Em hãy kể tên 5 di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại?
Em hãy kể tên 5 di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại?
-Đờn ca tài tử Nam bộ
-Nhã nhạc cung đình Huế
-Hát xoan Phú Thọ
-Dân ca quan họ Bắc Ninh
-Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
.......
5 di sản văn hóa phi vật thể cả Việt Nam đước UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là:
`+` Dân ca quan họ Bắc Ninh.
`+` Hát Xoan.
`+` Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
`+` Ca trù.
`+` Đờn ca tài tử Nam Bộ.
`+` ...
Phương năm nay mới 15 tuổi đang là học sinh lớp 9, trong kỳ thi học sinh giỏi vừa qua Phương đạt giải nhất. Phương được bố mua tặng một chiếc xe đạp mới. Phương rất vui với món quà mà bố tặng cho mình.
a) Phương có những quyền gì và không có những quyền gì đối với chiếc xe của mình? Vì sao?
b) Quyền sở hữu là gì? Quyền sở hữu bao gồm những quyền nào? Quyền nào là quan trọng nhất? Vì sao?
- Phương có quyền chiếm hữu và quyền sử dụng
- Phương không có quyền định đoạt
- Vì: + Chiếc xe đạp đó là do bố mẹ mua cho
+ Phương 15 tuổi thì đang chịu sự quản lí của bố mẹ
+ Chỉ bố mẹ Phương mới có quyền định đoạt
- Quyền sở hữu tài sản là quyền của công dân(chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc sở
hữu của mình. Bao gồm:
+ Quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ và quản lý tài sản.
+ Quyền sử dụng là quyền khai thác giá trị sử dụng tài sản .....
+ Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản như mua bán, tặng cho....
- Quyền định đoạt là quyền quan trọng nhất. Vì quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản như: Bán, tặng, cho... để phân biệt với quyền sử dụng và quyền chiếm hữu...
2) nếu ng bạn thân của em mắc khuyết điểm em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây, vì sao?
a) bỏ qua khuyết điểm của bạn
b) xa lánh bạn
c) chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn ko mắc phải khuyết điểm đó nữa
Chọn c) chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn ko mắc phải khuyết điểm đó nữa
c vì nếu chúng ta bỏ qua khuyết điểm của bạn mình thì bạn ấy càng làm việc sai trái hơn thế
c) vì người bạn thân sẽ luôn giúp cho bạn mình trở nên tốt hơn, chỉ rõ cái sai của bạn để lần sau bạn ý không mắc phải nữa.Thuốc đnagứ dã tật, sự thật tuy mất lòng nhưng sẽ giúp bạn thân của em không mắc lại khuyết điểm. Như thế mới đúng là người bạn thân thật sự.
Em hãy viết 1 bài an toàn giao thông tuyên truyền cho các học sinh trong trường
Các bạn giúp mình nhé, mai mình phải nộp bài rồi, viết khoảng 2 trang giấy kẻ ngang, nếu các bạn biết trang nào liên quan đến đề bài này thì link cho mình nha
Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Khi bề trên quản giáo không nghiêm thì con trẻ dễ làm điều không đúng. Gia đình, nhà trường và xã hội cần có tiếng nói chung trong việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của học sinh, sinh viên.
Không còn là chuyện trẻ con
Hiện nay, tình trạng vi phạm giao thông đường bộ của học sinh, sinh viên ngày càng gia tăng. Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng,... đã thành “chuyện thường ngày ở huyện”.
Một thống kê cho thấy, trong các đợt kiểm tra, xử lý hành chính các trường hợp sai phạm ở Hà Nội gần đây, có khoảng 20% đối tượng vi phạm giao thông là học sinh phổ thông. Các lỗi vi phạm của học sinh, sinh viên cũng hết sức đa dạng: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, đi dàn hàng ngang trên phố gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ. Một số học sinh, sinh viên còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, tụ tập thành nhóm đi tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, đi xe mô tô, xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự trên phố...
Đã có không ít tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra và chuyện vi phạm giao thông của học sinh, sinh viên không còn là chuyện về ý thức, đạo đức của riêng các em.
Trách nhiệm của ai?
Trước hiện tượng trên, một số địa phương đã có những biện pháp quyết liệt, chẳng hạn như cấm học sinh phổ thông đi xe máy đến trường. Tuy nhiên, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng nên các biện pháp trên tỏ ra không hiệu quả.
Sự thiếu ý thức của các em, trước hết có lỗi của các bậc phụ huynh. Do mải làm ăn, buôn bán, các bậc phụ huynh không dành nhiều thời gian, không quan tâm tới việc dạy dỗ con cái, không giáo dục các em ý thức chấp hành pháp luật. Nhiều bậc cha mẹ còn dung túng cho con khi mua xe mô tô cho con hoặc cho con đi xe máy đến trường khi các em chưa có giấy phép lái xe.
Việc giáo dục ý thức công dân và giáo dục đạo đức trong nhà trường cũng không thực sự được quan tâm như trước. Kết quả thi cử của các em đã đè nặng lên vai những người làm thầy, làm cô khiến họ không còn quan tâm nhiều đến những môn không phải thi tốt nghiệp hoặc thi đại học. Mô hình giáo dục cân bằng không còn nữa, “trí dục” đã chiếm ưu thế trước “đức dục” trong các chương trình giảng dạy. Cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế và hệ giá trị, “Người Thầy” cũng không còn cái uy với học sinh như xưa và một bộ phận không nhỏ học sinh bỏ qua những lời răn dạy đạo đức của thầy, cô cũng là điều dễ hiểu.
Các cơ quan nhà nước cũng không quan tâm đúng mức tới giao thông học đường. Các chế tài áp dụng đối hành vi vi phạm của các em được quy định trong văn bản pháp luật chưa đủ mạnh để răn đe; việc xử lý vi phạm không được thực hiện thường xuyên, liên tục làm mất tính giáo dục của các biện pháp xử phạt.
Ở phạm vi toàn xã hội, việc người lớn không chấp hành các quy định của pháp luật giao thông đường bộ đã trở thành tấm gương xấu cho bọn trẻ làm theo. Không ít các trường hợp, người lớn còn kích động, cổ vũ cho những hành vi sai trái của các em như tập trung xem và hò hét khi các em đua xe trái phép.
Đồng thuận vì thế hệ tương lai
Muốn chấn chỉnh giao thông học đường, cần cả xã hội chung tay. Sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông,... mà phải bằng hành động cụ thể. Trách nhiệm của gia đình và nhà trường cũng cần phải xem xét khi không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục các em.
1. Đối với nhà trường, cần coi trọng công tác giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật đối với học sinh, sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần điều chỉnh nội dung môn giáo dục công dân, mà một trong những nội dung trọng tâm là phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu giáo dục trước mắt. Có thể xem xét việc đưa vào giảng dạy các tình huống giao thông đã được phát trên chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của VTV1 Đài truyền hình Việt Nam để bài giảng thêm sinh động.
Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép, các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi.
Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học.
Cần đưa kết quả giáo dục ý thức pháp luật thành một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá kết quả dạy và học của các trường, các lớp và của giáo viên. Không tôn vinh những trường, lớp hoặc giáo viên phụ trách trường, lớp có nhiều học sinh vi phạm giao thông đường bộ.
2. Các bậc cha, mẹ cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức và ý thức pháp luật của con cái, không mua xe mô tô cho con hoặc không cho phép con đi xe mô tô đến trường. Nhà nước cũng cần quy định biện pháp xử lý nghiêm minh với các bậc cha mẹ không quan tâm hoặc dung túng cho các em vi phạm. Cơ quan, đơn vị công tác cũng cần có hình thức xử lý thoả đáng đối với các bậc cha mẹ là đảng viên, cán bộ, công chức dung túng hoặc tiếp tay cho con cái vi phạm giao thông như: không nâng bậc lương, không xét thi đua, không bổ vào chức vụ lãnh đạo cao hơn,...
3. Các cơ quan nhà nước cần sửa đổi, bổ sung các quy định về xử phạt vi phạm giao thông của học sinh phổ thông, cũng như những người dung túng, tiếp tay cho các em vi phạm. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định 152/2005/NĐ-CP theo hướng tăng mức xử phạt. Trong trường hợp người vi phạm không có tài sản riêng, cha mẹ hoặc người giám hộ phải chịu trách nhiệm nộp phạt theo quy định của pháp luật.
Bổ sung xử phạt hành vi điều động hoặc giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ: Các em học sinh phổ thông không thể đi xe máy đến trường nếu như những người thân không thiếu trách nhiệm hoặc dung túng. Cần phải có chế tài để buộc các bậc phụ huynh có trách nhiệm hơn đối với các em cũng như toàn xã hội.
Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 152/2005/NĐ-CP như trên, các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm giao thông để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân nói chung, của học sinh, sinh viên nói riêng. Chỉ khi nào các hành vi vi phạm bị xử lý công bằng và nghiêm minh thì người dân mới tuân thủ các quy định của pháp luật. Sẽ thông báo các trường hợp vi phạm tới nhà trường nơi đang học tập hoặc địa phương nơi đang cư trú.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai.
Chương trình Sinh viên với an toàn giao thông mang tên "Tuổi trẻ tình nguyện vì trách nhiệm cộng đồng" do Công ty Yamaha Motor Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và Báo Sinh viên Việt Nam phối hợp tổ chức cho sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng trên phạm vi toàn quốc.
Sinh viên, học sinh là bộ phận lớn trong số các chủ thể tham gia giao thông đường bộ ở nước ta. Lái xe an toàn chính là biểu hiện tinh thần vì trách nhiệm cộng đồng của sinh viên - học sinh Việt Nam
Chương trình hướng tới mục đích nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe an toàn cho học sinh, sinh viên trên toàn quốc, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên toàn quốc, nhất là ở các thành phố lớn….
Hằng năm tai nạn giao thông đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng của con người.Vậy nên tai nạn giao thông đã trở thành một vấn đề đáng báo động đối với toàn thế giới nói chung và nước ta nói riêng.Một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông là sự hạn chế về hiểu biết và ý thức của người dân trong đó thanh niên là đối tượng tham gia giao thông đông nhất hiện nay.thế nên chúng ta phải có biện pháp như thế nào để ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn giao thông đang ngày một tăng cao hiện nay. Tai nạn giao thông là sự va chạm mạnh giữa các phương tiện tham gia giao thông với nhau,gây thiệt hại nghiêm trọng về con người và vật chất.Tai nạn giao thông có thể gây thiệt mạng và tàn tật cho con người dẫn đến mất sức lao động cho xã hội và mất mát về mặt tình cảm cho gia đình.Ngoài ra tai nạn giao thông còn gây thiệt hại của cải cá nhân và công cộng.Vậy nên hằng năm Nhà nước đã chỉ ra một số tiền không nhỏ để cải thiện tình hình,nâng cao cơ sở vật chất hay đưa ra Luật để giảm thiểu tai nạn giao thông.Nhưng đó có phải là cách khắc phục hiệu quả? Thật ra nguyên nhân sâu xa của tai nạn giao thông là sự thiếu ý thức và hiểu biết của người tham gia giao thông;trong đó học sinh,sinh viên chiếm số lượng đông nhất.Những học sinh này hoặc chưa có đủ kiến thức về an toàn giao thông hoặc chưa có ý thức chấp hành Luật.Có những học sinh biết rõ Luật nhưng cố tình vi phạm.Mặc dù biết phải dừng xe khi đèn đỏ nhưng ngược lại các học sinh này lại cố tình phóng nhanh để vượt đèn.Các học sinh ấy không biết rằng chỉ để tiết kiệm thời gian mà có thể đánh đổi mạng sống của mình.Lại có những học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe máy trên 50 phân khối nhưng đã đi xe đến trường,không chỉ thế các học sinh này còn tổ chức đua xe dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra.Hay có trường hợp rất phổ biến ở trường học hiện nay là học sinh đi xe đạp điện đến trường hoặc phụ huynh đưa đi không đội mũ bảo hiểm mặc dù biết đó là quy định của Nhà nước và là nội quy của nhà trường.Nhưng chúng ta biết rằng số lượng học sinh tham gia giao thông khá đông.Vào các giờ tan trường số lượng học sinh tăng lên làm cho các làn đường trở nên đông đúc,chật hẹp.Đã vậy một số học sinh còn tụ tập ở giữa cổng trường,trên các vỉa hè gây ách tắc giao thông và va chạm với các phương tiện khác dễ gây tai nạn giao thông. Vậy nên để giảm bớt những vụ tai nạn giao thông và những hiện tượng ùn tắc người tham gia giao thông cần trang bị những kiến thức về an toàn giao thông và phải được giáo dục ý thức từ trong ghế nhà trường đối với học sinh sinh viên.Nhà trường nên tổ chức những buổi tuyên truyền về Luật giao thông và những biện pháp hạn chế vi phạm Luật giao thông như cấm học sinh đến trường bằng xe có phân khối lớn hãy xem ý thức chấp hành Luật giao thông của học sinh để đánh giá đạo đức....Còn đối với các bạn học sinh sinh viên chúng ta hãy nhớ rằng chấp hành tốt Luật giao thông là bảo vệ chính bản thân mình và mọi người xung quanh.
Hãy chấp hành Luật an toàn giao thông để có cuộc sống của chúng ta ngày thêm nhiều niềm vui,mọi người hạnh phúc,nhà nhà hạnh phúc .Hãy nhớ rằng:''An toàn là bạn,tai nạn là thù''.Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước,là thế hệ tiên phong nhiều lĩnh vực,có sức khỏe,có tri thức,.... cần có những suy nghĩ đúng đắn và tự giác thực hiện Luật giao thông để giảm thiểu tai nạn,mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân,gia đình và toàn xã hội
Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tính siêng năng, kiên trì.
- Có chí thì nên
- Hữu chí cánh thành.
- Có chí làm quan, có có gan làm giàu.
- Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.
- Mưu cao chẳng bằng chí dày.
- Thua keo này bày keo khác.
- Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
- Hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai.
- Ai đội đá mà sống ở đời.
- Ba cái vui thì trẻ, ba cái bẽ thì già.
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- Chớ vì nghẹn một miếng mà bỏ bữa bỏ ăn, chớ vì ngã một lần mà chân không bước.
- Có cứng mới đứng được đầu gió.
- Không vào hang hổ, sao bắt được hổ.
- Mảng lo khó, bó không chặt.
- Trăm bó đuốc cũng vớ được con ếch.
- Kiến tha lâu đầy tổ.
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn,
Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim.
- Dẫu rằng chí thiễn tài hèn
Chịu khó nhẫn nại làm nên cơ đồ.
- Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
- Hãy cho bền chí câu cua,
Dù ai câu chạch câu rùa mặc ai.
Chúc bạn học tốt!
có công mài sắt,có ngày nên kim.
có chí thì nên.
kiến tha lâu đầy tổ.
thua keo này bày keo khác.
Trong câu chuyện " một người mẹ" bà tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình?
Bà Tâm không khóc trước mặt con và vẫn nén chặt nỗi đau đó.Bà vẫn ung dung chăm sóc con mình.
Bà Tâm mặc dù rất đau đớn, nhưng bà vẫn kìm chặt nỗi đau của mình. Bà không trách con, mà vẫn hết lòng chăm sóc con. Bà còn giúp đỡ nhưng người bị nhiễm HIV/AIDS để khiến 1 phần cuộc sống của họ thêm tốt đẹp.
làm tế nào để kiếm đc GP, Sp vậy các bn,gp là j sp là j có liên quan j ko ?
GP là điểm do gv tick nếu được nhiều GP trong tuần thì được thưởng card 50k hoặc 3 tháng vip của OLM.Trong tháng nếu nhiều GP nhất thì được áo của Hoc24
SP là điểm do hs tick với nhau
GP vs SP ko liên quan âu bn
GP là điểm giáo viên tick
Còn cái điểm mà mấy bn học sinh tick cho nhau là SP
Để kiếm được GP bn phải giải bài giúp các bn nhưng phải giải đúng, trình bày sạch đẹp, cách giải dễ hỉu
mk ít GP lém mà nhỉu SP nhưng tiếc là SP ko đổi ra GP được>> bùn ghê
Cái này tôi không biết, s.lỗi vì không giúp được bạn !
Ngày xưa một người lấy việc chặt củi, đốt than trên rừng làm nghề sinh sống được coi là người lương thiện. Ngày nay, nếu chặt củi, đốt than thì bị dư luận phê phán, cho rằng đó là kẻ phá hoại rừng, là người thiếu ý thức bảo vệ môi trường và cộng đồng
Ngày xưa người ta đốn củi, đốt than bằng rìu và mang vác thủ công nên mang được ít, đồng thời số người làm nghề đó cũng rất ít nên rừng có khả năng phục hồi được do đó vẫn đảm bảo cho rừng phát triển. Ngày nay con người vào rừng mang theo cưa máy to, ô tô tải cỡ lớn để cưa đi những cây cổ thụ phải mất hàng trăm năm mới có được, với những hành động đó thì rừng nào phục hồi cho kịp nên rừng ngày càng bị tàn phá nặng nề. Hơn nữa, việc khai thác đó lại không được quy hoạch, không được trồng mới để bổ xung nên việc rừng bị cạn kiệt và gây ra những hậu quả về môi trường là điều không cần phải bàn cãi.
theo các bạn tự tin đem lại cho ta điều gì ?
Bằng kinh nghiệm của bản thân và mọi người xung quanh ban hãy rút ra ý nghĩa của tự tin?
Tự tin là tin vào chính mình . Nghĩ mình sẽ làm được và thoái mái trong công việc hay trong hoạt động vui chơi giải trí . Sự tự tin giúp chúng ta vui tươi hơn .
-Tự tin có thể khắc phục mọi khó khăn, tự tin là trọng tâm trong tất cả mọi hoạt động để đi đến thành tựu. Mỗi khi bạn tin tưởng “mình có thể làm được” thì tự nhiên sẽ nghỉ ra cách.
-Sự tự tin là cách nhận biết được giá trị và sự quan trọng của bản thân bạn. Cảm nhận bản thân bạn được yêu, đáng yêu, có năng lực, tự tin, có trách nhiệm, được chấp nhận, có giá trị và những tư tưởng khác mà bạn tạo ra cho chính bản thân bạn, các yếu tố này là những yếu tố cơ bản của lòng tự tin.
Tự tin giúp chúng ta trong giao tiếp, giúp chúng ta không ngại khj nói chuyện với người nó mà nó còn giúp ta thoải mái hơn khi nói chuyện hay đưa ra một vấn đề nào đó
c) tìm thêm những biểu hiện khác của tính giản dị và ko giản dị trong cuộc sống hằng ngày mà em biết
d) Tìm tấm gương sống giản dị của những người xung quanh em
c, tính ko giản dị:ăn mặc cầu kì kiểu cách,đua đòi ,chạy theo những phong cách phức tạp ,xa hoa ,lãng phí...
tính giản dị:ăn mặt đơn giản ,ko cầu kì kiểu cách ,có nết sống quen thuộc gần gũi với những người xung quanh,ko đua đòi so sánh với người khác....
d,
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳngTính giản dị : là ăn mặc giản dị , ns chuyện nhỏ nhẹ , suy nghĩ nhug j mik chuẩn bị ns , đi đứg nhẹ nhàg , ko ns chuyện thô bạo , ko ăn mặc cầu kì kiểu cách ,
Tính ko giản dị : đua đòi , xa hoa , lãg phí , mặc đồ kiểu cầu kì, ns năg thô bạo , đi dứg thô bạo , ko chịu suy nghĩ nhug j mik định ns !!!!-.-
1. Hãy kể một vài vd về việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải mà em biết.
2. Hãy kể một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trộng lẽ phải
3. Chúng ta cần phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải
1, Tôn trọng lẽ phải : Biết nghe những ý kiến của người ta nói sau đó phân tích mặt đúng sai
Không tôn trọng lẽ phải : Chỉ trích , người ta mà không nói rõ lí do . Lắng nghe ý kiến của mình và không nghe ý kiến người khác
2,Phải chẳng qua lẽ, khoẻ chẳng qua phép.
- Khôn chẳng qua lẽ, khoẻ chẳng qua lời.
- Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.
- Sự thật che sự bóng.
- Vén mây mù mới thấy trời xanh.
- Khó mà biết lẽ biết trời
Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang.
- Làm người suy chín xét xa
Cho từng gốc nhọc, cho ra vắn dài.
- Khôn ngoan ba chốn bốn bề
Đừng cho ai lấn chớ bề lấn ai.
3,
biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản than trở thành người biết tôn trọng lẽ phải. Về thái độ; - Hs biết phân biệt những hành vi tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hang ngày. - Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải2)- Người không tôn trọng tình cảm của người khác, cuối cùng sẽ chỉ làm cho
người khác chán ghét và căm hận.
-Hiểu cái gì là công bằng, cảm thấy cái gì là đẹp đẽ, mong muốn cái gì tốt đẹp. Đấy chính là mục đích của cuộc sống hợp lẽ.
- Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.
- Khó mà biết lẽ biết trời
Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang.