Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 13:56

Tham khảo!

Lĩnh vực

Thành tựu

Thách thức

Kinh tế

- Xây dựng các cơ chế hợp tác, mở rộng hợp tác giữa các nước thành viên trong và ngoài khối.

- Có sự liên kết, hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực.

- Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên.

- Quy mô nền kinh tế của từng nước trong ASEAN vẫn còn nhỏ.

Xã hội

- Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.

- Các vấn đề giáo dục, y tế cũng không ngừng được cải thiện.

- Chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người giữa các nước.

- Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực đô thị.

Khai thác tài nguyên và môi trường

- Các nước thành viên đang chung tay giải quyết các vấn đề về: quản lí tài nguyên nước, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học...

- Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn chưa hợp lí;

- Tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra ở nhiều quốc gia.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 19:44

Tham khảo:

Kinh tế

Các quốc gia cùng hợp tác nhằm khai thác lợi thế về điệu kiện tự nhiên, tào nguyên và dân cư- xã hội để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

Hợp tác nội khối:

+ Khu vực Thương mại tự do

+ Hiệp định tThương mại tự do

+ Cộng đồng Kinh tế

Hợp tác giữa ASEAN và các quốc gia, khu vực trên thế giới:

+ Triển khai nhiều hình thức liên kết với nhiều đối tác như Hoa Kỳ, Nhật Bản,..

Văn hóa, y tế

+ Xây dựng cộng đồng văn hóa- xã hội

+ Các hoạt động hợp tác được thể hiện quan trao đổi nhân sự, cung cấp dịch vụ giáo dục xuyên biên giới,..

+ Tổ chức hội nghị bộ trưởng giáo dục 

+ Các quốc gia thành lập kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp

+ Tổ chức hoạt động thể thao khu vực như SEA games,...

Minh Lệ
Xem chi tiết
mori
7 tháng 11 2023 lúc 0:54

a) Hợp tác về kinh tế

- Mục đích:

+ Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dân cư - xã hội để phát triển kinh tế;

+ Xây dựng Đông Nam Á trở thành một khu vực phát triển năng động.

- Một số hoạt động hợp tác:

+ Trong quá trình hợp tác nội khối, ASEAN đã thành lập một số tổ chức, như: Khu vực thương mại tự do (AFTA, ra đời năm 1992); Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA, được kí năm 2009); Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC, ra đời năm 2015) và các khu kinh tế đặc biệt,…

+ Bên cạnh đó, các quốc gia trong ASRAN đã và đang tích cực đẩy mạnh hợp tác kinh tế với nhiều nước và khu vực trên thế giới, thông qua: triển khai Liên kết kinh tế, thương mại với nhiều đối tác lớn như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Ôxtrâylia, EU,….; Thành lập các quỹ hợp tác khu vực và quốc tế như: Quỹ hợp tác đầu tư ASEAN - Trung Quốc, Quỹ liên kết ASEAN - Nhật Bản, Quỹ hợp tác ASEAN - Hàn Quốc, Quỹ tài chính Xanh xúc tác ASEAN,...

b) Hợp tác về văn hóa, y tế

- Hợp tác về văn hóa thông qua xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN:

+ Mục tiêu: xây dựng một cộng đồng các dân tộc ASEAN hài hòa, đoàn kết và chia sẻ, hướng tới người dân, chăm lo về thể chất, phúc lợi, môi trường sống ngày càng tốt hơn của người dân; Thu hẹp khoảng cách phát triển và tạo dựng một bản sắc chung của khu vực. Hướng đến xây dựng một cộng đồng văn hóa “Thống nhất trong đa dạng”.

+ Các hoạt động hợp tác tiêu biểu: Liên hoan nghệ thuật ASEAN; Dự án dịch các tác phẩm văn học ASEAN; Số hoá di sản ASEAN; Dự án sách ảnh ASEAN,...

Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo:

+ Thể hiện qua các hoạt động trao: đổi nhân sự, cung cấp dịch vụ giáo dục xuyên biên giới, trao đổi thông tin, cải cách thể chế, phát triển các quan hệ đối tác được Hội nghị Bộ trưởng giáo dục ASEAN (ASED) giám sát.

+ Hình thành Tổ chức Mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN).

+ Tổ chức các Hội nghị Bộ trưởng giáo dục ASEAN (SEAMEO),...

+ ASEAN còn đẩy mạnh hợp tác giáo dục đào tạo với các quốc gia ngoài ASEAN, đặc biệt là các quốc gia Đông Á.

Hợp tác trong lĩnh vực y tế, thể thao:

+ Các quốc gia đã thành lập Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp khu vực (năm 2020), Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19,...

+ Tổ chức các hoạt động thể thao của khu vực như: SEA Games, ASEAN Para Games,...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 19:23

Tham khảo:
 

+ Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác.

+ Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.

+ Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân trong khu vực.

+ Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa…

+ Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 19:28

Tham khảo:

Các lĩnh vực hợp tác của Việt Nam trong ASEAN: ngoại giao, kinh tế, khoa học - công nghệ, môi trường, y tế, văn hóa, giáo dục, an ninh - quốc phòng…
 

Vai trò của Việt Nam trong ASEAN:

- Vai trò trong việc mở rộng ASEAN: Việt Nam cùng với các quốc gia khác đã thúc đẩy việc kết nạp Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia gia nhập vào ASEAN.

- Vai trò trong thường trực ASEAN:

+ Hoàn thành vai trò Chủ tịch ASEAN vào các năm 1998, 2010, 2020;

+ Đạt được nhiều kết quả cao, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên, phát triển các tổ chức mới và nâng cao vị thế của ASEAN trên thế giới.

- Vai trò trong việc tổ chức, điều phối các hoạt động của ASEAN:

+ Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội năm 1998, góp phần quan trọng vào việc tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh hợp tác trong các nước.

+ Đăng cai và tổ chức thành công Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 (năm 2003) và lần thứ 31 (tổ chức vào năm 2022).

- Vai trò trong xây dựng thể chế:

+ Góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy các nước kí kết thành công và đưa ra các biện pháp để thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

+ Chủ động tham gia vào quá trình soạn thảo để đi đến kí kết và thực hiện hóa Hiến chương ASEAN, một văn kiện quan trọng để hỗ trợ ASEAN thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN.

- Các vai trò khác:

+ Giữ vai trò kết nối thông qua Kế hoạch Hành động Hà Nội và Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các thành viên trong ASEAN.

+ Tham gia tích cực trong việc xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, cùng ASEAN bước sang một giai đoạn mới, tầm nhìn mới để hội nhập toàn cầu.

 
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 19:24

Tham khảo:
 

♦ Hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương ASEAN và thông qua các hoạt động của các cơ quan ASEAN, các hợp tác, các chương trình, các hiệp ước,…

- Các cơ quan điều phối của ASEAN:

+ Hội nghị Cấp cao ASEAN: là cơ quan hoạch định chính sách tối cao của ASEAN, đưa ra các chỉ đạo và các vấn đề then chốt.

+ Hội đồng Điều phối ASEAN: chuẩn bị các cuộc họp cấp cao, điều phối việc thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN.

+ Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN: đảm bảo việc thực hiện các quyết định có liên quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN,…

+ Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN: thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN.

- Các nguyên tắc hoạt động chính của ASEAN:

+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia thành viên; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

+ Cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực.

+ Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kì hình thức nào trái với luật pháp quốc tế; giải quyết tranh chấp bằng hòa bình.

+ Tuân thủ các nguyên tắc thương mại và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN.

Minh Lệ
Xem chi tiết
mori
7 tháng 11 2023 lúc 0:54

- Các mục tiêu chính của ASEAN được quy định trong Hiến chương bao gồm:

+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa của các nước thành viên, thu hẹp khoảng cách phát triển.

+ Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, duy trì một khu vực không có vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt.

+ Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên về vấn đề cùng quan tâm (kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, hành chính,...).

+ Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.

So sánh mục tiêu giữa ASEAN và EU:

- Giống nhau: thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên trên nhiều lĩnh vực, như: kinh tế, văn hóa, an ninh - quốc phòng,…

- Khác nhau:

+ EU: sự thống nhất, liên kết giữa các nước thành viên xuất phát từ lĩnh vực kinh tế, thương mại.

+ ASEAN: động cơ liên kết ban đầu của các nước là hợp tác về chính trị - an ninh (do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bối cảnh thế giới và khu vực lúc bấy giờ).

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
7 tháng 11 2023 lúc 0:54

Nguyên tắc chủ đạo và phương thức hoạt động của ASEAN là: không can thiệp vào công việc nội bộ, tham vấn và ra quyết định bằng đồng thuận.

- Các cơ quan của ASEAN:

Cấp cao ASEAN: Đây là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN. Cơ quan này xem xét, đưa ra các chỉ đạo về chính sách và quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN, đến lợi ích của các quốc gia thành viên. Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức 2 lần một năm do quốc gia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trì và có thể được triệu tập khi cần thiết.

+ Hội đồng điều phối ASEAN có nhiệm vụ: chuẩn bị các cuộc họp Cấp cao ASEAN (các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN); Điều phối việc thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN; Xem xét và theo dõi tổng thể tất cả các hoạt động của ASEAN.

+ Các Hội Cộng ASEAN có nhiệm vụ: Đảm bảo việc thực hiện các quyết định có liên quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN; Điều phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách.

+ Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN: Thực hiện những thỏa thuận và quyết định của Cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách; Tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức trách để hỗ trợ liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 14:03

Tham khảo!

♦ Cơ chế hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc bảo đảm được mục tiêu và được thể hiện qua hoạt động của các cơ quan ASEAN.

- Cấp cao ASEAN:

+ Đây là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN.

+ Cơ quan này xem xét, đưa ra các chỉ đạo về chính sách và quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN, đến lợi ích của các quốc gia thành viên.

+ Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức hai lần một năm do quốc gia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trì tổ chức và có thể được triệu tập khi cần thiết.

- Hội đồng Điều phối ASEAN:

+ Hội đồng bao gồm các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN;

+ Hội đồng Điều phối ASEAN có nhiệm vụ: chuẩn bị các cuộc họp Cấp cao ASEAN; điều phối việc thực hiện các thoả thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN; xem xét và theo dõi tổng thể tất cả các hoạt động của ASEAN.

- Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN:

+ Bao gồm: Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN; Hội đồng Cộng đồng kinh tế ASEAN; Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.

+ Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN có nhiệm vụ đảm bảo việc thực hiện các quyết định có liên quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN, điều phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách.

Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN: các cơ quan này thực hiện những thoả thuận và quyết định của Cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức trách để hỗ trợ liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN.

- Ngoài ra, tham gia điều hành ASEAN còn có:

+ Tổng Thư kí ASEAN và Ban thư kí ASEAN;

+ Uỷ ban Đại diện thường trực bên cạnh ASEAN;

+ Ban thư kí ASEAN quốc gia;

+ Cơ quan Nhân quyền ASEAN;

+ Quỹ ASEAN.