Bài 12. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1072-1077)

Nguyễn Quốc Đạt
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Tham vọng của nhà Tống khi xâm chiếm Đại Việt:

+ Thỏa mãn tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam.

+ Tăng vị thế của nhà Tống, khiến hai nước Liê, Hạ phải kiêng nể.

+ Đánh Đại Việt để góp phần dẹp yên mâu thuẫn trong nội bộ nước Tống.

- Quân dân nhà Lý đấu tranh chống xâm lược:

+ Chủ động tiến công để chặn thế mạnh của giặc.

+ Chủ động chuẩn bị về lực lượng, phòng thủ, bố trí trận địa đánh giặc.

+ Chủ động chớp thời cơ quân giặc gặp khó khăn để tổ chức tổng tiến công.

+ Chủ động giảng hòa với giặc, thể hiện lòng trọng nhân nghĩa.

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

loading...

Những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất:

- Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Tiêu hủy kho lương dự trữ của giặc rồi lui về phòng tuyến chống giặc.

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

-Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây(Trung Quốc) vào Thăng Long, nơi mà quân Tốn chỉ cần vào được thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra

-Sông Như Nguyệt bấy giờ có lòng sông sâu, rộng, là một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua, mà quân ta là chủ nhà nên có lợi thế khi hiểu biết khá rõ về địa hình này

-Lực lượng của nhà Tống chủ yếu là bộ binh: 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến và 20 vạn dân phu. Dẫn tới là dễ cầm chân chúng nếu xây được phòng tuyến vững chắc

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt:

- Đuổi được quân Tống về nước. Bảo vệ được nền độc lập dân tộc.

- Đảm bảo được mối quan hệ bang giao hòa hiếu của hai nước sau chiến tranh. Không làm tổn hại đến danh dự của nhà Tống. Đảm bảo hòa bình lâu dài.

- Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa qua đó ta thấy được Lý Thường Kiệt là một bậc thầy ngoại giao, có cách ngoại giao rất khôn khéo và mềm dẻo.

- Thể hiện sức mạnh của đất nước vừa tránh gây mất danh dự của nước lớn và quan trọng nhất là giữ quan hệ và hòa bình giữa hai nước

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Ý nghĩa của chiến thắng sông Như Nguyệt:

- Cuộc chiến trên sông Như Nguyệt  thắng lợi đã giáng một đòn vào ý chí xâm lược của quân Tống.

- Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được giữ vững.

- Nghệ thuật quân sự đặc sắc, đánh vào tinh thần quân giặc (bài Nam Quốc Sơn Hà)

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075 – 1077):

- Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

- Đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

-Là người chỉ huy của cuộc kháng chiến, giữ vị trí chủ chốt trong đoàn quân kháng chiến

-Đưa ra đường lối đúng đắn, đánh tan quân Tống

-Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ. 

-Nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Bài học từ cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý đối với  sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

- Kiên trì, quyết tâm chống giặc. 

- Linh hoạt, mềm dẻo trong đối sách để tránh kéo dài cuộc chiến, hao tổn sức mạnh quốc gia. 

- Ngoài chiến tranh quân sự cần áp dụng chiến thuật "tâm lý chiến" trong chiến tranh.