Cho tập hợp hợp U = {\(x \in \mathbb{N}\)| x chia hết cho 3}.
Trong các số 3, 5, 6, 0, 7 số nào thuộc và số nào không thuộc tập hợp U.
Cho tập hợp hợp U = {\(x \in \mathbb{N}\)| x chia hết cho 3}.
Trong các số 3, 5, 6, 0, 7 số nào thuộc và số nào không thuộc tập hợp U.
Tập hợp U là tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 3.
Số 3 là số tự nhiên chia hết cho 3 nên 3 thuộc U
Số 5 là số tự nhiên không chia hết cho 3 nên 5 không thuộc U
Tương tự, số 6 và số 0 thuộc U. Số 7 không thuộc U.
1. Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần 2, -4; 0; 5; -11; -3; 9.
2. Trong tập \({\rm{\{ }}x \in \mathbb{Z}| - 5 < x \le 2\} \) những số nào lớn hơn – 1?
1. Vì 0 < 3 < 4 < 11 nên 0 > -3 > -4 > -11
Mà 0 < 2 < 5 < 9
Ta được: -11 < -4 < -3 < 0 < 2 < 5 < 9
Sắp xếp các số theo thứ tự tăng dần: -11; -4; -3; 0; 2; 5; 9
2. Ta có: \({\rm{\{ }}x \in \mathbb{Z}| - 5 < x \le 2\} \) = \({\rm{\{ }} - 4;\, - 3\,;\, - 2;\, - 1;\,\,0;\,\,1;\,\,2{\rm{\} }}\)
Trong đó, những số lớn hơn -1 là: 0; 1; 2.
Viết các tập hợp sau đây dưới dạng liệt kê các phần tử:
a) \(A = \{ x \in \mathbb{Z}|\;|x|\; < 5\} \)
b) \(B = \{ x \in \mathbb{R}|\;2{x^2} - x - 1 = 0\} \)
c) \(C = \{ x \in \mathbb{N}\;|x\) có hai chữ số\(\} \)
a) A là tập hợp các số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 5.
\(A = \{ - 4; - 3; - 2; - 1;0;1;2;3;4\} \)
b) B là tập hợp các nghiệm thực của phương trình \(2{x^2} - x - 1 = 0.\)
\(B = \{ 1; - \frac{1}{2}\} \)
c) C là tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số.
\(C = \{ 10;11;12;13;...;99\} \)
Trong các tập hợp sau, tập hợp nào là tập hợp rỗng?
\(A = \left\{ {x \in \mathbb{R}|\;{x^2} - 6 = 0} \right\}\);
\(B = \left\{ {x \in \mathbb{Z}|\;{x^2} - 6 = 0} \right\}\)
Ta có: \({x^2} - 6 = 0 \Leftrightarrow x = \pm \sqrt 6 \in \mathbb{R}\)
Vì \(\sqrt 6 \in \mathbb{R}\) và \( -\sqrt 6 \in \mathbb{R}\) nên \( A = \left\{ { \pm \sqrt 6 } \right\}\)
Nhưng \( \pm \sqrt 6 \notin \mathbb{Z}\) nên không tồn tại \(x \in \mathbb{Z}\) để \({x^2} - 6 = 0\)
Hay \(B = \emptyset \).
Ta đã biết \(\mathbb{N} = \left\{ {0;1;2;3;...} \right\}\) là tập hợp số tự nhiên. Còn \(\mathbb{Z} = \left\{ {...; - 3; - 2; - 1;0;1;2;3;...} \right\}\) là tập hợp bao gồm các loại số nào?
Các số \( - 1; - 2; - 3;...\) là các số nguyên âm.
Các số 0;1;2;3;... là các số tự nhiên.
\(\mathbb{Z}\) là tập hợp gồm các số tự nhiên và các số nguyên âm.
Nêu số phần tử của mỗi tập hợp sau:
\(G = \{ x \in \mathbb{Z}|{x^2} -2 = 0\} ,\) \(\mathbb{N}* = \left\{ {1;2;3;..} \right\}.\)
\(G = \{ x \in \mathbb{Z}|{x^2} -2 = 0\} \). Tập hợp G không chứa phần tử nào vì \({x^2} - 2 = 0 \Leftrightarrow x = \pm \sqrt 2 \notin \mathbb{Z}\)
\(\mathbb{N}* = \left\{ {1;2;3;..} \right\}.\): tập hợp N* có vô số phần tử.
Câu 75: Khẳng định nào sau đây đúng. A. A = {0; 1} là tập hợp số nguyên tố B. A = {3; 2; 5} là tập hợp số nguyên tố. C. A = {1; 3; 5} là tập hợp các hợp số. D. A = {7; 8} là tập hợp các hợp số
a) Lấy ba ví dụ về tập hợp và chỉ ra một số phần tử của chúng.
b) Với mỗi tập hợp \(\mathbb{N},\mathbb{Z},\mathbb{Q},\mathbb{R}\), hãy sử dụng kí hiệu \( \in \) và \( \notin \)để chỉ ra hai phần tử thuộc hai phần tử không thuộc tập hợp đó.
a) A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 5, khi đó \(0 \in A,2 \in A,3 \in A.\)
B là tập hợp các nghiệm thực của phương trình \({x^2} - 3x + 2 = 0\), khi đó \(1 \in B,2 \in B.\)
C là tập hợp các thứ trong tuần, khi đó chủ nhật \( \in C,\) thứ năm \( \in C.\)
b)
\(\begin{array}{l}0 \in \mathbb{N},\;2 \in \mathbb{N}, - 5 \notin \mathbb{N},\;\frac{2}{3} \notin \mathbb{N}.\\0 \in \mathbb{Z},\; - 5 \in \mathbb{Z},\frac{2}{3} \notin \mathbb{Z},\sqrt 2 \; \notin \mathbb{Z}.\\0 \in \mathbb{Q},\;\frac{2}{3} \in \mathbb{Q},\sqrt 2 \notin \mathbb{Q},\;\pi \notin \mathbb{Q}.\\\frac{2}{3} \in \mathbb{R},\;\sqrt 2 \in \mathbb{R},e \notin \mathbb{R},\;\pi \notin \mathbb{R}.\end{array}\)
Trong mỗi trường hợp sau đây, các phần tử của tập hợp A có thuộc tập hợp B không? Hãy giải thích.
a) \(A = \{ - 1;1\} \) và \(B = \{ - 1;0;1;2\} \)
b) \(A = \mathbb{N}\) và \(B = \mathbb{Z}\)
c) A là tập hợp các học sinh nữ của lớp 10E, B là tập hợp các học sinh của lớp này.
d) A là tập hợp các loài động vật có vú, B là tập hợp các loài động vật có xương sống.
a) Có vì \( - 1 \in B,\;1 \in B\).
b) Có vì các số tự nhiên cũng là số nguyên.
c) Có vì các học sinh nữ của lớp 10E cũng là học sinh của lớp 10E.
d) Có vì các loài động vật có vú (còn gọi là thú) là một trong các lớp thuộc các loài động vật có xương sống.
a) Điền số nguyên thích hợp vào chỗ trống :
\(\dfrac{-8}{3}+\dfrac{-1}{3}< .....< \dfrac{-2}{7}+\dfrac{-5}{7}\)
b) Tìm tập hợp các số \(x\in\mathbb{Z}\), biết rằng :
\(\dfrac{-5}{6}+\dfrac{8}{3}+\dfrac{29}{-6}\le x\le\dfrac{-1}{2}+2+\dfrac{5}{2}\)