Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Đặng Linh Nhi
Xem chi tiết
pro minecraft and miniwo...
19 tháng 4 2018 lúc 10:16
đặc điểmcá voi xanh cá chép
1đẻ conđẻ trứng
2nuôi con bằng sữako có sữa
3lớn hơn cá chépnhỏ hơn cá voi xanh
Phan Đức Lâm
19 tháng 4 2018 lúc 10:21

Cá voi xanh, còn gọi là cá ông là một loài cá voi thuộc về phân bộ Myseti (cá voi tấm sừng hàm).[9] Dài 30 mét (98 ft)[10] và nặng 180 tấn (200 tấn thiếu)[11] hay thậm chí hơn nữa, nó làđộng vật lớn nhất còn tồn tại và nặng nhất từng tồn tại.[12]

Cơ thể cá voi xanh dài và thon, có thể có màu hơi xanh-xám ở mặt lưng và sáng màu hơn ở mặt bụng.[13] Có ít nhất 3 phân loài cá voi xanh: B. m. musculus sống ở vùng biển bắc Đại Tây Dương và bắc Thái Bình Dương, B. m. intermedia sống ở Nam Băng Dương và B. m. brevicauda (cá voi xanh lùn) sống ở Ấn Độ Dương và nam Thái Bình Dương. Giống như các loài cá voi khác, thức ăn của chúng chủ yếu là sinh vật phù du và giáp xácnhỏ.[14]

Cá chép:

Có nguồn gốc ở châu Âu và châu Á, loài cá này đã được đưa vào các môi trường khác trên toàn thế giới. Nó có thể lớn tới độ dài tối đa khoảng 1,2 mét (4 ft) và cân nặng tối đa 37,3 kg (82,2 pao) cũng như tuổi thọ cao nhất được ghi lại là 47 năm. Những giống sống trong tự nhiên hoang dã có xu hướng nhỏ và nhẹ hơn khoảng từ 20 - 33% các kích cỡ và khối lượng cực đại. Koi (錦鯉 trong tiếng Nhật, 鯉魚 (bính âm: lĭ yú -lý ngư) trong tiếng Trung) là giống được nuôi làm cá cảnh có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được thế giới phương Tây biết đến thông qua con đường Nhật Bản. Theo một số địa phương ở Việt Nam, cá chép còn được gọi là cá gáy.

Mặc dù cá chép có thể sống được trong nhiều điều kiện khác nhau, nhưng nói chung nó thích môi trường nước rộng với dòng nước chảy chậm cũng như có nhiều trầm tích thực vật mềm (rong, rêu). Là một loại cá sống thành bầy, chúng ưa thích tạo nhóm khoảng từ 5 cá thể trở lên. Nguyên thủy, chúng sinh trưởng ở vùng ôn đới trong môi trường nước ngọt hay nước lợ với pH khoảng 7,0 - 7,5, độ cứng của nước khoảng 10,0 - 15,0 dGH và khoảng nhiệt độ lý tưởng là 3-24 °C (37,4 - 75,2 °F.

Cá chép, cũng giống như các biến thể khác của nó, như cá chép kính (không vảy, ngoại trừ một hàng vảy lớn chạy dọc theo thân; có nguồn gốc ở Đức), cá chép da (không vảy, trừ phần gần vây lưng) và cá chép nhiều vảy, là những loại cá ăn tạp và chúng ăn gần như mọi thứ khi chúng bơi ngang qua, bao gồm các loại thực vật thủy sinh, côn trùng, giáp xác (bao gồm cả động vật phù du) hoặc cá chết. Tại một số quốc gia, do thói quen sục sạo dưới bùn của chúng để tìm mồi nên chúng bị coi là nguyên nhân gây ra sự phá hoại thảm thực vật ngầm cũng như sự phá hủy môi trường sinh thái của nhiều quần thể thủy cầm và cá bản địa.

Tại Úc có các chứng cứ mang tính giai thoại và các chứng cứ khoa học cho thấy việc đưa cá chép vào đây là nguyên nhân gây ra nước đục vĩnh cửu và giảm sút thảm thực vật ngầm trong hệ thống sông Murray-Darling, với hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái của sông, chất lượng nước và các loài cá bản địa. Do điều này, nó được những người đánh cá trong những khu vực này gọi là 'pig' (lợn) của cá nước ngọt. Tuy nhiên, ở những nơi khác nó được những người câu cá đánh giá cao do kích thước và chất lượng thịt. Ngoài ra, loài cá này cũng được dùng rộng khắp trên thế giới như một loại thực phẩm. Người ta hiện nay đánh bắt chúng cả trong tự nhiên lẫn trong môi trường nuôi thả. Thịt của nó được dùng cả ở dạng tươi và dạng đông lạnh.

Là loài cá đẻ trứng nên một con cá chép cái trưởng thành có thể đẻ tới 300.000 trứng trong một lần đẻ. Cá bột bị nhiều loài cá ăn thịt khác săn bắt, chẳng hạn cá chó (Esox lucius) và cá vược miệng to (Micropterus salmoides). Tại Cộng hòa Czech, cá chép là một món ăn truyền thống trong bữa ăn tối vào dịp lễ Nô en.

Bạn tự lập bảng nha

Duyet Ky
Xem chi tiết
mainguyen
Xem chi tiết
Đạt Trần
25 tháng 2 2021 lúc 21:21

I) Cấu tạo ngoài:

*Cá chép:

- Thân cá chép hình thoi dẹp bên: chống lại lực cản của nước

- Mắt không có mi mắt: mắt luôn mở quan sát trong nước.

- Thân phủ vảy xương tì lên nhau như ngói lợp; bên ngoài vảy có một lớp da mỏng, có tuyến tiết chất nhày: chống lại lực cản của nước, bơi lội nhanh, linh hoạt.

- Vây có những tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân: bơi và vận động linh hoạt.

*Cá voi:

-Thân hình thoi, thon dài, cổ ngắn

-Chi trước biến đổi thành vây bơi

-Chi sau tiêu biến

-Đuôi biến đổi thành vây đuôi

II) Hô hấp:

*Cá voi: Vẫn thuộc lớp thú và hô hấp bằng phổi

*Cá chép: Hô hấp qua mang

ひまわり(In my personal...
25 tháng 2 2021 lúc 21:25
  Cấu tạo ngoài  Hô hấp   
 Cá voi xanh 

 - Cơ thể hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn, có lớp mỡ dưới da rất dày, cổ không phân biệt với thân, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.

   - Chi trước biến đổi thành vây dạng chèo, song vẫn được nâng đỡ bởi các xương chi như các động vật có xương sống ở cạn, xương ống tay và xương cánh tay ngắn, các xương ngón tay rất dài.

 Hô hấp bằng phổi , hít khí O2 mà không thải khí CO2 cho đến khi chết thì khí CO2 thành khoáng thạch.
 Cá chép

Thân cá chép hình thoi dẹp bên: chống lại lực cản của nước

- Mắt không có mi mắt: mắt luôn mở quan sát trong nước.

- Thân phủ vảy xương tì lên nhau như ngói lợp; bên ngoài vảy có một lớp da mỏng, có tuyến tiết chất nhày: chống lại lực cản của nước, bơi lội nhanh, linh hoạt.

- Vây có những tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân: bơi và vận động linh hoạt. 

Cá chép hô hấp bằng mang , lá mang những nếp da mỏng có hiều mạch máu giúp trao đổi khí.

 

Lê Thị Diễm
Xem chi tiết
MAI ĐOÀN THÙY TRÂM
18 tháng 4 2018 lúc 19:44
Đặc điểm CÁ VOI XANH CÁ CHÉP
1 - Đẻ con - Đẻ trứng
2 - Nuôi con bằng sữa - Không có sữa
3 - Lớn hơn cá chép - Nhỏ hơn cá voi xanh

Võ Trung Tiến
Xem chi tiết
Chuu
15 tháng 3 2022 lúc 12:12

Tham khảo:

1)

Đời sống:

Cá chép sống trong môi trường nước ngọt (hồ, ao, ruộng, sông, suối...)

Cá chép ăn tạp : ăn giun, ốc, ấu trùng côn trùng và thực vật thuỷ sinh.

Nhiệt độ cơ thể cá chép không ổn định, phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nước. Cá chép là động vật biến nhiệt.

Sinh sản:

-Để trứng nhiều, số lượng lớn 15 – 20 vạn trứng vào các cây thủy sinh

-Thụ tinh ngoài: cá chép đực bơi theo tưới tinh dịch chứa tinh trùng thụ tinh cho trứng.

-Trứng thụ tinh phát triển thành phôi

2)

Là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước:

+ Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang.

+ Tim 2 ngăn: 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

+ Thụ tinh ngoài.

+ Là động vật biến nhiệt.

3)

Thích nghi ở nước:
- Đầu gắn liền với thân thành một khối  lao nhanh trong nước, da tiết chất nhờn  giảm ma sát của nước
- Chi sau có màng bơi nối với các ngón  dễ bơi
- Mắt mũi ở vị trí cao  dể thở trong nước
- Đầu bẹp, nhọn, thân ngắn  dễ bơi
 Thích nghi ở cạn:
- Thân ngắn không đuôi  dễ nhảy
- Tứ chi có đốt khớp  dễ nhảy
- Mắt có hai mí  ngăn bụi và giữ mắt không bị khô

Chuu
15 tháng 3 2022 lúc 12:14

4)

Đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư là:

- Môi trường sống: Nước và cạn

- Da: Trần, ẩm ướt

- Cơ quan di chuyển: Bốn chân có màng ít hoặc nhiều

- Hệ hô hấp: Mang (nòng nọc), phổi và da (trưởng thành)

- Hệ tuần hoàn: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn

- Sự sinh sản: Đẻ trứng, thụ tinh ngoài

- Sự phát triển cơ thể: Biến thái

- Đặc điểm nhiệt độ cơ thể: Biến nhiệt
5)

-Thằn lằn bóng đuôi dài, ưa sống ở những nơi khô ráo và thích phơi nắng, có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất.

-Chúng bắt mồi về ban ngày, chủ yếu là sâu bọ và chúng thở bằng phổi

-Trú đông trong các hang đất khô. Thằn lằn bóng đuôi dài vẫn còn là động vật biến nhiệt.

-Thằn lằn đực có 2 cơ quan giao phối.

-Trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng cùa thằn lằn cái

-. Thằn lằn cái đẻ từ 5 - 10 trứng vào các hốc đất khô ráo. Trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng.
 

kodo sinichi
15 tháng 3 2022 lúc 12:15

Tham khảo:

1)

Đời sống:

Cá chép sống trong môi trường nước ngọt (hồ, ao, ruộng, sông, suối...)

Cá chép ăn tạp : ăn giun, ốc, ấu trùng côn trùng và thực vật thuỷ sinh.

Nhiệt độ cơ thể cá chép không ổn định, phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nước. Cá chép là động vật biến nhiệt.

Sinh sản:

-Để trứng nhiều, số lượng lớn 15 – 20 vạn trứng vào các cây thủy sinh

-Thụ tinh ngoài: cá chép đực bơi theo tưới tinh dịch chứa tinh trùng thụ tinh cho trứng.

-Trứng thụ tinh phát triển thành phôi

2)

Là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước:

+ Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang.

+ Tim 2 ngăn: 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

+ Thụ tinh ngoài.

+ Là động vật biến nhiệt.

3)

Thích nghi ở nước:
- Đầu gắn liền với thân thành một khối  lao nhanh trong nước, da tiết chất nhờn  giảm ma sát của nước
- Chi sau có màng bơi nối với các ngón  dễ bơi
- Mắt mũi ở vị trí cao  dể thở trong nước
- Đầu bẹp, nhọn, thân ngắn  dễ bơi
 Thích nghi ở cạn:
- Thân ngắn không đuôi  dễ nhảy
- Tứ chi có đốt khớp  dễ nhảy
- Mắt có hai mí  ngăn bụi và giữ mắt không bị khô

4)

Đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư là:

- Môi trường sống: Nước và cạn

- Da: Trần, ẩm ướt

- Cơ quan di chuyển: Bốn chân có màng ít hoặc nhiều

- Hệ hô hấp: Mang (nòng nọc), phổi và da (trưởng thành)

- Hệ tuần hoàn: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn

- Sự sinh sản: Đẻ trứng, thụ tinh ngoài

- Sự phát triển cơ thể: Biến thái

- Đặc điểm nhiệt độ cơ thể: Biến nhiệt
5)

-Thằn lằn bóng đuôi dài, ưa sống ở những nơi khô ráo và thích phơi nắng, có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất.

-Chúng bắt mồi về ban ngày, chủ yếu là sâu bọ và chúng thở bằng phổi

-Trú đông trong các hang đất khô. Thằn lằn bóng đuôi dài vẫn còn là động vật biến nhiệt.

-Thằn lằn đực có 2 cơ quan giao phối.

-Trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng cùa thằn lằn cái

-. Thằn lằn cái đẻ từ 5 - 10 trứng vào các hốc đất khô ráo. Trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng.

Sarah xinh đẹp
Xem chi tiết
Tran Le Khanh Linh
6 tháng 4 2020 lúc 16:32
Đặc điểm đời sôngẾch đồngThằn lằn bóng đuôi dài
Nơi sống và săn bắt mồiSống, bắt mồi trong nước hoặc bờ vực nước ngọt
 
Những nơi khô ráo
Thời gian hoạt độngChập tối hoặc ban đêmBan ngày
Tập tính

Ở những nơi tối, không có ánh sáng

Trú đông trong các hốc đất ẩm ướt

Thường phơi nắng

Trú đông trong các hốc đất khô ráo

Sinh sản

Thụ tinh ngoài

Đẻ nhiều

Trứng có màng mỏng ít noãn hoàng

Thụ tinh trong

Đẻ ít trứng

Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng

Khách vãng lai đã xóa
Sarah xinh đẹp
31 tháng 5 2020 lúc 22:25

Cá chép thì sao bạn?

Khách vãng lai đã xóa
Phong Thần
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
25 tháng 1 2021 lúc 11:28

* Rút ra điểm tiến hóa của ếch đồng so với cá chép, của thằn lằn bóng đuôi dài so với cá chép và ếch đồng:

 

* Thằn lằn :

-Bộ xương thằn lằn cũng có các bộ phận tương tự bộ xương ếch. Tuy nhiên bộ xương thằn lằn có những bộ phận phát triển hơn so với xương ếch:

+Đốt sống thân mang xương sườn, một số kết hợp với xương mỏ ác tạo thành lồng ngực để bảo vệ nội quan và tham gia hô hấp.

+Cổ có 8 đốt sống (nhiều hơn ở ếch đồng), nên rất linh hoạt, phạm vi quan sát rộng.

+Đuôi nhiều đốt sống nên đuôi dài có tác dụng làm tăng ma sát giúp cho sự vận chuyển trên cạn.

- Hệ tuần hoàn : Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.- Hệ hô hấp : Thở bằng phổi, sự trao đổi khí được thực hiện nhờ sự co dãn của các cơ liên sườn.- Hệ bài tiết : Thận ( sau ) có khả năng hấp thụ lại nước.

-Hệ thần kinh: thùy khứu giác , não trước, hành tủy, tiểu não, thùy thị giác. Não trước và tiểu não phát triển => đời sống hoạt động phong phú* Ếch :- Hệ tuần hoàn : Tim 3 ngăn ( 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất )  Hai vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.- Hệ hô hấp : Xuất hiện phổi  Hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng  Da trần ( trơn, ẩm ướt ) có hệ mao mạch máu để trao đổi khí.- Hệ bài tiết : Thận giữa   Chất thải ra ngoài qua lỗ huyệt. 

- Hệ thần kinh: Não trước thùy thị giác phát triển, tiểu não kém phát triển

Mai Hiền
25 tháng 1 2021 lúc 15:53

Đặc điểm sinh sản của cá chép:

Thụ tinh ngoài

Đẻ nhiều

Trứng được thụ tinh phát triển thành phôi rồi biến thành cá con.

Đặc điểm sinh sản của ếch đồng:

Thụ tinh ngoài

Đẻ nhiều

Trứng có màng mỏng ít noãn hoàng

-> Ếch đồng tiến hóa hơn cá chép

Đặc điểm sinh sản của thằn lằn đuôi dài:

Thụ tinh trong

Đẻ ít trứng

Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng

-> Thằn lằn đuôi dài tiến hóa hơn ếch đồng

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
13 tháng 6 2019 lúc 16:30

- Một số động vật có sinh sản vô tính: trùng roi, trùng đế giày, thủy tức, hải quỳ, ong,…

- Đáp án đúng về khái niệm sinh sản vô tính ở động vật: A – Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
20 tháng 6 2018 lúc 9:10

- Những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh.

    • Giống nhau:

- Đều là hình thức sinh sản vô tính: từ một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

- Đều dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân để tạo ra thế hệ mới.

    • Khác nhau:

    + Phân đôi: Có ở động vật đơn bào và giun dẹp, dựa trên phân chia đơn giản tế bào chất và nhân.

    + Nảy chồi: Có ở bọt biển và ruột khoang, dựa trên phân bào nguyên nhiễm nhiều lần để tạo thành một chồi non. Sau đó, chồi con tách khỏi mẹ tạo thành cá thể mới.

    + Phân mảnh: có ở bọt biển và giun dẹp., dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể ban đầu phân chia nhiều lần phát triển thành cơ thể mới.

    + Trinh sản: Gặp ở các loài chân đốt như ong, kiến, rệp; một vài loài cá, lưỡng cư, bò sát. Là hình thức sinh sản, trong đó, tế bào trứng không thụ tinh phân chia theo kiểu nguyên phân nhiều lần tạo nên cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).

- Các cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cá thể mẹ vì sinh sản vô tính dựa trên cơ sở của quá trình phân bào nguyên phân.

- Các ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính:

    * Ưu điểm:

    + Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.

    + Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.

    + Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.

    * Hạn chế

    + Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn thể quần thể bị tiêu diệt.