Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thanh Hóa , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 7
Số lượng câu trả lời 15
Điểm GP 0
Điểm SP 4

Người theo dõi (8)

Adagaki Aki
Min Suga
Lâm Linh
Kim Jisoo

Đang theo dõi (12)

Adagaki Aki
Min Suga
Lâm Linh

Câu trả lời:

Các Vua Hùng là những người đầu tiên viết nên những trang sử vẻ vang ấy, và truyền nối cho muôn đời con cháu đến hôm nay và cả mai sau. Vậy nên, tưởng nhớ và biết ơn các Vua Hùng là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của mỗi người dân Việt Nam ta, thể hiện niềm tự hào và tự tôn dân tộc một cách chính đáng, đồng thời để tăng thêm sức mạnh cho chúng ta, phấn đấu đưa đất nước tiến tới văn minh và giàu mạnh.

Mỗi tấc đất này đều phải đổi bằng núi xương, sông máu và mồ hôi của các thế hệ người Việt Nam ta. Bởi vậy, “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”! Đấy là bổn phận, là tình cảm, là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng. Đấy là lẽ đương nhiên, là điều tất yếu.


Đối với sinh viên chúng ta, không ngừng học tập nâng cao nhận thức, hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng. Trên cơ sơ đó xây dựng cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo và quan điểm đổi mới của Đảng. Kiên định con đường XHCN, không mơ hồ dao động trước mọi luận điệu xuyên tạc, chống phá của kẻ thù. Sinh viên chúng ta hãy xây dựng cho mình lối sống lành mạnh có văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, truyền thống đấu tranh bất khuất kiên cường của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến; thực hiện sống và làm việc theo pháp luật. Kiên quyết đấu tranh bài trừ những tệ nạn xã hội, không để kẻ thù lợi dụng để chống phá. Kịp thời giúp mọi người vạch mặt những thủ đoạn chống phá của địch, phân biệt đúng sai, phải trái rõ ràng và có hành động tích cực. Ngoài ra trên mọi lĩnh vực hoạt động khác mà kẻ thù có thể lợi dụng được, thì sinh viên chúng ta cũng phải luôn nâng cao tinh thần cảnh giác để chống lại một cách có hiệu quả, luôn tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường và đoàn thể xã hội, có như vậy thì mọi âm mưu và chiến lược diễn biến của kẻ thù dù có thâm độc và xảo quyệt đến đâu cũng phải bị thất bại. Làm được điều đó tức là chúng ta đã góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần vào xậy dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp.

Đúng 6 Bình luận 1 Câu trả lời được Hoc24 lựa chọn Báo cáo sai phạm

Câu trả lời:

Tôi là một người nông dân nghèo, sống ở vùng quê vất vả, quanh năm với ruộng vườn, cuốc mướn. Vợ tôi mất khi vừa sinh đứa con đầu lòng, tôi ở với cậu con trai nhỏ vừa lên tám. Hai cha con cùng nhau làm việc, nương tựa nhau mà sống. Cậu con trai của tôi tuy còn nhỏ nhưng hiểu được nỗi vất vả của cha mà ngoan ngoãn, chăm chỉ, chịu thương, chịu khó. Tuy không có nhiều thời gian học hành nhưng nhìn con hiểu biết lại nhanh nhẹn, thông minh hơn bạn bè cùng trang lứa tôi lấy làm vui lắm.

Bận vừa rồi có xảy ra một việc bất ngờ mà khi nghĩ lại tôi vô cùng tự hào về đưa con nhỏ của mình. Hôm ấy, tôi cùng con trai dậy từ sớm ra đồng làm cày kẻo trời trở trưa nắng nóng. Đang cày giỡ vạt ruộng thì bỗng có một người mang áo vải đỏ, đội mũ quan, cưỡi trên mình con ngựa đầy oai phong tới gần chỗ chúng tôi. Ông ta hý ngựa dừng lại rồi nói:

-Hai cha con lão làm việc vất vả quá nhỉ? Tiện đây có thể cho tôi hỏi chút được không?

Tôi vừa lau dùng tay mồ hôi trên trán vừa nói:

- Vâng, chúng tôi quen rồi, vất vả thế này có sá gì đâu? Ngài cần hỏi gì vậy ạ?

Tôi vừa buông lời thì ngài ấy bảo:

- Lão cho tôi biết trâu của lão cày một ngày được mấy đường?

Nghe xong câu hỏi tôi ngẩn người lớ ngớ, chẳng biết nên trả lời gì. Cậu con trai tôi đứng bên cạnh nghe được câu chuyện, nhanh nhảu hỏi vặn lại người cưỡi ngựa kia:

- Ngài hãy trả lời giúp tôi ngựa của ông một ngày đi được mấy bước?

Nếu ngài cho tôi biết tôi sẽ trả lời câu hỏi của ngài. Vị kia nghe thế liền bất ngờ, mặt trông vẻ sửng sốt. Nhưng không để cha con tôi chờ đợi lâu, ngài ấy bảo:

- Tôi chỉ đùa chút thôi, có gì đâu? Vừa hay cậu bé đây có vẻ là người nhanh trí, biết cách hỏi ngược khiến ta không khỏi ngạc nhiên. Dám hỏi cha con tên họ là gì? Người làng nào vậy?

Rồi ông ấy từ biệt chúng tôi, thẳng đường mà phi ngựa. Tôi cũng chả để ý lắm nhưng về sau này mới biết đó là vị quan của triều đình cử đi tìm nhân tài giúp nước.

Mấy hôm sau, làng tôi nhận được chiếu lệnh trên triều đình ban xuống. Nhà vua ban cho làng ba thúng gạo nếp cùng ba con trâu đực với yêu cầu phải nuôi để cho ba con trâu đực ấy đẻ thành chín con. Nếu đến năm sau mà làng không giao nộp theo đúng yêu cầu thì phải chịu tội. Ai ai trong làng cũng lo lắng bởi cái sắc lệnh hết sức vô lý từ vị vua anh minh. Tôi cũng hết sức bồn chồn, lo sợ, không hiểu chuyện gì đang xảy ra, không biết nên làm thế nào cho phải. Làng đêm nào cũng họp, ngày nào cũng bàn bạc để tìm cách giải quyết nhưng chẳng ích gì.

Hôm đó, đang ăn cơm, cậu con trai tôi bảo:

- Làng mình có chuyện gì mà thấy ai cũng xôn xao vậy cha?

Tôi kể cho con nghe về lệnh vua ban xuống cho làng. Nghe xong câu chuyện, nó bảo:

- Lộc vua ban có trâu gạo thì làng nên bổ mà làm tiệc, cả làng cùng ăn một trận cho sướng. Cha nói với làng, mình xin một trâu và một thúng gạo làm phí đi đường lên kinh lo việc.

Nhận thấy ý nghĩ của con có phần nhẹ dạ, tôi mắng:

- Việc vua giao chưa xong còn ăn với uống. Thịt trâu rồi lấy gì mà lo liệu. Mày dại vừa thôi kẻo có ngày bay đầu đó con ạ.

Nghĩ rằng con sẽ sợ sệt mà im lặng, ai ngờ thằng bé vẫn một mực quả quyết rằng:

- Con đã tính toán cả rồi, cha cứ yên tâm tin con để con lo liệu, rồi mọi chuyện đâu cũng vào đấy thôi. Dù hơi phân vân lời cậu con trai nhưng tôi vẫn đem chuyện ra trình bày trước làng.

Khi nghe xong câu chuyện , cả làng tuy có hơi ngờ vực nhưng vẫn đồng ý theo quyết định đó nếu chúng tôi viết giấy cam đoan với làng. Sau mấy hôm, tôi cùng con trai lên đường đến kinh. Phí đi đường vừa hết cũng là lúc tới kinh đô. Tôi cùng con trai được hai tên lính dẫn vào cung. Vừa đến sân, con tôi bật khóc um sùm, nhà vua bực tức sai lính ra điệu hai cha con tôi vào và hỏi:

-Thằng bé kia, ngươi có việc gì oan ức, sao phải tới đây mà khóc làm ầm ĩ cả hoàng cũng vậy?

Khi nghe vua hỏi, con tôi bèn trả lời:

- Tâu đức vua, con vốn mất mẹ từ nhỏ, muốn có em bé để chơi với con nhưng cha không chịu đẻ cho con. Thỉnh cầu đức vua minh xét, ra lệnh cho cha con đẻ con? Nghe thằng bé nói vậy, tôi cũng bật cười. Trong triều thần ai nấy cũng bật cười trước lời thỉnh cầu ấy. Vua nhìn con tôi, rồi bảo:

-Ngươi muốn có em thì bảo bố lấy vợ mới. Chứ bố ngươi là giống đực, đẻ em sao được hả con?

Nghe xong, nhóc nhà tôi như mở cờ trong bụng, cười tươi tỉnh hỏi:

- Nhà vua nói thế hẳn có gì đó mâu thuẫn? Làng chúng con có lệnh bắt nuôi trâu đực để đẻ thành chín con mà nộp cho ngài. Như ngài nói đấy giống đực thì làm sao đẻ được ạ?

Đức vua bật cười bảo:

- Là ta thử thế thôi, dân làng không biết làm cỗ mà ăn hả?

- Thưa ngài, làng con biết đó là lộc của ngài cho nên đã mổ trâu, đúc xôi làm tiệc với nhau rồi ạ. Thằng bé nói.

Khi đó ai ai cũng gật đầu, hớn hở ra mặt.

Cha con tôi sau đó được nhà vua mời ở lại nghỉ ngơi mấy hôm, đặng khi nào khoẻ lại rồi về. Trưa hôm sau, khi hai cha con tôi đang ăn cơm thì có một người đến, tự xưng là sứ giả của nhà vua. Ngài ấy mang tới một con chim sẻ và yêu cầu chúng tại phải dọn thành ba cỗ thức ăn, đó là lệnh vua ban. Nghe xong tôi hoảng hốt, con chim nhỏ thế kia làm một cỗ cũng không đủ, huống gì làm ba, thỉnh cầu ngài báo lại vừa về sự vụ. Chưa kịp lấy lại tinh thần, con tôi nhanh nhảu:

- Cha đưa cho con cái kim may ra đây. Rồi nó bảo:

- Ông về tâu với đức vua rằng hãy rèn chiếc kim này thành một con dao để xẻ thịt chim. Sứ nghe vậy liền về tâu lại với vua. Chắc hẳn lời thằng bé khiến vua bị thuyết phục nên ngài mới ban thưởng cho cha con tôi rất nhiều vàng bạc trước khi về.

Chúng tôi trở về với cuộc sống thường ngày, số bạc vàng được thưởng hai cha con tôi thống nhất dựng lại căn nhà và giúp đỡ những người khó. Cuộc sống từ đấy cũng đỡ vất vả hơn.

Cũng năm ấy, nước láng giềng lăm le xâm chiếm bờ cõi. Nước ta vốn nổi tiếng có nhân tài, anh kiệt, chúng muốn xem nhân tài nước ta thế nào bèn bảo sứ giả đưa sang một một con ốc vặn dài, hai đầu bị rỗng, đố làm sao dùng một sợi chỉ xuyên qua ruột ốc. Khi đưa ra câu đố, các thần và nhà vua tìm mọi cách cũng không trả lời được câu hỏi đầy oái oăm. Cuối cùng, đành mời sứ thần ở lại để tìm hỏi ý kiến con trai tôi, xem có minh kiến gì giúp đất nước.

Lúc đó, tôi đang lúi húi với nồi cơm trong bếp, thằng bé chơi bi sau nhà cùng lũ trẻ con hàng xóm. Khi nghe quan trình bày câu đố của người sứ giả kia, con cất lên lời hát mà rằng:

" Tang tính tang, tính tình tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng

Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang

Tang tình tang"

Nghe xong, viên quan trở về tâu với đức vua trình bày lại mọi chuyện. Đức vua và triều thần gật đầu đồng ý với lời giải vô cùng hợp lý ấy. Trước sự chứng kiến của mọi người, con kiến luồn sợi chỉ qua được ruột ốc, sứ giả nước láng giềng bày tỏ lòng khâm phục trước trí tuệ của dân nước bạn. Họ liền từ bỏ ý định xâm lấn nước ta.

Sau đó, nhà vua quyết định phong cho con tôi làm trạng nguyên, mời hai cha con lên hoàng cung, xây dinh thự sát bên để tiện hỏi han việc hệ trọng.

Tôi vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc và tự hào về đứa con nhỏ của mình. Không phải vì giàu sang, phú quý mà vì đó là đứa trẻ hiếu thảo, thông minh và khiêm tốn. Tôi vẫn luôn dặn dò con rằng cần phải học hành chăm chỉ, trau dồi kiến thức kỹ năng hơn nữa để phát huy khả năng của mình. Hy vọng này, sau này con sẽ là một người tốt, dùng tài năng và trí tuệ của mình để phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước.

Sau khi tham khảo bài Đóng vai người cha kể lại chuyện Em bé thông minh, các em có thể tự nâng cao kiến thức văn bản thông qua việc tìm đọc một số bài văn đặc sắc khác như: Soạn bài Em bé thông minh, Tóm tắt Em bé thông minh, Kể lại truyện Em Bé Thông Minh bằng lời văn của em, Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Em bé thông minh.