Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hồng Nguyên Nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
2 tháng 8 2021 lúc 16:55

D

Minh Anh
2 tháng 8 2021 lúc 16:58

 

Câu 15. "Trường Sơn: chí lớn ông cha/Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào" Phép so sánh trong câu thơ trên thuộc loại so sánh nào?

A. So sánh người với người

B. So sánh vật với vật

C. So sánh vật với người

D. So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng

 

Edogawa Conan
2 tháng 8 2021 lúc 17:03

D

Nguyễn Công Dương
Xem chi tiết
Lưu Nguyễn Hà An
25 tháng 8 2023 lúc 12:53

Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào

 

Hai câu thơ này nằm trong tác phẩm Nguyễn Văn Trỗi của nhà thơ Lê Anh Xuân, sáng tác năm 1968 thuộc thể loại trường ca.

Toàn văn bài thơ:

Khi Anh gọi Bác ba lần
Lòng anh như thấy được gần Bác thêm
Anh chưa được tận mắt nhìn
Nhưng hình ảnh Bác trong tim vẫn ngời
“Cháu yêu Bác lắm, Bác ơi!
Những năm kháng chiến từ hồi còn thơ
Trung thu gặp Bác trong mơ
Kính yêu cháu hát: “Bác Hồ Chí Minh”…
Giờ đây trước phút tử hình
Cháu như thấy Bác đang nhìn cháu đây
Bác hôn cháu, Bác cầm tay
Cháu hôn lại Bác sáng nay ba lần”
Muôn năm! Muôn năm! Muôn năm!
Triệu người đáp lại ầm ầm bốn phương
Tiếng hô gặp núi, núi vang
Gặp sông, sông hát, gặp rừng, rừng ca
Bác Hồ khi hiện vào ta
Như tên bật ná, thác sa khỏi ghềnh
Ôi ba tiếng Hồ Chí Minh!
Đã thành vũ khí, đã thành niềm tin
Đã thành lời hứa thiêng liêng
Lửa thiêu chẳng cháy, đá nghiền chẳng tan
Cổ gông cổ vẫn thét vang
Tay còng tay vẫy vẫn ngàn cánh tay
Bác là non nước, trời mây
Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn
Còn cao hơn đỉnh Thái Sơn
Nghìn năm chung đúc tâm hồn ông cha
Điệu lục bát, khúc dân ca
Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam
“Việt Nam muôn năm!”
Việt Nam, Tổ quốc muôn năm
Nơi ta yêu quý muôn vàn của ta
Dù đây trường bắn Chí Hòa
Đất chân ta đứng vẫn là của ta
Sau lưng ta cả quê nhà
Nơi lưng ta tựa ấy là Trường Sơn
Là bờ ruộng, lối cỏ mòn
Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu
Là Thu Bồn mặt nước xao
Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca
Là hàng ớt đã ra hoa
Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông
Là trưa tiếng mẹ ru nồng
Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm
Là Việt Nam! Là Việt Nam!
Biển Đông một dải xanh lam cõi bờ
Việt Nam đất nhạc, đất thơ
Chân mây điểm trắng cánh cò quê hương
Đầm sen nở trắng, nở hường
Đêm trăng thơm dịu những đường sầu riêng
Việt Nam xứ sở thần tiên
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này
Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây
Non cao gió dựng, sông đầy nắng chan
Sum sê xoài biếc, cam vàng
Dừa nghiêng cau thẳng hàng hàng nắng soi
Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông, như núi, như người Việt Nam
Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang
Cà Mau cuối đất mỡ màng phù sa
Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào
Mặt trời ánh sáng tự hào
Dáng đi cũng lấp lánh màu tự do
Bốn ngàn năm dựng cơ đồ
Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người
Ôi Việt Nam! Việt Nam ơi!
Việt Nam, ta gọi tên Người thiết tha.

--

Phân tích: 

Sự vật được so sánh: Trường Sơn; Cửu Long

Sự vật dùng để so sánh: chí lớng ông cha; lòng mẹ bao la

(Lý thuyết: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt)

- Cấu tạo của phép so sánh ở hai câu thơ trên có điểm đặc biệt là dùng dấu 2 chấm ":" thay cho từ so sánh.

Đáp án:

- Nếu căn cứ theo SGK Ngữ Văn lớp 6 thì phép so sánh trong hai câu thơ trên thuộc loại so sánh ngang bằng.

- Nếu đi sâu vào chi tiết thì phép so sánh trong hai câu thơ trên thuộc loại so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng (so sánh chí lớn ông cha và lòng mẹ bao la với cái trừu tượng (không xác định) là Trường Sơn và Cửu Long để nêu bật và ca ngợi).

+ Ví dụ một số câu ca dao so sánh giống như trên:

- Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

- Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

- Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần

- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Lưu Nguyễn Hà An
25 tháng 8 2023 lúc 12:54

THAM KHẢO nhé

Nguyễn Công Dương
26 tháng 8 2023 lúc 18:43

ok

Hồng Hạnh Lê
Xem chi tiết
Ng Bảo Ngọc
13 tháng 2 2023 lúc 19:36

Câu hỏi 1

Câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
     "Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào."
                               (Lê Anh Xuân)

·  so sánh           đảo ngữ         nhân hóa        điệp từ

Câu hỏi 2

Đáp án nào dưới đây có chứa cặp từ trái nghĩa?

·  bừa bãi - lộn xộn   trong veo - sạch sẽ  

·   lấp lánh - lung linh bình tĩnh - nóng nảy

Câu hỏi 3

Từ "mẹ" trong câu nào dưới đây là đại từ?

·  Bố con mình cùng chuẩn bị món quà tặng mẹ nhé!

·  Bố mẹ tôi đều là công nhân của nhà máy dệt.

·  Mẹ mua giúp con hộp màu được không ạ?

·  Đây là chiếc áo len mà mẹ mua tặng tớ đấy.

Câu hỏi 4

Quan hệ từ nào thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau?
Dòng sông Hồng uốn lượn quanh co … dải lụa đào mềm mại.

·  như         nên         mà           vì

Câu hỏi 5

Đáp án nào dưới đây không phải thành ngữ?

·  Trai thanh gái lịch       Tài cao đức trọng

·  Trai tài gái giỏi             Tài hèn đức mọn

Câu hỏi 6

Thành ngữ nào dưới đây không chỉ nơi con người sinh ra?

·  Nơi chôn rau cắt rốn              Quê cha đất Tổ

·  Đất khách quê người              Quê hương bản quán

Câu hỏi 7

Giải câu đố sau:
     Để nguyên có nghĩa là mình
Nặng vào mười yến góp thành chẳng sai.
Từ để nguyên là từ gì?

·  vai        ta           thân            răng

Câu hỏi 8

Câu nào dưới đây sử dụng sai cặp quan hệ từ?

·  Nếu hôm nay trời nắng đẹp thì cả nhà cùng đi tắm biển.

·  Tuy Lan có đủ bộ màu vẽ nhưng bạn sẽ tái hiện bức tranh quê hương tươi đẹp.

·  Lan không những học giỏi mà bạn ấy còn múa rất đẹp.

·  Vì cuối tháng này tôi thi học kỳ nên tôi sẽ học hành thật chăm chỉ.

Câu hỏi 9

Các từ gạch chân sau có quan hệ với nhau như thế nào?
"đồng tiền, đồng đội, cánh đồng"

·  đồng nghĩa                đồng âm          trái nghĩa         nhiều nghĩa

Câu hỏi 10

Câu văn "Cánh đồng lúa chín hay một tấm thảm màu vàng khổng lồ." có một quan hệ từ chưa đúng, cần phải thay thế bằng quan hệ từ nào dưới đây?

·  như          nên             thì           tuy

Câu hỏi 11

Dòng nào dưới đây có chứa những từ đồng âm ?

·  miệng túi, miệng hố, miệng cốc            chín chắn, chín cơm, quả chín

·  đồng chí, cánh đồng, đồng tiền             chân mây, chân trời, chân tóc

  Câu hỏi 12

Từ "đường" trong trường hợp nào dưới đây đồng âm với từ "đường" trong câu "Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp."?

·  đường phèn         đường truyền         đường nhựa          đường dây

Câu hỏi 13

Thành ngữ nào dưới đây có chứa cặp từ đồng nghĩa?

·  Hữu danh vô thực

Thiếu nha

 
Hồng Hạnh Lê
Xem chi tiết
Mẫn Nhi
10 tháng 2 2023 lúc 20:36
Nhật Văn
10 tháng 2 2023 lúc 20:45

1. so sánh

2. bình tĩnh - nóng nảy

3. Đây là chiếc áo lenmaf mẹ mua tặng tớ đấy

4. như

5. Tài hèn đức mọn

6. Đất khách quê người

7. ta

8. Tuy Lan có đủ bộ màu vẽ nhwngbanj sẽ tái hiện bức tranh quê hương tươi đẹp

9. đồng âm

10. như

11. đồng chí, cánh đồng, đồng tiền

12. đường phèn

13. Thiên biến vạn hóa

14. Hk bik bucminh

15. Là những từ đồng âm

Lê Hương Trang
Xem chi tiết
Dương Quỳnh Nga
20 tháng 12 2022 lúc 12:37

B , ẩn dụ nha      

Trần Phương Thảo
20 tháng 12 2022 lúc 16:57

chọn B. ẩn dụ "chở nặng chuyến đò gian nan"

Trần Trúc Nhã Mai
20 tháng 12 2022 lúc 20:18

ẩn dụ

 

Đoàn Quân Khải
Xem chi tiết
Đặng Kim Ngọc Hoàng Tiên...
26 tháng 3 2016 lúc 6:21

1)So sánh:

    Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

 

2)Nhân hóa:

Cây bàng trường tôi như muốn dang đôi tany của nó ôm ấp những học sinh

 

3)Ẩn dụ:

Thấy trong lăng, một mặt trời rất tỏ

 

4)Hoán dụ:

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay?

Song Ngư
26 tháng 3 2016 lúc 7:17

1. So sánh :

                            Bà như quả đã chín rồi

                 Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.

2. Nhân hóa :

                 Chị tre chải tóc bờ ao.                

3. Ẩn dụ :

                             Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

                      Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

4. Hoán dụ :

                              Vì sao ? Trái đất nặng ân tình

                              Nhắc mãi tên người : Hồ Chí Minh

ân
26 tháng 3 2016 lúc 22:02

so sánh:

công cha như núi thái sơn 

nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

ẩn dụ:

thuyền về có nhớ bến chăng

bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

hoán dụ

ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

thấy một mặt trời trong lăn đất đỏ

so sánh

hoa gạo như tháp đèn khổng lồ

Xem chi tiết
huyenthoaikk
15 tháng 3 2021 lúc 20:28

Xin chào mọi người, tôi là bác bàng già. Tôi đã sống trên sân trường này đã ngót nghét năm chục năm trời, từ khi trường mới bắt đầu thành lập. Tôi và những người bạn cây của tôi là chị phượng vĩ, cô bằng lăng và chú lộc vừng đã chứng kiến biết bao thế hệ học sinh học tập và rèn luyện ở mái trường này, cùng sẻ chia với họ bao vui buồn, hờn giận ngây ngô của tuổi học trò, cùng lưu lại những kỉ niệm trong sáng không thể nào phai. Nhưng đối với tôi, kỉ niệm vui nhất có lẽ là vào giờ ra chơi mùa hè.

Ngày hè, nắng vàng ươm như rót mật trên những bức tường vàng đã bạc màu theo năm tháng, làm chúng nổi bật trên nền trời trong xanh. Sân trường im ắng đến lạ, chỉ còn nghe thấy tiếng ríu rít của mấy chú chim trên cành. Trong tán lá bàng xanh mướt của tôi, dàn đồng ca mùa hạ thỉnh thoảng lại cất lên bản giao hưởng để xua tan đi không gian tĩnh lặng.

Rồi tiếng trống trường bỗng chốc vang lên những tiếng “Tùng, tùng, tùng” mạnh mẽ báo hiệu giờ giải lao. Sân trường rộn rã hẳn lên. Tiếng cười nói, vui đùa rôm rả khiến không gian như khoác trên mình chiếc áo mới. Nhìn từ tầm mắt của tôi, sân trường rực rỡ sắc màu. Màu áo trắng tinh khiết học trò hòa lẫn với sắc đỏ khăn quàng Đội viên. Màu xanh ngọc cùng với màu tím ân tình trên những chiếc áo dài thiết tha của cô giáo.

Những cô, cậu học trò thân yêu của tôi tổ chức bao nhiêu là trò chơi lí thú và bổ ích. Phía nhà A của trường, các bạn chơi các môn thể thao như đá cầu, đánh cầu lông. Những quả cầu trắng muốt cứ bay lên rồi lại rơi xuống, trông thật thích mắt. Những đôi bàn chân, bàn tay khéo léo sử dụng những kĩ thuật điêu luyện để không làm cho quả cầu rơi xuống. Trông họ cứ như những nghệ sĩ tung hứng thực thụ vậy.

Ở bãi cỏ trong khuôn viên trường, các chàng trai đang chơi đá bóng. Dù mồ hôi đã ướt đẫm lưng, nhưng các cầu thủ vẫn chơi rất hăng say, nhiệt tình. Cùng với lối đá kĩ thuật, nhiều lần các bạn đã ghi được những bàn thắng đẹp mắt. Xung quanh là các cổ động viên đang cổ vũ nồng nhiệt. Mỗi lần trái bóng vào lướt là lại một lần tiếng hô vui sướng giòn giã vang lên.

Vui nhất phải kể đến nhóm chơi kéo co. Mỗi đội gồm 5 người. Ai cũng cố gắng hết mình để đem chiến thắng về cho đội. Hai bên giằng co rất lâu, chiếc khăn đỏ cứ nghiêng về phía đội này thì lại bị đội kia kéo ngược trở lại. Những tiếng hô “Cố lên!” vang lên không ngớt nhưng cả hai đội vẫn bất phân thắng bại.

Giữa sân trường, có một tốp bạn đang chơi những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm. Ai ai cũng rất khéo léo, nhanh nhạy trong trò chơi của mình.

A! Đây rồi, những cô bạn gái thân thiết nhất của tôi. Giờ ra chơi nào, họ cũng ngồi dưới gốc cây đọc sách, trò chuyện rôm rả. Khi thì họ kể cho tôi nghe những câu chuyện lí thú, có lúc tôi lại trở thành điểm tựa, một người bạn đồng hành để chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn. Nhiều lúc họ còn nhổ cỏ quang bồn cây của tôi để những nhánh cỏ dại không còn cơ hội để phá phách, gây họa. Thỉnh thoảng, cô gió khẽ thổi những làn gió mát rượi để hong khô những giọt mồ hôi nóng hổi trên má ai.

Giờ ra chơi trôi qua nhanh chóng. Chẳng mấy chốc tiếng trống trường lại vang lên báo hiệu giờ vào lớp. Vậy là lại một tiết học nữa sắp đến. Vậy là một nguồn tri thức mới lại được truyền đến các thế hệ học trò. Các cô, cậu học sinh yêu quý của tôi ơi, hãy học hành chăm chỉ nhé để có thể bước đến cánh cửa của thành công. Mai này dù có đi đâu xa, hãy nhớ mãi về những kỉ niệm học trò, nhớ về những giờ ra chơi bổ ích đã gắn kết tình bạn chúng ta.

Ngọc Yến
Xem chi tiết
nthv_.
24 tháng 9 2021 lúc 21:30

Tham khảo:

Câu 1:

" Tùng tùng tùng..." Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Những cô cậu học trò ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.

Phép ẩn dụ: " ướt đẫm ánh nắng" ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ( từ thị giác- xúc giác)

Câu 2:

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn. 
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự. 
*ồn như vỡ chợ: so sánh 
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật. 
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc) 
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

 

Lê Ngọc Quyên
Xem chi tiết
huyền thoại biển xanh  2...
2 tháng 4 2018 lúc 22:50

chó ơi

Nhock dễ thương
2 tháng 4 2018 lúc 23:03

Các phép so sánh có điểm đặc biệt sau: 

  Vắng mặt từ ngữ chỉ phương diện so sánh, từ so sánh.

Từ so sánh và vế so sánh được đảo lên trước vế A.


 

Nhock dễ thương
2 tháng 4 2018 lúc 23:47

Việc lược bỏ bộ phận PDSS và TSS đem lại hiệu quả nghệ thuật:

Làm nổi bật cái được nói đến,bộc lộ cảm nhận của người nói,gợi ra hình ảnh cụ thể,truyền cảm...

k cho tớ đi Quyên!!!