìn Trắng một cách dận giữ. Hai con mèo nhìn nhau mắt không rời, rồi chúng xù lông lên, kêu << meo meo >> như để cảnh báo, và chúng bất ngờ xông vào nhau. Trắng dường như được tiếp thêm sức mạnh nhờ tình mẫu tử nên xông thẳng vào, bất chấp khó khăn. Hai con mèo đánh nhau dữ dằn, một trận đấu thật kinh hoàng! Một lúc sau, con mèo hoang dường như đã mệt lả, nó không còn sức để chiến đấu nữa, nó nhảy đi chỗ khác và bỏ đi. Trắng dường như đã thấm mệt, nó nằm phịch xuống đất, tai rươm rướm máu. Chú từ bụi rậm nhìn thấy tất cả, vội chạy tới và ẵm con Trắng cùng đám con của nó về nhà. Nhờ bác sĩ thú y chăm sóc mà nó hồi phục rất nhanh, riêng trên tai thì hằn lại vết sẹo. Chữa cho nó xong, bác sĩ thú y liền đưa cho chú tờ báo, chú đọc và rất ngạc nhiên khi cháu là chủ nhân của Trắng. Đó là toàn bộ câu chuyện đấy cháu ạ!
Tôi mừng lắm, ôm chầm lấy Trắng và reo lên: << Mày giỏi quá Trắng ạ! >>. Nó dường như hiểu được điều đó nên cũng kêu lên <> như vui mừng. Tôi cảm ơn chú, vẫy tay chào tạm biệt chú cho đến khi bóng chú đã khuất ở xa xa.
Tôi đang nhớ lại chuyện cũ thì bỗng: <>. Tôi giật mình, thì ra là tác phẩm của Trắng cùng đàn con, đó là một chiếc bình vỡ. Tôi liền don dẹp ngay. Lúc ấy , trên bầu trời xa xăm, mây lại trôi, chim ca líu lo, cây lại rung rinh, và ông mặt trời chuẩn bị kết thúc công việc hôm nay, để lại một buổi hoàng hôn vô cùng rực rỡ.
Mỗi người ai cũng có những người bạn bè thân thiết của riêng mình, đó có thể là người hợp với bạn về sở thích đối với các môn học, các môn thể thao hay đặc biệt hơn đó là người thường xuyên chia sẻ với bạn những buồn vui trong cuộc sống. Riêng với tôi, bạn thân với tôi là một người tôi yêu mến và khâm phục, bạn là người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong học tập. Bạn là Minh.Có cái tên của con trai nhưng thực là Minh lại là một cô gái gầy gò và có vẻ yếu ớt nữa. Vầng trán bạn cao và rộng làm lộ rõ sợ thông minh. Đặc biệt, cặp kính tròn xoe khiến mọi người khó nhầm lẫn về học lực của Minh. Bạn học giỏi đều các môn, đặc biệt là môn Văn và môn Anh. Các thầy cô giáo và các bạn trong lớp rất yêu quý Minh. Bạn chẳng những học giỏi mà còn là lớp phó học tập gương mẫu và hay giúp đỡ bạn bè nữa.
1. kể kỷ niệm đáng nhớ:
Trong cuộc đời của mỗi người đều có những kỉ niệm đáng trân trọng. Đó là hành trang để chúng ta vững bước vào đời. Và tôi cũng có những kỉ niệm đẹp đẽ như vậy.
Kỉ niệm mà tôi vẫn nhớ đó là buổi khai giảng cuối cùng của năm học cấp một. Một buổi lễ thật ý nghĩa đối với một học sinh. Tôi còn nhớ hôm đó là một ngày cuối thu. Bầu trời trong xanh, cao thẳm. Tôi thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị mọi thứ. Bảy giờ kém mười lăm phút, mẹ đưa tôi đến trường.
Buổi lễ khai giảng bắt đầu vào đúng bảy giờ ba mươi phút. Mở đầu là các tiết mục văn nghệ chào mừng lễ khai giảng. Sau đó là phần diễu hành của các em học sinh lớp một. Khi nhìn thấy khuôn mặt bỡ ngỡ của các em, tôi lại nhớ đến hình ảnh của mình khi mới bước chân vào mái trường Tiểu học thân yêu.
Sau khi tiến hành lễ chào cờ, tất cả học sinh được yêu cầu ổn định trật tự để nghe lời phát biểu của cô hiệu trưởng. Giọng cô trầm ấm mà trang nghiêm, khiến cho tôi cảm thấy rất xúc động. Những lời dặn dò của cô hiệu trưởng về một năm học mới bổ ích khiến tôi có thêm động lực để cố gắng. Điều đặc biệt nhất, tôi sẽ thay mặt toàn thể học sinh khối năm bày tỏ cảm xúc, gửi lời tri ân tới các thầy cô. Đây là lần đầu tiên tôi đứng trước một đám đông để phát biểu. Cũng là lần đầu tiên tôi được giao một trọng trách lớn như vậy. Điều đó khiến tôi cảm thấy có chút hồi hộp, lo âu. Nhưng được sự động viên của cô tổng phụ trách, tôi thêm tự tin hơn. Trong bộ đồng phục mới tinh và gọn gàng, tôi đứng trên sân khấu trình bày bài phát biểu. Sau phần phát biểu của tôi, các thầy cô và học sinh toàn trường đã dành tặng cho tôi một tràng pháo tay. Khi trở vào, tôi cũng đã nhận được lời khen của cô tổng phụ trách. Lúc đó, tôi thấy thật tự hào, hạnh phúc.
Buổi lễ kết thúc bằng hồi trống chào mừng năm học mới. Đó là một hồi trống trang nghiêm nhất, vang vọng nhất mà tôi từng nghe. Nó vang lên trong không khí im phăng phắc, nghiêm trang và hồi hộp. Vậy là năm học cuối cùng của tôi dưới mái trường tiểu học thân yêu đã bắt đầu.
Buổi lễ khai giảng kết thúc trong niềm hân hoan của một năm học mới. Khi nhắc về những kỉ niệm ngày khai trường, trong lòng tôi lại nhớ đến những câu văn trong tác phẩm “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh mà tôi đã từng đọc: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”.
mình lớp 3 nên ko biết nhìu cho lắm
trong cuộc đời của mỗi người ai cũng có những kỉ niệm đẹp và đáng nhớ về những kỉ niệm đạp và đáng nhớ về những người thân yêu .Em hãy kể lại kỉ niệm khó quên về 1 người sống mãi trong lòng em (Lưu ý trong bài có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm)
kể về việc tốt của mình
kể 1 kỷ niệm đáng nhớ
kể về quê hương đổi mới
p/s phần thân bài chia àm nhiều đoạn (không đc chép trên mạng)
1. Việc tốt:
Vào một buổi sáng mùa dông, bầu trời u ám vì cơn mưa cứ rả rích kéo dài. Em rảo bước trên con đường. Bỗng em nhìn thấy một cụ già đang xách một giỏ rau quả nặng, cụ đứng ở bên vệ đường, khuôn mặt thoáng vẻ lo âu.
Em dừng lại hỏi cụ:
- Bà ơi I Sao bà lại đứng ở dây? Bà mang giỏ nặng lắm phải không ? Bà cụ tần ngần đáp:
- ừ! Bà đi chợ bán rau quả nhưng giỏ xách nặng lắm, đường trơn quá, bà phải đứng nghĩ tay.
Nhìn bà cụ, em cảm thấy ái ngại, rồi em vội vàng đỡ lấy giỏ xách của cụ, tay kia em cầm lấy tay cụ và thưa:
- Bà ơi ! Để cháu giúp bà một tay nhé ! Cháu sẽ mang hộ giỏ xách cho bà, đường đến trường học của cháu cũng đi qua ngõ chợ đấy ạ!
Nét mặt bà cụ vui vẻ hẳn lên và đưa cho em giỏ xách. Em sánh bước đi cùng cụ, vừa di vừa trò chuyên vui vẻ. Thỉnh thoảng, em dừng lại để đợi cụ đi qua những đoạn đường trơn. Mãi trò chuyện cùng cụ, em đã quên đi sự nặng nề trên đôi tay bé bỏng của mình. Hai bà cháu đã đến ngõ chợ. Em trao lại giỏ xách cho bà cụ rồi tiếp tục đi học.
Em chào cụ. Vừa đi vừa cảm thấy vui vui vì đã biết giúp người già cả. Bất chợt, em khẽ cất lên tiếng hát trên con đường tới lớp.
GIÚP EM BÉ ĐI LẠC
Sáng chủ nhật, em xin phép mẹ ra ngoài xem phim. Em vui sướng chào mẹ rồi rảo bước để kịp giờ xem phim. Tiết trời chủ nhật thật tuyệt. Ai cũng đang tận hưởng cái thứ an nhàn của một ngày nghỉ. Đường phố tấp nập dòng người qua lại. Đang đi, bất chợt em bắt gặp một chú bé bị lạc đường trên hè phố.
Đó là một bé trai chừng bốn tuổi, đang mếu máo khóc, luôn miệng gọi má. Mặc dù vậy, mọi người đang đi ngang qua đều dửng dưng như không có chuyện gì xảy ra. Ai cũng muốn nhanh chân để theo kịp nhịp độ sống của thành phố, bận rộn, tất bật. Nhìn chú bé khóc, em không cầm lòng được. Muốn đưa chú về cho cha mẹ chú nhưng lại nghĩ đến buổi chiếu phim hôm nay. cả tuần em được đi có một buổi mà phim kỳ này hay quá. Các bạn em đi xem về đều khen nức nở. Em đã định bỏ đi nhưng khỉ nhìn kĩ chú bé, em lại không nỡ để chú đứng mãi nơi hè phố. Nhỡ có kẽ thiếu lương tâm ẵm bé đi thì thật là một tai họa đau đớn cho gia đình chú.
Nghĩ thế, em ngồi xuống dỗ chú bé. Một lát sau, chú bé đã đỡ khóc và có vẻ tin cậy nơi em. Thấy chú đã bình tĩnh, em liền hỏi xem nhà chú ở đâu. Nhưng vì chú còn nói ngọng nên em cố nghe mà cuối cùng vẫn không hiểu. Sau cùng, em quyết định đưa chú bé đến đồn công an gần đấy, may ra sẽ có kết quả. Không ngờ bố mẹ chú bé cũng vừa tất tả đến đấy tìm con. Hai người mừng rỡ ôm chầm lấy chú bé. Bố chú bé ríu rít cảm ơn em. Ai cũng khen em có lòng tốt và biết giúp đỡ mọi người. Trời đã gần mưa, mọi người ra về trong không khí vui vẻ.
Trên đường về, tuy đã bỏ lỡ một dịp xem phim hay nhưng em không lấy làm nuối tiếc, trái lại em cảm thấy vui sướng và hãnh diện vì mình đã làm một việc tốt để giúp đỡ người gặp hoạn nạn. Đó là bài học thể hiện nếp sống văn minh, lịch sự mà em đã được học ở trường. (hết)
2: kể 1 kỷ niệm
Em nhớ mãi tiết trả bài hôm ấy ... Giờ phút ngỡ ngàng và đau khổ nhất đối với em từ khi bước vào lớp 6, bởi vì em đã bị một điểm 3 môn Làm văn.
Cô Thanh trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đặt quyển vở của em xuống bàn, nét mặt có vẻ không vui. Linh tính như mách bảo điều gì, em vội vã lật giở từng trang. Những điểm 8, 9 đỏ chói lần lượt mỉm cười với em – cô học sinh giỏi Văn của lớp. Em lật tiếp. Chao ôi! Em không thể tin vào mắt mình: một điểm 3 to tướng! Choáng váng, em như lịm đi trước sự thật phũ phàng ấy.
Không, không thể như vậy được! Em cố định thần nhìn lại, nhưng còn nghi ngờ gì nữa? Con số 3 in rõ trong khung điểm. Em vội vàng gập vở lại, bần thần nhìn các bạn xung quanh. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi đau khổ của em. Có lẽ các bạn nghĩ rằng em đang sung sướng với điểm khá giỏi như mọi lần vì em là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ càng xấu hổ, em cúi gầm mặt xuống. Lần giở lại bài, dòng chữ cô phê hiện lên rõ ràng trước mắt: Lạc đề!
m đọc lại đề bài và nhận ra đúng là mình sai thật. Đề bài yêu cầu tả một dòng sông (một cánh đồng hay một góc phố ...) gắn với kỉ niệm thời thơ ấu, vậy mà em lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời nhỏ. Đề bài đó đối với em không khó. Tại em quá chủ quan, chẳng chịu đọc kĩ. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, em đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè mà quên mất lời cô nhắc nhở: Các em phải xem lại bài thật kĩ trước khi nộp. Có lẽ vì ỷ vào sức học của mình, và thỏa mãn trước lời khen của thầy cô và bè bạn nên em đã thành một cô bé kiêu căng, hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết.
Đúng lúc ấy, bạn Hà thì thào bên tai em, giọng mừng rỡ:
- Lan ơi, hôm nay tớ được 7 điểm nhé! Cố mãi rồi mình cũng đạt điểm khá rồi đây. Mẹ mình chắc mừng lắm ... Ủa! Mà sao mặt cậu tái thế kia? Được mấy điểm? Cho tớ xem nào!
Nghe Hà nói, em lại càng buồn bã và xấu hổ. Hà đang sung sướng với điểm 7 đầu tiên của môn Làm văn. Còn em, kẻ vẫn coi điểm 7 là xoàng xĩnh, hôm nay lại bị điểm 3! Không thể nào diễn tả hết nỗi đau khổ của em lúc ấy. Em cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng: Sao lại thế hả Lan? Cô rất buồn ...
Trên đường về, em lo lắng và bối rối. Bố mẹ tin tưởng ở em nhiều lắm. Nếu biết em bị 3 điểm Làm văn thì bố mẹ em sẽ nghĩ gì đây? Bố thường động viên em học cho giỏi và ước mơ rằng em cũng sẽ trở thành luật sư như bố. Còn mẹ nữa, biết bao đêm mẹ ngồi đan len, cố chờ em học xong bài mới cùng đi ngủ. Mẹ cũng chỉ mong có một điều là con gái mẹ học giỏi. Không thể làm bố mẹ thất vọng, em sẽ giấu bài đi, sẽ nói rằng cô giáo không chấm vì cả lớp làm bài kém quá ... Quanh quẩn với ý nghĩ dối trá ấy, em đã về đến nhà mà đầu óc vẫn mông lung.
Vừa vào đến cổng, mẹ dịu dàng bước xuống thềm đón em. Ánh mắt mẹ chợt hoảng hốt khi thấy em bơ phờ mệt mỏi. Em đã ôm chầm lấy mẹ, khóc tức tưởi. Không, em không thể lừa dối người mẹ yêu kính của mình.
Tối hôm ấy, em đã xem kĩ lại bài. Điểm 3 nhắc nhở em hãy nhìn lại mình. Em tự nhủ: Nhất định chỉ có một điểm 3 này mà thôi. Em sẽ tiếp tục giành được những điểm 9, điểm 10 và sẽ lại được cha mẹ, thầy cô, bè bạn tin yêu như trước.. (hết)
3: tả về quê hương đổi mới
Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.
tự đi mà làm có bài văn dễ ko cũng hỏi
1 . KỂ VỀ KỈ NIỆM KHÓ QUÊN VỀ TÌNH BẠN
2.viết 1 đoạn văn ngắn về quê hương em trong đó có sử dụng các câu ghép có quan hệ từ điều kiện , kết quả hoặc giả thiết , kết quả
Bài 1
Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.
Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:
- Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!
Quỳnh bĩu môi:
- Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.
Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:
- Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: “Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác”. Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.
Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.
Bài 2
Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?" "Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé". Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.
- Chuyện là thế này mẹ ạ! Tan học, con và Phương con nhà dì Tư đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Phương đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Phương dừng lại:
- Phương ơi! Hình như có tiếng ai rên?
- Mình cũng nghe như thế.
Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.
- Ôi! Một bà già.
Phương phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.
- Làm sao bây giờ hả Phương?
Phương vội để cặp xuống theo, run run nói:
- Cậu có mang theo dầu không?
Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Phương vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:
- Cho bà chút nước.
Nghe bà vừa nói xong, Phương quay lại con nói nhanh:
- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!
- Phương chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Lựu, mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Phương ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:
- Bà ờ làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở xóm Đông. Qua đây, thây nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.
- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?
- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.
Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:
- Cháu đi về đâu?
- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!
Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:
- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viên.
Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Phương lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Phương trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:
- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến xóm Đông, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay.
Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!
Bây giờ thì Phương - người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình về Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.
đề bài 1 : kể về những đổi mới ở quê em
đề bài 2 : kể về một kỉ niệm đáng nhớ .
làm cả 2 đề cho mình nhé
mình đang cần gấp thứ 5 tuần này mình kiểm tra rồi . thank
Đề bài 2 : Kể về một kỉ niệm đáng nhớ.
Bài làm
Em nhớ mãi tiết trả bài hôm ấy ... Giờ phút ngỡ ngàng và đau khổ nhất đối với em từ khi bước vào lớp 6, bởi vì em đã bị một điểm 3 môn Làm văn.
Cô Thanh trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đặt quyển vở của em xuống bàn, nét mặt có vẻ không vui. Linh tính như mách bảo điều gì, em vội vã lật giở từng trang. Những điểm 8, 9 đỏ chói lần lượt mỉm cười với em – cô học sinh giỏi Văn của lớp. Em lật tiếp. Chao ôi! Em không thể tin vào mắt mình: một điểm 3 to tướng! Choáng váng, em như lịm đi trước sự thật phũ phàng ấy.
Không, không thể như vậy được! Em cố định thần nhìn lại, nhưng còn nghi ngờ gì nữa? Con số 3 in rõ trong khung điểm. Em vội vàng gập vở lại, bần thần nhìn các bạn xung quanh. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi đau khổ của em. Có lẽ các bạn nghĩ rằng em đang sung sướng với điểm khá giỏi như mọi lần vì em là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ càng xấu hổ, em cúi gầm mặt xuống. Lần giở lại bài, dòng chữ cô phê hiện lên rõ ràng trước mắt: Lạc đề!
Em đọc lại đề bài và nhận ra đúng là mình sai thật. Đề bài yêu cầu tả một dòng sông (một cánh đồng hay một góc phố ...) gắn với kỉ niệm thời thơ ấu, vậy mà em lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời nhỏ. Đề bài đó đối với em không khó. Tại em quá chủ quan, chẳng chịu đọc kĩ. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, em đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè mà quên mất lời cô nhắc nhở: Các em phải xem lại bài thật kĩ trước khi nộp. Có lẽ vì ỷ vào sức học của mình, và thỏa mãn trước lời khen của thầy cô và bè bạn nên em đã thành một cô bé kiêu căng, hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết.
Đúng lúc ấy, bạn Hà thì thào bên tai em, giọng mừng rỡ:
- Lan ơi, hôm nay tớ được 7 điểm nhé! Cố mãi rồi mình cũng đạt điểm khá rồi đây. Mẹ mình chắc mừng lắm ... Ủa! Mà sao mặt cậu tái thế kia? Được mấy điểm? Cho tớ xem nào!
Nghe Hà nói, em lại càng buồn bã và xấu hổ. Hà đang sung sướng với điểm 7 đầu tiên của môn Làm văn. Còn em, kẻ vẫn coi điểm 7 là xoàng xĩnh, hôm nay lại bị điểm 3! Không thể nào diễn tả hết nỗi đau khổ của em lúc ấy. Em cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng: Sao lại thế hả Lan? Cô rất buồn ...
Trên đường về, em lo lắng và bối rối. Bố mẹ tin tưởng ở em nhiều lắm. Nếu biết em bị 3 điểm Làm văn thì bố mẹ em sẽ nghĩ gì đây? Bố thường động viên em học cho giỏi và ước mơ rằng em cũng sẽ trở thành luật sư như bố. Còn mẹ nữa, biết bao đêm mẹ ngồi đan len, cố chờ em học xong bài mới cùng đi ngủ. Mẹ cũng chỉ mong có một điều là con gái mẹ học giỏi. Không thể làm bố mẹ thất vọng, em sẽ giấu bài đi, sẽ nói rằng cô giáo không chấm vì cả lớp làm bài kém quá ... Quanh quẩn với ý nghĩ dối trá ấy, em đã về đến nhà mà đầu óc vẫn mông lung.
Vừa vào đến cổng, mẹ dịu dàng bước xuống thềm đón em. Ánh mắt mẹ chợt hoảng hốt khi thấy em bơ phờ mệt mỏi. Em đã ôm chầm lấy mẹ, khóc tức tưởi. Không, em không thể lừa dối người mẹ yêu kính của mình.
Tối hôm ấy, em đã xem kĩ lại bài. Điểm 3 nhắc nhở em hãy nhìn lại mình. Em tự nhủ: Nhất định chỉ có một điểm 3 này mà thôi. Em sẽ tiếp tục giành được những điểm 9, điểm 10 và sẽ lại được cha mẹ, thầy cô, bè bạn tin yêu như trước.
Đề 1:
Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.
Đề 2:
Trong cuộc sống ai cũng có những kỉ niệm vui,buồn.Tôi cũng vậy,đó là kỉ niệm mà chắc tôi sẽ nhớ mãi,đó là lúc tôi về quê.chuyện là như thế này:
Sắp đến tết rồi,tôi sẽ được về quê.Sáng mai nhà tôi lên đường,khi đi trên đường trong lòng tôi cứ xôn xao được về quê.vai tien sau gia dinh toi da ve den quê.Công việc đầu tiên của tôi khi về đến quê là phải chào hỏi các cô,bác và quan trọng nhét chính là bà ngoại tôi,vì trong gia đình bà yêu tôi nhất.Khi chào xong tôi cùng các bạn đi chơi,ăn cơm,đã đến tối,chúng tôi hẹn nhau ngày mai chơi tiếp.Ông mặt trời đã mọc,chúng tôi bắt đầu đi thả diều,khi thả diều,diều ai cũng bay cao trên trời xanh,nhưng hôm nay em phải ngủ sớm vì ngày mai tụi tôi sẽ được
lì xì.Sáng mai ,tôi đang ngủ thì nge thấy tiếng xôn xao,em giật mình nói:
-"Ôi quên mất hôm nay là ngày lì xì mà"
Tôi vội vàng đi thay đồ rồi vào hàng lì xì,lòng tôi háo hức biết bao.Khi lì xì xong,tôi cùng các bạn đi ăn kem đến trưa về ai cũng mệt mỏi cả đám chia tay nhau về ngủ đến chiều chơi.Chiêu rồi chúng em hứa chiều nay sẽ chơi thật vui vì ngày mai em sẽ về thành phố.buổi chiều đã trôi qua ai cũng ướt đẫm mồ hôi.sáng mai em tạm biệt mọi người để về thành phố.Em thấy rất vui vì đã được về quê dù chỉ có 5 ngày.Em mong đến năm sau để được về quê tiếp.