Em hãy kể tên 5 di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại?
Em hãy kể tên 5 di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại?
-Đờn ca tài tử Nam bộ
-Nhã nhạc cung đình Huế
-Hát xoan Phú Thọ
-Dân ca quan họ Bắc Ninh
-Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
.......
5 di sản văn hóa phi vật thể cả Việt Nam đước UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là:
`+` Dân ca quan họ Bắc Ninh.
`+` Hát Xoan.
`+` Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
`+` Ca trù.
`+` Đờn ca tài tử Nam Bộ.
`+` ...
Thế nào là sống phù hợp với điều kiện của bản thân, gia đình và xã hội?
Hài lòng và trân trọng những gì mình có, không đua đòi, chạy theo vật chất bên ngoài.
Là phải biết mình là ai trong cái xã hội này và mình đang nắm trong tay những gì. Đừng đi quá giới hạn mà chính mình đặt ra. Sử dụng mọi thứ một cách hợp lý, đừng dùng lãng phí. Hợp với điều kiện cũng như là cuộc sống của gia đình bản thân bạn.
Sốg phù hợp vs điều kiện của bản thân , gđ và xã hội là ko xa hoa lãng phí , hài lòng và trân trọg mik dag có , pk mik là ai và điều kiện tới đâu ...ko đua đòi theo phog trào ... Và đừg đi quá mức cho phép !!! -.-
Hãy so sánh sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về: cơ sở hình thành, hình thức thể hiện, biện pháp bảo đảm thực hiện?
So sánh giữa ĐĐ và PL
-Giống : Đều là hệ thống các quy tắc xử sự chung, chuẩn mực xã hội; giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.
- Khác
Đạo đức
Cơ sở hình thành: Đúc kết từ thực tế và nguyện vọng của nhân dân
Hình thức thể hiện : Ca dao, tục ngữ, châm ngôn,..
Biện pháp thực hiện: Tự có ý thức nhận biết, được người khác khuyên nhủ
Pháp Luật
Cơ sở hình thành: Nhà nước ban hành
Hình thức thể hiện :Văn bản,bộ luật,luật,...
Biện pháp thực hiện:Có tính bắt buộc, cưỡng chế
Giống nkau: đều có khả năng nhất định trong việc điều chỉnh hành vi của con người
Khác nkau:
+Cơ sở hình thành:
Đạo đức: từ cuộc sống và do ý thức qua n` thế hệ
Pháp luật: so nhà nước ban hành
+Tính chất, hình thức thể hiện:
Đạo đức: câu châm ngôn, tục ngữ,...
Pháp luật: qua các văn bản pháp luật: bộ luật...
+Biện pháp thực hiện
Đạo đức: tự giác thông qa tác động của dư luận xã hội
Pháp luật: nhà nước đảm bảo thực hiện = các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế...
- Khái niệm tự lập: Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
- Biểu hiện của tự lập:+ Trong học tập:• Tích cực suy nghĩ giải quyết khó khăn trong học tập.• Tìm tòi ra phương hướng học tập tốt.• Chủ động học hỏi, tìm hiểu những kiến thức trong học tập.+ Trong cuộc sống:• Không lùi bước trước khó khăn gian khổ.• Tự mình tìm cách phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.Tự lập là cách sống trái với sự ỷ nại, dựa dẫm vào người khác hay trông chờ vào vận may. Đây là là một lối sống tốt, giúp cho con người trở nên tự tin, bản lĩnh và làm chủ được cuộc sống của mình và gặt hái được thành công tốt hơn
Tự lập nghĩa là sống dựa vào chính khả năng, sức lực của bản thân mình, mà không cần phải trông đợi, dựa dẫm vào người khác. Nhưng tự lập không có nghĩa là biệt lập, không có nghĩa là chỉ biết đến mình, không nhờ vả ai. Quan trọng là mọi sự giúp đỡ, góp ý đều có giá trị nhưng kết quả chính vẫn phải do mình tạo ra.
biểu hiện tính tự lập là không chép sách giải , không đợi nhắc nhở mới làm bài , tự dọn phòng, tự nấu ăn, tự lo cho cuộc sống, tự đi học,...
tấm gương là Phạm Thị Nguyệt và Ngân Thị Đòa đều 11 tuổi ở huyện Mường Lát, Thanh Hóa dựng lán gần trường để đi học. nhà nghèo 2 bạn ko có điều kiện đi học nhưng 2 người đã cố gắng tự lập vươn lên trong học tập cái này mik tóm tắt thôi nếu muốn xem đầy đủ vào cái link này http://www.vtc.vn/co-be11-tuoi-tu-lap-5-nam-o-lan-nuoi-em-nho-an-hoc-d109801.html
[12 chòm sao thường giấu tiền ở đâu ?]
Bạch Dương (dưới gầm giường),
Kim Ngưu (ngân hàng),
Song Tử (máy điều hòa nhiệt độ),
Cự Giải (trong túi xách nhiều lớp),
Sư Tử (ngăn kéo bàn),
Xử Nữ (kẹp trong sách dày),
Thiên Bình (quỹ trái phiếu),
Thiên Yết (đằng sau khung ảnh cưới),
Nhân Mã (tủ lạnh),
Ma Kết (quỹ đầu tư cân bằng / Prudential),
Thủy Bình (nhà vệ sinh),
Song Ngư (quên rồi).
[Ước mơ lúc nhỏ của 12 chòm sao]
Bạch Dương (bắt cướp),
Kim Ngưu (mua căn nhà lớn),
Song Tử (làm người chủ trì/mc),
Cự Giải (làm bác sĩ/y tá),
Sư Tử (làm người lãnh đạo),
Xử Nữ (làm luật sư),
Thiên Bình (kiếm tiền),
Thiên Yết (làm thám tử),
Nhân Mã (đi phiêu bạt),
Ma Kết (sinh 1 đứa con!!),
Thủy Bình (bị người ngoài hình tinh bắt cóc),
Song Ngư (gả cho anh láng giềng đẹp trai)
[Ai sẽ yêu những rắc rối dễ thương của honey ngốc nghếch] Thiên Yết.
[12 chòm sao ai là người kiêu ngạo nhất] Hạng 12 : Thiên Yết.
[12 chòm sao ai có lòng chiếm hữu mạnh nhất] Hạng 1 : Thiên Yết.
[12 chòm sao mong mỏi nhiều ở phương diện nào] Thiên Yết : cảm giác an toàn.
[12 chòm sao ai có giác quan thứ 6 chuẩn nhất] Hạng 1 : Thiên Yết.
[12 chòm sao ai rụt rè nhất] Hạng 1 : Thiên Yết.
[12 chòm sao ai có cá tính quyết đoán nhất] Hạng 1 : Thiên Yết.
Dũng cảm công khai hạnh phúc của mình : Thiên Yết.
Thiên Yết xứng đáng được hạnh phúc.
mình đâu có thích làm bác sĩ/ y tá
ô hô
Sư Tử dấu tiền ở ngăn kéo bàn là y chang hố hố hố
Sư Tử làm người lãnh đạo là y chang hố hố hố.....
Em hiểu thế nào là : "Tiên học lễ, hậu học văn"
Trong cuộc sống, trên hết của cải, tiền bạc, con người ta trân trọng nhất thái độ ứng xử giữa người với nhau. Chính vì lẽ đấy, dân gian ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Trong câu nói đó, “tiên học lễ” nghĩa là con người trước hết phải co một phẩm chất đạo đức tốt, phải học được những thái độ ứng xử phù hợp với lề thói xã hội, sau đó, khi đã có được một nhân cách hoàn thiện thì mới bắt đầu học đến những bộ môn khoa học khác, đấy là “hậu học văn”. Tóm lại, câu nói của người xưa muốn truyền dạy cho thế hệt chúng ta rằng làm người trước tiên phải biết lễ nghĩa, đạo đức từ đó mới tạo nên một nền tảng tốt để học tập đỗ đạt được. Một con người nhận thức được những điều đó thì sẽ biết kính trên nhường dưới, biết “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng lúc, biết phân biệt phải trái để có những hành động đúng mực đối với mọi người, hơn nữa, khi đã được dạy dỗ thì người đó sẽ biết suy nghĩ để làm việc, học tập nghiêm túc, chăm chỉ, không phụ lòng những người đã tin tưởng mình. Đấy là những thể hiện của một con người đã học được chữ “lễ” và chữ “nghĩa”.
Lễ nghĩa là một trong những truyền thống quan trọng trong xã hội Việt Nam. Điều đó sẽ giúp con người tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, hàng xóm, đem lại một niềm tự hào cho gia đình, được mọi người yêu thương, quý mến, coi trọng. Ngoài ra, tạo được uy tín trong công việc, sự nghiệp thành đạt. Hơn thế nữa, khi có ý thức thì con người sẽ biết sắp xếp, tổ chức việc học, việc làm một cách khoa học, từ đó, công việc của họ luôn được hoàn thành, có hiệu quả, cuộc sống sẽ trở nên nề nếp và thanh thản hơn. Xin lấy ví dụ từ giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh ra trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, nhờ được giáo dục ý thức từ nhỏ, nên ông đã có thái độ nghiêm túc trong việc học, cùng với sự cố gắng, ông đã thành công ngoài mong đợi. Vậy là đối với một con người, một nền tảng nhân cách tốt sẽ giúp họ có một tiền đồ tươi sáng, thành đạt.
Thế nhưng, khi không cư xử lễ độ trong cuộc sống, chỉ “học văn” mà không “học lễ” thì học tập họ có thể làm tốt, nhưng họ không tạo được mối quan hệ tốt với bạn bè, không biết cư xử phải phép với mọi người thì họ sẽ không nhận được sự yêu mến, đồng cảm của những người xung quanh. Từ đó, cuộc sống của họ sẽ bị cô lập, xa lánh, không có niềm vui và chia sẻ. Chưa hết, khi không có sự hợp tác, giúp đỡ, tinh thần không được tỉnh táo, thoải mái thì công việc lại càng gặp nhiều khó khăn, dễ bị phân tâm, khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Như Hồ Chủ tịch đã nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì không dùng được”. Ngoài ra, cuộc sống vẫn còn những kẻ đạo đức giả, cố tỏ ra lễ phép, có tài nhưng sau lưng luôn phá ngầm, gây khó cho người khác, vừa không có đức mà lại không có tài, thật đáng lên án. Tóm lại, nhân cách không tốt thì chỉ kéo theo những hậu quả xấu, những điều không mong muốn.
Vì những lẽ đó, trẻ em từ nhỏ nên được giáo dục từ gia đình và nhà trường, nên được rèn luyện một nếp sống, một nền tảng đạo đức bởi “cây non dễ uốn”. Còn những người trẻ, đã trưởng thành thì nên học tập những kỹ năng sống cần thiết như hoạt động nhóm, giao tiếp xã hội, nói trước đám đông. Quả thật, con người ta cần có một thái độ sống tích cực thì mới mong đạt được thành công trong mọi việc.
Người xưa thật đúng đắn khi cho rằng có “học lễ”, có đạo đức thì sau đó con người ta mới “học văn” mới có thể giúp ích cho xã hội được. Để thay lời kết, xin trích dẫn câu nói: “Học để làm người, học để làm việc”.
" Tiên học lễ, hậu học văn" câu nói ý chỉ: Con người muốn trưởng thành bước đầu là phải học lễ nghĩa hay còn gọi là lễ phép đúng đắn sao cho chuẩn mực xã hội còn học được cái "lễ" cha mẹ sẽ dạy ta học văn hóa sau.
Từ bao đời nay, ông cha ta luôn nêu cao và giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc. Bao giờ mọi người cũng xử sự với nhau bằng lễ nghĩa, xem lễ nghĩa là bài học hàng đầu đối với con người. Ngay từ lúc còn bé thơ, chúng ta cũng luôn được cha mẹ dạy dỗ và nhắc nhở Tiên học lễ, hậu học văn. Trải qua mấy nghìn năm văn hiến, câu tục ngữ ấy vẫn luôn có giá trị, luôn là bài học quý đối với chúng ta.
Quả thật, học lễ nghĩa đầu tiên là điều cần thiết. Chính vì vậy mà ngay từ thuở còn nằm nôi, chúng ta đã được mẹ dạy lễ nghĩa qua từng lời ru, qua những câu hát trong dân gian đúc kết bao truyền thống đạo đức tốt đẹp. Lớn lên, chúng ta lại được cha mẹ hướng dẫn cho cách xử sự từ những điều đơn giản nhất, chẳng hạn lời cám ơn sau khi được cho quà, tiếng xin lỗi khi bị vi phạm, dạ thưa với người lớn tuổi, đi phải thưa, về phải trình... Rõ ràng lễ nghĩa đạo lí hầu như đã thấm nhuần trong nhận thức của mỗi chúng ta từ lúc chưa bước chân đến trường. Đến khi đi học, song song với việc tiếp thu kiến thức, ta cũng vẫn được thầy cô giáo dục lễ nghĩa, đạo đức, biết kính yêu những người thân, quý mến gần gũi bạn bè, giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn. Như vậy ở môi trường nào, đạo lí cũng đóng vai trò chủ chốt và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một đứa con ở nhà không nghe lời cha mẹ, vô phép, bất hiếu thì không thể nào trở thành một học sinh tốt và chắc chắn, sau này cũng không thể nào là một công dân có ích. Nếu như ai cũng xem thường phép tắc, trật tự thì trước hết, gia đình ấy cũng sẽ mất kỉ luật, không còn kỉ cương, nền nếp. Gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình như thế thì xã hội sẽ rối loạn. Xã hội rối loạn, hỗn độn thì không thể nào văn minh tiến bộ. Cuối cùng là cảnh đất nước thua kém, sa sút mãi không thôi. Bài học đạo lí không bao giờ cũ, cũng không bao giờ hết. Học kiến thức văn hoá ta có thể học mười năm, hai mươi năm. Nhưng học làm người có khi suốt cả cuộc đời ta vẫn chưa học hết. Chính vì vậy, câu tục ngữ là một lời dạy đồng thời cũng là lời cảnh tinh vô cùng đúng đắn đối với tất cả chúng ta.
chính là Trần Hoàng Khánh Linh
nói thế thôi nhưng đừng nghĩ xấu về bạn ấy
Trần Hoàng Khánh Linh
2 mặt ak??
e ấy tốt lắm màAries
e ấy tốt vs mik lắmAries
sao bn lại ns e ấy như z??Ari@es
cung bạch dương là ko thích nói xấu ng khác âu nha. mk cx bạch dương nek
ai z?
bn đan ns ai z?
bn nhìu quá khứ quá ak
quá khứ của mk cx toàn là chuyện bùn nhưng mk ko thể quen
kể một tấm gương kiên trì, vượt khó trong học tập mà em biết.
Nguyễn Ngọc Ký
Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.
Sáng hôm ấy, cô giáo Cương đang chuẩn bị viết bài học vần lên bảng thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa. Cô bước ra, dịu dàng hỏi:
- Em muốn hỏi gì cô phải không?
Cậu bé khẽ nói:
- Thưa cô, em xin cô cho em vào học. Có được không ạ?
Cô giáo cầm tay Ký. Hai cánh tay em mềm nhũn, buông thõng, bất động. Cô giáo lắc đầu: Khó lắm em ạ. Em hãy về nhà. Đợi lớn lên ít nữa xem sao đã.
Cô thoáng thấy đôi mắt Ký nhòe ướt. Em quay ngoắt lại, chạy về nhà. Hình như em vừa chạy, vừa khóc.
Cô giáo trở vào lớp. Suốt buổi học hôm ấy, hình ảnh cậu bé với hai cánh tay buông thõng luôn hiện lên trước mắt cô.
Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Ký. Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. Cậu cặp một mẩu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. Cô giáo hỏi thăm sức khỏe của Ký rồi cho em mấy viên phấn.
Thế rồi, Ký lại đến lớp. Lần này em được nhận vào học. Cô giáo dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho Ký ngồi tập viết ở đó. Em cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy. Cây bút không làm theo ý muốn của Ký. Bàn chân em giẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngón chân Ký mỏi nhừ. Cô giáo thay bút chì cho Ký. Ký lại kiên nhẫn viết. Mấy ngón chân quắp lại giữ cho được cây bút đã khó, điều khiển cho nó viết thành chữ còn khó hơn, nhưng Ký vẫn gắng sức đưa bút theo nét chữ. Bỗng cậu nằm ngửa ra, chân giơ lên, mặt nhăn nhó, miệng xuýt xoa đau đớn. Cô giáo và mấy bạn chạy vội tới. Thì ra, bàn chân Ký bị chuột rút, co quắp lại, không duỗi ra được. Các bạn phải xoa bóp mãi mới ổn. Cái giống “chuột rút” làm khổ Ký rất nhiều. Nó đã rút một lần thì sau quen cứ rút mãi. Có lần đau tái người, Ký quảng bút vào góc lớp định thôi học. Nhưng cô giáo Cương an ủi, khuyến khích em hãy kiên nhẫn tập dần từng tí một. Các bạn cũng mỗi người nói một câu. giúp một việc. Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo, những cử chỉ thân thương của bè bạn tiếp sức cho Ký. Ký lại quắp bút vào ngón chân hì hục tập viết.
Ký kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi... nhưng Ký không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc Ký
Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.
Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gởi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.
Thuở nhỏ, đang theo học ở trường Bắc Ninh. Cao Bá Quát đã nổi tiếng về tài văn thơ, đối đáp thông minh và tài hoạ, song viết chữ rất xấu. Tính khí tuy ngông ngạo, nghịch ngợm nhưng Cao Bá Quát rất chịu khó và kiên nhẫn trong học tập. Học cùng làm, bao giờ ông cũng thực hiện đến nơi đến chốn, kỳ được mới chịu.
Việc tập viết chữ cho tốt là một ví dụ. Vì tính hiếu động, ban ngày sau những buổi học đang lo tìm thú chơi, nhưng đêm đến, Cao Bá Quát thường thức khuya miệt mài trên trang giấy để tập viết.
Buồn ngủ, ông tự buộc tóc mình lên xà nhà để mỗi lần "gật" bị tóc giật đau phải tỉnh lại. Chân muốn chạy, ông buộc chân vào cạnh bàn. Tự mình "trị" mình, Cao Bá Quát kiên trì, không tự tha thứ, nản lòng. Do đó, sau này chữ ông rất đẹp, đẹp như "rồng bay phượng múa". Mẫu chữ đẹp của ông hiện nay còn lưu lại trong bài đề tựa cuối cùng của Mai Am thi tập của công chúa Lại Đức, tự Thục Khanh, hiệu Mai Am, con gái vua Minh Mệnh.
Cao Bá Quát
E sẽ lm j trong mỗi trườq hợp sau đây (im lặq, phản đối hay đồq tình) và giải thik và s e lại lm như vậy?
a. E biết ônq ba lm nhìu việc sai trái, nhưq ông Ba lại là ân nhân của gđ e
b. E biết ý kiến của pn Trung là đúq, song ý kiến đó lại bị đa số các pn trong lp phản đối
c. Khi đề cử đại biểu tham dự đại hội "cháu ngoan Bác Hồ" của thành phố, một số pn biết Trang hoàn toàn xứq đáq, song lại ko đồng ý cử Trang vì Trang hay phê bình mỗi khi các pn đó có khuyết điểm
giúp mk nka m.n ( môn GDCD)
a) phản đối vì trong trường hợp biết mà không khai báo em sẽ cũng vi phạm pháp luật và nếu im lặng ông Ba sẽ càng lấn vào con đường sai trái và sẽ phải trả giá đắt cho việc ông đnag làm có thể làm liên lụy đến người thân và gia đình ông.
b)Phản đối vì mình phải sống theo cái đúng của xã hội chứ không phải vì 1 mục đích riêng mà ganh ghét hay phản đối họ .
c)Phản đối: vì Trang có phê bình mỗi khi các bạn mắc khuyết điểm cũng là chỉ để các bạn ấy nhận ra lỗi và không mắc phải nữa, Trang muốn tốt cho các bạn ấy nhưng mọi người không đồng tình cử Trang đi tham gia địa hội như thế sẽ làm bạn ý tổn thương và như vậy là không tôn trọng lẽ phải.
Phản đối
Phản đối
Im Lặng
E làm như vậy vì e thích
Lúc bùn thì pn thườq lm j để giải tỏa hết nỗi bùn??????
vào phòq khóa chạt cửa lại r lấy headphone ra cắm vào đt bật nhạc, điều chỉnh âm lượng lớn nhất r nghe và ngủ
Khi bàn về trách nhiệm của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái, người xưa có câu: "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà".
Em có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?
- Quan niệm trên là sai ( không phù hợp với xã hội hiện nay )
- Quan niệm trên cho rằng phụ nữ là người chịu trách nhiệm chính trong việc làm
cho con cái hư hỏng.
- Quan niệm trên phủ nhận vai trò của người của người đàn ông trong gia đình trong
việc giáo dục con cái.
- Trong xã hội hiện nay, vợ chồng có nghĩa vụ, quyền hạn, quyền lợi ngang nhau.
- Nuôi dưỡng vá giáo dục con cháu là trách nhiệm chung của cả vợ lẫn chồng,( cả
ông và bà )
- Nhà trường và xã hội cũng có vai trò quan trọng trong giáo dục nhân cách con
người.
nó hiện ra ở nhà mk luôn nè ko đồng tình sao dc