Bài 24: Cơ cấu nền kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Các loại cơ cấu kinh tế: Cơ cấu ngành kinh tế, thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.

- Tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế: GDP, GNI, GDP/người và GNI/người.

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Cơ cấu kinh tế là tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành tổng thể nền kinh tế.

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Sự khác nhau giữa các loại cơ cấu kinh tế

Loại cơ cấu

Cơ cấu theo ngành

Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Cơ cấu theo lãnh thổ

Thành phần

- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

- Công nghiệp và xây dựng.

- Dịch vụ.

- Kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước).

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Toàn cầu và khu vực.

- Quốc gia.

- Vùng.

Ý nghĩa

Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Dựa vào tính chất của hoạt động sản xuất, người ta chia ra thành ba nhóm ngành chính gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; Công nghiệp và xây dựng; dịch vụ.

Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Vị thế của các thành phần kinh tế có sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau. Các thành phần kinh tế này có tác động qua lại với nhau, vừa hợp tác lại vừa cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật.

Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Những sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, nguyên nhân lịch sử,... đã dẫn đến sự phát triển không giống nhau giữa các vùng. Cơ cấu theo lãnh thổ phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ.

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là tổng giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài làm ra ở một thời kì nhất định, thường là một năm. GDP thể hiện số lượng nguồn của cải tạo ra bên trong quốc gia và là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế.

- Tổng thu nhập quốc gia (GNI) là tổng thu nhập từ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng do công dân một quốc gia tạo ra (bao gồm công dân cư trú trong nước và ở nước ngoài) trong một thời kì nhất định, thường là một năm. Chỉ số GNI thường được sử dụng để đánh giá thực lực kinh tế ở mỗi quốc gia.

- GDP và GNI bình quân đầu người được xác định bằng GDP hoặc GNI chia cho tổng số dân của quốc gia đó ở một thời điểm nhất định.

- GNI bình quân đầu người khác nhau giữa các nước và khu vực.

+ GNI bình quân đầu người cao nhất ở: Bắc Mĩ, đa số châu Âu, Ô-xtrây-li-a, LB Nga,…

+ GNI bình quân đầu người thấp ở một số nước Trung và Nam Phi, Tây Á, Đông Nam Á,…

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

* So sánh GDP và GNI:

  GDP (tổng sản phẩm trong nước)GNI  (tổng thu nhập quốc gia)
Ý nghĩaTổng của tổng sản phẩm vật chất và dịch vụ, được sản xuất cuối cùng được sản xuất ra bên ngoài lãnh thổ một nước, trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).Tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước tạo ra, trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).
Biện phápTổng sản lượng sản xuấtTổng thu nhập nhận được
Đại diệnSức mạnh của nền kinh tế nước này Sức mạnh kinh tế của công dân nước này
Tập trung vàoSản xuất trong nướcThu nhập do công dân tạo ra
 

 

* So sánh GDP và GNI bình quân đầu người:

 GDP bình quân đầu ngườiGNI bình quân đầu người
Cách tính

GDP chia cho tổng số dân cùa nước đó ở cùng thời điểm.

GNI chia cho tổng số dân cùa nước đó ở cùng thời điểm.

 

  + GDP bình quân đầu người: 

Cách tính: GDP chia cho tổng số dân cùa nước đó ở cùng thời điểm.

  + GNI bình quân đầu người: 

Cách tính: GNI chia cho tổng số dân cùa nước đó ở cùng thời điểm.

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Hoa kỳ và Ấn Độ, năm 2020 (%)

=> Nhận xét:

Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Hoa Kỳ và Ấn Độ năm 2020 có sự khác nhau về tỉ trọng từng ngành:

- Ngành dịch vụ của Hoa Kỳ và Ấn độ đều chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP của từng nước. Tuy nhiên, GDP ngành dịch vụ của Hoa Kỳ có tỉ trọng lớn hơn 22,8% so với Ấn Độ.

- Trong khi tỉ trọng GDP ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp của Hoa Kỳ chỉ chiếm 0,9% thì tỉ trọng ngành này ở Ấn Độ chiếm 18,3% trong cơ cấu GDP (cao hơn Hoa Kỳ 17,4%).

- Tỉ trọng GDP ngành công nghiệp và dịch vụ của Hoa Kỳ là 18,1% và Ấn Độ là 23,5% (chênh nhau không quá lớn, 5,4%).

=> Giải thích: Do Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn so với Ấn Độ.

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Công thức tính GRDP (3 phương pháp tính):

+ Phương pháp 1 (Áp dụng phương pháp sản xuất):

GRDP = GO – IC

Trong đó:

GRDP: Tổng sản phẩm trên địa bàn.

GO: Tổng giá trị sản xuất.

IC: Tổng chi phí trung gian.

+ Phương pháp 2 ( Áp dụng phương pháp thu nhập):

GRDP = TNKT + THUE + KH + LN

Trong đó:

GRDP: Tổng sản phẩm trên địa bàn.

TNKT: Tổng thu nhập từ các hoạt động kinh tế của người lao động trong tỉnh.

THUE: Thuế sản xuất kinh doanh.

KH: Khấu hao dùng cho sản xuất kinh doanh.

LN: Lợi nhuận sản xuất kinh doanh.

+ Phương pháp 3 (Áp dụng phương pháp sử dụng):

GRDP = TDCC + TLTS + CLXNK

Trong đó:

GRDP: Tổng sản phẩm trên địa bàn.

TDCC: Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước.

TLTS: Tích lũy tài sản.

CLXNK: Chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.

- Công thức tính GRDP/người:

GRDP/người = GRDP : Tổng số dân của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương đó

- GRDP của TP. Hà Nội năm 2020 là 1 067 nghìn tỉ đồng.

- GRDP/người của TP. Hà Nội = 1 067 nghìn tỉ đồng : 8 264,6 nghìn người = 12,9 triệu đồng/người.