Những câu hỏi liên quan
Đỗ Thanh Tùng
Xem chi tiết
Mỹ Châu
7 tháng 7 2021 lúc 9:34

Phần thưởng học sinh giỏi mỗi năm của em là những chuyến đi du lịch đến những danh lam thắng cảnh của đất nước. Mỗi bước đi lại thấy non nưởc mình đẹp đẽ, tươi xinh đến lạ. Nhưng cũng càng đi lại càng thấy yêu quê hương ruộng đồng của mình nhiều hơn nữa. Có lẽ chẳng có hình ảnh nào gợi đến sự trù phú, đầm ấm của làng quê hơn một cánh đồng lúa chín.

Với người dân ở đồng bằng Bắc Bộ như quê em, lúa được trồng vào hai vụ hè thu và đông xuân. Như thế cũng có nghĩa là sẽ có hai thời điểm lúa chín trong năm: mùa hè vào tầm tháng tư, tháng năm, mùa thu vào tầm tháng chín, tháng mười. Nhưng em thích nhất cánh đồng lúa chín của vụ đông xuân. Ấy là vào khoảng thời gian rất đẹp, lúa chín như thành quả của một mùa xuân thắng lợi.

Cuối mùa xuân, trời không còn mưa phùn lất phất. Nắng đầu hạ nhẹ nhàng mơn man rải những hạt vàng thúc giục lúa xanh nhanh chín. Nhanh lắm đấy! Tuần trước lúa hãy còn xanh, bác nông dân còn lo đi tháo nước ruộng. Ngoảnh đi ngoảnh lại, cả cánh đồng đã rực lên sắc vàng lạ kì: sắc vàng tươi của nắng trời ban tặng. Có ai chịu khó dậy sớm từ bổn năm giờ sáng, chạy ra cánh đồng để hít thở hương sắc của buổi mai sẽ được hương lúa mơn man mát dịu trên da: lúa đang ướp hương cho những con người lao động cần cù, chăm chỉ. Nhưng những ngày cuối vụ như vậy mau sáng lắm, cũng chỉ có một vài giây phút thư thái thế thôi. Nắng lên rất nhanh để từ trên tầng cao nhìn xuống, cánh đồng giốmg như một chiếc bánh mật vuông vức béo ngậy. Nắng rải một nong tơ đánh thắm lúa vàng. Ấy là món quà mà thiên nhiên cùng tiến cho công sức lao động miệt mài, chăm chỉ của các cô bác nông dân trong suốt một mùa làm.

Lại gần hơn nữa mới biết hạt nặng trĩu bông làm nghiêng thân cây phủ lấp cả bờ nhìn xa dễ tưởng cả cánh đồng là một ruộng lúa khổng lồ không phân bờ, phân ruộng. Lá lúa nhiều ruộng vẫn còn xanh mà bông đã vàng xuộm lại. Có lẽ thấy bạn bè bên cạnh đã chín cả rồi, hạt sợ còn xanh sẽ lạc lõng quá ư?! Nhưng phần đa lá đã vàng ram ráp giục gọi người nông dân mang về làm rạ. Hạt lúa mẩy tròn đều đặn không phụ công người chăm bón suốt bấy nay. Nhìn sang tứ phía ta như được đứng giữa một biển vàng mênh mang rập rờn sóng dậy. Hương lúa chín cũng xoáy quanh theo hướng gió trong một không gian sóng sánh mật vàng. Tất cả gợi lên một cái gì ngây ngất say mê đến lạ. Chim sẻ, chim sâu gọi nhạu ríu rít sà xuống để rồi đứa chọn bé hạt, đứa chọn thằng sâu, loáng một cái lại vút lên miệng ngậm hạt mồi đập cánh sung sướng. Lúa rì rào cọ cọ vào cổ chân thì thầm ngôn ngữ của đồng quê giục người mang liềm, ôm đai đến đồng gặt hái.

Tôi. biết quê hương đã đổi mới nhiều, những cánh đồng lúa vàng đang và sẽ ít đi để nhường chỗ cho những khu nhà cao tầng hiện đại. Nhưng tôi cũng biết quê hương mình đi lên từ những mùa vàng như thế. Khoảnh khắc êm đềm của làng quê nhè nhẹ thấm vào lòng tôi nhắc nhở mình nhớ đến công sức của mẹ cha, nhớ đến cái đức hay lam hay làm của bà còn cô bác. Hành trang tôi mang theo vào đời sẽ có những mùa vàng long lanh, rập rờn sóng mật của quê hương.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hải Nam Anh
Xem chi tiết
Soái Tỷ😎😎😎
Xem chi tiết
Black Haze
Xem chi tiết
Trần Huyền Trang
10 tháng 9 2018 lúc 22:17

“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”

Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hông gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa ngọt lành, thanh khiết. Yêu quê hương, là yêu cảnh đẹp quê hương xinh xắn nên thơ. Và có lẽ, đẹp nhất trong trái tim tôi là cánh đồng lúa quê hương.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng “quê hương”. Còn gì riêng cho dáng quê, cảnh quê và tình quê hơn là cánh đồng lúa bát ngát xanh, êm đềm rủ bóng xuống biết bao trang văn, trang thơ của thi nhân muôn thuở:

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”

 Đó là trong trang văn, quê hương đẹp dịu dàng mà đằm thắm cùng cánh cò trắng hiền hòa. Nhưng kì thực, ngoài kia, trên thực tế vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương còn quyến rũ hơn. Cánh đông lúa bát ngát như biển rộng rinh không bờ bến, mỗi đợt lúa gối đầu nhau, tạo nên những đợt sóng lúa nhấp nhô, nhịp nhàng, yên ả. Những bông lúa như những nàng thiếu nữ xuân sắc, xuân thì, mang một sức sống tươi trẻ, dòng dòng nhựa sống. Đặc biệt khi còn ở thì con gái, những bông lúa xanh rì, tấp nập như đoàn đoàn lớp lớp các thiếu nữ thanh tân trẻ trung trong tà áo dài truyền thống. Đó cũng là khi, cánh đồng lúa quê hương tỏa ra một mùi hương thơm của lúa đòng đòng, một thứ vị rất thanh khiết, tươi mới, nông nhẹ mà lan thấm hồn người. Tưởng như mùi hương ấy là mùi của đất quê, hồn quê, tình quê đã hun đúc từ bao đời nay mà ấp ủ trong từng hạt gạo tròn trịa trắng ngần như tấm lòng thảo thơm, mộc mạc của người dân Việt Nam. Đến khi lúa chín, sắc xanh mơn mởn, biếc rờn ấy khoác lên mình bằng tấm áo vàng óng, rực rỡ nặng trĩu trong đó là tinh chất trời ban quyện hòa cùng tấm lòng cần lao, công sức, mồ hôi nước mắt của các bác nông dân. Vậy là, mỗi mùa, mỗi cảnh, cánh đồng lúa quê hương đều mang những vẻ đẹp rất thơ, rất hồn, rất mộc mạc mà xoa xuyến hồn người.

Nhưng có lẽ, hoạt động sống của người dân quê mới thật sự nhộn nhịp, tươi vui khi cánh đồng lúa bước vào thời kì thu hoạch. Trên đồng lúa, nhấp nhô nón trắng của các bà, các mẹ, các chị đang lom khom gặt lúa. Tiếng cười nói rôm rả, huyên náo khắp không gian, đánh thức vẻ im lìm, bình lặng của cánh đông mỗi khi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy phụt, tiếng chuyển thóc lên xe hòa vào làm nên một âm thanh của sự sống rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi nơi. Xa xa là những đứa trẻ tinh nghịch đang mót lúa, bắt châu chấu, cào cào về cho chim non. Trông các cậu mới trong sáng, hồn nhiên biết mấy.

Cánh đồng lúa quê hương cũng gắn liền với tuổi thơ ngọt ngào, hồn nhiên của tôi khi còn ở bên bà. Chiều chiều mát, tôi hay ra bờ cỏ triền đê gần ruộng lúa nhà mình. Thỉnh thoảng cất lên những câu hát vu vơ, hồn nhiên của tuổi học trò. Nghe đâu đây tiếng lúa thì thầm như đang nói chuyện cùng mình, cảm giác như những người bạn thật tuyệt.

Quê hương trong tâm trí tôi luôn đẹp, một nét đẹp gợi hồn, một vẻ đẹp thấm trong từng ánh mắt, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Em thầm biết ơn bố mẹ và biết ơn những người lao động đã tạo nên một  vụ màu trù phú. Và nhất là hình ảnh cánh đồng đã trở thành một mảnh hông tôi thời ấu thơ, là cảnh đẹp quê hương tôi luôn âu yếm nhớ về.

Bình luận (0)
❤️Hoài__Cute__2007❤️
10 tháng 9 2018 lúc 22:19

Hôm nay, mấy anh chị bạn của anh tôi rủ nhau đi ra ngoại thành chơi. Họ hẹn nhau đi thật sớm để có thể ngắm cánh đồng mùa chín rộ trước lúc mặt trời lên. Tôi được anh đưa đi theo.

Ra khỏi nội thành, khi xe còn chạy giữa những dãy nhà che khuất tầm nhìn, trong làn gió se se lạnh của buổi sớm, không khí đã thoang thoảng một mùi thơm lạ lùng không giống cái không khí quen thuộc đầy mùi dầu, mùi khói nồng khét của đường phố. Một người bạn của anh tôi vốn ở miệt vườn miền Tây lên theo gia đình đã mấy năm nay, thốt lên:

- Trời ơi! Thơm quá! Đúng là mùi lúa chín.

Trước mắt chúng tôi, cánh đồng ngoại thành trải ra mênh mông, im lìm như còn tận hưởng giấc ngủ thanh bình của buổi sớm. Chúng tôi dừng xe, lặng lẽ ra ngoài, ngồi xuống vệ đường. Trong ánh sáng còn mờ mờ, trăng trắng, tôi chưa nhìn rõ được cánh đồng. Chỉ thấy một mặt phẳng với những gợn sóng nhỏ. Những làn gió nhẹ thoảng đưa, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Thỉnh thoảng, một con chim nhỏ bay vụt lên từ một thửa ruộng rất gần. Có lẽ, đó là con chim mải ăn đã ngủ lại qua đêm trong các bụi lúa. Những tia sáng đầu tiên của ánh bình minh phớt nhẹ đây đó trên những thửa ruộng còn chìm trong một màn sương bàng bạc. Tuy vậy, tôi cũng nhận ra những gợn sóng màu vàng đuổi nhau trên cái biển lúa tưởng như vô tận kia do những làn gió nhẹ tạo ra. Cánh đồng như đang chuyển động. Những con chim đêm đang bay vù ra khỏi những đám lúa, chao liệng trên không trung chào đón một ngày nắng đẹp.

Mặt trời lên hẳn trên các rặng cây xanh ở ngoại thành, tỏa ánh nắng chói chang xuống biển lúa, biến màu vàng sậm của cánh đồng thành màu vàng tươi. Bước xuống bờ ruộng, cầm trong tay một bông lúa nặng hạt, chín đều.Tôi cảm thấy yêu quê hương tôi vô cùng.

Trời mỗi lúc một nắng, gió cùng thổi mạnh hơn. Cả cánh đồng như rung lên bởi những đợt sóng lúa đang thi nhau chạy "tiếp sức", ở đằng kia, một đoàn người chừng dăm bảy cô chú, tay liềm tay hái dàn thành một hàng ngang đang thu hoạch lúa. Cạnh đấy là một chiếc máy tuốt lúa màu xanh đang ầm ầm nhả khói và phun mạnh từng luồng rơm thành một dòng chảy cầu vồng, chất thành một đống lớn. Có lẽ đây là thửa ruộng đầu tiên được gặt hái. Chừng vài ngày nữa thôi, có thề cánh đồng sẽ bắt đầu vào vụ thu hoạch. Lúc đó, chắc sẽ tấp nập rộn ràng lắm.

Từ trên bụi tre cuối làng vọng lại tiếng mấy con chim cu gáy cất lên giọng trầm trầm như gần, như xa. Thoảng trong gió mùi hương của lúa mỗi lúc một đậm hơn. Thứ hương gợi nhớ những bếp lửa và nồi cơm ngon vừa chín tới. Tôi muốn nán lại thêm vài phút nữa nhưng xe đã nổ máy. Bước nhanh vào ghế ngồi, mắt vẫn đăm đăm nhìn cánh đồng qua cửa kính trong. Chiếc xe bon nhanh, trở lại nội thành, thả lại đằng sau những làn khói xanh nhạt, mờ dần, tan biến vào khoảng không.

Và giờ này, trong tôi dường như hương vị của đồng nội, của hương lúa chín vẫn không tan biến mà đọng lại như một kỉ niệm đẹp về một buổi sáng mai hồng được ngắm biển lúa vàng ven thành nội.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 10 2019 lúc 12:17

Khung cảnh ngày Tết:

    + Khói hương, mâm cỗ thịnh soạn trong thời buổi đất nước còn nhiều khó khăn sau ba mươi năm chiến tranh

    + Mọi người trong gia đình tề tựu, quây quần

    + Tất cả chuẩn bị chu đáo trong khoảnh khắc tri ân trước tổ tiên trong chiều 30 Tết

- Hình ảnh gieo vào lòng người niềm xúc động rưng rưng, để “nhập vào dòng xúc động tri ân tổ tiên”

- Bày tỏ lòng tri ân trước tổ tiên, trong lễ cũng tất niên, trở thành truyền thống trân trọng, tự hào của dân tộc ta

- Dù cuộc sống hiện đại vẫn cần gìn giữ giá trị truyền thống tốt đẹp trong quá khứ.

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
26 tháng 11 2023 lúc 14:29

1.

a. Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng

b. Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).

Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.

Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.

Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.

Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.

Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.

Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. 

c. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.

Bình luận (0)
ngọc linh
Xem chi tiết
03_Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Vinh Vũ
Xem chi tiết
nthv_.
15 tháng 9 2021 lúc 8:49

Tham khảo:

I. Mở bài

Ở những vùng quê nông thôn, cánh đồng lúa là cảnh vật vô cùng thân thuộc, gắn bó với đời sống cũng như nhu cầu của họ. Cánh đồng lúa quê em đang đến mùa thu hoạch, từng bông lúa ngả màu vàng. Em rất thích ngắm cánh đồng lúa chín vào buổi sáng mai. 

II. Thân bài

1. Tả cảnh

- Không khí đã bắt đầu se lạnh nhưng lại mang theo hơi ấm của thiên nhiên như một lời chào chân thành.

- Sương đang dần tan. Bầu trời mùa thu trong lành và cao vút.

- Gió bay thoang thoảng qua, mơn man mái tóc em.

- Đồng lúa đã chín vàng, hương lúa lan tỏa ra khắp mọi nơi.

- Những chú trâu đang thung thăng gặm cỏ, mắt lim dim ngước nhìn xung quanh.

- Những đàn cò bay lả, bay la, nghiêng mình chao lượn vài vòng rồi đáp xuống bờ ruộng để “nghỉ ngơi lấy sức” mà bay tiếp.

2. Tả hoạt động

- Mọi người cũng đã tỉnh giấc và bắt đầu với công việc của mình.

- Các bác, các cô vui vẻ vừa đi vừa trò chuyện xách cày, xách cuốc chuẩn bị ra đồng.

- Các cậu bé, cô bé tung tăng vượt theo chú trâu xấu số đang bỏ chạy sợ hãi.

- Dưới mặt hồ, ánh nắng ban mai chiếu xuống làm mặt ao lấp la lấp lánh như một chiếc gương khổng lồ.

II. Kết bài

- Cánh đồng lúa quê em buổi sáng mai thật đẹp, một vẻ đẹp bình dị, mộc mạc nhưng ý nghĩa.

- Em rất thích ngắm cánh đồng lúa chín buổi sáng mai như thế này.

 

Bình luận (0)