Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hải Phòng , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 31
Số lượng câu trả lời 5
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Chương I- Cơ học

Câu hỏi:

313 I. Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1: Một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau câu nào đúng.

A. Ô tô đứng yên so với hành khách. B. Ô tô chuyển động so với người lái xe.

C. Ô tô đứng yên so với cây bên đường. D. Ô tô đứng yên so với mặt đường.

Câu 2: Áp lực là :

A. lực tác dụng lên mặt bị ép. B. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

C. trọng lực của vật tác dụng lên mặt nghiêng. D. lực tác dụng lên vật chuyển động.

Câu 3: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt:

A. Viên bi lăn trên cát. B. Bánh xe đạp chạy trên đường.

C. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động. D. Khi viết phấn trên bảng.

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động.

A. Gió thổi cành lá đung đưa . B. Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennit bị bật ngược trở lại

C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống. D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần.

Câu 5: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra:

A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.

B. Con người có thể hít không khí vào phổi.

C. Vật rơi từ trên cao xuống.

D. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn.

Câu 6: Một thùng đựng đầy nước cao 50 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N / m3.

A. 5000 N/ m2. B. 2000 N/ m2. C. 3000 N/ m2. D. 300000 N/ m2.

Câu 7: Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:

A. Phương, chiều B. Điểm đặt, phương, chiều, vận tốc

C. Điểm đặt, phương, độ lớn. D. Điểm đặt, phương, chiều, độ lớn.

Câu 8: Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất:

A. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc. B. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc

C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.

Câu 9: Đơn vị đo vận tốc là:

A. km/s B. m/h C. km/h C. m/phút

Câu 10: Một chiếc tàu bị thủng một lỗ nhỏ ở độ sâu 1,4m. Người ta đặt một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Hỏi cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng vá nếu lỗ thủng rộng 200cm2 và trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m2.

A. 200N B. 250N C. 280N D. 500N

Câu 11: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:

A. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị bị ép. B. Đơn vị của áp suất là N/m2.

C. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực.

Câu 12: Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:

A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn.

B. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.

C. Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi.

D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn.

Câu 13: Đơn vị của áp suất là :

A. N B. N/cm2 C. J D. Pa

Câu 14: Một vật được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 5,5 N. Khi vật chìm trong nước, lực kế chỉ 4,0 N. Biết trọng lượng riêng của nước là 104 N/m3. Bỏ qua lực đẩy Ác – si – mét của không khí. Thể tích của vật nặng là

A. 400 cm3 B. 550 cm3 C. 150 cm3 D. 120 cm3

Câu 15: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào:

A. Hành khách nghiêng sang phải B. Hành khách ngả về phía trước

C. Hành khách nghiêng sang trái D. Hành khách ngả về phía sau

II. Tự luận

Câu 16: Hãy viết công thức xác định vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường, nêu ý nghĩa và đơn vị từng đại lượng có trong công thức đó.

Vận dụng: Một người đi bộ trên quãng đường đầu dài 120m hết 60s. Ở quãng đường tiếp theo dài 4,5km người đó đi hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên quãng đường đầu và trên cả hai quãng đường.

Câu 17: Hãy giải thích tại sao khi ô tô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng về bên trái.

Câu 18: Vì sao nói lực là một đại lượng vectơ? Hãy biểu diễn lực sau đây: Lực có độ lớn 30N tác dụng lên một vật, có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.( tỉ xích 1cm ứng với 10N)

Câu 19: Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104 N/m2. Diện tích của hai bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 300cm2. Tính trọng lượng và khối lượng của người đó?

Chủ đề:

Đề kiểm tra 15 phút - Đề 1

Câu hỏi:

133 I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.

Câu 1: Sự trao đổi chất diễn ra ở

A. 2 cấp độ. B. 3 cấp độ.

C. 1 cấp độ. D. 4 cấp độ.

Câu 2: Những thực phẩm giàu chất đượng bột (Gluxit):

A. dầu thực vật, sắn... . B. Cá, trứng, đậu....

C. mỡ động vật, khoai, bột mì... D. các hạt ngũ cốc, khoai, sắn....

Câu 3: Vitamin có nhiều loại và được xếp vào

A. 3 nhóm . B. 5 nhóm.

C. 2 nhóm. D. 4 nhóm.

Câu 4: Thân nhiệt của cơ thể người luôn ổn định ở mức

A. 37 độ 7. B. 36 độ.

C. 36 độ 6 . D. 37 độ.

Câu 5: Đồng hóa là quá trình

A. phân giải các chất và giải phóng năng lượng.

B. tổng hợp các chất và giải phóng năng lượng

C. tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng.

D. phân giải các chất và tích lũy năng lượng.

Câu 6: Nhóm Vitamin tan trong dầu gồm

A. vitamin A, C, E, K.

B. Vitamin nhóm B, C, E, K.

C. vitamin A, D, E, K.

D. vitamin nhóm B, C.

Câu 7. Thiếu Vitamin D sẽ làm trẻ em mắc bệnh

A. viêm da, suy nhược. B. khô mắt.

C. thiếu máu. D. còi xương.

Câu 8. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể phụ thuộc vào các yêu tố

A. giới tính, cân nặng, chiều cao.

B. giới tính, lứa tuổi, hình thức lao động, trạng thái sinh lý của cơ thể.

C. lứa tuổi, lao động, trình độ .

D. lứa tuổi, hình thức lao động, trạng thái sinh lý của cơ thể.

Câu 9: Thành phần cấu tạo của Hêmôglôbin trong hồng cầu là vai trò của

A. sắt. B. canxi.

C. natri và kali. D. kẽm.

Câu 10: Qúa trình chuyển hóa vật chất và năng lượng được điều hòa bằng 2 cơ chế:

A. máu và thể dịch . B. thần kinh và thể dịch.

C. lượng đường và máu . D. thần kinh và máu .

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN.

Câu 1: Em hãy kể những điều em biết về vài loại Vitamin và vai trò của các loại Vitamin đó.

Câu 2: Khẩu phần là gì? Nêu các nguyên tắc lập khẩu phần.

Câu 3: Lập bảng so sánh giữa đồng hóa và dị hóa.

Câu 4 : Để đề phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hằng ngày em cần phải chú ý những điểm gì?

Chủ đề:

Ôn tập lịch sử lớp 8

Câu hỏi:

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng trong các câu sau đây: 193

Câu 1: Hiệp ước Nhâm Tuất được triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp vào năm

A. 1858. B. 1859. C. 1862. D. 1873.

Câu 2: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất vào năm

A. 1858. B. 1862. C. 1873. D. 1874.

Câu 3: Ai là người chỉ huy đội quân Cờ đen?

A. Nguyễn Trung Trực. B. Nguyễn Tri Phương.

C. Hoàng Tá Viêm. D. Lưu Vĩnh Phúc.

Câu 4: Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, nhà Nguyễn đã thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì là

A. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa. B. Vĩnh Long, Gia Định, Biên Hòa.

C. Định Tường, Hà Tiên, An Giang. D. An Giang, Vĩnh Long, Hà Tiên.

Câu 5: Thành nào được nhắc đến trong đoạn trích sau?

“Nước ta nhiều kẻ tôi trung,

Tấm lòng tiết nghĩa rạng cùng tuyết sương.

Hoàng Diệu với Nguyễn Tri Phương,

Cùng thành còn mất làm gương để đời”.

(Trích trong “Lịch sử nước ta” của Hồ Chí Minh)

A. Thành Nam Định. B. Thành Hà Nội.

C. Thành Gia Định. D. Thành Bình Định.

PHẦN II. TỰ LUẬN:

Câu 1: Trình bày diễn biễn chính của trận Cầu Giấy năm 1873.

Câu 2: Dịp Tết vừa rồi, bạn An cùng gia đình đi tham quan Đà Nẵng. Khi đến một nghĩa địa ở gần khu du lịch Tiên Sa, bạn có thắc mắc: “Tại sao lại có nhiều ngôi mộ của người Pháp và Tây Ban Nha ở đây?”. Em hãy giải thích cho bạn hiểu.

Chủ đề:

Đề ôn tập chương

Câu hỏi:

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM. 193

Câu 1: Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan:

A. Thận, cầu thận, bóng đái.

B. Thận, ống đái, bóng đái.

C. Thận, ống thận, bóng đái.

D. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

Câu 2: Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nuớc tiểu là

A. thận. B. bóng đái

C. ống đái D. ống dẫn nước tiểu.

Câu 3: Cấu tạo của thận gồm:

A. Phần vỏ, phần tủy, bể thận, ống dẫn nước tiểu.

B. Phần vỏ, phần tủy, bể thận.

C. Phần vỏ, phần tủy với các đơn vị chức năng, bể thận.

D. Phần vỏ, phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận.

Câu 4: Mỗi đơn vị chức năng của Thận gồm

A. Cầu thận, nang cầu thận. B. Cầu thận, ống thận.

C. Nang cầu thận, ống thận. D. Cầu thận, nang cầu thận, ống thận.

Câu 5: Lượng nước tiểu trong bóng đái sẽ làm căng bóng đái khi lên tới

A. 100ml. B. 200ml.

C. 150ml. D. 250ml.

Câu 6: Nước tiểu chính thức được tạo ra trong quá trình

A. lọc máu. B. hấp thụ lại.

C. thải nước tiểu. D. bài tiết tiếp.

Câu 7. Qúa trình lọc máu diễn ra ở

A. cầu thận. B. ống thận.

C. mao mạch quanh ống thận. D. ống dẫn nước tiểu.

Câu 8. Để hạn chế khả năng tạo sỏi trong thận và bóng đái nên

A. đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn lâu.

B. giữ vệ sinh thân thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu.

C. uống nhiều nước.

D. không ăn thức ăn ôi thiu .

Câu 9: Đường dẫn nước tiểu bị nghẽn dẫn đến hậu quả

A. nước tiểu hòa thẳng vào máu.

B. gây bí tiểu, nguy hiểm đến tính mạng.

C. môi trường trong cơ thể bị biến đổi.

D. cơ thể bị nhiễm đọc.

Câu 10: Thường xuyên giữ vệ sinh thân thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu nhằm

A. hạn chế khả năng tạo sỏi.

B. tạo điều kiện cho quá trình lọc máu diễn ra liên tục.

C. hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh.

D. hạn chế tác hại của các chất độc.

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN.

Câu 1: Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?

Câu 2: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận.

Câu 3: Trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào?

Câu 4 : Thử đề ra các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu nếu em chưa có.

Chủ đề:

Chương I- Cơ học

Câu hỏi:

I. Trắc nghiệm khách quan: 18-3

Câu 1: Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào KHÔNG do áp suất khí quyển gây ra.

A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.

B. Con người có thể hít không khí vào phổi

C. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn

D. Vật rơi từ trên cao xuống

Câu 2: Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố:

A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.

C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Câu 3: Trong các câu sau, câu nào đúng?

A. Lực đẩy Ac si met cùng chiều với trọng lực.

B. Lực đẩy Ac si met tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.

C. Lực đẩy Ac si met có điểm đặt ở vật.

D. Lực đẩy Ac si met luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.

Câu 4: Công thức tính lực đẩy Acsimét là:

A. FA= D.V B. FA= Pvật C. FA= d.V D. FA= d.h

Câu 5: Có một vật nổi trên mặt một chất lỏng. Lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật được tính như thế nào?

A. Bằng trọng lượng riêng của chất lỏng nhân với thể tích của vật.

B. Bằng trọng lượng của phần vật nổi trên mặt chất lỏng.

C. Bằng trọng lượng của phần vật chìm trong chất lỏng.

D. Bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Câu 6: Chọn câu trả lời sai Công suất có đơn vị là:

A. Oát (w) B. Kilôoát (kw) C. Kilôoát giờ (kwh) D. Mã lực.

Câu 7: Áp suất là :

A Lực tác dụng lên mặt bị ép. B. Lực tác dụng lên một đơn vị diện tích

C. Lực ép vuông góc với mặt bị ép. D. Độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

Câu 8: Khi cầm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi cầm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì:

A. khối lượng của tảng đá thay đổi B. khối lượng của nước thay đổi

C. có lực đẩy của nước D. có lực đẩy của tảng đá

Câu 9: Trong các ví dụ về vật đứng yên so với các vật mốc, ví dụ nào sau đây là sai?

A. Ôtô đỗ trong bến xe là đứng yên, vật mốc chọn là bến xe.

B. Các học sinh ngồi trong lớp là đứng yên so với học sinh đang đi trong sân trường.

C. So với hành khách ngồi trong toa tàu thì toa tàu là vật đứng yên.

D. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn, vật mốc chọn là mặt bàn.

Câu 10: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có công cơ học?

A. Người lực sỹ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.

B. Người công nhân đang cố đẩy hòn đá nhưng hòn đá không di chuyển

C. Người công nhân đang đẩy xe goòng làm xe chuyển động.

D. Người công nhân đang dùng ròng rọc kéo vật nặng lên cao.

Câu 11: 20m/s = ... km/h:

A. 36km/h B.0,015 km/h C. 72 km/h D. 54 km/h

Câu 12: Bỏ đinh sắt vào một cái ly . Nếu rót thủy ngân vào ly thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Biết trọng lượng riêng của sắt là 78000N/m3, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136 000 N/ m3.

A.Đinh sắt chìm dưới đáy ly.

B.Đinh sắt nổi lên.

C.Lúc đầu nổi lên sau lại chìm xuống.

D. Đinh sắt lơ lửng trong thủy ngân.

Câu 13: Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?

A.Tăng lên B. Giảm đi C. Không thay đổi D. Chỉ số 0.

Câu 14: Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

A. Lực đẩy Acsimet B. Lực đẩy Acsimét và lực ma sát

C. Trọng lực D. Trọng lực và lực đẩy Acsimét

Câu 15: Công thức tính công cơ học

A: A= F + s B: A = C: A = D. A = F.s

II . Phần tự luận:

Câu 16. Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2500kg lên độ cao 12m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này.

Câu 17. Tính công suất của một người đi bộ, nếu trong 2 giờ người đó đi 10000 bước và mỗi bước cần một công là 40J.

------------ Hết ------------

Chủ đề:

Luyện tập tổng hợp

Câu hỏi:

I/ Find the word which has different sound in the part underlined.

1. A. mention B. question C. action D. education

2. A. populated B. loaded C. harvested D. lived

3. A. community B. computer C. museum D. customs

4. A. minority B. ethnic C. tradition D. religion

II/ Choose the words that have the different stress from the others.

1. A. incense B. ritual C. preserve D. fortune

2. A. scenery B. invader C. childhood D. archway

3. A. historian B. speciality C. oriental D. preparation

4. A. belonging B. fisherman C. procession D. performance

5. A. commemorate B. companion C. reunion D. ceremony

III/ Choose the best answer.

1. You should_________ information about a custom or tradition.

A. finds B. found C. finding D. find

2. A custom is something that has become an_________ way of doing things.

A. to be accept B. to accept C. accepting D. accepted

3. In the UK, there are lots of customs for table manners. For example, we_________ use a knife and fork at dinner.

A. have to B. are having C. has to D. having to

4. In Viet Nam, you_________ use only the first name to address people older than you.

A. should B. must C. shouldn‟t D. have to

5. At the Mid-Autumn Festival, kids can sing, dance, and enjoy moon-cakes. _________, every child likes it very much.

A. However B. Moreover C. Because D. Therefore

6. In 2010, Ha Noi_________ its 1000th anniversary.

A. celebrated B. commemorated C. worshipped D. remembered

7. Tet is an occasion for family_________ in Viet Nam.

A. visitings B. meeting C. reunions D. seeings

8. _________spring comes, many Vietnamese villages prepare for a new festival season.

A. While B. When C. Nevertheless D. However

9. The flight_________ at 6.10 has been delayed.

A. leave B. which leaves C. leaving D. B&C

10. This is the first time she _________rice paddies.

A. will see B. sees C. has seen D. saw

11. Would you mind _________I borrowed your dictionary?

A. if B. when C. that D. Ø

12. We_________ lots of photos on vacation last summer.

A. had B. took C. did D. made

13. The animal_________ in the forest fire was a wild pig.

A. hurt B. hurted C. hurts D. hurting

14. Would you mind_________ the window?

A. to close B. closing C. about closing D. closed

15. Welcome_________ Springfield!

A. at B. to C. in D. for

16. Accommodation in London_________ very expensive.

A. is B. are C. has D. have

17. The road_________ down to the sea is very rough.

A. goes B. going C. to go D. gone

18. _________is a large hole in the side of a mountain or under the ground.

A. Waterfall B. Cave C. Bay D. Lake

19. The vase_________ on the shelf is very beautiful.

A. stands B. standing C. is standing D. stood

20. Do you mind if I _________your atlas for a minute?

A. borrow B. will borrow C. am going to borrow D. borrowed

21. Ann asked me not_________ anybody what happened.

A. tell B. telling C. to tell D. told

22. After_________ breakfast, I went out for a walk.

A. finish B. having finished C. finished D. had finished

23. _________is a type of white or gray stone containing calcium, used for building and making cement.

A. Slope B. Limestone C. Site D. Sand

24. China has huge _________and onshore oil reserves.

A. seaside B. remote C. outside D. offshore

25. Do you mind_________ here for just a minute?

A. to wait B. waiting C. about waiting D. waited

26. It was late, so we decided_________ a taxi home.

A. take B. to take C. taking D. took

27. The council should be able to help families who have no accommodation.

A. a place to live B. a place to watch sport matches

C. a place to buy meal and eat it D. a place to work

28. He picked the phone _________ as soon as it rang.

A. on B. up C. in D. off

Chủ đề:

Ôn tập học kì I

Câu hỏi:

213

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng trong các câu sau đây:

Câu 1: Điều kiện tự nhiên ở các đồng bằng châu thổ Đông Nam Á thuận lợi cho việc trồng lúa nước là:

A. đất phù sa màu mỡ

B. khí hậu nóng ẩm

C. nguồn nước dồi dào

D. tất cả ý trên

Câu 2 Khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những nước cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á vì

A. biển bao bọc

B. gió mùa

C. diện tích rừng nhiệt đới ẩm lớn

D. ôn đới hải dương

Câu 3: Gió mùa mùa hạ ở Đông Nam Á xuất phát từ áp cao của nửa cầu nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua xích đạo gió đổi hướng thành tây nam là do:

A. nhiệt độ và độ ẩm không khí thay đổi

B. ảnh hưởng của lực cô-ri-ô-lit

C. tác động của dải hội tụ nhiệt đới

D. hướng núi của các dãy núi

Câu 4: Phần hải đảo của Đông Nam Á là nơi xảy ra động đất, núi lửa do:

A. địa hình chủ yếu là đồi núi

B. có nhiều đảo lớn nhỏ

C. vỏ Trái Đất không ổn định

D. nằm giữa biển khơi

Câu 5: Đại bộ phận dân cư Đông Nam Á thuộc chủng tộc:

A. Ô-xtra-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it

B. Ơ-rô-pê-ô-it và Môn-gô-lô-it

C. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it

D. Nê-gro-it và Môn-gô-lô-it

PHẦN II. TỰ LUẬN:

Câu 1: Những đặc điểm dân cư xã hội của các nước Đông Nam Á có những thuận lợi khó khăn gì trong sự hợp tác toàn diện giữa các nước đó?

Câu 2: Giả sử em là chủ tịch ASEAN trong nhiệm kỳ này, em sẽ làm gì để thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia trong khối ASEAN?

Câu 3: Cho bảng số liệu sau:

Tình hình sử dụng đất ở nước ta năm 1993 ( đơn vị: %)

Loại đất Tỷ lệ
Nông nghiệp 22,2
Lâm nghiệp có rừng 30,0
Chuyên dùng và thổ cư 5,6
Chưa sử dụng 42,2

Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu sử dụng đất ở nước ta năm 1993