Hướng dẫn soạn bài Trao duyên - trích Truyện Kiều

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Việc Kim - Kiều hẹn ước Vân không hề biết. Vì vậy mà Kiều phải kể rõ nguồn cơn cho Vân nghe, nàng kể tha thiết không hề giấu diếm. Trong khi kể với Thúy Vân, Kiều tưởng như sống lại với những kỷ niệm tình yêu:

- Cảnh cùng chàng Kim tặng nhau quạt để nhỏ ý ước hẹn trăm năm ("khi ngày quạt ước")

- Cảnh hai người ngồi uống chén rượu thề để nguyện chung thủy ("khi đêm chén thề")

- Những kỉ vật của tình yêu ("Chiếc vành với bức tơ mây'')

Đặc biệt là Kiều tưởng nhớ lại sự kiện đêm thề nguyền thiêng liêng:

- Cảnh Kim trọng cho thêm hương vào lò hương ("mảnh hương nguyền", "đốt lò hương ấy").

- Cảnh nàng đàn cho Kim Trọng nghe ("phím đàn", "so tơ phím này") Thúy Kiều nói với Thúy Vân mà như nói với chính mình và nói cùng chàng Kim. Những từ ngữ trên cho thấy trong tâm hồn Kiều, những kỷ niệm tình yêu có sức sống mãnh liệt. Thúy Kiều hy sinh tình yêu, trao duyên cho Thúy Vân nhưng con người lý trí không ngăn được con người tình cảm. Thúy Kiều đã để trái tim mình thuộc về tình yêu, sống với tình yêu. Trong tình yêu, Thúy Kiều là người vô cùng sâu sắc và tinh tế. Tất cả những kỷ niệm về tình yêu được nàng cất giữ cẩn thận Nàng trao duyên cho Thúy Vân nhưng không thể trao tình. Nàng trao cho Thúy Vân những kỷ vật nhưng không thể trao những kỷ niệm của tình yêu. Bi kịch đó khiến Kiều vô cùng đau đớn.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Suốt quá trình trao duyên, Kiều luôn nghĩ đến cái chết. Khi thuyết phục em nhận lời trao duyên. Kiều đã lấy cái chết làm lời ủy thác ("Chị dù thịt nát xương mòn/ Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây"). Trao kỉ vật cho Thúy Vân xong, Kiều lại nghĩ đến cái chết. Cả một đoạn thơ dài hiện lên mảnh hồn oan sau khi chết của Thúy Kiều như một nỗi ám ảnh: "Trông ra ngọn cỏ lá cây/ Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”, “hồn", "dạ đài cách mặt khuất lời", "Người thác oan"... Thúy Kiều liên tưởng mảnh hồn oan của mình với hồn ma Đạm Tiên và dự cảm cái chết của mình cũng đầy oan nghiệt. Tiếng nói của Thúy Kiều là tiếng nói thương thân, xót phận của một người con gái tha thiết với tình yêu và không đươc sống trong tình yêu, nguyện thủy chung với mối tình đầu mà đành chấp nhận "đứt gánh tương tư", "trâm gãy gương tan". Kiều nghĩ đến cái chết và cảm thấy đây là cái chết đầy oan nghiệt.

Nếu liên tưởng rộng đến những sáng tác khác của Nguyễn Du như: Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn), Phản chiêu hồn, Độc Tiểu Thanh kí... ta sẽ nhận thấy một mô-tip nghệ thuật, gọi hồn, tri âm cùng người đã khuất. Sở ***** có điều này là vì nhà thơ chịu ảnh hưởng của thuyết "luân hồi" trong đạo Phật. Nhưng sâu sắc hơn là nhà thơ luôn quan tâm đến nỗi "kì oan" (nỗi oan kì lạ) của con người. Con người chết đi mà không được siêu thoát, những mảnh hồn oan còn vật vờ cõi nhân gian. Bằng cách này, nhà nhân đạo chủ nghĩa Nguyễn Du đã vượt qua biên giới của sự sinh hóa, trụ diệt để xót đau cho những kiếp đời bất hạnh, oan ức. Đây là một phương diện độc đáo trong tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Nội dung của đoạn trích là Kiều trao duyên cho em gái nên về hình thức là Kiều đối thoại với Thúy Vân. Nếu để cho Thúy Kiều chỉ đối thoại với Thúy Vân thì cảm xúc của nhân vật không đạt tới cao trào, bi kịch của thân phận và tình yêu không được đẩy tới điểm đỉnh, nhân cách cao đẹp của nàng cũng không có điều kiện bộc lộ. Vì vậy, Nguyễn Du đã để cho Kiều không chỉ nói chuvện với Vân mà có lúc Kiều chuyển đối tượng, như đang đối thoại với Kim Trọng và đối thoại với chính mình. Với từng đối tượng đối thoại, Kiều có những tâm trạng khác nhau.

Đối thoại với Thúy Vân, Kiều mang tâm trạng của một người nhờ cậy, chịu ơn và đặt niềm tin vào người em gái có thể thay mình kết duyên cùng chàng Kim.

Qua những từ ngữ và hình ảnh gợi lại kỉ niệm của tình yêu như Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề; Chiếc vành với bức tờ mây; Bây giờ trâm gãy gương tan, Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân... Kiều như đang nói với chính mình, tình yêu chàng Kim trỗi dậy mạnh mẽ trong nàng và lòng nàng xiết bao đau đớn, xót xa, mất mát.

Khi bi kịch được đẩy lên cao, Kiều hướng lòng mình về với chàng Kim Trăm nghìn gửi lạy tình quân, Ta duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi: Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây! Câu cuối cùng được ngắt làm nhiều nhịp và hầu hết là thanh bằng tạo nên cảm giác lòng Kiều tan nát, nàng đang ngất lịm dần trong tiếng kêu xé lòng. Đây chính là tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng đến tột cùng của Kiều.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Đoạn trích Trao duyên biểu hiện bi kịch tình yêu tan vỡ và cũng chính là bi kịch của số phận con người nói chung và người phụ nữ nói riêng trong xã hội cũ. Đây là một trong những đoạn thơ ứa máu của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Trong đoạn trích, nhà thơ đã thể hiện thành công mối quan hệ giữa lí trí và tình cảm, Từ đó bộc lộ nhân cách và thân phận của nhân vật chính trong truyện.

Trong hoàn cảnh gấp gáp cứu cha và em, Kiều đã nhanh chóng quyết định bán mình. Khi Việc nhà đã tạm thong dong, đêm trước khi đi theo chàng họ Mã, Kiều đã thức nhẫn tàn canh để nghĩ về mốì nợ tình. Và Kiều đã quyết, định đem duyên chị buộc vào duyên em. Về mặt lí trí, Kiều nhận thức được việc trao duyên cho em là vì chữ nghĩa: Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai (nghì là nghĩa). Nhưng về tình cảm, tình yêu của nàng đối với Kim Trọng là bất diệt:

Nợ tình chưa trả cho ai

Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan

Vì vậy, Kiều cố gắng thuyết phục Vân bằng được. Trao duyên cho em, lòng Kiều đầy xót xa. Kỉ niệm của tình yêu trỗi dậy, nàng thổn thức, đau đớn, trái tim rớm máu. Tay trao nhưng lòng cố giữ. Trao được duyên nhưng tình vẫn bùng cháy mãnh liệt. Đó chính là sự mâu thuẫn giữa lí trí và tinh cảm mà thực chất là mâu thuẫn giữa vấn đề đạo đức (cụ thể là chữ hiếu, chữ nghĩa với tình yêu, tâm hồn con người). Điều đó đã làm sáng lên nhân cách cùa Kiều. Hiếu, nghĩa đều trọn vẹn và tâm hồn vô cùng cao đẹp, sâu sắc. Nỗi đau của Kiều không chỉ là nỗi đau duyên. Vì vậy, ta thấy Kiều gần với con người thực, con người tự nhiều chiều chứ không phải là một tấm gương đạo lí đơn giản, một chiều.